SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy tiết ôn tập phần mạng điện trong nhà môn Công nghệ 8 ở Trường THCS Xuân Bình năm học 2016 - 2017

SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy tiết ôn tập phần mạng điện trong nhà môn Công nghệ 8 ở Trường THCS Xuân Bình năm học 2016 - 2017

Kiểu bài ôn tập là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình tổ chức dạy học nói chung, môn Công nghệ nói riêng. Bài ôn tập có mục đích là hệ thống hóa và hoàn chỉnh các tri thức đã học sau một chương, chủ điểm lớn của chương trình. Các tri thức này sau khi được hệ thống hóa cần phải được áp dụng và giải quyết các nhiệm vụ luyện tập khác nhau bằng một hệ thống bài tập phong phú. Để đảm bảo mục đích trên, bài ôn tập phải thỏa mãn một số yêu cầu như: Cần có sự chuẩn bị, ôn tập trước những tri thức có liên quan đến bài ôn tập. Có hệ thống bài tập đa dạng cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Giáo viên tổ chức cho học sinh thuộc mọi đối tượng cùng tham gia thực hiện hệ thống lại tri thức đã học qua, tham gia vào việc trả lời các câu hỏi và giải các bài tập.

 Trên thực tế giảng dạy, các Giáo viên khi dạy bài ôn tập truyền đạt nội dung kiến thức thường dài dòng không thành hệ thống, ghi bảng rườm rà, lan man. Có giờ học Giáo viên chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp là vấn đáp, chỉ thao tác hướng dẫn học sinh ôn tập, lặp đi lặp lại nhiều lần làm không khí giờ học ể oải, nhàm chán. Việc phân phối thời gian cho từng phần, từng bước ôn tập không hợp lý. Các hoạt động học tập của học sinh chưa xác định rõ ràng và phong phú. Ở nhà học sinh không chuẩn bị nội dung ôn tập, đến lớp ít phát biểu ý kiến xây dựng bài. Từ đó, giờ ôn tập đạt kết quả thấp.

 Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu đối với Giáo viên là: Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương; động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát huy tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của môn học, nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ học sinh, thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của Nhà trường. Song trong thực tế giảng dạy không phải Giáo viên nào cũng thực hiện tốt các yêu cầu như trên.

 

doc 15 trang thuychi01 14873
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy tiết ôn tập phần mạng điện trong nhà môn Công nghệ 8 ở Trường THCS Xuân Bình năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1.NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
3
2.1.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi
3
2.1.2. Kĩ thuật " Sơ đồ tư duy "
3
2.1.3. Kĩ thuật dạy học theo nhóm.
4
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC DẠY BÀI ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XUÂN BÌNH.
5
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN DẠY BÀI ÔN TẬP PHẦN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÔN CÔNG NGHỆ 8 . 
5
2.3.1. Các giải pháp thực hiện.
5
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thức hiện
5
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
12
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
12
3.1. KẾT LUẬN.
12
3.2. KIẾN NGHỊ.
12
3.2.1. Đối với Nhà trường
12
3.2.2. Đối với Giáo viên 
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
14
1. MỞ ĐẦU
 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Kiểu bài ôn tập là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình tổ chức dạy học nói chung, môn Công nghệ nói riêng. Bài ôn tập có mục đích là hệ thống hóa và hoàn chỉnh các tri thức đã học sau một chương, chủ điểm lớn của chương trình. Các tri thức này sau khi được hệ thống hóa cần phải được áp dụng và giải quyết các nhiệm vụ luyện tập khác nhau bằng một hệ thống bài tập phong phú. Để đảm bảo mục đích trên, bài ôn tập phải thỏa mãn một số yêu cầu như: Cần có sự chuẩn bị, ôn tập trước những tri thức có liên quan đến bài ôn tập. Có hệ thống bài tập đa dạng cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Giáo viên tổ chức cho học sinh thuộc mọi đối tượng cùng tham gia thực hiện hệ thống lại tri thức đã học qua, tham gia vào việc trả lời các câu hỏi và giải các bài tập.
