SKKN Sử dụng hình ảnh, kiến thức khoa học tự nhiên để nâng cao kết quả dạy học - Tiết 8 - Bài 5: Cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng
Môn giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội , cùng với những môn khoa học xã hội khác. Nó góp phần hình thành phát triển dần dần nhân cách, năng lực, phẩm chất cho học sinh. Trong bối cảnh hiện nay, khi xã hội đã có cách nhìn khác về môn GDCD, vào ngày 25 tháng 09 năm 2017, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi văn Ga đã thông báo chính thức quyết định của Bộ về kỳ thi THPT Quốc gia sẽ được giữ ổn định như năm 2017 cả về môn thi, lẫn hình thức thi.Việc đưa môn GDCD vào bài thi tổ hợp khoa học xã hội đã cho thấy vai trò, vị trí của bộ môn trong công tác giáo dục phát triển toàn diện học sinh.
Trong thời gian qua việc đưa bộ môn trở thành môn thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đã đặt ra cho các thầy,cô giáo nhiều băn khoăn , trăn trở. Mặc dù kỳ thi 2016- 2017 bộ môn GDCD ở Thạch Thành IV đã khẳng định là môn có kết quả cao nhất.
Nhưng thực tế, môn GDCD từ trước đến nay vốn được coi là môn học chính trị thuần túy. Là một môn khoa học chính trị, với tư cách nghiên cứu về thế giới quan, phương pháp luận, những giá trị về đạo đức, con người trong giai đoạn hiện nay. Những phạm trù, quy luật kinh tế, đường lối, chính sách quan trọng của Đẩng, Nhà nước.Cung cấp những hiểu biết cơ bản về pháp luật. Do vậy học sinh ngại học vì nhiều lý luận khô khan, Trong khi đó học sinh chưa hiểu đúng đắn môn này các em cũng chưa chuẩn bị thật tốt tâm lý với chủ tâm học môn GDCD .Vì vậy với môn học này vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức đối với thầy và trò.
ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG HÌNH ẢNH, KIẾN THỨC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ DẠY HỌC - TIẾT 8 - BÀI 5 - CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG. 1. MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài: Môn giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội , cùng với những môn khoa học xã hội khác. Nó góp phần hình thành phát triển dần dần nhân cách, năng lực, phẩm chất cho học sinh. Trong bối cảnh hiện nay, khi xã hội đã có cách nhìn khác về môn GDCD, vào ngày 25 tháng 09 năm 2017, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi văn Ga đã thông báo chính thức quyết định của Bộ về kỳ thi THPT Quốc gia sẽ được giữ ổn định như năm 2017 cả về môn thi, lẫn hình thức thi.Việc đưa môn GDCD vào bài thi tổ hợp khoa học xã hội đã cho thấy vai trò, vị trí của bộ môn trong công tác giáo dục phát triển toàn diện học sinh. Trong thời gian qua việc đưa bộ môn trở thành môn thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đã đặt ra cho các thầy,cô giáo nhiều băn khoăn , trăn trở. Mặc dù kỳ thi 2016- 2017 bộ môn GDCD ở Thạch Thành IV đã khẳng định là môn có kết quả cao nhất. Nhưng thực tế, môn GDCD từ trước đến nay vốn được coi là môn học chính trị thuần túy. Là một môn khoa học chính trị, với tư cách nghiên cứu về thế giới quan, phương pháp luận, những giá trị về đạo đức, con người trong giai đoạn hiện nay. Những phạm trù, quy luật kinh tế, đường lối, chính sách quan trọng của Đẩng, Nhà nước.Cung cấp những hiểu biết cơ bản về pháp luật. Do vậy học sinh ngại học vì nhiều lý luận khô khan, Trong khi đó học sinh chưa hiểu đúng đắn môn này các em cũng chưa chuẩn bị thật tốt tâm lý với chủ tâm học môn GDCD .Vì vậy với môn học này vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức đối với thầy và trò. Ở trường THPT Thạch Thành IV, tôi thấy hầu hết các giáo viên đều cố gắng giảng dạy cho học