SKKN Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài dạy Cấu trúc lặp tiết 1 - Tin học 11 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

SKKN Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài dạy Cấu trúc lặp tiết 1 - Tin học 11 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Hiện nay, Tin học là bộ môn bắt buộc trong chương trình THPT, tuy là môn học bắt buộc nhưng không là một trong những môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia nên nhìn chung thái độ của học sinh (trừ học sinh các lớp chuyên Tin của các trường chuyên) đối với môn học này chưa thật sự tốt. Mặt khác, chương trình Tin học nói chung và chương trình Tin học 11 nói riêng tương đối khô khan và khó hiểu. Với Tin học lớp 11 học sinh bước đầu làm quen với việc lập trình sử dụng ngôn ngữ Pascal nên đại đa số các em đều cảm thấy rất khó hiểu, thấy trừu tượng. Các em tỏ ra rất lúng túng khi phải học nhiều kiểu dữ liệu và lúc lập trình phải suy nghĩ sử dụng thuật toán nào cấu trúc nào, kiểu nào cho hợp lí. Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học, tôi nhận thấy trong việc giảng dạy cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản. Người giáo viên còn phải biết kích thích tính tích cực, sự sáng tạo say mê học hỏi của học sinh. Bởi vì, khi có sự đam mê, các em tự nhiên sẽ học tập một cách tự giác, tích cực, chủ động để đạt được mục tiêu đặt ra.

Tạo đam mê học tập cho học sinh không phải là việc làm đơn giản, không chỉ đơn giản là việc giáo viên phải nêu rõ mục tiêu cho mỗi tiết học mà còn thể hiện trong cách giáo viên gợi động cơ cho các em và đặc biệt là phải đầu tư thiết kế bài giảng cho mỗi tiết học thật chi tiết, thật lôi cuốn. Các cách thiết kế bài giảng hiện nay nhằm mục đích áp dụng phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực ham muốn học hỏi, tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, sáng tạo, nghiên cứu, nghĩ và làm việc một cách tự chủ. Trong quá trình học lập trình, để lập trình cho một bài toán cụ thể, một trong những điều quan trọng nhất là học sinh phải xác định các biến sử dụng trong chương trình và kiểu dữ liệu tương ứng của các biến đó sao cho hợp lí và chính xác. Trong quá trình giảng dạy bài Cấu trúc lặp - Tin học 11 tôi nhận thấy các em học sinh tỏ ra khá lúng túng khi xác định cấu trúc lặp để giải các bài toán lập trình.

 

doc 22 trang thuychi01 20392
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài dạy Cấu trúc lặp tiết 1 - Tin học 11 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, Tin học là bộ môn bắt buộc trong chương trình THPT, tuy là môn học bắt buộc nhưng không là một trong những môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia nên nhìn chung thái độ của học sinh (trừ học sinh các lớp chuyên Tin của các trường chuyên) đối với môn học này chưa thật sự tốt. Mặt khác, chương trình Tin học nói chung và chương trình Tin học 11 nói riêng tương đối khô khan và khó hiểu. Với Tin học lớp 11 học sinh bước đầu làm quen với việc lập trình sử dụng ngôn ngữ Pascal nên đại đa số các em đều cảm thấy rất khó hiểu, thấy trừu tượng. Các em tỏ ra rất lúng túng khi phải học nhiều kiểu dữ liệu và lúc lập trình phải suy nghĩ sử dụng thuật toán nào cấu trúc nào, kiểu nào cho hợp lí. Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học, tôi nhận thấy trong việc giảng dạy cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản. Người giáo viên còn phải biết kích thích tính tích cực, sự sáng tạo say mê học hỏi của học sinh. Bởi vì, khi có sự đam mê, các em tự nhiên sẽ học tập một cách tự giác, tích cực, chủ động để đạt được mục tiêu đặt ra. 
