SKKN Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học bài 45 “sinh sản hữu tính ở động vật" - Sinh học 11 cơ bản nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh THPT

SKKN Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học bài 45 “sinh sản hữu tính ở động vật" - Sinh học 11 cơ bản nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh THPT

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn nhu cầu của sự phát triển đất nước.

Ở Việt Nam, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ngày 4/11/2013 đã thông qua chủ trương “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Trong giáo dục, quy trình và đào tạo được xem là một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, Trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là vấn đề then chốt của đổi mới giáo dục.[8]

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học không phải là những phát hiện mới mẻ mà vốn đã có từ lâu. Ở nước ta, những năm 1960 phong trào cải tiến đổi mới PPDH đã xuất hiện nhiều trường phổ thông. Từ đó đến nay rất nhiều nhà nghiên cứu, rất nhiều sách viết về đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực sáng tạo, nghệ thuật sư phạm trong quá trình giảng dạy của người giáo viên để đạt hiệu quả cao nhất. Thực chất của đổi mới PPDH là sự cải tiến hoàn thiện các phương pháp dạy học đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, đồng thời là sự thay thế phương pháp đang sử dụng bằng phương pháp dạy học mới tối ưu, kết hợp với việc sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại từ đó hình thành nên các ‘‘kiểu” dạy - học mới với mong muốn đem lại hiệu quả cao hơn.[9]

Cho dù đổi mới ở mức độ nào thì việc dạy học cũng phải hướng đến “ lấy người học làm trung tâm”, phải khai thác tối đa năng lực của người học. Chỉ có đổi mới PPDH mới là động lực làm thay đổi căn bản chất lượng đào tạo nguồn nhân lực toàn diện đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đặt ra. Đổi mới PPDH thể hiện rõ vai trò kiến tạo của giáo viên trong công việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia, khơi gợi và khuyến khích người học tự khẳng định năng lực của bản thân. Rèn cho người học thói quen và khả năng tự học, tích cực phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã được tích luỹ. Từ đó, tạo tiền đề để phát triển toàn diện nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế.[9]

 

doc 25 trang thuychi01 45221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học bài 45 “sinh sản hữu tính ở động vật" - Sinh học 11 cơ bản nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG KỸ THUẬT MẢNH GHÉP TRONG DẠY HỌC BÀI 45 “SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT”- 
SINH HỌC 11 CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT
Người thực hiện: Vũ Thị Trọng
Chức vụ: TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
MỤC LỤC
 Trang
Phần 
DANH MỤC VIẾT TẮT
GV:
Giáo viên
HS:
Học sinh
PHT:
Phiếu học tập
PPDH:
Phương pháp dạy học
SGK:
Sách giáo khoa 
THPT:
Trung học phổ thông
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn nhu cầu của sự phát triển đất nước. 
Ở Việt Nam, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ngày 4/11/2013 đã thông qua chủ trương “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Trong giáo dục, quy trình và đào tạo được xem là một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, Trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là vấn đề then chốt của đổi mới giáo dục.[8]
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học không phải là những phát hiện mới mẻ mà vốn đã có từ lâu. Ở nước ta, những năm 1960 phong trào cải tiến đổi mới PPDH đã xuất hiện nhiều trường phổ thông. Từ đó đến nay rất nhiều nhà nghiên cứu, rất nhiều sách viết về đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực sáng tạo, nghệ thuật sư phạm trong quá trình giảng dạy của người giáo viên để đạt hiệu quả cao nhất. Thực chất của đổi mới PPDH là sự cải tiến hoàn thiện các phương pháp dạy học đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, đồng thời là sự thay thế phương pháp đang sử dụng bằng phương pháp dạy học mới tối ưu, kết hợp với việc sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại từ đó hình thành nên các ‘‘kiểu” dạy - học mới với mong muốn đem lại hiệu quả cao hơn.[9]
Cho dù đổi mới ở mức độ nào thì việc dạy học cũng phải hướng đến “ lấy người học làm trung tâm”, phải khai thác tối đa năng lực của người học. Chỉ có đổi mới PPDH mới là động lực làm thay đổi căn bản chất lượng đào tạo nguồn nhân lực toàn diện đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đặt ra. Đổi mới PPDH thể hiện rõ vai trò kiến tạo của giáo viên trong công việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia, khơi gợi và khuyến khích người học tự khẳng định năng lực của bản thân. Rèn cho người học thói quen và khả năng tự học, tích cực phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã được tích luỹ. Từ đó, tạo tiền đề để phát triển toàn diện nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế.[9]
Có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân. Có những phương pháp nhận thức chung , có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn. Trong đó, phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh.
