SKKN Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông - Nguyên (thế kỷ XIII)” - (Lịch sử 7)

SKKN Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông - Nguyên (thế kỷ XIII)” - (Lịch sử 7)

 Một nhà nghiên cứu giáo dục đã từng nói: "Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý". Trong điều 4, chương I "Luật giáo dục" nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Phương pháp dạy học phải biết phát huy tính giáo dục tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý thức vươn lên".

 Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ngày càng cao và là một nhu cầu tất yếu, mang tính chiến lược nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện về: " Đức - Trí - Thể - Mĩ", để làm chủ bản thân, xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp.

 Vấn đề chủ yếu trong học tập không phải cung cấp cho học sinh một số kiến thức, mà quan trọng là làm cho các em hiểu một cách sâu sắc kiến thức đó. Với đặc điểm và chức năng của mình, việc học tập Lịch Sử lại càng phải chú trọng đến phát triển năng lực, tính tích cực của học sinh. Học Lịch Sử không chỉ để “biết” mà còn để “hiểu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

 " Dân ta phải biết sử ta

 Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam"

Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.

Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân, Âm Nhạc, Mĩ Thuật. Rèn luyện kĩ năng sống, Giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống và ngược lại, từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến Lịch sử

 

doc 29 trang thuychi01 19854
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông - Nguyên (thế kỷ XIII)” - (Lịch sử 7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG 
TRƯỜNG THCS QUẢNG NGỌC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN 
ĐỂ DẠY BÀI 14: “BA LẦN KHÁNG CHIẾN
 CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
 (THẾ KỶ XIII)” - ( LỊCH SỬ 7)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Ngọc
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch Sử
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Phần
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
 1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
 2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
19
3
Kết luận, kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
22
Phụ lục
23
1 . MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
	Một nhà nghiên cứu giáo dục đã từng nói: "Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý". Trong điều 4, chương I "Luật giáo dục" nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Phương pháp dạy học phải biết phát huy tính giáo dục tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý thức vươn lên".
	Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ngày càng cao và là một nhu cầu tất yếu, mang tính chiến lược nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện về: " Đức - Trí - Thể - Mĩ", để làm chủ bản thân, xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp.
	Vấn đề chủ yếu trong học tập không phải cung cấp cho học sinh một số kiến thức, mà quan trọng là làm cho các em hiểu một cách sâu sắc kiến thức đó. Với đặc điểm và chức năng của mình, việc học tập Lịch Sử lại càng phải chú trọng đến phát triển năng lực, tính tích cực của học sinh. Học Lịch Sử không chỉ để “biết” mà còn để “hiểu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
	 " Dân ta phải biết sử ta
	 Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam"
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. 
Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân, Âm Nhạc, Mĩ Thuật... Rèn luyện kĩ năng sống, Giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống và ngược lại, từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến Lịch sử
Trong chương trình phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp trong hầu hết các bài dạy, từ đó làm tăng hứng thú cho học sinh.