Tạo đam mê học tập cho học sinh không phải là việc làm đơn giản, không chỉ đơn giản là việc giáo viên phải nêu rõ mục tiêu cho mỗi tiết học mà còn thể hiện trong cách giáo viên gợi động cơ cho các em và đặc biệt là phải đầu tư thiết kế bài giảng cho mỗi tiết học thật chi tiết, thật lôi cuốn. Các cách thiết kế bài giảng hiện nay nhằm mục đích áp dụng phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực ham muốn học hỏi, tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, sáng tạo, nghiên cứu, nghĩ và làm việc một cách tự chủ. Trong quá trình học lập trình, để lập trình cho một bài toán cụ thể, một trong những điều quan trọng nhất là học sinh phải xác định các biến sử dụng trong chương trình và kiểu dữ liệu tương ứng của các biến đó sao cho hợp lí và chính xác. Trong quá trình giảng dạy bài Cấu trúc lặp - Tin học 11 tôi nhận thấy các em học sinh tỏ ra khá lúng túng khi xác định cấu trúc lặp để giải các bài toán lập trình.
Giải quyết vấn đề này, với mỗi kiểu cấu trúc, giáo viên ngoài việc cung cấp cho các em các kiến thức cơ bản về lý thuyết của kiểu cấu trúc đó cần dành nhiều thời gian để phân tích các ví dụ, các bài tập cơ bản có trong sách giáo khoa. Ngoài ra, giáo viên nên chú ý chuẩn bị sẵn hệ thống các ví dụ, các bài tập cụ thể, cơ bản khác nhưng phù hợp với trình độ của học sinh lớp mình dạy. Để từ việc tìm hiểu về các ví dụ đó học sinh không những củng cố về lý thuyết mà còn hiểu sâu sắc hơn kiểu dữ liệu tương ứng. Xuất phát từ tinh thần đó cũng như từ thực tế trình độ của học sinh các lớp 11 trường THPT Thọ Xuân 4 mà tôi đang giảng dạy, tôi chọn đề tài: "Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài dạy Cấu trúc lặp tiết 1- tin học 11 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh", với mong muốn từ việc tìm cấu trúc giải cho các bài tập và thực hiện chúng trực tiếp trên máy tính các em học sinh sẽ cảm thấy thích thú và hiểu sâu kiến thức hơn.
1.2. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài này là cung cấp một cách tiếp cận mới trong việc giải quyết các bài toán lặp một cách tối ưu, đồng thời đưa ra các ví dụ để học sinh có thể làm quen, hình thành các kĩ năng trong việc tiếp cận và giải các bài toán có sử dụng cấu trúc lặp và nâng cao hơn là thuật toán truy hồi
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Các bài toán liên quan đến lặp, cấu trúc lặp, được nghiên cứu ở nhiều tài liệu và các đề thi qua các năm được giải quyết bằng cách sử dụng kỹ thuật “mảnh ghép”.
- Học sinh lớp 11 trường THPT 4 Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm đang trình bày của tôi dựa theo các luận cứ khoa học hướng đối tượng, vận dụng linh hoạt các phương pháp: quan sát, thuyết trình, vấn đáp, điều tra cơ bản, kiểm thử, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm,v.v phù hợp với bài học và môn học thuộc lĩnh vực cấu trúc dữ liệu.
Tham khảo các bài tập tin học, bài tập Tin học nâng cao, tài liệu ôn luyện học sinh giỏi và một số đề thi học sinh giỏi môn Tin học.
Hướng dẫn cho học sinh làm quen và hình thành kĩ năng để giải một số bài toán cụ thể.
 Kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh trong quá trình triển khai đề tài để từ đó có những điều chỉnh, bổ sung hợp lí
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Từ thực trạng trên, với tâm huyết của một giáo viên giảng dạy, lại có điều kiện tham gia buổi tập huấn “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh” của sở giáo dục – đào tạo tổ chức, tôi mạnh dạn sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong các học phần mình giảng dạy như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học dự án, phương pháp hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu, Xêmina và gần đây nhất tôi sử dụng Kỹ thuật các mảnh ghép trong dạy học. Tôi nhận thấy khi sử dụng kỹ thuật này thì tiết dạy học tăng thêm tính hứng thú, bản thân người học tự giác động não, không tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
Mục tiêu:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS trong hoạt động nhóm.
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân.
Tác dụng đối với HS:
- HS hiểu rõ nội dung kiến thức.
- HS được phát huy kĩ năng trình bày, giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân và các bạn khác.
Hạn chế của kỹ thuật mảnh ghép
Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian.
Học sinh phải có thói quen tự học và học tập tự giác thì mới đạt hiệu quả cao.
Hiệu quả không cao nếu tổ chức nhóm chỉ là hình thức.