sinh bằng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới, kết hợp với các phương pháp truyền thống, đưa ra hệ thống câu hỏi, tranh ảnh, thậm chí cả Powerpoint, máy chiếu Projector. Kết quả, học sinh thuộc bài nhưng đa sồ còn dừng lại ở cố gắng học thuộc lòng, chưa hiểu sâu, được các luận điểm hay nội hàm, ngoại diên của một khái niệm trong một tiết dạy. Từ thực tế giảng dạy và những trăn trở đối với bộ môn, tôi đã tích hợp, các hình ảnh, kiến thức của khoa học tự nhiên vào quá trình giảng dạy. Đặc biệt với phần công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận, đây là một phần khó, trìu tượng về kiến thức. Nhưng khi bài giảng được tôi vận dụng đã gây được sự hứng thú cho học sinh, các em tiếp thu bài tốt hơn, phát hiện bản chất vấn đề nhanh, ham thích bộ môn hơn, nhờ đó mà chất lượng học được nâng cao. 1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài: Với mục đích: Sử dụng hình ảnh, kiến thức khoa học tự nhiên nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh - Tiết 8 - Lớp 10: Cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng. (Giáo dục công dân 10) qua đó giúp giáo viên có thể áp dụng vào bài học một cách mềm dẻo, linh hoạt, hiệu quả; Học sinh phát hiện nhanh bản chất, nội dung của bài học và biết vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện vào tiết học 1.3.Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tôi nghiên cứu: sử các hình ảnh, kiến thức khoa học tự nhiên nhằm nâng cao kết quả học tập học sinh. Tiết 8: Lớp 10: Cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng Như vậy, đối tượng là học sinh lớp 10 trường THPT 1. 4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Trong đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp thu thập tài liệu: Sử dụng để tìm tài liệu, hình ảnh phù hợp với bài giảng, minh họa cho nội dung giảng dạy cụ thể. + Phương pháp lấy ý kiến các thầy cô giáo giảng dạy lĩnh vực khoa học tự nhiên. + Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng: Vận dụng khi chọn lớp dạy thực nghiệm. + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, Phương pháp thống kê: Sau khi dạy thực nghiệm sẽ thống kê, xử lí kết quả thu được để so sánh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. + Phương pháp giao nhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu bài học. 1. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Tôi là một giáo viên dạy môn GDCD, chuyên về kiến thức khoa học xã hội nên việc thu thập các tài liệu, hình ảnh về kiến thức khoa học tự nhiên, gặp không ít khó khăn. Nhưng nhờ sự trợ giúp của các đồng nghiệp tôi đã tìm và vận dụng một số kiến thức, hình ảnh khoa học tự nhiên vào trong tiết dạy. Hình ảnh, kiến thức đúng, phù hợp với nội dung bài học, học sinh hứng thú học tập, tự phát hiện và khám phá được bản chất vấn đề tốt hơn, nhanh hơn. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Trong đó, tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp kiến thức liên môn” là một trong những vấn đề cần được quan tâm và ưu tiên. . Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn ngày nay là một yêu cầu đối với giáo viên. Bởi lẽ, Giáo viên cần ý thức đưa phương pháp dạy học này vào quá trình giảng dạy của mình để tăng tính hiệu quả trong giáo dục, làm bài giảng sinh động, học sinh hứng thú học tập bộ môn và khắc sâu hơn nội dung bài học. Nếu giáo viên biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ mang lại nhiều lợi ích - giúp học sinh áp dụng được nhiều kĩ năng, kiến thức và từ đó sẽ tìm được thông tin nhanh hơn. