SKKN Sử dụng hình thức dạy học tích hợp - Liên môn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 5, 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật môn Sinh học 11

SKKN Sử dụng hình thức dạy học tích hợp - Liên môn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 5, 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật môn Sinh học 11

 Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống, nhiệm vụ của Sinh học là tìm hiểu bản chất của các quá trình trong thế giới sống, khám phá các quy luật sống. Do đó, khi nghiên cứu Sinh học, ta cần đặt nó vào trong mối quan hệ tương tác với các môn khoa học khác và các phân môn trong nó. Với tốc độ phát triển của nền khoa học, công nghệ nhanh chóng như hiện nay, các thông tin ngày càng nhiều và càng dễ tiếp nhận. Đối với người học sinh học hiện nay, sự gia tăng nguồn thông tin đa dạng có tính tổng hợp cho phép họ tiếp cận với các lĩnh vực khoa học ở nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, người dạy không thể bó hẹp trong phạm vi góc độ một lĩnh vực chuyên môn hạn hẹp và vai trò truyền đạt thông tin của người GV truyền thống không giữ vai trò chủ đạo như trước. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và PP của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết những tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông.

docx 30 trang thuychi01 16291
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng hình thức dạy học tích hợp - Liên môn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 5, 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật môn Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Thứ tự
Nội dung 
Trang 
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
2
2
B. NỘI DUNG
4
3
CƠ SỞ LÍ LUẬN
4
4
CƠ SỞ THỰC TIỄN
6
5
1.Tình hình dạy học môn Sinh học hiện nay ở trường THPT 
6
6
2.Nguyên nhân 
6
7
3.Kêt quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài
6
8
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
9
 1. Các giải pháp 
7
10
 2.Các biện pháp thực hiện 
7
11
2.1 . Khởi động và giao nhiệm vụ 
7
12
2.1.1 .Mục tiêu
7
13
2.1.2.Cách thức tổ chức hoạt động
7
14
2.2 . Giáo án minh họa
8
11
IV . HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
20
17
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
18
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
22
DANH MỤC VIẾT TẮT
Học sinh.
HS
Giáo viên
GV
Cơ bản.
CB
Học sinh giỏi
HSG
Phương pháp dạy học
PP DH
Vi sinh vật
VSV
Phương tiện trực quan
PTTQ
Chất nguyên sinh
CNS
Công nghệ thông tin
CNTT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống, nhiệm vụ của Sinh học là tìm hiểu bản chất của các quá trình trong thế giới sống, khám phá các quy luật sống. Do đó, khi nghiên cứu Sinh học, ta cần đặt nó vào trong mối quan hệ tương tác với các môn khoa học khác và các phân môn trong nó. Với tốc độ phát triển của nền khoa học, công nghệ nhanh chóng như hiện nay, các thông tin ngày càng nhiều và càng dễ tiếp nhận. Đối với người học sinh học hiện nay, sự gia tăng nguồn thông tin đa dạng có tính tổng hợp cho phép họ tiếp cận với các lĩnh vực khoa học ở nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, người dạy không thể bó hẹp trong phạm vi góc độ một lĩnh vực chuyên môn hạn hẹp và vai trò truyền đạt thông tin của người GV truyền thống không giữ vai trò chủ đạo như trước. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và PP của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết những tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục  nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông.
 	 Trên đây là những lí do khiến tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng hình thức dạy học tích hợp - liên môn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 5,6 : Dinh dưỡng nitơ ở thực vật môn Sinh học 11”. Để học sinh tự làm việc theo nhóm và tương tác giữa các nhóm và cho ra sản phẩm cuối cùng là cái đích cần hướng tới, nó giúp học sinh chủ động hơn, tích cực làm việc hơn từ đó các em hứng thú với môn học hơn.