Với chương trình Lịch Sử 7 rất khó để cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động và hứng thú, đặc biệt trong bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ( Thế kỷ XIII)” ( Lịch Sử 7). Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải vận dụng kiến thức liên môn, kết hợp phù hợp các phương pháp dạy học chắc chắn sẽ gây hứng thú cho học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Quan trọng hơn nữa, đây cũng là bài học để giáo viên có thể giúp học sinh so sánh và nhận xét các trận chiến trên sông Bạch Đằng trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên với cuộc chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền và Lê Hoàn.
 Nhưng hiện nay, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy học theo hướng liên môn nói chung và khi dạy bài 14: " Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ( Thế kỷ XIII)” ( Lịch Sử 7) nói riêng. Cho nên, học sinh vẫn rất khó lĩnh hội kiến thức và chất lượng thu được không cao. Hơn nữa, đây cũng là vấn đề chưa có ai nghiên cứu một cách cụ thể. Vì vậy, để dạy bài 14 "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7), thì người giáo viên phải chú trọng đến dạy học theo hướng liên môn. 
Trong bài này, với thời lượng của 4 tiết học giáo viên có thể tích hợp với rất nhiều các môn học khác nhau như: Hóa Học, Văn Học, Giáo dục công dân, Mĩ Thuật, Âm Nhạc, Giáo dục quốc phòng. Để cho học sinh tiếp thu một cách tốt nhất, giáo viên phải sử dụng phần mềm MS Power Point và dạy bằng giáo án điện tử để tăng hứng thú trong quá trình học tập cho học sinh.
	 Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7). Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng có thể giúp các đồng chí tham khảo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của mình, góp phần hoàn thành mục tiêu môn học đề ra.
 Đồng thời, đề tài cũng nhằm góp phần phục vụ cho quá trình giảng dạy của bản thân trong việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần của Nghị quyết 29 của BCHTW Đảng 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. 	 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
        Với đề tài này, tôi sử dụng kiến thức một số môn học khác như Địa Lí, Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Hóa Học, Âm Nhạc, Mĩ Thuật, Giáo dục quốc phòng để giảng dạy và làm nổi bật những nội dung trọng tâm của từng tiết học. Qua đó, giúp học sinh nhận thức được nội dung cơ bản của bài. 
Quá trình thực hiện đề tài, tôi mong muốn giờ học Lịch sử phải thực sự là một giờ học hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và thực sự tạo được hứng thú học tập và phát triển toàn diện cho học sinh.
         1.3. Đối tượng nghiên cứu.
         Trong phạm vi của đề tài, tôi vận dụng một số kiến thuộc các môn Địa Lí, Ngữ Văn, GDCD, Hóa Học, Âm Nhạc, Mĩ Thuật, Giáo dục quốc phòng để vận dụng vào dạy bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7). Qua nội dung tích hợp, liên môn học sinh có thể nhận thức được một cách sâu sắc nội dung bài học. Từ đó, học sinh vận dụng nội dung kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các môn học khác như : Địa Lí, Ngữ Văn, Giáo dục công dân...
         1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác- Lênin, đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp Lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp liên ngành, liên môn, tích hợp....Phân tích một số nội dung Lịch sử trọng tâm của bài học bằng việc dựa trên kiến thức của các môn: Địa Lí, Ngữ Văn, GDCD, Hóa Học, Âm Nhạc, Mĩ Thuật, Giáo dục quốc phòng.
2 . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo từ điển Tiếng Việt: Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp.
Theo từ điển giáo dục học: Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
Tích hợp là một xu thế, một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Quan điểm dạy học tích hợp được xem là định hướng lí luận của chương trình giáo dục Việt Nam hiện hành trong những năm sắp tới.