Trong tất cả các môn học của chương trình THPT, có thể nói Sinh học là môn học mà HS ngại học nhất và khó học nhất vì đó là môn khoa học thực nghiệm, là môn khoa học tự nhiên nhưng lượng lí thuyết nhiều và khô khan, bài tập ít. Nên việc phát triển năng lực cho HS là một việc làm rất khó khăn với giáo viên. Mặt khác trong những năm gần đây, tỉ lệ HS thi THPT QG để lấy kết quả xét tuyển đại học tương đối ít phần lớn là xét tốt nghiệp nên bài tự chọn đa phần là bài Khoa học xã hội. Bên cạnh đó, xu thế đề thi môn Sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia ngày càng dài và khó, HS thi khối B thì mục tiêu hàng đầu là vào các trường thuộc khối Y – Dược nhưng những trường này điểm chuẩn rất cao, những trường khác thì cơ hội tìm kiếm việc làm khi ra trường là rất thấp, do đó số HS chọn thi đại học khối B ngày càng ít, môn Sinh lại càng không quan trọng với các em học sinh (có nhiều em có tâm lí đó là môn phụ nên chỉ cần cố gắng để đạt điểm trung bình là tốt, còn thi THPT thì chỉ cần thoát điểm liệt). Trong khi đó, đề thi THPT Quốc Gia của môn Sinh có nội dung kiến thức trọng tâm vào chương trình 12, chỉ có một phần nhỏ kiến thức khoảng 4 câu (tương đương 1 điểm) thuộc chương trình 11 nhưng lại thuộc về chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể sinh vật” nên đối với cả những HS chọn khối B để thi THPT Quốc Gia thì chương trình Sinh học 11, đặc biệt là chương IV “Sinh sản” cũng chỉ được quan tâm một cách chiếu lệ. Và tới đây, theo chương trình GDPT tổng thể mới, môn Sinh học là một môn học tự chọn trong nhóm Khoa học tự nhiên, nên trong tình hình hiện nay, theo dự tính chủ quan của tôi, số HS chọn nhóm này sẽ rất ít. Vì vậy đòi hỏi mỗi thầy cô giáo bộ môn Sinh học phải không ngừng trau dồi chuyên môn, tích cực tìm tòi để có được những phương pháp dạy học phù hợp, kích thích được tư duy tìm tòi, sáng tạo của HS từ đó hình thành nên sự đam mê và tình yêu đối với bộ môn Sinh học, để học sinh không quay lưng lại với môn Sinh học nói riêng và khối B nói chung. 
Xác định được nhiệm vụ trên, đội ngũ giáo viên dạy môn Sinh học đã không ngừng đổi mới phương pháp, tìm tòi những kỹ thuật dạy học hay, tích cực nhằm phát huy năng lực của HS đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giai đoạn hiện nay, trong đó có kỹ thuật “Mảnh ghép” đã được nhiều giáo viên lựa chọn. Kỹ thuật này đã được ứng dụng trong dạy học ở nhiều bài học của nhiều bộ môn. Tuy nhiên việc sử dụng kỹ thuật “Mảnh ghép” để cung cấp kiến thức và rèn luyện cho HS các kỹ năng trong môn Sinh học 11 còn nhiều hạn chế. Đặc biệt qua thăm dò ở đồng nghiệp, ở HS ở nhiều trường trong tỉnh Thanh Hóa, thì chưa tìm thấy thầy cô nào triển khai sử dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong dạy học bài 45 “Sinh sản hữu tính ở động vật”. Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng Kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học Bài 45 “ Sinh sản hữu tính ở động vật” - sinh học 11 nhằm phát triển một số năng lực cho HS THPT” góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung và PPDH theo hướng phát phát tiển năng lực của HS ở phổ thông.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng giáo án dạy học học bài 45“Sinh sản hữu tính ở động vật” - Sinh học 11 nhằm phát triển một số năng lực cho HS như năng lực tư duy sáng tạo, tự chủ; năng lực làm việc nhóm; năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ...