 Qua đề tài này giáo dục cho học sinh yêu lao động và vận dụng kiến thức học được để giải quết vấn đề liên quan tới sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và hướng đến phát triển một nền nông nghiệp bền vững ở địa phương.
 	Đề tài này tôi đã tích hợp một số kiến thức có liên quan từ môn Công nghệ , Hóa học, vật lí ,địa lí để giúp học sinh hiểu sâu, rõ hơn kiến thức bài học.
 	Đề tài, nhằm kích thích mọi học sinh cùng tích cực hoạt động trong giờ học, làm tăng sự hứng thú học môn Sinh học cho học sinh từ đó nâng cao hiệu quả dạy học sinh học .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Nâng cao chất lượng dạy học dạy bài nitơ ở thực vật môn Sinh học 11 thông qua việc dạy học liên môn qua đó định hướng năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn ở học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Vật lý lớp 11 cơ bản:	Bài 15 “ dòng điện trong chất khí”.
- Hóa học 11:
+Bài 7 :Nitơ . Tính khử của nitơ.Các phản ứng thể hiện tính khử của nitơ để chuyển nitơ từ dạng N2 về dạng NO3-, dạng mà cây hấp thụ được
+ Bài 12: phân bón hóa học 
- Giáo dục công dân:	
+ Giáo dục học sinh có ý thức và trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng và xã hội, tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia.
-Kiến thức hướng nghiệp : +Định hướng các em về nghề kĩ sư nông nghiệp 
- Công nghệ 
- Bài 12 “Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường” và bài 13 “Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón ” 
2. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 Học sinh lớp 11A1, 11A2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tài liệu làm cơ sở lý thuyết cho đề tài: sách giáo khoa Sinh học 11(CB), Hóa học 11(CB), Công nghệ 10,vật lí 11(CB), văn học , tin học ,địa lí ,giáo dục công dân , mĩ thuật , sách giáo viên.
2. Quan sát sư phạm: 
+ Dự giờ, học hỏi kinh nghiệm các thầy cô giáo về phương pháp dạy học tích hợp.
+ Kiểm tra đánh giá, phiếu điều tra.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Chọn 2 lớp có số lượng HS và lực học tương đương nhau:
+ 01 lớp dạy theo phương pháp truyền thống.
+ 01 lớp dạy theo nội dung đề tài nghiên cứu( dạy học theo chủ đề tích hợp)
 Thống kê và phân tích hiệu quả của đề tài qua điều tra kết quả của HS. Từ đó chứng minh cho tính đúng đắn của đề tài.
B. PHẦN NỘI DUNG
 CƠ SỞ LÍ LUẬN
	Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí; nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Công dân Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác: chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để nghiên cứu Sinh học hay Tin học được sử dụng như một công cụ để mô hình hóa các quá trình sinh học, các thí nghiệm sinh học[1]
	Theo Xavier Roegiers, “Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai hoặc nhằm hòa nhập HS vào cuộc sống lao động[1]. Theo Phạm Văn Lập, “Tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kĩ năng học được ở môn học này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác của cùng một môn học. Thí dụ, toán học được sử dụng như một công cụ đắc lực trong nghiên cứu sinh học. Tin học được sử dụng như một công cụ để mô hình hóa các quá trình sinh học ” [4]. 
1. Dạy học tích hợp
 1.1. Khái niệm dạy học tích hợp: Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết.[2]
1.2. Ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn.
	So với dạy học đơn môn hiện nay thì dạy học tích hợp liên môn không có nhiều khác biệt về phương pháp tổ chức và hình thức dạy học bởi: Cho dù dạy học liên môn hay đơn môn thì đều đòi hỏi chúng ta phải tổ chức các hoạt động dạy học một cách tích cực, tự lực, sáng tạo, tăng khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết  các vấn đề thực tiễn. Đồng thời học sinh không phải học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, tránh được việc học quá tải hay nhàm chán do học sinh đã được học ở môn khác, nhờ đó cho phép  chúng ta vừa rút ngắn được thời gian trong dạy học bộ môn vừa tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin.[2]
1.3. Đặc trưng của dạy học tích hợp
 Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực
học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống. Dạy học tích hợp đặc điểm sau đây:[2]
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
- Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
- Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làm cho con người trở nên "mù chữ chức năng. 
2. Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh
 2.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức của học sinh
 Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. [3]
 2.2. Sự cần thiết của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong môn Sinh học.
 Việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra của học sinh như vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống của các em. 
- Hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học; hình thành và phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn; có tâm thế luôn luôn chủ động trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn;
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, biết tham gia hòa nhập vào lao động sản xuất, yêu lao động có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;
3. Dạy học tích hợp nhằm mục tiêu phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
-    Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;
 Đối với bài “Dinh dưỡng nitơ ở thực vật” đây được xem là bài khó trong chương trình Sinh học 11, có nhiều kiến thức liên quan đến môn Hóa học, Công nghệ, vật lí , địa lí và gắn liền với thực tiễn. Việc vận dụng kiến thức liên môn và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn là một trong những giải pháp sẽ đem lại hiệu quả cao. Cùng với việc khai thác kiến thức Hóa học, kiến thức Công nghệ sẽ làm cho kiến thức bài học Sinh học trở nên gắn kết sâu sắc hơn, có cơ sở hơn, hấp dẫn hơn tạo niềm say mê tìm tòi, tư duy sáng tạo từ đó phát triển năng lực của học sinh.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Thực trạng dạy và học môn Sinh học hiện nay ở trường THPT nơi tôi trực tiếp giảng dạy 
           Hiện tại nền giáo dục của Việt Nam nói chung vẫn chưa thoát khỏi nền giáo dục “ứng thí” nên mục tiêu dạy và học môn Sinh học vẫn chưa định hướng đúng với vị trí của nó, việc dạy môn này chủ yếu theo yêu cầu trước mắt của học sinh là để thi tốt nghiệp, tuyển sinh vào đại học. Số lượng trường đại học tuyển sinh khối B ít, số ngành liên quan đến học chưa thực sự cuốn hút nên số học sinh ham mê môn sinh học là ít, do vậy việc dạy học môn Sinh học mới dừng lại ở mức trang bị kiến thức. 
Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Ngọc Lặc và qua trao đổi với 1 số giáo viên giảng dạy sinh học ở các trường THPT thì thấy số học sinh thích, ham học và chọn môn sinh học trong các kì thi Đại học,học sinh giỏi là rất ít đặc biệt là học sinh khu vực miền núi. Có những em đang theo đuổi môn sinh tương lai thi vào ngành y và cũng tham gia kì thi HSG co giải mà các em còn nói “ em rất ngại học lí thuyết môn sinh “. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến thực trạng này ?
2. Nguyên nhân
a. Giáo viên : Giáo viên có đổi mới dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm kết quả học tập có khả quan. Tuy nhiên kiến thức môn học còn rời rạc chưa gắn kết được kiến thức từ môn học, trong khi kiến thức môn sinh lại được nhắc lại trong nhiều môn khác .Mặt khác nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy vẫn đang còn sử dụng phương pháp truyền thụ nên học sinh không thấy mới mẽ,không khắc sâu được kiến thức từ đó không gây hứng thú đối với bộ môn 
b. Học sinh : Phần lớn các em học môn Sinh học vẫn theo xu hướng học thụ động, chưa có lòng ham học, chưa chủ động để tự mình tìm lấy kiến thức.Từ đó dẫn đến kết quả học tập chưa cao, học sinh học lí thuyết rồi nhưng về ở gia đình, địa phương không biết vận dụng vào thực tiễn như thế nào?
- Do tư duy của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản. 