Nếu số lượng học sinh nhiều hiệu quả không cao
Cách tiến hành:
Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”
- Lớp học được chia thành các nhóm (khoảng 3-6 học sinh). Mỗi nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu/ nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này gọi là “nhóm chuyên sâu”.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác. Mỗi học sinh trở thành “chuyên sâu” của lĩnh vực tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
- Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” khác nhau tập hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”. Lúc này, mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một bức tranh tổng thể.
- Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ nhóm “chuyên sâu”.
- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp lại toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng.
Theo Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học –Nhà xuất bản ĐHSP 
Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp các mảnh ghép.
- Nhiệm vụ của các “nhóm chuyên sâu” phải có sự liên quan, gắn kết với nhau
- Nhiệm vụ phải hết sức cụ thể, dễ hiểu và vừa sức học sinh.
- Trong khi các nhóm “chuyên sâu” làm việc giáo viên cần quan sát, hỗ trợ kịp thời để đảm bảo thời gian quy định và các học sinh đều có thể trình bày lại được kết quả nghiên cứu, thảo luận của nhóm.
- Thành lập nhóm “mảnh ghép” phải có đủ thành viên của các nhóm “chuyên sâu”
- Khi các “nhóm mảnh ghép” hoạt động, giáo viên cần quan sát, hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ các nội dung từ nhóm “chuyên sâu”.
- Nhiệm vụ mới được giao cho “nhóm mảnh ghép” phải mang tính khái quát, tổng hợp các nội dung kiến thức đã nắm được từ các nhóm “chuyên sâu”
- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2.
-  Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau. 
- Để đảm bảo hiệu quả của nhóm, các thành viên trong nhóm cần được phân công các nhiệm vụ như sau:
STT
Vai trò
Nhiệm vụ
1
Trưởng nhóm: 
Phân công nhiệm vụ
2
Hậu cần
Chuẩn bị đồ dùng, tài liệu cần thiết
3
Thư kí 
Ghi chép kết quả
4
Phản biện 
Đặt các câu hỏi phản biện
5
Liên lạc với các nhóm khác
Liên hệ với các nhóm khác
6
Liên lạc với giáo viên
Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp
2.2. Thực trạng dạy và học ở trường THPT
Hiện nay tin học đã được đưa vào môn chính trong các trường THPT đã được đa số các em học sinh rất hào hứng vì các em sẽ được thực hành trên máy tính. Tuy nhiên nội dung các bài học của tin học lại rất khô khan, kiến thức trừu tượng, khó hiểu mà các em lại không có thời gian để học môn học này vì không phải là môn thi THPT Quốc gia. Sách giáo khoa tin học cung cấp cho các em kiến thức về lập trình , dữ liệu, thuật toán, ngôn ngữ lập trình bậc cao khiến các em rất bỡ ngỡ và khó so với đa số các em. 
Cấu trúc lặp là cấu trúc thường được sử dụng để giải các bài toán trong Pascal và nó là tiền đề cho các bài toán truy hồi. Nhưng thực tế sau khi các em học xong phần này thì nhiều chưa xác định được cấu trúc lặp như thế nào, và không phân biệt được cấu trúc lặp với số lần biết trước hay lặp với số lần chưa biết trước. Vì vậy tôi chọn bài cấu trúc lặp để nghiên cứu phương pháp dạy phù hợp với các em mà lại nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và học tập để các em có kiến thức trong lập trình giải quyết các bài toán ở mức độ khó hơn.
Kết quả kiểm tra của 2 lớp 11 năm học 2018-2019 khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 Khi chưa thực hiện SKKN thì: 
Mức điểm yếu, kém là:
 33,1%
Mức điểm trung bình, khá là
 50,1
Mức điểm giỏi là:
 16,8%
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
2.3.1. Mục tiêu của bài học
Học sinh hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán
Học sinh biết cấu trúc lặp với số lần biết trước for trong ngôn ngữ lập trình pascal
Học sinh biết sử dụng đúng 2 dạng lệnh lặp For- do
2.3.2. Tiến trình bài dạy
Tùy vào số học sinh của từng lớp chúng ta có cách chia nhóm phù hợp. Việc tạo nhóm chuyên sâu và giao nhiệm vụ sẽ được tiến hành vào cuối bài 9.
Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”: 
Nhiệm vụ của giáo viên phải nghiên cứu tình hình cụ thể của học sinh để chia nhóm cho phù hợp. giáo viên phải đưa ra các nhiệm vụ phù hợp với các nhóm học sinh, giám sát giúp đỡ học sinh trong quá trình học sinh nghiên cứu tìm hiểu nội dung của từng nhóm. Định hướng cho học sinh các ví dụ các thuật toán phù hợp. Thay vì dạy trên lớp giáo viên cần phải có nhiều thời gian quan tâm và giám học sinh trong quá trình thảo luận nhóm.
Lớp học sẽ được chia làm 6 nhóm chuyên sâu, mỗi nhóm 6 học sinh, mỗi học sinh được đánh số từ 1-6. Các thành viên trong nhóm được giao nhiệm vụ cụ thể:
Trưởng nhóm: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
Thư kí: Ghi chép kết quả
Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp
Nhóm 1: Bài toán lặp và phân dạng lặp với số lần biết trước và lặp với số lần chưa biết trước
Nhóm 1: Lặp với số lần biết trước và cấu trúc cách hoạt động của câu lệnh FOR-DO dạng tiến
Nhóm 2: Lặp với số lần biết trước và cấu trúc hoạt động của câu lệnh ROR-Do dạng lùi
Nhóm 3: Viết thuật toán giải bài toán tính tổng s:=1/a+1/(a+1)+.. +1 /(a+100) theo cấu trúc lặp tiến
Nhóm 4: Viết thuật toán giải bài toán tính tổng s:=1/a+1/(a+1)+..+1/ (a+100) theo cấu trúc lặp lùi
Nhóm 5: Viết thuật toán giải bài toán tính tổng s= 1+2+3+4+..+ 100 theo cấu trúc lặp tiến
Nhóm 6: Viết thuật toán giải bài toán tính tổng s:=1 +2+3+4+..+100 theo cấu trúc lặp lùi
Các nhóm nhận nhiệm vụ, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ và tiến hành nghiên cứu, thảo luận ở nhà. Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được nội dun g trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác. Thư kí chịu trách nhiệm ghi chép. Nếu có thắc mắc học sinh liên lạc với giáo viên để được giúp đỡ.
Nhóm 1: Học sinh trình bày các bài toán lặp và phân dạng lặp lên giấy A0
Ví dụ 1: Thực hiện việc dùng ca múc nước đổ vào thùng: được phân làm trường hợp: một là thực hiện múc 10 ca nước đổ vào thùng hoặc là thực hiện đổ nước vào thùng đến khi nào đầy thì dừng lại.
Giống nhau: ở thao tác lặp đổ nước vào thùng.
Khác nhau: số lần lặp
Ví dụ 2: Thực hiện việc chạy thể dục : hoặc là chạy 10 vòng quanh sân thì dừng lại hoặc là chạy quanh sân khi nào mệt thì dừng lại
Giống nhau: ở thao tác lặp chạy vòng quanh sân.
Khác nhau: số lần lặp
Ví dụ 3: Thực hiện việc tính s:= 1+2+3+..+ 100 và thực hiện tính s:=1+1/2+ 1/3+.. + 1/n đến khi nào 1/n< 0.001 thì dừng lại. cả hai bài toán đều thực hiện công việc lặp cộng vào tổng ban đầu giá trị n. với n= 1,2,3,4.
Giống nhau: ở thao tác lặp cộng vào tổng một giá trị n
Khác nhau: số lần lặp
Lặp được chia làm 2 loại : lặp với số lần biết trước và lặp với số lần chưa biết trước.
Nhóm 2: Cấu trúc lặp dạng tiến
FOR := TO DO ;
Ví dụ: For i:=1 to 50 do s:=s+i
Biến đếm là biến đơn, thường là biến có kiểu nguyên cùng kiểu dữ liệu với giá trị đầu và giá trị cuối.
Hoạt động của câu lệnh For – do :giá trị đầu đầu và giá trị cuối là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm, giá trị đầu giá trị cuối thì vòng lặp không được thực hiện.
Biến đếm:= 
Biến đếm<=gía trị cuối
Câu lệnh lặp
Biến đếm :=biến đếm + 1
Đ
S
Sau mỗi lệnh lặp giá trị của biến đếm sẽ tự dộng tăng từ giá trị đầu đến giá trị cuối, không cần tác động lên biến đếm.
