SKKN Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14 môn GDCD lớp 10

SKKN Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14 môn GDCD lớp 10

Nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học, năm học với chủ đề “Tiếp tục đổi mới phương pháp học và cải cách hành chính toàn nghành ” đồng thời tiếp tục thực hiện chỉ thị 06 CT/TW về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường THPT. Để phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh bản thân tôi luôn có những suy nghĩ và trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục qua bộ môn GDCD cấp THPT nhằm đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ năm học.

doc 21 trang thuychi01 7745
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14 môn GDCD lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. Mở đầu	1
I. Lý do chọn đề tài: 	1
II. Mục đích nghiên cứu : 	1
III. Đối tượng nghiên cứu: 	2
IV. Phương pháp nghiên cứu	2	
B. Nội dung 	3
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 	3
II. Thực trạng việc dạy học môn GDCD ở trường THPT Nông Cống 4: 	4
III. Các giải pháp thực hiện	6
1. Vận dụng kiến thức môn ngữ văn 	6
2.Vận dụng hiểu biết âm nhạc:	6
3. Vận dụng kiến thức môn lịch sử	7
4. Vận dụng kiến thức môn địa lý, lịch sử, văn học:	7
5. Giáo án cụ thể để giảng dạy	11
6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	18
C. Kết luận, kiến nghị	18
1. Kết luận:: 	19
2. Kiến nghị:	19
A. MỞ ĐẦU
Nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học, năm học với chủ đề “Tiếp tục đổi mới phương pháp học và cải cách hành chính toàn nghành ” đồng thời tiếp tục thực hiện chỉ thị 06 CT/TW về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường THPT. Để phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh bản thân tôi luôn có những suy nghĩ và trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục qua bộ môn GDCD cấp THPT nhằm đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ năm học. 
I. Lý do chon đề tài.
Môn GDCD là môn học của các kiến thức triết học, kinh tế, đạo đức và pháp luật đây là những kiến thức khó và trìu tượng cho nên dể gây nhàm chán cho học sinh trong một tiết học. Chính vì vậy để tạo sự hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Cho nên đòi hỏi người giáo viên cần phải có những phương pháp dạy học mới, sáng tạo, hiệu quả giáo dục cao, chính vì thế tôi mạnh dạn “Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14 môn GDCD lớp 10”
II. Mục đích nghiên cứu.
Dạy học liên môn là làm cho quá trình học tập của học sinh có ý nghĩa hơn, hình thành ở người học một năng lực một cách rõ ràng.
Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trong hơn và dự tính được những điều cần thiết cho bản thân. Quan tâm việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể từ đó giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
Qua việc dạy học tích hợp liên môn sẽ lấy học sinh làm trung tâm, định hướng phân hóa được năng lực người học, việc dạy của thầy và việc học của trò được gắn với thực tiễn rõ ràng hơn.
Chính vì vậy mà dạy học liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống.
Việc dạy học tích hợp liên môn sẽ rút ngắn được thời gian dạy học nhưng khối lượng kiến thức và những thông tin vẫn đảm bảo cho học sinh tiếp nhận.
III. Đối tượng nghiên cứu.
	Trong phạm vi của đề tài đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 11 trường THPT Nông Cống 4, tôi sử dụng kiến thức của các môn học như: Lịch sử, văn học, địa lý và sự am hiểu về âm nhạc. Qua đó giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của tiết học đồng thời giúp các em có những cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết vấn đề một cách chủ động và sâu sắc hơn qua việc tích hợp liên môn.
	Qua việc tích hợp các em thấy được lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện rõ trong các bài hát, cách bài văn, thơ, và trong những chiến dịch, những trang sử hào hùng của dân tộc. Từ đó hình thành cho các em tình cảm, tình yêu thương con người, cảnh vật, tình yêu thương cha mẹ, anh chi em, và đi rộng ra là tình yêu quê hương đất nước các em sẽ thấy. Qua đó bản thân học sinh sẽ chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức thông qua những hướng dẫn của giáo viên.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp giảng dạy GDCD ở trường THPT rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên việc kết hợp các phương phù hợp với từng nội dung, từng hình thức thực hiện luôn đóng vai trò quyết định kết kết quả đạt được.Các phương pháp mà tôi thường thực hiện : 
1. Phương pháp thảo luận nhóm : 
Thảo luận là phương pháp mà trong đó các thành viên trong tổ phải trao đổi, bàn bạc cùng nhau để giải quyết chung một vấn đề. Nhờ đó các thành viên trong tổ có cơ hội làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn và đặt biệt là được kiểm chứng ý kiến của mình. 
