SKKN Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng học tập cho học sinh khi dạy bài 12- Tiết 19,20: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 (Lịch sử lớp 12 cơ bản)

SKKN Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng học tập cho học sinh khi dạy bài 12- Tiết 19,20: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 (Lịch sử lớp 12 cơ bản)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết

Trung ương số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, học và thi. Sự đổi mới gần đây nhất của Bộ giáo dục và đào tạo đối với bậc trung học phổ thông là đã áp dụng kì thi quốc gia chung, và chuyển một số môn từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Đây là hình thức thi mới tiết kiệm được nhiều tiền của cho nhà nước nhân dân, mở ra cho học sinh nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề. Tuy nhiên để thích ứng được với yêu cầu đổi mới như hiện nay đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo, vận dụng kiến thức liên môn linh hoạt, sử dụng và kết hợp có hiệu quả các loại phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Chủ trương đổi mới của Bộ giáo dục hiện nay là nhằm khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, hướng tới phải phát huy tính tích cực, tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn trong học tập, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc.

 Nhận thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”, trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin và tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam, nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Lịch Sử, một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông.

 Tuy nhiên, thực tế dạy học môn Lịch sử nói chung và Lịch sử lớp 12 nói riêng việc ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng kiến thức liên môn vào bài dạy còn gặp nhiều lúng túng dẫn đến chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Bên cạnh đó, còn nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác cũng như việc tìm phương pháp, phương tiện dạy học, vận dụng kiến thức liên môn để dạy học bộ môn Lịch sử còn hạn chế, nên giờ học chưa gây được sự hứng thú học tập cho học sinh, dẫn đến hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được theo yêu cầu. Đặc biệt trong năm học 2016 -2017, là năm đầu tiên Bộ giáo dục và đào tạo sử dụng hình thức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với bộ môn Lịch sử và hơn nữa môn Lịch sử lại nằm trong bài thi tổ hợp khoa học xã hội để xét công nhận tốt nghiệp và đại học cho học sinh trung học phổ thông. Vì vậy, để phù hợp với những đổi mới hiện nay của Bộ và giúp các em học sinh khối 12 có hứng thú đối với bộ môn sử, giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách chủ động nhẹ nhàng, chuẩn bị một hành trang cho kì thi có nhiều điểm mới đang là một nỗi trăn trở của đội ngũ giáo viên.

 