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện và vận dụng những nội dung liên quan đến bài học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp các em hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Sử dụng phương pháp này vừa là phương tiện, vừa là công cụ và cầu nối giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. 2.2.Thực trạng dạy học trước khi áp dụng sáng kiến: Trong phạm vi Nhà trường, GDCD là một trong những môn học có tác dụng tốt nhất để trang bị tốt thế giới quan và phương pháp luận, giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc cho HS.Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là trong hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và trường THPT Thạch Thành IV nói riêng, tình trạng HS không thích học GDCD, thờ ơ với GDCD ngày càng tăng. Chất lượng bộ môn giảm sút. Mặc dù, các thầy cô dạy GDCD đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng bộ môn. Song các tiết dạy vẫn luôn trong tình trạng: Thầy làm việc “tích cực”, trò “lơ đễnh” nghe. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: - Thứ nhất, do kiến thức GDCD đặc thù mang nhiều lý luận khô khan, khó hiểu, nên HS khó tiếp thu và lĩnh hội. - Thứ hai, do nhận thức của xã hội: Môn GDCD vẫn đang còn tư tưởng bị coi là môn phụ, là môn các trường đại học ít xét tuyển trong tổ hợp xét tuyển. Một số lớn phụ huynh, học sinh và ngay cả xã hội cũng quan niệm như vậy. - Thứ ba, do điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, đồ dùng, thiết bị dạy học của nhà trường còn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học bộ môn Trong các nguyên nhân trên, theo tôi nguyên nhân thứ nhất là quan trọng bởi vì: - Thứ tư, các tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho bộ môn còn quá ít. Bản thân tôi trong quá trình dự giờ , quan sát, khảo sát quá trình dạy và học nói chung và dạy học bộ môn GDCD nói riêng trường THPT Thạch Thành IV, tôi thấy hầu hết các GV đều cố gắng giảng dạy nhiệt tình, sử dụng cũng nhiều phương pháp mới và cũ. Nhưng ít học sinh nắm được bản chất vấn đề và đa sồ còn dừng lại ở cố gắng học thuộc lòng. Để giải quyết hiện trạng đó, tôi sử dụng các hình ảnh, kiến thức khoa học tự nhiên vào quá trình dạy học, nhằm nâng cao sự nhận biết, lĩnh hội tiếp thu kiến thức cho học sinh lớp 10. sau: 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Từ thực trạng trên tôi đã đưa ra các giải pháp để vận dụng hiệu quả vào tiết dạy, cụ thể như sau: - Nghiên cứu bài học để xác định nội dung, những bộ môn mình vận dụng vào bài dạy. Trong phạm vi bài này, tôi đã sử dụng kiến thức sinh học, hóa học vào nội dung bài giảng. Khi đã xác định được nội dung vận dụng tôi tiến hành tìm kiếm tài liệu phù hợp. - Trao đổi với giáo viên bộ môn mà mình cần nội dung tích hợp vào tiết dạy để được sự tư vấn, hỗ trợ chuyên môn. Với giải pháp này kiến thức chuyên ngành sẽ được tập hợp nhanh chóng và khoa học. - Chuẩn bị tư liệu, hình ảnh minh họa cho bài giảng. Với phần chuẩn bị này có thể bằng hai cách: + Giáo viên chuẩn bị hình ảnh cho tiết dạy + Giáo viên, giao nhiệm vụ trước cho học sinh tự nghiên cứu bài học ở nhà, lấy hình ảnh trên mạng Internet phù hợp nội dung bài học.( Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ nghiên cứu bài học ở nhà) - Phối hợp tốt phương pháp dạy học truyền thống với hiện đại để phát triển được năng lực tư duy sáng tạo của các em; Vì trong bài học không phải đơn vị kiến thức nào cũng có thể vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, ngoài ra giáo viên cần phải ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: Chọn hình ảnh trình chiếu rõ nét, phù hợp với nội dung cần minh họa sẽ mang lại hiệu quả cao Đây là giải pháp tích cực gây hứng thú, hấp dẫn cho học sinh. 2.4 Hiệu quả của sáng kiến: Trong phạm vi bài này, tôi sử dụng công nghệ thông tin để cho học sinh xem hình ảnh về sự sinh trưởng phát triển của con tằm, Iot thăng hoa khi bị đun nóng, sơ đồ trạng thái của nước, chu trình tuần hoàn của nước...hoặc những thông tin liên quan đến bài học,các em tỏ ra rất chăm chú, hào hứng, các em đã chủ động khai thác được nội dung bài học, biết vận dụng vào thực tiễn tốt hơn, tránh những biểu hiện cô lập, phiến diện một chiều trong nhận thức. Đối với giáo viên: Khi soạn bài có sử dụng các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn bài học để cùng hợp tác với học sinh, hiểu sâu hơn những vấn đề đặt ra; Từ đó, hướng dẫn học sinh linh hoạt hơn, sinh động hơn trong sự chiếm lĩnh tri thức. Năm học 2017 – 2018 để đảm bảo tính khách quan, tôi chọn hai lớp: Lớp 10B1 là lớp thực nghiệm, 10B2 là lớp đối chứng. Bản thân tôi tiến hành song song: - Thiết kế giáo án không sử dụng các hình ảnh, tích hợp kiến thức khoa học tự nhiên, quy trình chuẩn bị bài và giảng dạy được tiến hành bình thường ở lớp 10B2. - Thiết kế giáo án có sử dụng sử dụng các hình ảnh, tích hợp kiến thức khoa học tự nhiên, quy trình chuẩn bị bài và giảng dạy lớp 10B1, có ứng dụng CNTT làm công cụ hỗ trợ. Có kiểm tra 5 phút, thông qua phiếu trả lời phần hoạt động luyện tập. Một phiếu khảo sát thông tin phần hứng thú của học sinh sau giờ dạy, quá trình đó tôi lấy một tiết dạy làm minh chứng như sau: BÀI 5: TIẾT: 8: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG ( 2 tiết) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC. Học xong bài này, HS cần: 1.Về kiến thức: - Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. 2.Về kĩ năng: Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất. 3.Về thái độ: - Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH. - Năng lực quan sát, năng lực nhận thức, năng lực tư duy, năng lực xem xét sự vật và hiện tượng. Năng lực tư duy phê phán. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC. - Các phương pháp nêu vấn đề , thảo luận lớp, KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, đọc hợp tác, IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - SGK, SGV môn GDCD 10. Tài liệu chuẩn KTKN môn GDCD lớp 10 -Máy chiếu tính, máy chiếu, tranh ảnh về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. - Giấy Ao, bút dạ, nam châm, băng dính. V. TỔ CHỨC DẠY HỌC. 1. Khởi động * Mục tiêu: - Kích thích học sinh tìm hiểu về các khái niệm và cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. - Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho học sinh. * Cách thức tiến hành: - GV: Định hướng cho học sinh quan sát các sự vật, hiện tượng biến đổi và hình thành khái niệm Độ, Điểm nút và mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, chất mới thống nhất lượng mới GV: Cho HS xem hình ảnh quá trình sinh trưởng phát triển của con tằm. Trứng (1-10 ngày) Sâu (11-28 ngày) Bướm (ngài) Nhộng (29-40 ngày) - Gv đặt câu hỏi: - GV: Hỏi: Em có nhận xét gì về sự sinh trưởng và phát triển của com tằm? - Gọi 2 đến 3 HS trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có). * GV chốt lại: Trong sự biến đổi không ngừng của thế giới các sự vật hiện tượng cũng như trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta chỉ cần thêm một chút hoặc bớt đi một ít là sự vật hiện tượng có thể biến đổi, chuyển hóa thành cái khác. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết 8, Bài 5, Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: * Hoạt động 1: 3.Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. a.Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. * Mục tiêu: - HS : Hiểu rõ được sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. - Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng. - Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy trìu tượng và NL phê phán cho học sinh. * Cách thức tiến hành: +GV: Đưa ví dụ: ( Máy chiếu) + GV: Trong điều kiện bình thường Iot ở trạng thái rắn màu đen tím, khi đun nóng dưới 700C thì Iot sẽ thăng hoa và chuyển sang trạng thái hơi màu tím. Đun nóng đến dưới 700C Iot ở thể rắn Iot thăng hoa - GV: Cho học sinh thảo luận lớp: - GV: Hỏi: Bằng kiến thức hóa học xác định đâu là lương, chất trong ví dụ trên? - GV: Hỏi: Em giải thích Iot chuyển sang trạng thái hơi cần điều kiện gì? - GV: Hỏi Trong quá trình đun nóng dưới 700C có ảnh hưởng đến trạng thái của Iot ở thể rắn không? Vì sao? - GV: Hỏi : Khi Iot chưa thăng hoa thì quá trình đó biến đổi như thế nào? - GV: Hỏi : Trong khoảng biến đổi của lượng chưa làm thay đổi về chất được gọi là gì? - GV: Hỏi: Từ ví dụ về sự thăng hoa của iot, hãy chỉ ra đâu là giới hạn của độ? - GV: Hỏi : Độ là gì? - GV: dự kiến 7- 8 HS trả lời ( Học sinh khác nhận xét bổ sung) + GV kết luận: Sự biến đổi của chất bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. + Quá trình biến đổi dần dần từ lượng đều ảnh hưởng đến trạng thái của sự vật, hiện tượng nhưng chất chưa biến đổi ngay. Triết học gọi đó là độ.Vậy giới hạn của độ ở ví dụ trên là khoảng từ -100C đến dưới 700C là độ. Độ là: giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. + GV: Khi sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định phá vỡ sự thống nhất giữa lượng và chất thì chất mới ra đời thay thế chất cũ,sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Triết học gọi đó là điểm nút. + GV: Đưa ra ví dụ về trạng thái của nước (Máy chiếu) Trạng thái nước 0oC 100oC Rắn Lỏng Hơi to Độ Điểm nút Điểm nút - GV: Hỏi: Bằng sự hiểu biết về Hóa học, em hãy xác định điểm nút? - GV: Hỏi: Tại 0oC và 100oC sẽ xảy ra điều gì? - GV: Hỏi: Thế nào là điểm nút? - GV: Dự kiến khoảng 3-4 HS trả lời. - GV: Kết luận điểm nút của phân tử nước: Tại 00C, nước sẽ hóa rắn. Tại 1000C, nước sẽ bay hơi. Điểm nút: Là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng. * Hoạt động 2: b.Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng. * Mục tiêu: - HS hiểu rõ được sự thống nhất giữa chất và lượng. - Chất mới ra đời lại bao hàm 1lượng mới tương ứng. - Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy trìu tượng và NL tự học của học sinh. - Rèn luyện kỹ năng kiên trì nhẫn nại trong công việc, tránh nôn nóng * Cách thức tiến hành: - HS: Tự đọc SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - GV: Trình chiếu ví dụ chu tuần hoàn của nước phần 3b trang 32 SGK lên máy chiếu. - GV: Cho học sinh thảo luận lớp: - GV: Đưa ra câu hỏi 1) Hãy chỉ ra trong ví dụ đó thuộc tính nào được coi là chất và thuộc tính nào được coi là lượng? 2) Tại sao khi chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì thể tích cùng với vận tốc của các phân tử cũng như độ hòa tan của nước thay đổi khác trước? 