SKKN Sử dụng kỹ thuật “khăn phủ bàn” vào dạy bài“ công dân với cộng đồng” giáo dục công dân lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trường THPT Lưu Đình Chất
Môn GDCD cùng với các môn học khác đều có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh. Song do những dặc trưng của mình, GDCD là môn học có tác dụng giáo dục một cách hệ thống và trực tiếp nhất về mặt này mà không môn học nào có được. Những tri thức của GDCD bao gồm các tri thức thuộc về xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ; hình thành những quan niệm, tư tưởng, tình cảm, thái độ, hành vi, lối sống đúng đắn, lành mạnh của con người.
Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, môn GDCD cũng như các môn học khác cần có những quan điểm dạy học, phương pháp, và kĩ thuật dạy học phù hợp. Việc xác định, nắm vững vận dụng được phương pháp trong hành động có tác dụng quyết định thành công và hiệu quả công việc: “ Một anh lành lặn có thể thua một anh thọt khi mà người đó không biết đường đi. Vai trò của phương pháp luận như ngọn đèn soi đường trong đêm tối” ( Bec Cơn). Vì vậy theo cách hiểu chung nhất: Phương pháp dạy học là cách thức, con đường hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong điều kiện dạy học xác định nhằm thực hiện mục tiêu dạy học môn học.
Kĩ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống, hành động cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Có rất nhiều kĩ thuật dạy học như kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật KWL nhưng ở bài này tôi đã sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để làm rõ Vai trò của Cộng Đồng và trách nhiệm của công dân với cộng đồng.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG KỸ THUẬT “ KHĂN PHỦ BÀN” VÀO DẠY BÀI “ CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG” GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT Người thực hiện: Lê Thị Uyên Chức vụ: Giáo viên Đề tài thuộc lĩnh vực (môn): GDCD THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3 1. Nội dung nghiên cứu 3 2. Kết quả nghiên cứu 5 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5 1. Kết luận 5 2. Kiến nghị 5 PHỤ LỤC 1: Kế hoạch bài học 6 PHỤ LỤC 2: Đề và đáp án 13 PHỤ LỤC 3: Bảng điểm 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Môn GDCD cùng với các môn học khác đều có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh. Song do những dặc trưng của mình, GDCD là môn học có tác dụng giáo dục một cách hệ thống và trực tiếp nhất về mặt này mà không môn học nào có được. Những tri thức của GDCD bao gồm các tri thức thuộc về xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ; hình thành những quan niệm, tư tưởng, tình cảm, thái độ, hành vi, lối sống đúng đắn, lành mạnh của con người. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, môn GDCD cũng như các môn học khác cần có những quan điểm dạy học, phương pháp, và kĩ thuật dạy học phù hợp. Việc xác định, nắm vững vận dụng được phương pháp trong hành động có tác dụng quyết định thành công và hiệu quả công việc: “ Một anh lành lặn có thể thua một anh thọt khi mà người đó không biết đường đi. Vai trò của phương pháp luận như ngọn đèn soi đường trong đêm tối” ( Bec Cơn). Vì vậy theo cách hiểu chung nhất: Phương pháp dạy học là cách thức, con đường hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong điều kiện dạy học xác định nhằm thực hiện mục tiêu dạy học môn học. Kĩ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống, hành động cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Có rất nhiều kĩ thuật dạy học như kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật KWLnhưng ở bài này tôi đã sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để làm rõ Vai trò của Cộng Đồng và trách nhiệm của công dân với cộng đồng. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Trường THPT Lưu Đình Chất cũng như các trường học khác cần áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học ở tất cả các bộ môn nhất là môn GDCD. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học nhiều giáo viên đặc biệt là những giáo viên có tâm huyết đã sưu tầm và sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học như tranh, ảnh, băng hình, máy chiếu Projector Giáo viên hướng dẫn học sinh chủ động từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng để chủ động lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên với một số bài đạo đức và pháp luật có nội dung khó, trìu tượng mà chỉ dùng lời nói, tranh ảnh để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh rất thuộc bài mà vẫn không hiểu được bản chất của vấn đề cần nghiên cứu, kĩ năng vận dụng thực tế chưa tốt. Hay nhiều khi trong các tiết học giáo viên và học sinh đã thực hành một số kĩ năng sống nhưng lại chưa thể gọi tên kĩ năng đó ra và học sinh cũng chưa biết cách vận dụng các kĩ năng sống đó vào cuộc sống thực tế. Giải pháp của tôi là sử dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn” vào dạy bài Công dân với cộng đồng thay vì chỉ sử dụng những phương pháp truyền thống như đàm thoại, thuyết trình như trước đây để các em được thực hành, vận dụng , làm việc theo nhóm, hợp tác với nhau để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 10 trường THPT Lưu Đình Chất. Lớp 10A6 là thực nghiệm và lớp 10A5 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy tiết 24 bài 13 – “Công dân với cộng đồng”. Kết quả như sau: Bảng 1: Kiểm chứng để xác định giá trị trung bình của 2 nhóm (TB nhóm 1- TB nhóm 2 ≥ 0): Lớp Số học sinh Giá trị TB Lớp thực nghiệm 40 8,86 Lớp đối chứng 40 6,83 Chênh lệch 2,03 Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,86; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,83. Độ chênh lệch là 2,03 có nghĩa là có sự khác biệt rất lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng kĩ thuật “ khăn phủ bàn” trong hoạt động tìm hiểu trách nhiệm của công dân với cộng đồng. 4. phạm vi nghiên cứu Tại trường THPT Lưu Đình Chất ở môn GDCD giáo viên đã sử dụng khá nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như thảo luận nhóm, nêu vấn đề, sắm vai, sơ đồ tư duy, thế nhưng hầu hết các hoạt động còn mang tính chất đối phó, chưa rõ hoạt động, hiệu quả của các hoạt động này chưa cao. Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát và rút kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy của bản thân trước tác động, tôi nhận thấy giáo viên cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề dựa trên những hiểu biết sẵn có của học sinh trên thực tế và từ nguồn tài liệu tham khảo như SGK, Sách bài tập, tình huống GDCD, Học sinh tích cực suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vần đề. Kết quả là học sinh thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về bản chất của vấn đề, kỹ năng thực hành chưa cao. Các em chưa thực sự có hứng thú, say mê trong học tập nên chưa yêu thích môn học. Để thay đổi hiện trạng trên, tôi đã sử dụng kĩ thuật “ khăn phủ bàn” kết hợp với các hoạt động như hoạt động nhóm, đàm thoại, kể chuyện, sắm vai và khai thác nó như một nguồn dẫn đến kiến thức để các em hiểu được cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng và trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. Sử dụng kĩ thuật “ khăn phủ bàn” để làm rõ trách nhiệm của công dân với cộng đồng. Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao. Trên giấy Ao chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi học sinh sẽ ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong 2 phút, tập trung suy nghĩ, trả lời câu hỏi theo cách nghĩ, cách hiểu riêng của mình và viết vào phần giấy của mình trên tờ Ao. Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa cuả tờ giấy Ao khăn phủ bàn”. Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhất là môn GDCD đã có nhiều bài viết, cuốn sách như Phương pháp dạy học GDCD ở THPT của tác giả Lưu Thị Thu Thủy, Lê Thị Lý, Nguyễn Thị Thanh Mai. Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THPT của nhóm tác giả Đặng Thúy Anh, Lê Minh Châu, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phương, Lưu Thu Thủy, Đào Vân Vi. Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học của nhóm tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà... Thông qua kĩ thuật dạy học này, học sinh nhận thức được trong cuộc sống cộng đồng và xã hội hiện nay nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những giá trị đạo đức cần thiết của người công dân. Và các em biết cách thể hiện sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và có thái độ yêu quý, gắn bó với lớp, với trường và cộng đồng nơi các em sinh sống. Sử dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn” vào dạy phần trách nhiệm của công dân với cộng đồng( Bài 13- Công dân với cộng đồng) GDCD lớp 10 sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh, tăng cường ý thức trách nhiệm của các em và rèn luyện được kĩ năng hợp tác của học sinh lớp 10 trường THPT Lưu Đình Chất. 5. Phương pháp nghiên cứu 1. Khách thể nghiên cứu: Tôi chọn trường THPT Lưu Đình Chất vì đây là trường có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng. * Giáo viên: Hai giáo viên dạy hai lớp 10 có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau, đều là giáo viên chính ban, có trình độ đạt chuẩn( Đại học), là giáo viên giỏi cấp trường, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Lê Thị Uyên - Giáo viên dạy lớp 10 A6 ( Lớp thực nghiệm) Tạ Thị Thu Hiền – Giáo viên dạy lớp 10 A5 ( Lớp đối chứng) * Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về sĩ số, tỉ lệ giới tính, cả hai lớp đều có học sinh ở thị trấn Tào Xuyên và các xã lân cận trong huyện Hoằng Hóa. Các em đều có ý thức học tập chủ động, tích cực. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu: Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 10A6 là nhóm thực nghiệm và lớp 10A5 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra học kì I môn GDCD lớp 10 ( bài kiểm tra do một giáo viên không tham gia dạy khối 10 ra đề) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép so sanh để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương: Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,6 6,8 Chênh lệch 0,2 Với độ chênh lệch là 0,2 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Kiểm tra trước và sau tác động đối với mỗi nhóm tương đương ( được mô tả ở bảng 2) Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu: Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn O3 Đối chứng O2 Dạy học không có sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn O4 * Chuẩn bị bài của giáo viên: - Cô Tạ Thị Thu Hiền dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, qui trình chuẩn bị bài theo phương pháp truyền thống. - Cô Lê Thị Uyên thiết kế kế hoạch bài học sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn; sưu tầm, tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp và trên các website baigiangdientubachkim.com,giaovien.net... * Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Bảng 4: Thời gian thực nghiệm: Thứ ngày Môn/ lớp Tiết theo phân phối chương trình Tên bài dạy GDCD lớp 10A5 26+ 27 Công Dân Với cộng đồng GDCD lớp 10A6 26+ 27 Công Dân Với cộng đồng Bài kiểm ta trước tác động là bài thi học kì I môn GDCD do giáo viên trong nhóm ra đề thi. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong bài Công dân với cộng đồng, do 2 giáo viên dạy lớp 10A5 và 10A6 tham gia thiết kế. Bài kiểm tra sau tác động gồm 2 phần trắc nghiệm khách quan và tự luận. Phần trắc nghiệm khách quan gồm có 5 câu hỏi dạng nhiều lựa chọn và câu hỏi điền đúng, sai. Phần tự luận gồm có 3 câu hỏi có ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. * Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi dạy xong bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 1 tiết ( nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó 2 giáo viên tiến hành chấm bài theo đáp án đã được xây dựng. Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sự tác động: Đối chứng Thực nghiệm ĐTB 6,83 8,86 Độ lệch chuẩn 0,77 0,64 Chênh lệch giá trị TB chuẩn SMD 2,63 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm TB là 2,63, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm TB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuấn SMD = 2,63. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cụ thể là kĩ thuật khăn phủ bàn đến điểm TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. Bên cạnh đó với nhóm thực nghiệm sau khi học xong nội dung bài học các em đã tỏ thái độ yêu mến, quý trọng, cảm thấy không thể tách rời trường, lớp và cộng đồng nơi ở. Giả thuyết đề tài “ Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn vào dạy bài Công dân với cộng đồng – GDCD lớp 10 nhằm nâng cao kết quả học tập, tăng cường ý thức trách nhiệm và rèn luyện kĩ năng hợp tác trong học sinh” đã được kiểm chứng. 2. Kết quả nghiên cứu: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,86, kết quả của bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là 6,83. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 2,03. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD= 2,63. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. *Hạn chế: việc sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn vào dạy phần vai trò của cộng đồng và trách nhiệm của công dân với cộng đồng môn GDCD- Lớp 10 ở THPT là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả người giáo viên cần nắm vững yêu cầu nội dung bài học, chuẩn kiến thức kĩ năng cũng như nắm vững được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, biết khai thác những hiểu biết thực tế của học sinh, biết thiết kế bài học hợp lí đặc biệt là phải biết tổ chức các hoạt động linh hoạt, chủ động và hợp lí. Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề để có sự chuẩn bị về phương tiện dạy học như giấy A0 hoặc giấy A3, A4 bút dạ, keo dán... PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Việc sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn vào dạy bài Công Dân Với Cộng Đồng – GDCD lớp 10 thay cho các phương pháp truyền thống ở trường THPT Lưu Đình Chất đã nâng cao hiệu quả học tập, tăng cường ý thức trách nhiệm của các em đối với cộng đồng và rèn luyện kĩ năng hợp tác trong học sinh. 2. Kiến nghị: * Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất như trang thiết bị dạy học, máy tính, máy chiếu, màn hình ti vi màn hình rộng có bộ kết nối, băng đĩa, loa, đài cho các nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp, kĩ thuật dạy học cho giáo viên, khuyến khích, động viên giáo viên áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy trong các nhà trường. * Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nắm vững các phương pháp, kĩ thuật dạy học; tích cực, chịu khó nghiên cứu, vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học vào quá trình giảng dạy của mình. Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên cấp THPT có thể tham khảo vào việc dạy môn GDCD để nâng cao kết quả học tập, tăng cường ý thức học tập và rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh. Phụ lục 1: Kế hoạch bài học: Công Dân Với Cộng Đồng (tiết 26+27) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức + Biết được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với đời sống con người + Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác + Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. + Hiểu được trách nhiệm đạo đức của công dân trong mối quan hệ với cộng đồng +Vận dụng được mối quan hệ giữa mình với tập thể lớp,trường. 2.Về kỹ năng: + Biết sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. + Biết cách cư xử đúng đắn với những người xung quanh + Biết được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng 3. Thái độ +Yêu quý,gắn bó với bạn bè, với lớp, với trường, gia đình ,quê hương. II . Tài liệu và phương tiện dạy học: - SGK, SGV GDCD lớp 10 - Sách luyện tập và tự kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng. - Sách tình huống GDCD 10. - Phiếu học tập, giấy khổ lớn A0, bút dạ, keo dán, băng dính. III . Tiến trình dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : Giới thiệu bài Chắc hẳn trong số các em ngồi đây không ai còn lạ lẫm với truyền thuyết”Lạc Long Quân và Âu cơ” .Truyền thuyết kể rằng Âu cơ đẻ ra bọc trăm trứng rồi nở ra một trăm người con,.... ,năm mươi người con theo mẹ nên non .Từ đó hình thành