 Trên thực tế giảng dạy, các Giáo viên khi dạy bài ôn tập truyền đạt nội dung kiến thức thường dài dòng không thành hệ thống, ghi bảng rườm rà, lan man. Có giờ học Giáo viên chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp là vấn đáp, chỉ thao tác hướng dẫn học sinh ôn tập, lặp đi lặp lại nhiều lần làm không khí giờ học ể oải, nhàm chán. Việc phân phối thời gian cho từng phần, từng bước ôn tập không hợp lý. Các hoạt động học tập của học sinh chưa xác định rõ ràng và phong phú. Ở nhà học sinh không chuẩn bị nội dung ôn tập, đến lớp ít phát biểu ý kiến xây dựng bài. Từ đó, giờ ôn tập đạt kết quả thấp.
 Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu đối với Giáo viên là: Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương; động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát huy tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của môn học, nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ học sinh, thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của Nhà trường. Song trong thực tế giảng dạy không phải Giáo viên nào cũng thực hiện tốt các yêu cầu như trên. 
Năm học 2010 – 2011, Bộ GD & ĐT đã triển khai và ban hành hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông các môn học và đưa ra một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy – học Công nghệ ở Trường THCS. Tuy nhiên, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy Công nghệ nói chung, dạy bài ôn tập nói riêng không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh...Vì vậy, với Giáo viên dạy môn Công nghệ ở nhiều trường thì các kĩ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức.
Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “ Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy tiết ôn tập phần mạng điện trong nhà môn Công nghệ 8 ở Trường THCS Xuân Bình năm học 2016 - 2017" với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về kĩ thuật dạy học với đồng nghiệp, đồng thời để cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn Công nghệ.
1. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề tài nghiên cứu sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy tiết ôn tập phần mạng điện trong nhà môn Công nghệ 8 ở Trường THCS Xuân Bình năm học 2016- 2017, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học lực học sinh của Nhà trường.
 	1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy tiết ôn tập phần mạng điện trong nhà môn Công nghệ 8 ở Trường THCS Xuân Bình năm học 2016- 2017.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm;
	- Nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1.NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
2.1.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi.
Trong dạy học hệ thống câu hỏi của Giáo viên có vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Thay cho việc thuyết trình, đọc, chép, nhồi nhét kiến thức, Giáo viên chuẩn bị hệ thống các câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học, đồng thời khuyến khích học sinh động não tham gia thảo luận xoay quanh những nội dung trọng tâm của bài học theo trật tự lôgic. Hệ thống câu hỏi còn nhằm định hướng, dẫn dắt cho học sinh từng bước phát hiện ra bản chất sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham hiểu biết. Trong quá trình đàm thoại Giáo viên là người tổ chức, học sinh chủ động tìm tòi, sáng tạo, phát hiện kiến thức mới. Đồng thời qua đó học sinh có được niềm vui hứng thú của người khám phá và tự tin khi thấy trong kết luận của thầy có phần đóng góp ý kiến của mình. Kết quả là học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức mới đồng thời biết được cách thức đi đến kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Việc thiết kế hệ thống câu hỏi theo các cấp độ tư duy như vậy rõ ràng mất nhiều thời gian hơn là thuyết trình giảng giải, nhưng nó có tác dụng khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy của học sinh. Có các dạng câu hỏi như: Câu hỏi đóng, Câu hỏi mở, Câu hỏi theo cấp độ nhận thức.
2.1.2. Kĩ thuật "Sơ đồ tư duy"
Sơ đồ tư duy cũng là một trong những kĩ thuật dạy và học tích cực. Nó là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để chuyền tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó: “Sắp xếp” ý nghĩ.
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh gây ra những kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa (hệ thống cổ áo) của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lí, rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu.