Nhóm 3:
 FOR := DOWNTO DO ;
Vd: For i:=50 down to 1 do s:=s+I;
Hoạt động của câu lệnh For – do : Giá trị đầu đầu và giá trị cuối là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm, giá trị đầu giá trị cuối thì vòng lặp không được thực hiện
Sau mỗi lệnh lặp giá trị của biến đếm sẽ tự động giảm dần từ giá trị cuối đến giá trị đầu, không cần tác động lên biến đếm
Biến đếm:= gtrị cuối
Biến đếm>=gtrị đầu
Câu lệnh lặp
Biến đếm :=biến đếm - 1
Đ
S
Nhóm 4: Thuật toán
B1: S:=1/a; n:=0;
B2: N:=n+1;
B3: Nếu n> 100 thì sang b5
B4: S:=s+1/(a+n); rồi quay lại b2
B5: Đưa ra s rồi kết thúc
Nhóm 5: Thuật toán
B1: S:=1/a; n:=101;
B2: N:=n-1;
B3: Nếu n< 1 thì sang b5
B4: S:=s+1/(a+n); rồi quay lại b2
B5: Đưa ra s rồi kết thúc
Nhóm 6: Thuật toán
B1: S:=1; n:=0;
B2: N:=n+1;
B3: Nếu n> 100 thì sang b5
B4: S:=s+n; rồi quay lại b2
B5: Đưa ra s rồi kết thúc
Nhóm 7: Thuật toán
B1: S:=1; n:=101;
B2: N:=n-1;
B3: Nếu n<1 thì sang b5
B4: S:=s+n; rồi quay lại b2
B5: Đưa ra s rồi kết thúc
 Nhóm “chuyên sâu” đang cùng nhau thảo luận
	Hình ảnh các nhóm “chuyên sâu” đang trình bày kết quả
Giáo viên kết luận lại nội dung của hoạt động 
 	1, Khái niệm lặp: 
Là thực hiện đi thực hiện lại một công việc nào đó. Lặp được phân làm 2 loại: lặp với số lần biết trước và lặp với số lần chưa xác định trước
Lặp với số lần biết trước
 Lặp
Lặp với số lần chưa biết trước
Ví dụ: 
 cho đến khi N :=100
 cho đến khi .
2, Câu lệnh For- do
Lặp dạng tiến: 
FOR := TO DO ;
Vd: For I:=1 to 10 do s:=s+I;
Lặp dạng lùi: 
FOR := DOWNTO DO ;
Vd: For I:=10 downto 1 do s:=s+I;
Biến đếm là biến đơn, thường là biến có kiểu nguyên cùng kiểu dữ liệu với giá trị đầu và giá trị cuối. giá trị đầu phải nhỏ hơn hay bằng giá trị cuối.
Ở dạng lặp tiến: Biến đếm tự động tăng dần từ giá trị đầu đến giá trị cuối
Ở dạnh lặp lùi: Biến đếm tự động giảm dần từ giá trị cuối đến giá trị đầu 
Giai đoạn 2: “ Nhóm mảnh ghép”
- Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, ở tiết học trên lớp 7 học sinh mang số 1ở 7 nhóm khác nhau tập hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép1”. Tương tự như vậy chúng ta có 6 nhóm mảnh ghép. Mỗi nhóm có 7 thành viên. Lúc này, mỗi học sinhchuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một bức tranh tổng thể. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, các thành viên khác chịu trách nhiệm đặt và trả lời câu hỏi phản hồi. 
- Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ nhóm “chuyên sâu”. Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho 6 nhóm “mảnh ghép”
Nhóm 1: Viết chương trình tính tổng s:=1+2+3+..+n sử dụng cấu trúc lặp tiến Nhóm 2: Viết chương trình tính tổng s:=1+2+3+..+n sử dụng cấu trúc lặp lùi Nhóm 3: Viết chương trình tính tổng s:=1+1/2+1/3+..+1/n sử dụng cấu trúc lặp tiến
Nhóm 4: Viết chương trình tính tổng s:=1+1/2+1/3+..+1/n sử dụng cấu trúc lặp lùi
Nhóm 5: Viết chương trình tính tổng các số lẻ từ 1 đến 100 sử dụng cấu trúc lặp 
Nhóm 6: Viết chương trình tính tổng các số nguyên chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ M đến N(M< N).