doc 21 trang thuychi01 8443
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng học tập cho học sinh khi dạy bài 12- Tiết 19,20: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 (Lịch sử lớp 12 cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	Trang
1. MỞ ĐẦU .	2
1.1. Lí do chọn đề tài ..	2
1.2. Mục đích nghiên cứu ..	3
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ..	3
2. NỘI DUNG .	4
2.1. Cơ sở lý luận 	4
2.1.1 Cơ sở lý luận .	4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn..	4
2.2. Thực trạng của vấn đề ....................................................................	6
2.3. Giải pháp thực hiện ........................................................................	7
2.3.1. Định hướng sử dụng kiến thức văn học và các đoạn phim tư liệu, vi deo có liên quan đến nội dung bài 12 tiết 19,20“ phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925" .............................................................................	7
2.3.2. Một số lưu ý khi khai thác và vận dụng kiến thức văn học và các đoạn phim tư liệu, video vào bài dạy ...........................................................	7
2.4. Biện pháp tổ chức thực hiện ..........................................................	8
2.4.1. Đối với mục 1.1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: Tôi vận dụng đoạn phim tư liệu để học sinh làm rõ nội dung kiến thức bài học ...........................................................................................	8
2.4.2. Đối với phần 1.3. Những chuyển biến lớn về kinh tế, và giai cấp xã hội ở Việt Nam: ở mục này giáo viên vừa vận dụng đoạn phim tư liệu và kết hợp kiến thức văn học để học sinh làm rõ trọng tâm kiến thức bài học ..............	10
2.4.3. Đối với mục 2.3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ...................	13
2.5. Kiểm nghiệm thực tế ........................................................................	16
2.5.1. Phương pháp kiểm nghiệm .......................................................	16
2.5.2. Kết quả kiểm nghiệm ................................................................	17
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................	......	18
3.1. Kết luận ...........................................................................................	18
3.2. Đề xuất ............................................................................................	18
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................	20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết
Trung ương số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, học và thi. Sự đổi mới gần đây nhất của Bộ giáo dục và đào tạo đối với bậc trung học phổ thông là đã áp dụng kì thi quốc gia chung, và chuyển một số môn từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Đây là hình thức thi mới tiết kiệm được nhiều tiền của cho nhà nước nhân dân, mở ra cho học sinh nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề. Tuy nhiên để thích ứng được với yêu cầu đổi mới như hiện nay đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo, vận dụng kiến thức liên môn linh hoạt, sử dụng và kết hợp có hiệu quả các loại phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Chủ trương đổi mới của Bộ giáo dục hiện nay là nhằm khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, hướng tới phải phát huy tính tích cực, tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn trong học tập, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc.
 	Nhận thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”, trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin và tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam, nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Lịch Sử, một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. 
 	Tuy nhiên, thực tế dạy học môn Lịch sử nói chung và Lịch sử lớp 12 nói riêng việc ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng kiến thức liên môn vào bài dạy còn gặp nhiều lúng túng dẫn đến chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Bên cạnh đó, còn nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác cũng như việc tìm phương pháp, phương tiện dạy học, vận dụng kiến thức liên môn để dạy học bộ môn Lịch sử còn hạn chế, nên giờ học chưa gây được sự hứng thú học tập cho học sinh, dẫn đến hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được theo yêu cầu. Đặc biệt trong năm học 2016 -2017, là năm đầu tiên Bộ giáo dục và đào tạo sử dụng hình thức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với bộ môn Lịch sử và hơn nữa môn Lịch sử lại nằm trong bài thi tổ hợp khoa học xã hội để xét công nhận tốt nghiệp và đại học cho học sinh trung học phổ thông. Vì vậy, để phù hợp với những đổi mới hiện nay của Bộ và giúp các em học sinh khối 12 có hứng thú đối với bộ môn sử, giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách chủ động nhẹ nhàng, chuẩn bị một hành trang cho kì thi có nhiều điểm mới đang là một nỗi trăn trở của đội ngũ giáo viên. 
 	Bản thân là một giáo viên dạy Lịch sử có kinh nghiệm đứng lớp 12 năm, được dự nhiều tiết dạy của bạn bè đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, qua đó tôi đã rút ra được những cái hay và những mặt hạn chế trong các tiết được dự đồng thời đúc rút cho mình những kinh nghiệm giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các tiết dạy. Trong khuôn khổ của bài viết này tôi cũng mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm của mình về vấn đề: Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng học tập cho học sinh khi dạy bài 12- tiết 19,20: “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925”(Lịch sử lớp 12 cơ bản), đến bạn bè và quý thầy cô.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn bè và đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 	Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lí luận về ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng tích hợp liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực tôi đã mạnh dạn áp dụng trong các tiết dạy thực tế của mình để từ đó hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Trong đề tài này, tôi không đi sâu vận dụng tất cả các đoạn phim tư liệu và kiến thức liên môn có liên quan tới bài 12- tiết 19, 20: “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925” (Lịch sử 12- ban cơ bản) mà chỉ tập trung vào vận dụng kiến thức bộ môn gần gũi có sự giao thoa như Văn học, sử dụng các đoạn phim tư liệu để cũng cố và khắc sâu bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: 