Sơ đồ tư duy được sử dụng trong dạy học và mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt”. Sử dụng sơ đồ tư duy phù hợp với tâm sinh lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ sơ đồ hóa kiến thức.
Cách tiến hành:
- Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa, thể hiện một ý tưởng hay khái niệm/ chủ đề/ nội dung chính;
- Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh chính (thường tô đậm nét);
- Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh, có thể thêm các hình ảnh hay các kí hiệu cần thiết);
- Cứ thế, sự phân nhánh tiếp tục và các khái niệm/ nội dung/ vấn đề liên quan luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về khái niệm/ nội dung/ chủ đề trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
Một số lưu ý khi tổ chức sơ đồ tư duy:
- Học sinh cần được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy, sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ/ một phần
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi để gợi ý học sinh lập sơ đồ (thấy được quan hệ giữa từ khóa với các từ khóa thứ cấp hay chủ đề chính với các chủ đề nhỏ);
- Khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ.
2.1.3. Kĩ thuật dạy học theo nhóm.
Dạy học theo nhóm nhằm:
- Tạo điều kiện, khuyến khích học sinh làm việc tự lực;
- Tạo điều kiện không khí thuận lợi để mỗi học sinh phát huy ý kiến cá nhân, phát huy sáng tạo, rèn luyện ngôn ngữ;
- Rèn luyện thói quen phân công, hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động tập thể, trong cộng đồng. Vừa tự do nêu ý kiến riêng (Dù chưa đầy đủ, chưa chính xác), biết tranh luận để bảo vệ ý kiến đúng của mình, vừa biết lắng nghe ý kiến của bạn. Nhờ có ý kiến của bạn trong nhóm mà sửa lại ý kiến sai của mình và gợi cho mình những suy nghĩ mới.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC DẠY BÀI ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XUÂN BÌNH.
Tiết ôn tập môn Công Nghệ 8 là một trong các kiểu tiết dạy học trong bộ môn Công nghệ Trung học cơ sở. Tuy chiếm số lượng không nhiều trong chương trình, nhưng lại có vai trò rất quan trọng, giúp học sinh hệ thống hóa, củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học của một chương, một phần.
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy cùng với việc tìm hiểu thực trạng hiện nay ở Trường trung học cơ sở Xuân Bình, tôi thấy nổi lên một số vấn đề khi dạy kiểu tiết ôn tập như sau:
- Đa số Giáo viên đều có tâm lý ngại dạy tiết ôn tập đặc biệt là phần lý thuyết;
- Nội dung kiến thức quá nhiều, trong khi thời gian ôn tập lại ngắn chỉ vẻn vẹn có một tiết, nên Giáo viên rất khó xác định nội dung, phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp;
- Đa số Giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy tiết ôn tập, mà vẫn sử dụng kiểu ôn tập truyền thống nên rất nhàm chán, hiệu quả chưa cao;
Từ thực trạng trên để dạy tiết ôn tập môn Công Nghệ 8 để củng cố cho học sinh nắm vững về kiến thức để đạt hiệu quả cao. Tôi đã mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực, nhằm nâng cao chất lượng dạy tiết ôn tập môn Công Nghệ 8 ở trường THCS .
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN DẠY BÀI ÔN TẬP PHẦN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÔN CÔNG NGHỆ 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XUÂN BÌNH. 
2.3.1. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1.1. Đối với giáo viên.
- Căn cứ vào Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Công Nghệ kết hợp sách giáo khoa để xác định nội dung kiến thức và kĩ năng cần ôn tập;
- Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp;
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
2.3.1.2. Đối với học sinh.
- Chuẩn bị đề cương ôn tập các bài: 50, 51, 53, 55 và bài 58 SGK
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy tiết ôn tập Công Nghệ 8 phần mạng điện trong nhà để nâng cao chất lượng dạy học như sau:
 Tiết thứ 51: ÔN TẬP 
A. Mục tiêu.
Qua tiết này học sinh cần:
- Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức của của phần mảng điện trong nhà;
- Kỹ năng: Vận dụng được những kíến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập trong tiết ôn tập;
- Thái độ: Học sinh nghiêm túc trong khi thảo luận nhóm.