Ngoài ra, tình trạng kém chất lượng của học sinh ở các trường THCS, trong đó có môn Lịch Sử đang được báo động. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu là giáo viên chưa cải tiến phương pháp dạy học một cách triệt để, chưa gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Vì vây, việc thay đổi phương phá học cho học sinh cực kì quan trọng. Kairốp cho rằng: "Giảng dạy không phải là nhồi nhét một mớ kiến thức. Các em không phải là cái bình chứa kiến thức cũng không phải là rót vào bình”
Để đạt kết quả cao, dạy học liên môn phải xác định được các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. 
Trong bộ môn Lịch Sử có rất nhiều nội dung cần có sự phối hợp giảng dạy kiến thức Sử học với các môn khoa học khác, đặc biệt là các môn khoa học xã hội như Ngữ Văn, Địa Lí, GDCD, Giáo dục quốc phòng Ở bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7), khối lượng kiến thức nhiều mà thời lượng trên lớp chỉ có 4 tiết, nên để có thể hiểu được một cách sâu sắc những vấn đề cốt lõi của bài học, giảm được thời lượng trên lớp cũng như có thể vận dụng vào việc học tập các môn học khác thì việc vận dụng kiến thức liên môn là hết sức cần thiết ở bài này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi:
 Tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên, khuyến khích của BGH nhà trường, của ngành...
Bản thân giáo viên được đào tạo chuyên ban, nhiệt huyết với nghề, có trách nhiệm và luôn trăn trở với bài dạy, với việc thay đổi phương pháp dạy học để phù hợp với từng đối tượng học sinh.
	 Đồ dùng dạy học của nhà trường được giữ gìn, bảo quản tốt, máy móc phục vụ cho dạy học cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm.
	 Nhìn chung, đại đa số học sinh chăm, ngoan, hứng thú với bộ môn và đặc biệt khi các em được phát huy tính tích cực của mình. 
	 Ngoài ra, với sự bùng nổ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh có thể tìm hiểu thêm nguồn thông tin rất phong phú có liên quan.
	 Ưu điểm với học sinh: các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
	Với giáo viên: việc dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình, mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. 
* Khó khăn:
	 Nhiều học sinh, phụ huynh còn xem bộ môn Lịch Sử là môn phụ, lại khô khan, khó học, khó nhớ. Cho nên, trong giờ học nhiều em không tập trung chú ý.
	Ngoài ra, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn như: phòng đa năng, nhiều đồ dung dạy học chất lượng không tốt, không phù hợp, phòng dạy giáo án điện tử tuy đã có nhưng cả trường chỉ có 1 phòng. Cho nên không đáp ứng nhu cầu cho các tiết học Vì vậy, rất khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học.
Về chương trình : thiết kế còn nặng, quá nhiều sự kiện, sự trùng lặp kiến thức giữa các cấp học còn nhiều, nặng về ghi nhớ máy móc. 
 	Về SGK: Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh. Nội dung nhiều bài rất khô khan về kiến thức, thiên về nhiều sự kiện lịch sử, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật.
Về giáo viên : Coi nặng việc truyền thụ kiến thức có trong SGK (lối dạy nhồi nhét kiến thức để thi cử). Ít vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp giáo dục (xem nhẹ việc dạy để giúp HS phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn).Hệ quả là dẫn đến tiết dạy khô khan, kém hấp dẫn, nặng về cung cấp kiến thức, liệt kê sự kiện. Điều này dễ sa vào lối dạy đọc chép.
Về học sinh: Ghi nhớ bài học một cách rời rạc, máy móc. Không nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Hệ quả : nhàm chán, không yêu thích bộ môn Lịch Sử.
* Kết quả khảo sát chất lượng của học sinh.
	Khi dạy bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7) nếu giáo viên không dạy học theo hướng liên môn và không được thiết kế qua giáo án điện tử thì học sinh không thể tiếp thu một cách tốt nhất nội dung bài học.