-Do các em chưa đọc ,nghiên cứu kĩ đề bài ,chưa tập trung suy nghĩ về những gì thuộc về bản chất ,thuộc điểm nút của vấn đề,các em chưa phát hiện được mối liên hệ giữa các dữ kiện của bài với các kiến thức đã học.	
- Do các em chưa có định hướng chung về phương pháp học, nắm chưa chắc kiến thức nên không biết vận dụng vào thực tiễn.
 3. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài 
	Khi giáo viên đưa ra câu hỏi đặc biệt là câu vận dụng học sinh thường làm bài qua loa ,sơ sài và giải thích rất chung chung chủ yếu nêu lại kiến thức sách giáo khoa mà chưa biết cách khai thác nội dung kiến thức đã học để vận dụng vào giải quyêt các tình huống cụ .Kết quả bài kiểm tra như sau 
	Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
11A1
45
0
0
12
26,7%
23
51,1%
8
17,7%
2
4,4%
11A2
45
2
4,4%
18
40%
23
51,1%
2
4,4% 
0
0
Đây là hai lớp mũi nhọn của trường lớp 11A1 (chọn A) , 11A2 ( chọn B) nhưng kết quả điểm khá ,giỏi ít đặc biệt lớp 11A1 còn không có điểm giỏi chính vì vậy trong giờ học sinh các em có cảm giác nhàm chán thậm chí còn mang cả môn học khác ra làm . Từ thực trạng trên tôi đã trăn trở , suy nghĩ làm thế nào để các em phải yêu thích môn sinh và vui vẻ học cũng như các môn khối của các em giúp các em tự tin giải quyết được mọi tình huống có liên quan trong cuộc sống . Và tôi buộc phải thay đổi phương pháp dạy 
 Dạy học theo hướng phối hợp kiến thức các môn học liên quan vào một bài giảng với lớp thực nghiệm là 11A1 và lớp đối chứng là 11A2
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải pháp.
Để thực hiện đề tài này tôi đã đề ra các giải pháp như sau :
- Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học tích hợp liên môn, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn Sinh ở từng khối lớp để xác định được các nội dung cần dạy học liên môn 
- Xây dựng được chủ đề, nội dung dạy học tích hợp liên môn, chủ đề định hướng phát triển năng lực học sinh
- Trao đổi chuyên môn ở trong tổ nhóm và các bộ môn “liên quan” để xác định: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp, liên môn, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.
- Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên môn đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học, được thể hiện cụ thể ở các hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên và thời gian tổ chức cho từng hoạt động (Thiết kế giáo án)
- Tổ chức dạy học tích hợp liên môn và rút kinh nghiệm.
2. Các biện pháp thực hiện.
2.1 . Khởi động và giao nhiệm vụ (thực hiện trước 3 tuần với nhóm làm thí nghiệm)
2.1.1 .Mục tiêu
Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu
Thành lập được các nhóm theo trình độ
Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm
Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
2.1.2.Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: GV và HS cùng thảo luận chủ đề sau 
Chủ đề 1: Vai trò của nguyên tố dinh dưỡng nitơ trong cây.
Chủ đề 2: Nguồn cung nitơ tự nhiên cho cây.
Chủ đề 3: Qúa trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ
Chủ đề 4: Thực trạng sử dụng phân bón hiện nay.
Chủ đề 5: Tình trạng ô nhiễm môi trường do lạm dụng phân bón ở nước ta và địa phương em.
Chủ đề 6: Giải pháp sử dụng phân bón hiệu quả nâng cao năng suất bảo vệ môi trường.
Bước 2: Thành lập nhóm
- Nhóm được thành lập dựa theo năng lực, trình độ của học sinh: mỗi nhóm 7 học sinh.
- Học sinh có mức độ tư duy cao sẽ được phân công vào nhóm riêng, những bạn có năng lực sử dụng powerpoint được bố trí vào chủ đề 4, 5.
 Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn thực hiện
Nhóm
Nội dung nhiệm vụ
Điều chỉnh nhiệm vụ và ghi chú
1
 Vai trò của nguyên tố dinh dưỡng 
 nitơ trong cây.