B. Chuẩn bị bài:
- Giáo viên: 
	Hệ thống kiến thức đã học.
	Hệ thống các câu hỏi, bài tập.
 	Máy chiếu, phiếu học tập.
	- Học sinh: 
	Hệ thống kiến thức đã học.
	Hệ thống các câu hỏi, bài tập.
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học.
	- Đặt câu hỏi;
	- Sơ đồ tư duy;
	- Thảo luận nhóm.
	D. Hoạt động trên lớp.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh;
- Giáo viên nói: Tiết học hôm nay các em có nhiệm vụ phải hệ thống hóa lại kiến thức về mạng điện trong nhà.
 I. Lý thuyết.
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức về mạng điện trong nhà: (Giáo viên sử dụng máy chiếu).
Giáo viên nêu câu hỏi khái quát "Hãy sử dụng sơ đồ tư duy để tìm hiểu mối quan hệ của mạng điện trong nhà".
Giáo viên hỏi: Vậy từ khóa trung tâm của sơ đồ tư duy này là từ gì? Học sinh suy nghĩ và trả lời. (Mạng điện trong nhà).
Giáo viên cho học sinh nhận xét và trình chiếu Sile 1. 
Giáo viên hỏi: Từ khóa cấp 1 của mạng điện trong nhà là gì ? Học sinh trả lời (Đặc điểm, Thiết bị của mạng điện, Sơ đồ điện, Quy trình thiết kế mạch điện).
Giáo viên cho học sinh nhận xét và trình chiếu Sile 2 và nói đó chính là từ khóa cấp 1.
Giáo viên nói, các từ khóa cấp 2 ứng với các từ của từ khóa cấp 1 chính là định nghĩa và tính chất của chúng.
Giáo viên hỏi: Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì? Học sinh trả lời (Điện áp định mức là 220V, Đa dạng về thể loại và công suất của đồ dùng điện, phù hợp về cấp điện áp của các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp định mức mạng điện).
Giáo viên cho học sinh nhận xét và trình chiếu Sile 3.
Giáo viên hỏi: Hãy lấy ví dụ cho từng đặc điểm trên ? 
- Điện áp của nguồn điện vào lớp học là bao nhiêu ? 
- Kể tên các đồ dùng điện trong lớp học ?
- Các đồ dùng đó thường có công suất là bao nhiêu ? 
- Nêu điện áp định mức của các đồ dùng đó ? 
Giáo viên cho học sinh trả lời từng ý sau đó Giáo viên chốt kết quả. (Tùy vào thiết bị, đồ dùng của từng lớp học để Giáo viên chốt kết quả ).
- Điện áp của nguồn điện vào lớp học là: 220 V 
- Kể tên các đồ dùng điện trong lớp học: Bóng đèn huỳnh quang, quạt trần, máy chiếu.
 - Các đồ dùng đó thường có công suất là: Bóng đèn huỳnh quang 60W, quạt trần 77W, máy chiếu 1000 W.
 - Điện áp định mức của các đồ dùng đó đều là: 220V 
Giáo viên hỏi: Thiết bị của mạng điện là những loại nào ? Học sinh trả lời (Thiết bị đóng cắt, thiết bị lấy điện, thiết bị bảo vệ).
Giáo viên cho học sinh nhận xét và trình chiếu Sile 4.
Giáo viên hỏi: Hãy lấy ví dụ cho từng Thiết bị ? 
- Mạng điện trong lớp học có những thiết bị nào gọi là thiết bị đóng cắt ? Thiết bị nào là thiết bị lấy điện ? Thiết bị nào là thiết bị bảo vệ ?