	Là quá trình “ Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khối 12 những lớp do tôi trực tiếp phụ trách: 12A1,12A2 và 12A5,12A6 khi dạy bài 12 tiết 19,20: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925” (Lịch sử 12 cơ bản). 
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: 
	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; so sánh, tổng hợp kiến thức, kết luận thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lí số liệu, phương pháp điều tra khảo sát thực tế
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
	2.1.1 Cơ sở lý luận:
 Đề tài của tôi được dựa trên cơ sở các quan điểm, nghị quyết của Đảng, của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. 
Quyết định số: 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[4]
	Thực hiện công văn số 7736/BGDĐT-GDTrH ngày 14/11/2012 Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc “ Tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn và dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”.[3] Mục đích khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khă năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, thúc đẩy việc gắn kiến thức lí thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “Học đi đôi với hành”
 	Công văn số 3535/BGĐT –GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” với các phương pháp dạy học tích cực khác
	2.1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng tích hợp kiến thức liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, hình ảnh, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung, một số hình ảnh từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. 
 Nhìn chung trên thế giới nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, GDCD để thành môn học mới với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Xu hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới, đại diện cho xu hướng này là Cộng hoà Liên bang Đức, Hà Lan
 Ở Việt Nam thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số môn học của trường tiểu học, từ những năm 1987 việc nghiên cứu xây dựng môn tự nhiên – xã hội theo quan điểm tích hợp được thực hiện và được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, cho đến nay việc nghiên cứu quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học chưa được thực hiện một cách hệ thống, đầy đủ, đặc biệt là ở bậc trung học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do yêu 
1 Trong trang này mục 2.1.1 được tham khảo trong TLTK [3], [4]
cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào các môn nhất là đối với môn lịch sử yêu cầu này cũng rất cần thiết. Thế nhưng trong thực tế nhiều giáo viên cho rằng bộ môn Lịch sử là môn có dung lượng kiến thức nhiều, nặng nề về các sự kiện vì vậy phần lớn giáo viên chỉ tập trung cố gắng để học sinh ghi được đầy đủ nội dung bài học mà không quan tâm đến phương pháp làm cho học sinh thực sự được sống với không gian lịch sử của bài học ấy. Hoặc một số giáo viên có áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn và ứng dụng công nghệ thông tin nhưng chỉ áp dụng một cách sơ sài, hầu hết mới dừng lại ở mức độ cung cấp hình ảnh, phim tư liệu, liên hệ thông thường mà chưa làm cho học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và mối liên hệ giữa kiến thức của bài với những tư liệu đã có nên chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, dẫn đến tiết dạy của giáo viên chưa đạt được hiệu quả trong quá trình dạy học. Chính những nguyên nhân này đã khiến cho học sinh ngại học, thậm chí là sợ học lịch sử ngày càng nhiều.
	Dựa trên quan điểm của ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020: “Tiếp tục đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục” và sự chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo các cấp ngành giáo dục, đặc biệt là việc quán triệt sâu sắc công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học được ban giám hiệu thống nhất đến các tổ nhóm và từng cá nhân trong việc sử dụng phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học tích cực, vận dụng kiến thức liên môn một cách phù hợp đối với từng bộ môn nhằm nâng cao chất lương dạy và học tại trường THPT Hoằng Hoá 4, nên tôi đã “Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn với ứng dụng công nghệ thông tin” vào công tác dạy học của mình.
 	Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã áp dụng rất nhiều phương pháp và phương tiện dạy học tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các tác phẩm văn học và đoạn phim tư liệu trong dạy học lịch sử là vô cùng ý nghĩa. Cách dạy học này đã tạo nên hứng thú của học sinh trong tiết học lịch sử. Cả cô và trò đều nhận thấy tiết học lịch sử diễn ra nhẹ nhàng nhưng vẫn hiệu quả, học sinh không bị áp lực mà vẫn hiểu rõ sự kiện và ghi nhớ được những sự kiện trong bài học. Các tác phẩm văn học và đoạn phim tư liệu không những không làm ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức mà còn làm cho tiết học sinh động hơn vì .
 “ Các tác phẩm văn học có vai trò to lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc về sự kiện, nhân vật. Hơn nữa tác phẩm văn học bằng hình tượng tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người đọc, góp phần quan trọng làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”.[1]
 	Các đoạn phim tư liệu hoặc vi deo là tư liệu sống trong dạy học lịch sử bởi qua những thước phim này các em biết được về thời kì quá khứ hào hùng của dân tộc, đồng thời còn có tác dụng thay đổi không khí của tiết học.
Quá trình sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với vận dụng tích hợp kiến thức của Văn học được tôi áp dụng ở cả ba khối lớp, nhưng trong khuôn 
 2 Trong trang này : mục 2.1.2 được tham khảo trong TLTK [1]
khổ bài viết chia sẽ kinh nghiệm nhỏ tôi xin áp dụng cụ thể vào học bài 12 tiết 19,20: “ Phong trào dân tộc dân chủ từ 1919 -1925 ở Việt Nam ” (Lịch sử 12 cơ bản) phương pháp dạy học của tôi giúp học sinh học bài với niềm say mê và hứng thú hơn. Đồng thời làm cho các em hình dung được một cách chân thực, sinh động về cách mạng việt Nam giai đoạn 1919 -1925. 