3) Từ việc phân tích ví dụ trên em hãy rút ra kết luận gì? - HS: Thảo luận lớp, đưa ra ý kiến các nhân - Gọi 3- 4 học sinh trả lời các học sinh khác bổ sung. - HS: Nêu ý kiến thắc mắc (nếu có). - GV: Bổ sung, kết luận: + Trạng thái lỏng và trạng thái hơi là thuộc tính biểu hiện về chất của nước. + Thể tích, vận tốc vận động của các phân tử nước được hiểu thị về lượng. Nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi tức là chất thay đổi làm cho các thuộc tính về lượng như thể tích, vận tốc của các phân tử và độ hòa tan của chúng thay đổi theo. -GV: Chốt ý kết luận: Như vậy: Sự biến đổi không ngừng của sự và hiện tượng đã dẫn đến sự biến đổi của chúng, khi chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng với nó và tạo cho sự vật, hiện tượng mới một lượng khác trước, lượng mới dần dần biến đổi trong sự vật, hiện tượng mới để tạo ra sự biến đổi về chất và ngược lại...cứ như thế các sự vật, hiện tượng trong thế giới không ngừng vận động và phát triển. Đó chính là cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. -GV: Đặt câu hỏi? Từ nội dung bài học em rút ra được điều gì cho bản thân. - HS: trả lời: - GV: Kết luận: Trong quá trình học tập và rèn luyện cũng như trong cuộc sống để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi mỗi người phải không ngừng kiên trì, nỗ lực với cả một quá trình, để thực hiện được những mục đích lớn lao thì trước hết phải biết bắt đầu từ những việc nhỏ, đơn giản, bình thừơng nhất. Cần tránh nóng vội, chủ quan, hấp tấp. 3. Hoạt động luyện tập: * Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố kiến thức về khái niệm chất, lượng hiểu được sự thống nhất giữa chất và lượng. Khi chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác của học sinh. - Rèn luyện kỹ năng kiên trì nhẫn nại trong công việc, tránh nôn nóng * Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm bài tập: Bài tập 1: Hoa và Hà cùng học một lớp. Hoa đi học thêm rất nhiều nơi, được các thầy nổi tiếng dạy nên Hoa cho rằng mình không phải ôn tập và làm bài tập về nhà mà vẫn có thể thi đỗ đại học. Ngược lại, Hà không đi học thêm nhưng rất chú ý nghe thầy cô giảng bài trên lớp, về nhà chăm chỉ làm bài tập. Kết quả Hoa thi trượt đại học, Hà thi đỗ đại học với số điểm rất cao. Hoa cứ thắc mắc không hiểu sao mình lại trượt đại học? - Hỏi: Em hãy giải thích thắc mắc cho Hoa thế nào? + GV kết luận: Trong học tập và rèn luyện, phải biết tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật: Phải biết kiên trì, nhẫn nại, không được nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” và coi thường các việc nhỏ. Bài tập 2: Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 5 phút. Câu hỏi: Phát phiếu học tập cho học sinh. Học sinh làm bài tập sau: Cho hình chữ nhật chiều dài 50 cm, chiều rộng 20 cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng theo hai phía. Lượng thay đổi của hình chữ nhật như thế nào? Chất mới của hình chữ nhật là gì? Xác định độ, điểm nút. 20 cm 50 cm Hình chữ nhật 4. Hoạt động vận dụng: * Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng vào tình huống/ bối cảnh mới. Vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực phát triển bản thân. - RL kỹ năng kiên trì nhẫn nại trong công việc, tránh nôn nóng * Cách thức tiến hành: 1) GV: yêu cầu: a) Tự liên hệ: - Hằng ngày trong học tập, lao động em vận dụng mối quan hệ lượng chất như thế nào? - GV: Dẫn dắt trong học tập và rèn luyện chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không nên có tư tưởng coi thường việc nhỏ, tránh sự nôn nóng - Nêu các hành vi làm tốt và chưa làm tốt. - Nêu cách khắc phục: b) Nhận diện xung quanh: Nhận xét của em về việc áp dụng quy luật lượng chất trong học tập của một số bạn trong trường, trong lớp mà em biết. c) GV định hướng học sinh. Trong quá trình học tập và rèn luyện cũng như trong cuộc sống để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi mỗi người phải không ngừng kiên trì, nỗ lực với cả một quá trình, để thực hiện được những mục đích lớn lao thì t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_hinh_anh_kien_thuc_khoa_hoc_tu_nhien_de_nang_ca.doc
- bia.doc