Giáo viên cho học sinh nhận xét và sau đó giáo viên chốt kết quả:
	- Mạng điện trong lớp học có những thiết bị đó là:
	Thiết bị đóng, cắt: Cầu dao một pha, công tắc điện hai cực. 
	Thiết bị lấy điện: Phích cắm điện. 
	Thiết bị bảo vệ: Cầu chì, Aptomat (cầu dao tự động)
Giáo viên hỏi: Sơ đồ điện gồm mấy loại ? Học sinh trả lời (Hai loại; Sơ đồ nguyên lí; Sơ đồ lắp đặt).
	Giáo viên cho học sinh nhận xét và trình chiếu Sile 5.
	Giáo viên hỏi: Vậy sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt là gì ?
	Giáo viên cho học sinh trả lời từng ý sau đó Giáo viên chốt kết quả. 
Sơ đồ nguyên lý: Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên quan của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt của chúng trong thực tế.
Sơ đồ lắp đặt: Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử (thiết bị điện đồ dùng điện, dây dẫn...) của mạch điện.
Giáo viên hỏi: Nêu quy trình thiết kế mạch điện? Học sinh trả lời (Mục đích thiết kế, đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn phương án thích hợp, chọn thiết bị và đồ dùng điện cho mạch điện, lắp thử và kiểm tra mạch điện theo yêu cầu thiết kế).
Giáo viên cho học sinh nhận xét và trình chiếu Sile 6.
Giáo viên hỏi: Nêu ví dụ thiết kế mạch điện của lớp học các em cần làm từng bước như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh nêu các bước, sau đó giáo viên nhận xét và chốt phương án.
- Nhu cầu sử dụng: Bóng đèn sáng, quạt mát, ổ lấy điện.
	- Đưa ra phương án: Vẽ sơ đồ nguyên lý.
	- Xác đinh các phần tử: 4 bóng đèn huỳnh quang, 4 quạt trần, 2 ổ lấy điện.
	- Lắp thử và kiểm tra mạch điện theo yêu cầu của thiết kế.
Sơ đồ tư duy sẽ được bổ sung và hoàn thiện như sau:
	II. Câu hỏi và Bài tập:
	Hoạt động 2: Nhận biết thiết bị và các kí hiệu của thiết bị 
	1.Bài tập 1. (Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm và phát phiếu, thiết bị cho từng nhóm).
	 (Thiết bị của các nhóm).
PHIẾU HỌC TẬP:
	Nhóm: Lớp: 8 - Trường THCS Xuân Bình.
 Hãy nêu tên các thiết bị trong khay và vẽ các kí hiệu tương ứng vào bảng sau?
TT
Tên gọi
Kí hiệu
1
2
3
4
5
6
7
8
 	Giáo viên cho các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét sau đó Giáo viên chốt kết quả cho học sinh lên bảng bằng màn chiếu.
TT
Tên gọi
Kí hiệu
1
Bóng đèn sợi đốt.
2
Nguồn điện một chiều.
3
Cầu chì.
4
Công tắc ba cực.
5
Công tắc hai cực.
6
Cầu dao hai cực.
7
Ổ điện và phích cắm điện.
8
Ổ điện.
hoặc
Hoạt động 3: Dựa vào nguyên lí để giải thích.
2. Bài tập 4, SGK( tr.203).
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài, đồng thời Giáo viên trình chiếu hình lên màn chiếu.
O
A
1
 3
2
Hình 1. Mạch điện chiếu sáng
Giáo viên hỏi: Bài toán cho chúng ta biết gì? Bắt chúng ta phải làm gì ? Giáo viên cho học sinh trong lớp nhận xét và chốt kết quả bảng số liệu định mức (Đ1 có hiệu điện thế là: 110 V, Đ2 có hiệu điện thế là:110V, Đ3 có hiệu điện thế là: 220 V).
Giáo viên hỏi: Tại sao lại có số liệu định mức như vậy ? Giáo viên cho học sinh giải thích và chốt kết quả ( Đ1, Đ2 mắc nối tiếp , Đ3 mắc song song với Đ1, Đ2).