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học bài 45 “Sinh sản hữu tính ở động vật” chương trình sinh học 11. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Sinh học 11 (Chương Sinh sản).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong nội dung bài 45 “Sinh sản hữu tính ở động vật – Sinh học 11” theo hướng phát triển, nâng cao năng lực học tập của học sinh.
1.4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, tiến hành theo quy trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.
Phần 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận	
2.1.1. Thế nào là kĩ thuật "Mảnh ghép"?
Kĩ thuật mảnh ghép là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề).
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS.
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
2.1.2. Cách tiến hành kĩ thuật "Các mảnh ghép"
VÒNG 1: Nhóm chuyên gia
- Hoạt động theo nhóm 3 đến 10 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,) với n là số nhóm cùng thực hiện một chủ đề]
- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C,  (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian nhất định, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
- Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
 Kĩ thuật mảnh ghép [9]
VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép
- Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3) gọi là “nhóm mảnh ghép”.
- Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết.
- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.
2.1.3. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện kĩ thuật mảnh ghép
- Về tổ chức: 
	+ Số thành viên trong mỗi nhóm vừa phải.
	+ Trong khi các nhóm chuyên sau làm việc, GV cần quan sát, hỗ trợ kịp thời để đảm bảo thời gian quy định và các HS đều có thể trình bày lại được kết quả nghiên cứu thảo luận của nhóm.
	+ Thành lập nhóm mảnh ghép phải có đầy đủ thành viên của các nhóm chuyên gia
	+ Số lượng nhóm “mảnh ghép” không quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể dạy lại kiến thức cho nhau. Khi các nhóm “mảnh ghép” hoạt động, GV cần quan sát, hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các thành viên học được đầy đủ các nội dung từ nhóm chuyên gia
	+Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự nên GV phải hướng dẫn và yêu cầu HS giữ trật tự tối đa khi di chuyển về nhóm mới
- Công cụ cần chuẩn bị: 
+ Các thẻ màu hoặc các phiếu có đánh số thứ tự để thuận lợi cho việc tổ chức các nhóm chuyên gia và mảnh ghép 
+ Các phiếu giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Về nhiệm vụ của các nhóm:
+ Nhiệm vụ của các nhóm chuyên gia phải có sự liên quan, gắn kết với nhau vừa phải hết sức cụ thể, dễ hiểu và vừa sức với HS
+ Nhiệm vụ của nhóm mảnh ghép phải gắn liền với các kiến thức thu được ở vòng 1 đồng thời mang tính khái quát, tổng hợp và nâng cao hơn
2.1.4. Ưu điểm và hạn chế:
	2.1.4.1. Ưu điểm:
- Có thể sử dụng cho tất cả các môn học
- Thể hiện được quan điểm chiến lược học hợp tác và học phân hóa cụ thể là:
+ Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để dạt được mục tiêu chung của nhóm.
+ Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.
+ Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
	2.1.4.2. Hạn chế:
- Cần có thời gian phù hợp đủ để thực hiện vòng 1, vòng 2.