 Soạn hệ thống câu hỏi cho từng chủ đề mà GV yêu cầu đồng thời nghiên cứu nội dung các chủ đề khác để trả lời hay đặt câu hỏi phản biện.
2
Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây.
3
Qúa trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ
4
Thực trạng sử dụng phân bón hiện nay 
 Viết bài thuyết trình đồng thời nghiên cứu nội dung của các chủ đề của các nhóm để trả lời hay đặt câu hỏi. 
5
Tình trạng ô nhiễm môi trường do lạm dụng phân bón ở nước ta và địa phương em.
6
Giải pháp sử dụng phân bón hiệu quả nâng cao năng suất bảo vệ môi trường.
2.2 .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bài học được tiến hành trong hai tiết học ( 90 phút)
Tiết 1: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT,
 	I.Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ
II.Nguồn cung cấp Nitơ cho cây 
Tiết 2 : PHÂN BÓN VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG
	III. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường 
2.3 Giáo án : bài “ DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT”
I.Mục tiêu tiết học:
1.Kiến thức:
-HS trình bày được vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ.
-Xác định được các dạng tồn tại của nitơ trong tự nhiên và đặc điểm của chúng.
-Nêu được các dạng nitơ cây hấp thụ từ đất.
-Nắm được các nguồn nitơ cung cấp cho cây.
-Biết được mối liên hệ giữa liều lượng phân hợp lí với sinh trưởng và môi trường.
-Tìm các giải pháp sử dụng phân bón có hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường.
-Liên hệ đến địa phương trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trong việc sử dụng phân bón hợp lí với năng suất cây trồng và với môi trường.
2.Kỹ năng:
Rèn luyện năng lực tư duy phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.
Rèn luyện kĩ năng làm mẫu vật thí nghiệm, quan sát thu thập tài liệu, thông tin và thuyết trình. 
Vận dụng kiến thức môn học có liên quan để làm rõ vai trò của nguyên tố dinh dưỡng nitơ và tầm qua trọng của việc bón phân hợp lí.
- Học sinh có cơ hội được rèn luyện và phát triển các kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống như:
	+ Tính sáng tạo và ham học hỏi, tìm hiểu tri thức, thực hiện và trao đổi ý tưởng mới với người khác, luôn cởi mở và tiếp nhận những ý tưởng mới mẻ, đa dạng.
	+ Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông.
3.Thái độ:
-Giáo dục ý thức sử dụng phân bón hợp lí trong nông nghiệp để bảo vệ môi trường, bảo vệ đất trồng và ý thức sản xuất rau sạch để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Học sinh có thái độ tích cực tuyên truyền, vận động, thuyết phục người khác tham gia bón phân hợp lí để tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người tiêu dùng
- Học sinh hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê với môn sinh học, say mê nghiên cứu khoa học.
 III.Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực:
-Hợp tác nhóm, thuyết minh, quan sát, phân tích, đóng vai( xử lí tình huống), vấn đáp.
IV.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
+ Máy chiếu, máy ảnh, các slide, bút dạ, giấy A4
+ Phiếu học tập số 1. ( GV phân công nhóm 2 làm )
Nitơ trong không khí
Nitơ trong đất
Dạng tồn tại
Đặc điểm
2. Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung như đã được phân công 
- Hoàn thành phiếu học tập 
V.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, nề nếp.
2.Kiểm tra: kết hợp trong lúc giảng bài
3.Bài mới : Giáo viên đặt câu hỏi: Ở địa phương em , trong sản xuất nông nghiệp người dân thường sử dụng chủ yếu loại phân nào? (Urê )
Giáo viên nói tiếp: vậy nguyên tố nitơ có vai trò như thế nào đối với đờ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_hinh_thuc_day_hoc_tich_hop_lien_mon_nham_gop_ph.docx