	3. Bài tập 5, SGK( tr.203).
Hình 2. Mạch điện chiếu sáng xâu chuỗi
A
O
K
A
B
C
2
3
1
4
5
6
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài, đồng thời Giáo viên trình chiếu hình lên màn chiếu.
Giáo viên hỏi: Bài toán cho chúng ta biết gì? Bắt chúng ta phải làm gì ? 	Giáo viên cho học sinh trong lớp nhận xét và giáo viên chốt kết quả.
a) Đèn A sáng khi khóa K đóng:
b) Đèn B sáng khi khoá K đóng và vị trí 2 xuống vị trí 3.
c) Đèn C sáng khi khoá K đóng và vị trí 2 xuống vị trí 3, vị trí 5 xuống vị trí 6.
Hoạt động 4: Dặn dò.
- Về nhà ôn tập lại lý thuyết (Vẽ sơ đồ tư duy với hình khác theo kiến thức ở hình đã vẽ).
- Làm xem lại các bài tập đã chữa .
- Tiết sau kiểm tra. 
Mô hình ghi bảng:
Tiết: 51. ÔN TẬP
I. Lý thuyết
Tóm tắt kiến thức 
II. Câu hỏi và Bài tập
1. Bài tập 1
2. Bài tập 4. SGK (tr.203)
+ Đ1, Đ2 có HĐT là 110V.
+ Đ3 có HĐT là 220V
3. Bài tập 5. SGK( tr.203)
a) Đèn A sáng khi khóa K đóng:
b) Đèn B sáng khi khoá K đóng và vị trí 2 xuống vị trí 3.
c) Đèn C sáng khi khoá K đóng và vị trí 2 xuống vị trí 3, vị trí 5 xuống vị trí 6.
 (phần nháp)
 (Tùy theo kích cỡ của bảng mà Giáo viên chia bảng cho hợp lý).
 	2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Năm học 2015- 2016 tôi dạy tiết 51 "Ôn tập" ở lớp 8A, 8B Trường THCS Xuân Bình không sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực thì kết quả thu được ở bài kiểm tra như sau: 
Lớp
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
8A, 8B
61
14,7%
19,7%
54,1%
8,2%
3,3%
- Năm học 2016- 2017 tôi thực hiện bài giảng trên tại lớp 8A, 8B Trường THCS Xuân Bình. Kết quả thu được ở bài kiểm tra như sau:
Lớp
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
8A, 8B
69
17,4%
23,3%
59,3%
0%
0%
Khi thực hiện phương pháp dạy và học mới thì học sinh nắm được và hiểu bài đã có nhiều chuyển biến rõ, cụ thể là:
	Loại giỏi: Tăng 2,7%
	Loại khá: Tăng 3.6%
	Loại TB: Tăng 5.2%
	Loại yếu: Giảm 8.2%
	Loại kém: Giảm 3.3 %
	3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
	3.1. KẾT LUẬN.
Thực tế áp dụng phương pháp dạy- học và tổ chức dạy học theo định hướng đổi mới vào giờ Công Nghệ 8 ở Trường THCS Xuân Bình. Tôi nhận thấy vài ưu điểm đó là: Học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của giờ học. Lớp trở nên sinh động, tiết học sôi nổi gây hứng thú trong việc lĩnh hội kiến thức; Giáo viên đặt học sinh vào vị trí cụ thể trong quá trình nhận thức tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động, khi lên lớp Giáo viên thoải mái và tự tin. Thầy đóng vai trò hướng dẫn chỉ đạo, học sinh học tập tiếp thu kiến thức.
3.2. KIẾN NGHỊ.
	3.2.1. Đối với Nhà trường.
- Môn Công nghệ công nghiệp là môn có nhiều tiết thực hành, mà đồ dù

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_nham_nang_cao.doc