2. Phương pháp tình huống: 
Tình huống là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có chứa đựng mâu thuẩn. HS được đặt mình vào tính huống đòi hỏi đưa ra các phương án giải quyết . Phương pháp này rèn cho HS kĩ năng tìm đáp án. 
3. Phương pháp giao nhiệm vụ :
Đây là phương pháp đặt học sinh vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Nhờ đó giúp học sinh có cơ hội thể hiện khả năng của mình nhằm tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân các em. 
4. Phương pháp diễn giảng
Diễn giảng giáo dục học với tư cách là một phương pháp vì đó là cách thức trình bày bằng lời một khối lượng lớn tài liệu học tập có nội dung sâu sắc, khái quát và có hệ thống. Diễn giảng giáo dục học vơi tư cách là một hình thức tổ chức dạy học vì đây là hình thức làm việc tập thể , do giáo viên trình bày, học sinh tham gia đông đảo cả lớp, bài giảng được trình bày hoàn chỉnh với các yếu tố cấu trúc liên hệ hữu cơ với nhau, nội dung được quy định trong chương trình.
5. Phương pháp phân tích tổng hợp.
Thông qua các tình huống có vấn đề, từ sự tìm hiểu nội dung kiến thức học sinh sẽ tự phân tích tổng hợp, khái quát hóa để tìm ra bản chất quy luật của vấn đề và từ đó tự rút ra luận.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Trong dạy học liên môn được hiểu là sự kết hợp tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học ví dụ như tích hợp môn văn học, địa lý, lịch sử  vào môn GDCD. Như vây thông qua việc dạy học liên môn thì những kiến thức kỹ năng được học ở môn này có thể sử dụng như công cụ để nghiên cứu học tập ở môn khác.
	Xu thế trên thế giới hiện nay việc áp dụng dạy học liên môn đang được sử dụng rất phổ biến ví dụ: khung chương trình giáo dục quốc gia của Áo, Bỉ, Vương quốc Anh... đều nhấn mạnh việc phát triển các kĩ năng chung như đọc hiểu, tính toán và sử dụng ICT như là công cụ học tập trong tất cả các môn học. Ở nhiều nước phát triển như: Anh, Đức, Thụy Điển, Australia, Singapore... trong chương trình phổ thông trung học đã xuất hiện chương trình và SGK cho những môn học tích hợp (nghiên cứu xã hội, nghiên cứu môi trường, nghiên cứu tự nhiên..), hoặc các môn tích hợp như Lịch sử - Địa lý hay Địa lý - Chính trị - Giáo dục công dân...
Ở nước ta hiện nay đã được Quốc hội thông qua và đang thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo và thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngoài những nhiệm vụ thường xuyên, toàn ngành Giáo dục tập trung vào các nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau là những hoạt động diễn ra ngoài giờ các môn học trên lớp. Đây là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành niềm tin và nhân cách cho học sinh cho nên việc dạy học liên môn là phù hợp với xu hướng.
II. Thực trạng việc dạy học môn GDCD ở trường THPT Nông Cống 4.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của cấp uỷ chi bộ, ban giám hiệu nhà trường và các tổ chức chuyên môn trong nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công tác giáo dục học sinh. Giáo viên được tập huấn về việc đổi mới phương pháp dạy học 
- Phần lớn học sinh có thái độ học tập đúng đắn, thông minh, nhanh nhẹn nên thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động dạy học.
- Xã hội ngày càng phát triển, cộng nghệ thông tin và các phương tiện ngày càng hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phân công các hoạt động cho học sinh.
2. Khó khăn:
- Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học tích hợp liên môn còn hạn chế 
- Học sinh THPT đang ở độ tuổi thanh thiếu niên nên tâm lý chưa ổn định, đang muốn tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống, chưa nhận thức được việc học tập một cách đầy đủ, dễ bị dụ dỗ, đua đòi, ham chơi,..