 	- Đòi hỏi GV có kinh nghiệm tổ chức và chia nhóm, tránh mất thời gian và lộn xộn khi học sinh di chuyển. [8]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng dạy học Sinh học 11 ở trường THPT
	2.2.1.1. Việc dạy học của giáo viên
Do giáo viên được tiếp nhận từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau vì vậy, trình độ, năng lực sư phạm của một bộ phận giáo viên có ảnh hưởng đến việc đổi mới PPDH. Những giáo viên có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm thường là lớn tuổi nên hạn chế về sức khỏe và việc sử dụng công nghệ thông tin vì thế mà việc đổi mới PPDH còn gặp nhiều trở ngại. Một số giáo viên còn nhiều bất cập trong các kỹ năng phân tích, lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm. Các kỹ năng xác định lựa chọn và sử dụng PPDH bộ môn, kỹ năng hướng dẫn cách thức cho học sinh học tập, kỹ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới... Những yếu tố ấy đã tạo sức ỳ, thói quen cố hữu rất lớn, rất sâu đậm và là lực cản trong quá trình đổi mới PPDH của người thầy. 
Do đối tượng học sinh không đồng đều trên mọi phương diện cũng như ý thức và mục đích học tập khác nhau nên có ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, nhiều bài trong sách giáo khoa có dung lượng kiến thức quá lớn vì thế, giáo viên chỉ lo “chạy” cho hết bài, hết kiến thức, kịp với thời gian không để “cháy” giáo án. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong PPDH, ảnh hưởng đến việc tổ chức các phương án, hình thức học tập cho học sinh, bồi dưỡng cách tự học, tự khai thác kiến thức và năng lực của học sinh. 
Ở trường tôi, qua việc dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy vẫn còn tình trạng dạy học theo phương pháp cũ và thiên về dạy cho hết bài chưa mạnh dạn sử dụng những phương pháp, những kỹ thuật dạy học mới, ít chú trọng đến vấn đề phát huy tính tự học của HS, ít khi đặt ra vấn đề mang tính chất tìm tòi cho HS phát triển năng lực tư duy, tự học và tự nghiên cứu vì nghĩ rằng học sinh trường mình có tư duy không tốt, lực học nhìn chung đa số ở mức trung bình, nếu thực hiện các phương pháp dạy học tích cực thì các em cũng không làm được. Một số đồng chí đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học tuy nhiên chưa chú trọng đến việc sở dụng nhiều các phươg pháp để phát triển năng lực cho HS. Do đó, việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS của trường tôi là cấp bách và cần thiết, đặc biệt là đối với HS khối 11.
	2.2.1.2. Việc học của học sinh
Qua thực tế giảng dạy ở trường tôi cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Sinh học 11 chiếm tỷ lệ trung bình rất cao. Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học, có khi lớp 35 – 40 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em phát biểu xây dựng bài. Các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập môn Sinh học trừ những em chọn khối B. Ở những lớp giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện, thông báo lớp học trầm, ít học sinh phát biểu xây dựng bài, do đó hầu như năng lực của các em ít được phát triển. Ngược lại, ở những lớp, GV sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi nổi hẳn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài, từ đó các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, nói năng lưu loát hơn, quản lí được thời gian tốt hơn và đặc biệt là chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức.
2.2.2. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Sinh học 11 ở trường THPT hiện nay
Giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học. Bởi để dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HS đòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng thời giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Ở nhiều trường THPT chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của bộ môn như: chưa có phòng thực hành bộ môn, chưa có các đồ dùng dạy học cần thiết
Bên cạnh đó một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng dạy và học Sinh học như trên là do hiện nay môn này không được HS coi là môn học chính vì khó học nên rất nhiều em không sử dụng môn này để thi ĐH cũng không thi tốt nghiệp, (đặc biệt là đối với trường tôi – chất lượng đầu vào không cao, HS có tư duy tự nhiên yếu nên đa số các em chọn các môn xã hội để thi). Đối với các em sử dụng môn Sinh để thi thường cũng không chú trọng tới chương trình Sinh học 11 vì nội dung thi nằm ở chương trình 12 là chủ yếu. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lỏng, thả trôi trong ý thức học tập của nhiều em HS.