	Từ việc điều tra thực trạng, tôi thấy học sinh chưa có hứng thú học tập và kết quả đạt được chưa cao. Qua kiểm tra chất lượng trước khi làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm này tôi thu được kết quả tại lớp 7B trường THCS Quảng Ngọc - Quảng Xương như sau:
Sĩ số
Tích kê điểm
0- <2
2- <3,5
3,5- <5
5- <7
7- <9
9 - 10
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
44
2
4
8
18
13
29
18
41
3
6
1
2
22
50
Với chất lượng: kém, yếu, trung bình còn nhiều, học sinh khá, giỏi còn ít, đã thôi thúc tôi tìm mọi cách để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, tôi đã sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7) để từ đó giúp các em đạt được kết quả cao hơn trong học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Giáo viên phải khai thác một cách triệt để kiến thức liên môn có liên quan đến bài học. Trong quá trình dạy học, giáo viên tùy theo mức độ của học sinh để sử dụng kiến thức liên môn cho phù hợp. Vì vậy, tôi tin chắc rằng học sinh sẽ hứng thú trong các tiết học của bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7).
* Khai thác các nguồn kiến thức liên môn.
- Vận dụng kiến thức liên môn, thông qua các môn học:
+ Môn Địa lí: đặc điểm địa hình, khí hậu, dân cư, các nguồn tài nguyên. + Môn Ngữ văn: vận dụng các thao tác tổng hợp, phân tích, các tác phẩm văn, thơ. 
+ Môn Giáo dục công dân: giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ Biên giới, lãnh thổ của Tổ quốc. 
+ Môn Mĩ Thuật: hình ảnh trực quan sinh động qua các tranh vẽ có liên quan, tranh ảnh...
+ Môn Hóa Học: bằng phương pháp phóng xạ Các bon ( C14) để xác định niên đại bãi cọc ở sông Bạch Đằng.
+ Môn giáo dục quốc phòng: để thấy rõ chiến thuật, chiến lược của cha ông ta trong quá trình bảo vệ Tổ quốc.
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ hơn về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân ta trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
* Các kiến thức liên môn cần khai thác.
 Tiêu mục
Kiến thức liên môn
Nội dung khai thác
TIẾT 1
I/ Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ.
1/ Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
- Địa lí
- Mĩ Thuật
- Lược đồ: Sự bành trướng của đế quốc Mông Cổ.
- Lược đồ: Mông Cổ xâm lược Chăm - Pa làm bàn đạp xâm lược Đại Việt.
- Chân dung: Thành Cát Tư Hãn
- Hình ảnh quân Mông Cổ
- Chân dung: Hốt Tất Liệt
2/ Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ
- Địa lí
- Mĩ Thuật
- Văn Học
-Giáo dục 
- Lược đồ: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
- Bến Đông Bộ Đầu
- Chân dung vua: Trần Thái Tông
- Tác phẩm Thái Sư Trần Thủ Độ
- Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ I.
 TIẾT 2
II/ Cuộc kháng chiến lần thứ II chống quân xâm lược Nguyên
1/ Âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại Việt của nhà Nguyên
- Địa lí
- Lược đồ: Quân Nguyên xâm lược Nam Tống và Đại Việt
2/ Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Mĩ Thuật
- Văn Học
- Âm nhạc
- Hình ảnh: Hội nghị Bình Than
- Chân dung: Trần Quốc Toản
- Chân dung: Trần Quốc Tuấn
- Hình ảnh: Hội nghị Diên Hồng
- Tác phẩm: “Lá cờ thêu 6 chữ vàng” của Nguyễn Huy Tưởng
- Trần Quốc Tuấn với “Hịch tướng sĩ”
- Bài hát: Hội nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước.
3/ Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến
- Địa lí
- Văn Học
-Giáo dục 
- Lược đồ: Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ II (1285)
- Tác phẩm: Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải
- Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ II.
TIẾT 3
III/ Cuộc kháng chiến lần thứ III chống quân xâm lược Nguyên
1/ Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
- Địa lí
- Văn học
- Lược đồ: Diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ III chống quân Nguyên (1287 - 1288).
- Thơ, văn của Trần Quốc Tuấn
2/ Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
- Địa lí
-Giáo dục 
- Lược đồ : Trận Vân Đồn
- Ý nghĩa của trận Vân Đồn
3/ Chiến thắng Bạch Đằng
- Địa lí
- Mĩ Thuật
-Giáo dục 
- Hóa Học