- Phần lớn phụ huynh do điều kiện kinh tế nên ít có sự quan tâm sát sao, kèm cặp các em, thậm chí còn có tư tưởng phó mặc cho GV nên đã ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống của học sinh. 
- Nhìn nhận của học sinh môn GDCD không phải là môn thi tốt nghiệp hay thi khôi nên hầu như không chú ý quan tâm.
- Giáo viên dạy bộ môn chưa được đào tạo cơ bản về dạy học liên môn cho nên phần nào sẽ gây những khó khăn trong quá trình giảng dạy.
Khi chưa áp dụng phương pháp này, qua điều tra kết quả năm học: 2014 – 2015 của bộ môn ở các lớp tôi dạy như sau: 
Lớp
Sĩ số
Khá
Giỏi
T Bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10B1
42
10
23.8
3
1.7
23
60.3
6
14.2
0
0
10B2
49
9
18.3
1
2.0
31
63.4
7
14.3
1
2.0
10B3
48
19
39.5
0
0
26
54.2
3
6.2
0
0
10B4
47
17
36.1
2
4.2
24
52.1
4
8.5
0
0
10B5
41
14
34.1
0
0
17
61.4
9
21
1
2.4
10B6
47
17
36.1
2
4.2
20
42.7
8
17
0
0
	Với kết quả dạy học đơn môn như trên, ta thấy chất lượng giáo dục bộ môn còn thấp, học sinh có học lực yếu kém vẫn còn, số lượng học sinh giỏi chưa cao.
	Mức độ hứng thú học tập bộ môn còn hạn chế, các em coi là môn phụ cho nên chỉ có mặt trong lớp để có điểm và lên lớp.
	Trong tiết học gây nhàm chán học sinh không chịu tìm tòi, suy nghĩ, vì thế chất lượng giáo dục không khả quan.
Với những thực trạng như trên qua nhiều năm công tác bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng kiến thức liên môn để tạo hứng thú trong giờ học, nâng cao chất lượng.
III. Các giải pháp thực hiện.
1. Vận dụng kiến thức môn ngữ văn
* Nội dung kiến thức đầu tiên - Lòng yêu nước.
Để giảng dạy phần này giáo viên cho học sinh nghiên cứu đoạn thơ của Chế Lan Viên liên máy chiếu.
Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng!
Ôi Tổ quốc! Nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
 Sao chiến thắng – Chế Lan Viên
 Từ đó, (thông qua Thảo luận lớp) giáo viên phân tích kết luận: 
- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. 
2.Vận dụng hiểu biết âm nhạc.
Để cho sinh thấy được lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu giáo viên cho học sinh nghe bài hát Quê Hương của Đỗ Trung Trung Quân do nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc.
Từ đó học sinh tự kết luận vấn đề quê hương bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất...
+ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
3. Vận dụng kiến thức môn lịch sử.
Khi giảng dạy phần này giáo viên đặt ra các câu hỏi liên quan đến kiến thức lịch sử như: Em hãy nêu qua những diễn biến chính chiến dịch biên giới, hay chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng có thể là một cao trào 1939 -1945 để cho học sinh nhìn nhận vấn đề một cách rõ nét hơn về tinh thần, truyền thống yêu nước của nhân dân ta và giáo viên trích câu nói của Bác «  Dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn... » 
4. Vận dụng kiến thức môn địa lý, lịch sử, văn học.
Việc Trung Quốc hiên ngang dây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn ở đảo Trường Sa triển khai các thiết bị quân sự trên đảo này là vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi như một vài hiểu biết của em về quần đảo Trường Sa Việt Nam ?
Đảo trường sa nằm khu vực biển ở vị trí từ 6 độ 50 phút đến 12 độ vĩ bắc và 111 độ 30 phút đến 117 độ 20 phút kinh đông cách đảo phú quý bình thuận khoảng 203 hải lý cách trung quốc khoảng 1.500km đảo có diện tích 160.000km2 gồm trên 100 đảo nhỏ và có khoảng 26 đảo hoặc đảo đá chìm..
Qua đó đã cho học sinh thêm những thông tin rất quan trọng về địa lý đảo Trường Sa từ đó các em thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ đất nước... 
	Ngoài ra trong phần này giáo viên còn có thể vận dụng kiến thức của môn văn, sử, địa và sự hiểu biết xã hội 
- Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam biểu hiện ở các điểm sau: 
Vấn đề này giáo viên tổ hợp kiến thức liên môn của các môn văn, sử, địa...