Để thực hiện được nhiệm vụ này thì các nhóm mảnh ghép phải đặt ra các câu hỏi và trả lời được các câu hỏi như sau:
Nhóm 1:
Giá trị khởi tạo của tổng ban đầu s=0; 
Bài toán nhập vào giá trị n; Yêu cầu tìm và đưa gì ra màn hình S
Bài toán sử dụng cấu trúc lặp tiến For –to-do
Nếu lặp giá trị đầu bằng 1; Giá trị cuối bằng n
Câu lệnh lặp For i:=1 to n do s:=s+I;
Nhóm 2:
Giá trị khởi tạo của tổng ban đầu s=0; 
Bài toán nhập vào giá trị n; Yêu cầu tìm và đưa gì ra màn hình tổng s;
Bài toán sử dụng cấu trúc lặp lùi for- downto -do 
Nếu lặp giá trị đầu bằng 1; Giá trị cuối bằng n
Câu lệnh lặp For i:=1 to n do s:=s+I;
Nhóm 3:
Giá trị khởi tạo của tổng ban đầu là s=0 
Bài toán nhập vào giá trị n ; Yêu cầu tìm và đưa gì ra màn hình tổng s;
Bài toán sử dụng cấu trúc lặp tiến For –to-do
Nếu lặp giá trị đầu bằng 1; Giá trị cuối bằng n;
Câu lệnh lặp For i:=n downto 1 do s:=s+1/i
Nhóm 4:
Giá trị khởi tạo của tổng ban đầu s=0; 
Bài toán nhập vào giá trị n; Yêu cầu tìm và đưa gì ra màn hình tổng s;
Bài toán sử dụng cấu trúc lặp lùi For- downto-do 
Nếu lặp giá trị đầu bằng 1; Giá trị cuối bằng n
Câu lệnh lặp For i:=1 to n do s:=s+1/i;
Nhóm 5:
Giá trị khởi tạo của tổng ban đầu là s=0; 
Bài toán không phải nhập giá trị vào Yêu cầu tìm và đưa gì ra màn hình tổng các số chẵn từ 1 đến 100
Bài toán sử dụng cấu trúc lặp
Nếu lặp giá trị đầu bằng 1; Giá trị cuối bằng n;
Câu lệnh lặp For i:=1 to 100 do if I mod 2 =0 then s:=s+I ;
Nhóm 6:
Giá trị khởi tạo của tổng ban đầu là s=0; 
Bài toán phải nhập giá trị M và N, Yêu cầu tìm và đưa gì ra màn hình tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 từ m đến n
Bài toán sử dụng cấu trúc lặp 
Nếu lặp giá trị đầu bằng M; Giá trị cuối bằng N;
Câu lệnh lặp For i:=1 to 100 do if I mod 2 0 then s:=s+I;
Giáo viên đang hỗ trợ nhóm “mảnh ghép” hoàn thành nhiệm vụ
	Hình ảnh “nhóm mảnh” ghép đang làm việc
Sau khi các nhóm “mảnh ghép” thảo luận xong thì trình bày kết quả lên giấy A0. 
Giáo viên quan sát và hỗ trợ các nhóm hoàn thành nhiệm vụ của mình.
 	Nhóm 1:Chương trình
Var S, i : interger;
Begin
 Write(‘nhap gia tri cua n’,);
 Readln(n);
 S : = 0; 
 For i: = 1 to n do 
 S := S + i;
 Write(‘Tong la: ’, S);
 Readln;
End.
 Nhóm 2: Chương trình
Var S, i : interger;
Begin 
 Write(‘nhap gia tri cua n’,);
 Readln(n);
 S : = 0; 
 For i: = n downto 1 do 
 S := S + i;
 Write(‘Tong la: ’, S);
 Readln;
End.
Nhóm 3: Chương trình
Var i : interger;
S: real;
Begin
 Write(‘nhap gia tri cua n’,);
 Readln(n);
 S : = 0; 
 For i: = 1 to 1 n do 
 S := S +1/ i;
 Write(‘Tong la: ’, S);
 Readln;
End.
Nhóm 4:Chương trình
Var i : interger;s: real;
Begin
 Write(‘nhap gia tri cua n’,);
 Readln(n);
 S : = 0; 
 For i: = n downto 1 do 
 S := S +1/ i;
 Write(‘Tong la: ’, S);
 Readln;
End.
Nhóm 5:Chương trình
Var S, i : interger;
Begin
 S : = 0; 
 For i: = 1to 100 do 
 If

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ky_thuat_manh_ghep_trong_bai_day_cau_truc_lap_t.doc