SKKN Sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong bài Liên Bang Nga - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội " (Địa Lí 11)

SKKN Sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong bài Liên Bang Nga - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội " (Địa Lí 11)

Trong dạy học Địa lí, việc sử dụng kênh hình (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh.), sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint có vai trò rất quan trọng. Bởi nó giúp giáo viên thực hiện các thao tác mô phỏng một sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể và các biểu tượng cũng được hình thành rõ nét hơn. Từ đó, học sinh hứng thú học tập và thu nhận thông tin về các sự vật, hiện tượng địa lí một cách dễ dàng, trực quan, sinh động. Song ở các trường trung học phổ thông hiện nay việc sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế do nhiều giáo viên ngại không muốn lấy bản đồ, tranh ảnh, giáo viên có tuổi thì trình độ tin học chưa cao, trường không có phòng để thiết bị dạy học riêng cho từng bộ môn, nhiều phương tiện dạy học đặc biệt là bản đồ còn thiếu và chưa đồng bộ, cập nhật. Điều đó đã làm cho hiệu quả dạy học chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay để thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Địa lí nói chung, Địa lí 11 nói riêng cần phải biết tạo hứng thú học tập cho học sinh như sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint. Đây là những cách làm gần gũi, dễ áp dụng, dễ đưa tiết dạy trở nên sinh động và lôi cuốn học sinh. Bởi các em không quá phụ thuộc vào sách giáo khoa mà chỉ cần dựa vào bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sơ đồ.để phát hiện và hiểu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng địa lí. Với cách làm này giáo viên đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú học tập Địa lí ở học sinh giúp các em say mê học tập bộ môn, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, cập nhật, có liên hệ với thực tế địa phương và ứng dụng vào cuộc sống hiện tại và tương lai. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, chỉ sử dụng kênh hình có ở sách giáo khoa để giảng dạy Địa lí 11 nhất là bài Liên Bang Nga-Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội thì kết quả chưa cao, chưa gây hứng thú và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, trái lại còn làm cho các em dễ nhàm chán và ngại học Địa lí.

 Qua nhiều năm giảng dạy Địa lí, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn và đạt kết quả cao hơn. Một trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện gây hứng thú học tập cho học sinh là sử dụng kênh hình, các sơ đồ kiến thức và phần mềm Powerpoint. Trên cơ sở đó, bản thân tôi đã lựa chọn đề tài về đổi mới phương pháp dạy học cụ thể là "Sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong bài Liên Bang Nga-Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội" (Địa Lí 11).

 