Và cho học sinh thảo luận nội dung này thể hiện 
Tình cảm gắn bó quê hương đất nước.
Tình yêu thương đồng bào giống nòi dân tộc
* Hai nội dung này giáo viên có thể sử dụng kiến thức môn ngữ văn bằng các câu thơ của Chính Hữu
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Hay những câu ca dao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
	Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
* Hai nội dung tiếp theo giáo viên có thể sử dụng kiến thức môn lịch sử và kiến thức âm nhạc.
Lòng tự hào dân tộc chính đáng
Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu một số anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung, Trần Quốc Tuấn...cũng có thể cho học sinh nghe đoàn bài hát hào khí Việt Nam do nhạc sĩ Bảo Phúc sáng tác. Và cho học sinh xem một số hình ảnh về di sản văn hóa Việt Nam được UNETCO công nhân di sản văn hóa thế giới.
Cần cù và sáng tạo trong lao động
* Nội dung này giáo viên có thể sử dụng kiến thức hiểu biết xã hội cho học sinh tìm hiểu một ngành nghề tuyền thống của nước ta như: Gồm sứ, mây tre đan, dệt chiếu...giáo viên dùng kiến thức địa lý để cho học sinh sinh biết thêm những nghành nghề trên thuộc địa danh của tỉnh nào ở nước ta. Và sau đó cho học sinh tìm hiểu một số anh hùng lao động tiêu biểu.
Giáo viên tiến hành chia nhóm cho học sinh thảo luận vấn đề, giáo viên kết luận vấn đề và học sinh tự liên hệ trách nhiệm của bản thân bằng câu hỏi do giáo viên đặt ra.
* Nội dung thứ hai: Trách nhiệm xây dựng tổ quốc.
Phải cho học sinh thấy được trách nhiệm bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân nói chung và học sinh thanh niên nói riềng.
Giáo viên tích hơp kiến thức kiến thức hiểu biết xã hội để cho học sinh tìm hiểu một số công trình sáng tạo khoa học của học sinh, sinh viên và những tấm gương điển hình người tốt việc tốt, như nhiều mô hình, sản phẩm thân thiện với môi trường
Mô hình quần đảo Trường Sa (Việt Nam) của Cao Đoàn Anh Khoa,
học sinh lớp 2/5 trường Tiểu học Hòa Bình, quận 11
Giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu những hoạt động của bản thân về bảo vệ môi trường ở trường học cũng như ở địa phương
Học sinh 11B1 trường THPT Nông Cống 4 tham gia dọ vệ sinh môi trường
* Nội dung kiến thức thứ ba
Với nội dung kiến thức của phần này giáo viên có thể tích hợp kiến thức: Quốc phòng và an ninh: Như luật nghĩa vụ quân sự. Độ tuổi nhập ngũ của thanh niên hiện nay là bao nhiêu? Cho học sinh quan sát hình ảnh thanh niên lên đường nhập ngũ
Thanh niên tham gia luật nghĩa vụ quân sự
Kiến thức về lịch sử. 
« Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước »
	 Hồ chí Minh
	Kiến thức về địa lý. Cho học sinh tìm hiểu vị trí của Việt Nam ở biển đông? Từ đó các em thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng bảo vệ tổ quốc.
5. Giáo án cụ thể để giảng dạy
Tiết 27, 28
BÀI 14.
CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
I. Mục tiêu bài học 
 1. Về kiến thức . 
HS nắm được truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, nắm dược lòng yêu nước. Từ đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc 
2. Về thái độ 
- Yêu quý tự hào quê hương đất nước, có ý thức học tập rèn luyện góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc
II. Phương pháp hình thức tổ chức dạy học 
- Phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tình huống, phương pháp diễn giảng, phương pháp phân tích tổng hợp, điều tra liên hệ thực tế 
- Xem băng đĩa thơ, nhạc các bài hát liên quan đến nội dung cũng như các tư liệu lịch sử...
III. Tài liệu phương tiện dạy học 
- Các bài thơ, bài ca dao, bài hát, băng hình tài liệu kiến thức lịch sử địa lý, âm nhạc, văn học...