2.2. Thực trạng vấn đề:
 	Để hiểu rõ thực trạng thái độ hứng thú học tập của học sinh sau khi học bài 12 tiết 19,20: “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925” (Giáo viên không vận dụng tích hợp kiến thức liên môn và không chiếu phim tư liệu vào giảng dạy). Giáo viên đã chọn 2 lớp đối chứng 12A1 và 12A2 kết quả cho thấy thái độ hứng thú học tập của học sinh qua điều tra được thể hiện thông qua bảng sau:
Lưu ý: Mẫu Phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau.
Bảng 1: Bảng thống kê về thái độ hứng thú học tập của học sinh 2 lớp đối chứng ở Trường THPT Hoằng Hoá 4. ( Phụ lục 1)
Lớp
Sĩ số
Mức độ hứng thú
Rất thích
Bình thường
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
40
8
20
13
32,5
19
47,5
12A2
42
9
21,4
15
35,7
18
42,9
Tổng
82
17
20,7
28
34,1
37
45,2
 Qua số liệu kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh trả lời “ Không thích”
 với tiết dạy bài 12 tiết 19,20: “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919 -1925” của giáo viên ở 2 lớp đối chứng tỉ lệ rất cao, cụ thể là chiếm tới 45,2% trong tổng số học sinh được lấy ý kiến, xét thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả học sinh không thích giờ học đó. Song nguyên nhân chủ yếu nhất là do chất lượng giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn dẫn đến tiết học không có gì mới mẻ, đơn điệu, khô khan buồn tẻdo đó không đủ sức gây được sự hứng thú từ phía người học, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học.
Như chúng ta đều biết trong các phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú ý đến người giáo viên mà ít quan tâm tới học sinh, học sinh được ví như “Cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy cái “lọ” này như thế nào, điều đó thể hiện tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng.
Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán trong từng nội dung của bài học. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn lịch sử phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý đến nhu cầu tư duy, tâm lý muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh THPT. Do đó, dạy học theo chủ đề “ Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp với tích hợp kiến thức liên môn ” là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử nhất là dạy bài 12 tiết 19,20 “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919 -1925” (Lịch sử 12 cơ bản) nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. 
Chính vì vậy ở năm học 2016 - 2017 tôi đã “Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khi dạy bài 12 tiết 19,20: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925” (Lịch sử 12 cơ bản), đã bước đầu thu được những tín hiệu tích cực đáng khích lệ từ phía học sinh, đa số các em rất hào hứng, chờ đợi các tiết học khi cô giáo sử dụng phương pháp ở trên vào giảng dạy cho học sinh, được các em kích thích khai thác, lĩnh hội kiến thức một cách đầy hứng thú.
2.3.Giải pháp thực hiện:
2.3.1. Định hướng sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến kiến thức văn học có liên quan đến nội dung bài 12 tiết 19,20“ phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925".
Phần kiến thức lịch sử
 Kiến thức văn học sẽ áp dụng vào mục kiến thức lịch sử
Các đoạn phim tư liệu, vi deo sẽ áp dụng vào bài dạy
I.1,Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Đoạn phim tư liệu: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
I.3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở xã hội Việt Nam.
a. chuyển biến về kinh tế.
b. Những chuyển biến về xã hội.
 -
- Hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố( văn học lớp 8)
- Ca dao: Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo
Cao su đi dễ khó về
Khi đi mất vợ khi về mất con
Cao su xanh tốt lạ đời
Mỗi cây bón một xác người công nhân
- Đoạn phim tư liệu: Những biến đổi về kinh tế Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
II.3. Các hoạt động của Nguyễn Aí Quốc.
- Trích đoạn bài thơ “ Theo chân Bác” của Tố Hữu
- Đoạn phim tư liệu: Tiểu sử về cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ
( 1890 -1925)
2.3.2. Một số lưu ý khi khai thác các đoạn phim tư liệu, video và kiến thức văn học vào bài dạy.
* Đối với kiến thức văn học:
- Đảm bảo tính khoa học, loại bỏ những yếu tố văn học hư cấu không sa đà vào khai thác giá trị văn học mà chỉ khai thác giá trị lịch sử để phục vụ cho bài học lịch sử. Tránh tình trạng biến giờ học lịch sử thành giờ giảng văn, làm loãng kiến thức đang học.
- Sử dụng tài liệu văn học phải đảm bảo về mặt dung lượng sao cho phù hợp không quá lạm dụng việc sử dụng tài liệu này. Không phải trong bài học nào, chương mục nào, giáo viên cũng phải sử dụng tài liệu văn học mà phải biết chọn lọc và sử dụng khéo léo để tránh gây nhàm chán cho học sinh và thực hiện được mục tiêu đề ra.
- Giáo viên sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử phải đảm bảo cảm xúc văn học tức là thể hiện bằng ngôn ngữ, điệu bộ mang sức biểu cảm cao. Nếu việc sử dụng tài liệu văn học không có và không đúng cảm xúc của sự kiện hiện tượng lịch sử thì mục tiêu của giờ học không những không đạt được mà còn gây căng thẳng, nhàm chán cho học sinh. Có thể nói, kĩ năng ngôn ngữ khi sử dụng tài liệu văn học của giáo viên góp phần quan trọng nhất làm nên hiệu quả của việc sử dụng loại tài liệu tham khảo này.
* Đối với việc sử dụng phim tư liệu, video: 
- Các đoạn phim tư liệu hay đoạn video như một nguồn tư liệu sống trong dạy học lịch sử, bởi chúng phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh và lời nói với âm nhạc tác động vào các giác quan của học sinh, cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn không nguồn tư liệu nào có thể sánh kịp. Qua những thước phim này các em hình dung được lại thời kì quá khứ hào hung của dân tộc. Tùy theo nội dung của bài giáo viên có thể đưa vào những đoạn phim tư liệu, những bài hát phù hợp làm phong phú thêm bài học, đồng thời thay đổi không khí trong một giờ học lịch sử. có hai hình thức sử dụng vi deo và phim tư liệu: 
+ Xem phim tư liệu bổ sung kiến thức vừa học.
+Xem phim tư liệu rú

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cac_doan_phim_tu_lieu_ket_hop_voi_tich_hop_kien.doc