2.3. Áp dụng Kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học bài 44 “Sinh sản hữu tính ở động vật” – Sinh học 11
2.3.1 Quy trình thiết kế hoạt động học tập:
Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học có khả năng áp dụng kỹ thuật mảnh ghép: 
Xác định nội dung trong một bài học, có thể phân tích cấu trúc nội dung bài học. Mỗi nội dung tương ứng với một đơn vị kiến thức chủ chốt, từ đó xác định nội dung có thể áp dụng kỹ thuật mảnh ghép. Trong bài này tôi chọn cả 4 nội dung:
- Sinh sản hữu tính là gì?
- Quá trình sinh sản hữu tính.
- Các hình thức thụ tinh.
- Đẻ trứng và đẻ con.
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học:
- Định nghĩa được sinh sản hữu tính.
- Nêu được 3 giai đoạn của sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong.
- Nêu được ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng và đẻ con.	
 	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích tranh vẽ, khái quát hoá, kỹ năng làm việc với SGK, làm việc theo nhóm.
 	- Rèn luyện kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, trình bày ý kiến và sự tự tin trước tập thể
 	- Năng lực hướng tới: Năng lực chuyên môn là Tri thức sinh học và năng lực nghiên cứu; Năng lực chung như: Làm việc nhóm, giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ, tư duy lôgic, giải quyết vấn đề.
Bước 3: Thiết kế các nhiệm vụ hoạt động học tập bằng phiếu học tập tương ứng với từng giai đoạn của kỹ thuật mảnh ghép
 *Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên gia”
 	 Tôi đã chia lớp thành 4 nhóm, số lượng HS trong mỗi nhóm phụ thuộc vào sĩ số của lớp, việc chia nhóm phải đảm bảo học lực của các thành viên trong nhóm là tương đương nhau để có thể thực hiện tốt một nhiệm vụ. Mỗi nhóm nghiên cứu, thảo luận nội dung được nêu trong PHT cho mỗi nhóm như sau: (Tôi đã thiết kế phiếu để từng em có thể hoàn thiện trực tiếp vào phiếu)
PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO NHÓM “CHUYÊN GIA” SỐ 1
Thời gian hoàn thành : 8 phút 
Tên các thành viên trong nhóm:..
Nhóm trưởng:.
Nội dung: Tìm hiểu phần I “ Sinh sản hữu tính là gì?”
	Các em hãy dựa vào những kiến thức đã học và nội dung phần I bài 45 SGK SH 11-CB để thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong các loài động vật sau: trùng biến hình, mèo, chó, cá chép, thủy tức, sán, bọt biển, gà loài nào có hình thức sinh sản vô tính? Sự tạo thành cá thể mới ở những loài còn lại khác gì so với sự tạo thành cá thể mới của các loài sinh sản vô tính?
..............................................................................................................................
2.Tại sao nói hình thức sinh sản của những loài còn lại (ở câu hỏi 1) là sinh sản hữu tính?
..............................................................................................................................
3. Hãy chọn phát biểu đúng về khái niệm sinh sản hữu tính trong số các phát biểu ở câu lệnh phần I trang 175 SGK
..............................................................................................................................
(Lưu ý : Nếu còn thời gian các em hãy tìm hiểu tiếp các phần còn lại của bài)
STT: I -
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 DÀNH CHO NHÓM “CHUYÊN GIA” SỐ 2
Thời gian hoàn thành : 8 phút 
Tên các thành viên trong nhóm:..
Nhóm trưởng:.
Nội dung: Tìm hiểu phần II “ Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật”
	Các em hãy dựa vào những kiến thức đã học và nội dung phần II bài 45 SGK SH 11-CB đồng thời quan sát hình 45.1 trang 176, để thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1.Sinh sản hữu tính gồm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? Hãy điền tên của các giai đoạn đó vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ 45.1 SGK
........................................................................................................................................................................................................................................................
2. Nếu bộ NST của loài là 2n thì số lượng NST của tinh trùng và trứng? Từ đó em hãy cho biết tinh trùng và trứng được hình thành qua quá trình phân bào nào?
.................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ky_thuat_manh_ghep_trong_day_hoc_bai_45_sinh_sa.doc