- SGK- SGV tài liệu hướng dẫn dạy học 
- Máy chiếu đa năng, tranh ảnh liên quan
IV. Các hoạt động dạy học 
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi . Theo em hòa nhập là gì ? Cho ví dụ ?
Dạy bài mới 
Hoạt Động 1. 
Mời các bạn lắng nghe ca khúc “Việt Nam quê hương tôi”
Câu hỏi . Em có nhận xét gì về nội dung bài hát ?
Bài hát đã thể hiện bức tranh tươi đẹp phong cảnh Việt Nam,lòng tự hào về con người cảnh vật thân thương tình yêu qyê hương đát nước của tác giả 
 Vậy để hiểu rõ vấn đề này chúng ta đi vào tìm hiểu bài công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản cần đạt
Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng!
Ôi Tổ quốc! Nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
 - Sao chiến thắng-
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả qua 4 câu thơ trên?
HS trả lời giáo viên kết luận: : Câu thơ đầu tác giả thể hiện tình cảm yêu tổ quốc như yêu chính bản thân mình câu thơ thứ 2 đI rộng ra là yêu mẹ yêu cha vợ chồng như yêu chính nghười thân của mình ,câu 3,4 khi tổ quốc lâm nguy sẵn sàng hy sinh bảo vệ tổ quốc 
 Vậy lòng yêu nước là gì ?
Hoạt Động 2. Để cho sinh thấy được lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu giáo viên cho học sinh nghe bài hát Quê Hương của Đỗ Trung Trung Quân do nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc.
Câu hỏi. Lòng yêu nước bắt nguồn từ 
đâu?
- Học sinh thảo luận trả lời 
- Giáo viên kết luận:
Hoạt Động 3. Giáo viên chia nhóm để thảo luận
Nhóm 1. Vận dụng kiến thức văn học hãy lấy một số ca dao, tục ngữ, câu thơ nói về tình cảm gắn bó với quê hương đất nước và tình yêu thương đồng bào giống nòi dân tộc?
- Học sinh trả lời.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
 - Chính Hữu -
Hay những câu ca dao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Nhóm 2. Vận dụng kiến thức về lịch sử, địa lý, hảy chỉ ra lòng tự hào dân tộc chính đáng và tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm qua một chiến dịch lịch sử?
Nhóm 3. Bằng kiến thức địa lý hãy nêu một hiểu biết của em về quần đảo Trường Sa Việt Nam?
Nhóm 4. Dựa vào kiến thức lịch sử hãy kể tên một số anh hùng dân tộc trong chiến tranh và anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới?
Hoạt Động 4
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu khổ thơ trong bài Việt Nam đất nước tôi của nhà thơ Trần Nguyên Tử
Đất địa linh, rồng vàng bay lượn
Thành Thăng Long dựng tượng ghi công
Cháu con nối chí cha ông
Đồng tâm vệ Quốc, một lòng an dân
Câu hỏi: Vây là học sinh bản thân em phải có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng Tổ Quốc?
- Học sinh trả lời
- Giáo viên kết luận và cho học sinh quạ sát những hình ảnh thể hiện trách nhiệm của học sinh
Mô hình sản phẩm thân thiện với môi trường do học sinh nghiên cứu tạo ra
 Học sinh bảo vệ môi trường 
Hoạt Động 5
Bác Hồ đã dạy “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước ”
Câu hỏi: Dựa vào kiến thức lịch sử em hãy cho biết câu nói trên của Bác vào ngày, tháng năm nào? Ở đâu?
- Học sinh trả lời
- Giáo viên kết luận: Ngày 19/9/1954
Khu di tích đền Hùng phú Thọ.
Câu hỏi: Để thực hiện lời dạy của Bác mỗi học sinh chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên kết luận nội dung.
Câu hỏi. Theo em hiện nay độ tuổi nhập ngũ của thanh niên là bao nhiêu?
Đến ngày 1/1/2016, áp dụng Luật nghĩa vụ quân sự điều 30  quy định về độ tuổi nhập ngũ được như sau:
"Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Thanh niên lên đường nhập ngũ
Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước đó là trách nhiêm của tất cả chúng ta trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
1. Lòng yêu nước 
* Yêu nước là gì ? 
* Là phẩm chất đạo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_kien_thuc_lien_mon_de_day_bai_14_mon_gdcd_lop_1.doc
  • docBIA.DOC