doc 6 trang thuychi01 10252
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong bài Liên Bang Nga - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội " (Địa Lí 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong dạy học Địa lí, việc sử dụng kênh hình (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh...), sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint có vai trò rất quan trọng. Bởi nó giúp giáo viên thực hiện các thao tác mô phỏng một sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể và các biểu tượng cũng được hình thành rõ nét hơn. Từ đó, học sinh hứng thú học tập và thu nhận thông tin về các sự vật, hiện tượng địa lí một cách dễ dàng, trực quan, sinh động. Song ở các trường trung học phổ thông hiện nay việc sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế do nhiều giáo viên ngại không muốn lấy bản đồ, tranh ảnh, giáo viên có tuổi thì trình độ tin học chưa cao, trường không có phòng để thiết bị dạy học riêng cho từng bộ môn, nhiều phương tiện dạy học đặc biệt là bản đồ còn thiếu và chưa đồng bộ, cập nhật... Điều đó đã làm cho hiệu quả dạy học chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay để thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Địa lí nói chung, Địa lí 11 nói riêng cần phải biết tạo hứng thú học tập cho học sinh như sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint.... Đây là những cách làm gần gũi, dễ áp dụng, dễ đưa tiết dạy trở nên sinh động và lôi cuốn học sinh. Bởi các em không quá phụ thuộc vào sách giáo khoa mà chỉ cần dựa vào bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sơ đồ...để phát hiện và hiểu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng địa lí. Với cách làm này giáo viên đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú học tập Địa lí ở học sinh giúp các em say mê học tập bộ môn, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, cập nhật, có liên hệ với thực tế địa phương và ứng dụng vào cuộc sống hiện tại và tương lai. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, chỉ sử dụng kênh hình có ở sách giáo khoa để giảng dạy Địa lí 11 nhất là bài Liên Bang Nga-Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội thì kết quả chưa cao, chưa gây hứng thú và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, trái lại còn làm cho các em dễ nhàm chán và ngại học Địa lí. 
	Qua nhiều năm giảng dạy Địa lí, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn và đạt kết quả cao hơn. Một trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện gây hứng thú học tập cho học sinh là sử dụng kênh hình, các sơ đồ kiến thức và phần mềm Powerpoint. Trên cơ sở đó, bản thân tôi đã lựa chọn đề tài về đổi mới phương pháp dạy học cụ thể là "Sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong bài Liên Bang Nga-Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội" (Địa Lí 11).
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thực tiễn hiện nay đã đặt ra vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm. Học sinh phải chủ động tham gia vào quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Kết quả dạy học sẽ cao hơn nữa nếu giáo viên cho phép học sinh tiếp cận tài liệu, kiến thức dưới dạng sơ đồ, mô hình... Ngược lại, việc học tập sẽ gặp khó khăn khi giáo viên chỉ đơn thuần thuyết trình theo phương pháp truyền thống.
	Với việc nghiên cứu đề tài "Sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong bài Liên Bang Nga-Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội " (Địa Lí 11) tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học đạt hiệu quả tốt hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động và ngày càng yêu thích môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 11 trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2016-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp sưu tầm tài liệu, bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ phục vụ bài giảng.
 - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, điều tra, khảo sát thực tế.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 	Trong quá trình giảng dạy Địa Lí THPT giáo viên đã kết hợp nhiều phương pháp và phương tiện dạy học khác nhau nhưng việc sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint để giảng dạy Địa lí 11 chưa thực sự được chú ý và áp dụng một cách rộng rãi, có hiệu quả.
Trong các tài liệu tham khảo có nhiều tác giả đã đề cập đến việc soạn giáo án điện tử để giảng dạy Địa lí 11. Tuy nhiên, đến nay chưa có một tài liệu nào viết về việc sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint để giảng dạy bài Liên Bang Nga-Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu và thử nghiệm sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong bài Liên Bang Nga-Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách. Cách làm này cho thấy đa số học sinh thích học môn Địa lí, dễ lĩnh hội kiến thức, trực quan, sinh động và hiểu bài nhanh chóng, lâu bền hơn, góp phần làm cho bài giảng nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình Địa lí 11 có nhiều nội dung mới và khó, đặc biệt là phần Địa lí khu vực và quốc gia. Để học sinh có cái nhìn tổng quát về địa lí khu vực và quốc gia đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, chuẩn bị cho bài giảng bằng việc sưu tầm tài liệu, sử dụng kênh hình, sơ đồ và thiết bị dạy học hiện đại để khai thác kiến thức cho trực quan, sinh động. Chỉ có sử dụng kênh hình như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh... sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint thì học sinh mới hứng thú học tập và tiếp nhận được kiến thức một cách dễ dàng, chính xác. Nếu không sẽ dễ nhầm lẫn giữa các khu vực và các quốc gia. Nhưng trong thực tế giảng dạy bản thân tôi gặp phải một số khó khăn sau:
Nhà trường chưa có nhiều phòng máy chiếu riêng gây khó khăn cho việc soạn giáo án và dạy trên lớp bằng phần mềm Powerpoint.
 Hệ thống bản đồ, tranh ảnh phục vụ bài giảng thiếu nhiều, chưa cập nhật.
Hệ thống máy chiếu cũ không đảm bảo chất lượng giờ dạy, các hình ảnh khi chiếu bị nhoè, kênh chữ khó nhìn, âm thanh khó nghe.
Việc soạn giảng bằng phần mềm Powerpoint không áp dụng thường xuyên, liên tục mà chỉ có đợt thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp trường hoặc những bài không có bản đồ, tranh ảnh ở phòng thiết bị thì tôi mới sử dụng. Mặt khác, do có ít phòng máy chiếu nên nhiều tiết dạy không áp dụng được phần mềm Powerpoint vì phải nhường phòng cho những giáo viên thao giảng hoặc là được thanh tra chuyên môn.
Do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn Địa lí trong đời sống xã hội nên một số học sinh có thái độ xem thường bộ môn Địa lí, coi đó là " môn phụ", môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều dẫn đến hậu quả học sinh chưa hứng thú học tập và không nắm được bản chất của vấn đề. 
Tình trạng phổ biến hiện nay ở các trường phổ thông là đa số học sinh học bài còn rất thụ động, học bài theo kiểu học thuộc lòng, học vẹt, quên kiến thức rất nhanh chóng. Vì vậy, việc giúp các em hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng địa lí nhanh và lâu là một việc làm quan trọng.
Hiện nay, hiệu quả dạy học Địa lí chưa cao và còn nhiều bất cập như chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải về kết cấu các nội dung, về thời lượng của chương trình. Chương trình còn nặng về lí thuyết, ít bài thực hành, ít kênh hình và trong mỗi bài dạy lại có quá nhiều nội dung làm cho học sinh chưa hứng thú học Địa lí.
Đối với lớp 11A8 tôi không sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint mà chỉ sử dụng kênh chữ, tranh ảnh trong sách giáo khoa nên học sinh không nắm vững được kiến thức cơ bản mà giáo viên truyền tải theo chuẩn kiến thức - kỹ năng. Kết quả là phần lớn học sinh không hiểu bài, không có hứng thú học tập Địa lí.
Từ thực trạng trên, để đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học tôi đã mạnh dạn thiết kế lại bài dạy, đổi mới phương pháp bằng việc“Sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong bài Liên Bang Nga-Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội" (Địa lí 11).
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Đề tài “Sử dụng kênh hình, sơ đồ dạy học và phần mềm Powerpoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong bài Liên Bang Nga-Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội"1 (Địa lý 11) được tôi thể hiện như sau: 
Trước hết, giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát sơ đồ tóm tắt nội dung bài học:
Quan sát sơ đồ trên, học sinh sẽ biết được bài học gồm 3 nội dung chính là vị trí địa lí và lãnh thổ; Điều kiện tự nhiên; Dân cư và xã hội. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng mục cụ thể theo cách thức sau:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và lãnh thổ Liên Bang Nga.
Hình thức: Cả lớp
Thời gian: 7 phút
Bước 1: Giáo viên chiếu lược đồ các nước trên thế giới, bản đồ vị trí địa lí và lãnh thổ Liên Bang Nga [5] cho học sinh quan sát và yêu cầu trả lời các câu hỏi: 
Xác định vị trí địa lí của Liên Bang Nga?
Liên Bang Nga giáp với những quốc gia, biển và đại dương nào?
Lược đồ các nước trên thế giới [5] 
	Bước 2: Từ việc quan sát bản đồ trên học sinh dễ dàng trả lời được đặc điểm vị trí địa lí của Liên Bang Nga, các học sinh khác bổ sung. Giáo viên nhận xét và giúp học sinh chuẩn kiến thức theo các ý sau:
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ.
1. Vị trí địa lí.
- Nằm ở cả hai châu lục Á, Âu [6].
- Tọa độ địa lí: + Điểm cực Bắc: 77°38’B
 + Điểm cực Nam: 41°41’B
 + Điểm cực Đông: 170°5’T
 + Điểm cực Tây: 27°19’Đ [5].
- Tiếp giáp: + Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
 + Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
 + Phía Tây và phía Nam giáp 14 nước láng giềng và nhiều biển (Ban Tích, Biển Đen, biển Caxpi) [6].
Tiếp theo, Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh quan sát bản đồ các nước trên thế giới, bản đồ vị trí địa lí và lãnh thổ Liên Bang Nga kết hợp với việc đọc mục I SGK để:
+ Nêu đặc điểm của diện tích lãnh thổ Liên Bang Nga?
+ Xác định phạm vi lãnh thổ Liên Bang Nga?
 Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức và đưa ra kết luận về lãnh thổ Liên Bang Nga:
2. Lãnh thổ.
 - Diện tích: 17,1 triệu km2 - Lớn nhất thế giới. 
 - Lãnh thổ trải dài trên phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
 - Đất nước trải ra trên 11 múi giờ [6].
Sau khi học sinh hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Liên Bang Nga, Giáo viên đặt thêm câu hỏi để học sinh trả lời:
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới sự phát triển kinh tế Liên Bang Nga?
Học sinh trả lời. Giáo viên bổ sung và chuẩn kiến thức: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Liên Bang Nga thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với nhiều nước, thiên nhiên phân hóa đa dạng và giàu tài nguyên [2].
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của Liên Bang Nga.
Hình thức: Nhóm. 
Thời gian: 18 phút
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm địa hình. 
Nhóm 2: Tìm hiểu về khoáng sản và rừng. 
Nhóm 3: Tìm hiểu về sông, hồ và khí hậu. 
Bước 2: Giáo viên lần lượt trình chiếu bản đồ tự nhiên Liên Bang Nga [5]; Lược đồ địa hình và khoáng sản Liên Bang Nga [6] kết hợp với việc yêu cầu học sinh nghiên cứu mục II SGK để thảo luận và hoàn thành phiếu học tập theo mẫu sau: 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_kenh_hinh_so_do_day_hoc_va_phan_mem_powerpoint.doc