nguồn gốc” Con Lạc ,cháu rồng” và cộng đồng 54 dân tộc anh em .Vậy để hiểu rõ hơn về cộng đồng ,vì sao lại gọi là cộng đồng 54 dân tộc anh em ,cô và các em đi vào tìm hiểu bài 13”Công dân với cộng đồng” . Hoạt động của gv và hs 1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. Ho¹t ®éng 1: Tìm hiểu khái niệm cộng đồng là gì? GV:Giảng giải cho hs hiểu sâu hơn về cụm từ “cộng đồng” . + “Cộng” là sự gộp lại ,cộng thêm ,kết hợp + “đồng”là cùng ,cùng nhau làm ,cùng sống . Như vậy ,cộng đồng được hiểu theo nghĩa thông thường là sự kết hợp, cùng nhau làm cùng nhau sống trong sự gắn bó ,gắn kết với nhau . GV:Đặt câu hỏi: + Theo các em nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì lớp học của chúng ta có phải là cộng đồng không ? +Các thành viên trong lớp có những điểm gì giống nhau ? HS: Thảo luận và trả lời GV :Nhận xét +Như vậy ,lớp học của chúng ta là một cộng đồng . + Các bạn trong lớp ta có nhiều điểm giống nhau như: cùng độ tuổi ,cùng chung ngôn ngữ và chữ viết ,cung theo đuổi mục đích là học tập và tiêp thu kiến thức . + Qua sự giảng giải những ví dụ vừa nêu ,cộng đồng được hiểu theo nghĩa chung nhất là: * GV +Thực hiện chia lớp ra thành hai nhóm + Giao câu hỏi * HS: + Thảo luận nhóm + Cử đại diện đứng lên trả lời GV: Nhận xét rút ra kết luận Câu hỏi: + Nhóm1: Theo các em mỗi người trong cùng một thời điểm có thể là thành viên của nhiều cộng đồng khác nhau hay không ?Cho ví dụ ? Nhóm 2: Kể tên những cộng đồng mà em biết,nêu sự giống và khác nhau giữa các cộng đồng đó ? * GV: Chuyển ý Vậy các em thấy được ngay bản thân mỗi thành viên trong lớp đều thuộc về những cộng đồng khác nhau .Vậy câu hỏi đặt ra :Vì sao chúng ta phải tham gia nhiều cộng đồng? Nó có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?Điều gì sẽ xảy ra nếu con người xa lánh cộng đồng * Tình huống :(9) Sau khi biết K bị mắc bệnh HIV thì mọi người trong gia đình và khu phố Ksinh sống đều xa lánh K .Đặc biệt những người trong gia đình K liên tục tìm cách đuổi K ra khỏi nhà vì sợ lây nhiễm và mất danh dự .Trước sự ghẻ lạnh của mọi người K đã tìm đến cái chết . Câu hỏi : Vậy theo các em ,thái độ của gia đình và những người dân trong khu phố K đang sinh sống là đúng hay sai ?Tại sao? * GV:tổng kết * GV: Đưa ra câu hỏi Từ tình huống trên theo các em cộng đồng có vai trò gì đối với đời sống con người ? * HS: Trả lời * GV: Tổng kết * GV :Chuyển ý Cộng đồng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. Vậy thì cá nhân trong cộng đồng có trách nhiệm gì đối với cộng đồng mình sinh sống hay không chúng ta sang phần 2 Hoạt động 2: Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng * GV đặt ra câu hỏi : Để tập thể lớp chúng ta phát triển ,mỗi thành viên trong lớp chúng ta phải làm gì? * HS trả lời * GV nhận xét Để cho tập thể lớp phát triển được thì mỗi thành viên trong lớp phải thấy được trách nhiệm của mình đối với công việc chung của cả lớp ,phải tuân thủ theo mọi nội quy của lớp ,trường .Các thành viên phải hoà nhập hợp tác với nhau .Như vậy ,lớp học nói riêng và các cộng đồng nói chung đều đặt ra những quy định riêng của mình bắt buộc mỗi thành viên phải tuân theo và trong đó nhân nghĩa ,hoà nhập và hợp tác là ba chuẩn mực đạo đức cao nhất của công dân khi tham gia sinh hoạt cộng đồng . * GV : chia lớp thành 4 nhóm * HS: thảo luận nhóm * HS: đại diện trả lời * GV: tổng kết + Nhóm 1 :Thế nào là nhân nghĩa lấy ? ví dụ ? + Nhóm 2 :Các biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa ở Việt Nam ? + Nhóm 3 :Vì sao nhân nghĩa lại là một yêu cầu của công dân trong quan hệ cộng đồng ? + Nhóm 4: Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nhân nghĩa của cộng đồng * GV kết luận : + Nhân nghĩa là gì ? + Các biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa là gì ? * Vì sao nhân nghĩa lại là một yêu cầu của người công dân trong cộng đồng * Chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc * GV: chia lớp ra thành 5 nhóm, mỗi nhóm 8 em, phát cho các em một tờ giấy Ao và bú
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_ky_thuat_khan_phu_ban_vao_day_bai_cong_dan_voi.doc