- Lược đồ: Chiến thắng Bạch Đằng (1288)
- Hình ảnh: Bãi cọc ở sông Bạch Đằng
- Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
- Phương pháp phóng xạ C14
TIẾT 4
IV/ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
1/ Nguyên nhân thắng lợi
- Văn học
- Tác phẩm nói về chiến thắng của quân dân ta.
- Dẫn chứng nói về việc giải quyết bất hòa trong nội bộ họ Trần.
- Các tác phẩm Binh thư nổi tiếng.
2/ Ý nghĩa lịch sử
-Giáo dục 
-Giáo dục quốc phòng
-Mĩ Thuật
- Ý nghĩa của 3 lần chiến thắng chống quân Nguyên xâm lược
- Bảo vệ Biên giới, lãnh thổ Tổ quốc
- Bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam sau này.
- Tượng: Trần Hưng Đạo
- Tượng: Vua Trần Nhân Tông
- Đền thờ của những người có công.
* Cách vận dụng kiến thức liên môn trong bài học.
Do điều kiện, thời gian trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, cho nên tôi chỉ có thể đi vào các vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với phần mềm MS Power Point để dạy bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên” ( Thế kỉ XIII) - ( Lịch sử 7).
Đối với bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên” (Thế kỉ XIII) - (Lịch sử 7), được phân phối chương trình dạy trong 4 tiết. Đây là bài học để cho học sinh thấy quá trình xâm lược và 3 lần chống quân Mông - Nguyên xâm lược của nhân dân ta. Đồng thời, kết thúc cả một thời kì dài trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Và từ đó, mở ra một thời kì phát triển thịnh vượng của quốc gia Đại Việt dưới thời Trần. 
Vì vậy, Với việc sử dụng kiến thức liên môn giáo viên sẽ giúp học sinh hứng thú và hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học. Cũng từ đó, giúp học sinh thêm yêu, trân trọng và có ý thức bảo vệ Biên giới, chủ quyền Tổ quốc.
TIẾT 1
I/ Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ.
1/ Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.
 	+ Môn Mĩ Thuật:
	Trước khi cho học sinh tìm hiểu về âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ, giáo viên cũng cần khái quát sơ qua về sự ra đời và bành trướng lãnh thổ của quốc gia này. Để các em hứng thú hơn trong học tập, giáo viên sử dụng các tranh vẽ và tư liệu về Vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt - Người đã quyết định xâm lược Đại Việt. Cũng như những hình ảnh kị binh Mông Cổ - Đội quân hiếu chiến bậc nhất thế giới thời kì bấy giờ.
 Hốt Tất Liệt Hình ảnh kị binh Mông Cổ
Nhà thơ Ac - mê - nia (1210 - 1290) đã từng nói : 
	“ Không có một dòng suối, một con sông nào không tràn đầy nước mắt chúng ta,
	Không có một ngọn núi, một cánh đồng nào không bị quân Mông Cổ giày xéo.”
+ Môn Địa Lí:
Cũng thông qua kiến thức Địa Lí, với lược đồ: “Sự bành trướng của Mông Cổ xuống phía Nam đến năm 1258” để cho học sinh thấy được: Để chiếm được Nam Tống, Vua Mông Cổ đã tiến hành xâm lược Đại Việt rồi từ Đại Việt đánh lên phía Nam Trung Quốc phối hợp với cánh quân từ phía Bắc xuống, tạo thế “gọng kìm” để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt.
2/ Nhà Trần chuẩn bị tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
	+ Môn Địa Lí:
	Để học sinh hiểu một cách sâu sắc quá trình quân dân nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ như thế nào, giáo viên có thể sử dụng lược đồ: Diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258) kết hợp với kiến thức Địa Lí.
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258)
của quân và dân Đại Việt
Qua đó, giáo viên giúp các em thấy được quân dân nhà Trần đã chuẩn bị chiến đấu như thế nào. Khi thế giặc đang mạnh, chúng ta đã rút về vùng Thiên Mạc (Duy Tiên - Hà Nam ra sao). Rồi khi thời cơ đến, nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu và cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất thắng lợi. 
	+ Môn Mĩ Thuật:
	Giáo viên có thể cho các em quan sát hình ảnh về bến Đông Bộ Đầu nơi diễn ra trận quyết chiến giữa 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_kien_thuc_lien_mon_de_day_bai_14_ba_lan_khang_c.doc