SKKN Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên Việt Nam” để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia

SKKN Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên Việt Nam” để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia

 Cuộc cách mạng 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại đã mang lại cho nước ta nhiều thời cơ mới, đưa nước ta có thể nhanh chóng đón đầu được thành tựu khoa học công nghệ để vươn tầm thế giới. Trong xu thế đó, giáo dục được coi là ngành nòng cốt để tạo ra những thế hệ người lao động mới có tri thức và trình độ đáp ứng cho nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Trước tình hình đó nhiệm vụ của GV nói chung, GV địa lí nói riêng ở trường phổ thông phải cung cấp cho HS những tri thức khoa học bằng cách sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để các phương tiện trực quan để nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS.

Đối với dạy và học môn học địa lí, khai thác và sử dụng bản đồ, Atlat là đặc trưng của bộ môn vì tất cả các tri thức địa lí cơ bản đều được biểu hiện trong các phương tiện dạy học này. Rèn luyện cho HS kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách chuẩn xác và phát huy được tính tích cực trong học tập bộ môn địa lí. Đồng thời Atlat cũng là phương tiện quan trọng trong việc trả lời các câu hỏi khi làm bài thi THPT quốc gia. [1]

Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Atlat ĐLVN) trong giảng dạy và học tập nói chung, trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam nói riêng rất được coi trọng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những hạn chế nhất định.

Đối với GV, thực tế ở trường phổ thông hiện nay, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí ngày càng được chú trọng, số tiết dạy học có sử dụng Atlat ĐLVN chiếm tỉ lệ lớn hơn nhờ đó mà chất lượng được nâng lên khá rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó một bộ phận GV chưa chú trọng giúp HS nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của Atlat, chưa hướng dẫn HS khai thác, sử dụng nguồn tri thức có trong Atlat một cách có hiệu quả cao nhất.

Đối với HS, phần lớn các em chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của Alat vì vậy rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị Atlat chưa đầy đủ. Đồng thời HS vẫn còn yếu về kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, do vậy tồn tại cách học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực động lập tư duy sáng tạo. Từ đó việc học tập địa lí đạt kết quả chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua thi cử, kiểm tra đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo. [1]

Từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu và trình bày một phần của kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học với đề tài “Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên Việt Nam” để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia”.

 

doc 32 trang thuychi01 7811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên Việt Nam” để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục 
Các từ viết tắt trong đề tài
Từ viết tắt
Nội dung
ĐLVN
Địa lí Việt Nam
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
SGK
Sách giáo khoa
Các sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại của tác giả
Tên đề tài, sáng kiến
Năm cấp
Xếp loại
Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận, cơ quan ban hành quyết định
Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí các ngành kinh tế” để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh khối 12.
2015
C
Quyết định số 988/ QĐ-SGD&ĐT, ngày 03/11/2015.
Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí các vùng kinh tế” để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia.
2018
C
Quyết định số 1455/ QĐ-SGD&ĐT, ngày 26/11/2018.
MỤC LỤC
Trang
Danh mục (các từ viết tắt)
MỤC LỤC
1
I. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
 2.1.1.Khái quát về Atlat địa lí Việt Nam
3
 2.1.2. Mối liên quan giữa SGK và Atlat
4
2.2. Thực trạng vấn đề sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí 12
5
 2.2.1. Thực trạng sử dụng Atlat của GV
5
 2.2.2. Thực trạng sử dụng Atlat của HS
5
2.3. Các giải pháp khai thác Atlat trong giảng dạy
6
 2.3.1. Để học sinh có đầy đủ Atlat ĐLVN trong học tập
6
 2.3.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat ĐLVN trong học tập, kiểm tra - đánh giá
6
 2.3.3. Rèn luyện những kĩ năng qua việc sử dụng Atlat ĐLVN cho học sinh
8
 2.3.4. Phương pháp sử dụng các biểu đồ, bản đồ trong Atlat ĐLVN kết hợp với SGK để dạy các bài trong phần “Địa lí tự nhiên Việt Nam ” – Địa lí 12 (cơ bản) - THPT
8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo
20
PHỤ LỤC GIÁO AN MINH HỌA
21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Cuộc cách mạng 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại đã mang lại cho nước ta nhiều thời cơ mới, đưa nước ta có thể nhanh chóng đón đầu được thành tựu khoa học công nghệ để vươn tầm thế giới. Trong xu thế đó, giáo dục được coi là ngành nòng cốt để tạo ra những thế hệ người lao động mới có tri thức và trình độ đáp ứng cho nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Trước tình hình đó nhiệm vụ của GV nói chung, GV địa lí nói riêng ở trường phổ thông phải cung cấp cho HS những tri thức khoa học bằng cách sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để các phương tiện trực quan để nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS.
Đối với dạy và học môn học địa lí, khai thác và sử dụng bản đồ, Atlat là đặc trưng của bộ môn vì tất cả các tri thức địa lí cơ bản đều được biểu hiện trong các phương tiện dạy học này. Rèn luyện cho HS kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách chuẩn xác và phát huy được tính tích cực trong học tập bộ môn địa lí. Đồng thời Atlat cũng là phương tiện quan trọng trong việc trả lời các câu hỏi khi làm bài thi THPT quốc gia. [1]
Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Atlat ĐLVN) trong giảng dạy và học tập nói chung, trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam nói riêng rất được coi trọng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những hạn chế nhất định.
Đối với GV, thực tế ở trường phổ thông hiện nay, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí ngày càng được chú trọng, số tiết dạy học có sử dụng Atlat ĐLVN chiếm tỉ lệ lớn hơn nhờ đó mà chất lượng được nâng lên khá rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó một bộ phận GV chưa chú trọng giúp HS nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của Atlat, chưa hướng dẫn HS khai thác, sử dụng nguồn tri thức có trong Atlat một cách có hiệu quả cao nhất. 
Đối với HS, phần lớn các em chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của Alat vì vậy rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị Atlat chưa đầy đủ. Đồng thời HS vẫn còn yếu về kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, do vậy tồn tại cách học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực động lập tư duy sáng tạo. Từ đó việc học tập địa lí đạt kết quả chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua thi cử, kiểm tra đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo. [1]
Từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu và trình bày một phần của kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học với đề tài “Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên Việt Nam” để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia”.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 	Mục đích của đề chủ yếu tập trung vào đối tượng HS khối 12 để giúp các em có những kiến thức cơ bản và hoàn thiện kĩ năng sử dụng Atlat ĐLVN để từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí lớp 12 nói riêng và chương trình Địa lí THPT nói chung. Đề tài tập trung một số vấn đề:
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng Atlat để khai thác kiến thức phần địa lí tự nhiên Việt Nam phục vụ học tập, trả lời các câu hỏi trong các đề kiểm tra, đề thi. 
 - Giúp cho GV có định hướng sử dụng phương tiện dạy học Atlat để soạn- giảng, ôn tập, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS.
 - Giúp HS biết cách sử dụng Atlat ĐLVN kết hợp với SGK để phục vụ học tập phần địa lí tự nhiên Việt Nam đạt kết quả cao nhất. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình sử dụng Atlat trong học tập của học sinh khối 12 trường THPT Như Xuân để nắm bắt được kết quả học tập của học sinh sử dụng Atlat ĐLVN, HS không sử dụng Atlat ĐLVN. Qua đó đưa ra đề xuất những giải pháp nhằm giúp cho GV và HS sử dụng Atlat trong dạy và học phần địa lí tự nhiên Việt Nam một cách có hiệu quả nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể đó là các phương pháp: 
- Phương pháp quan sát: qua dự giờ thao giảng và hội giảng của trường. 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 - Phương pháp đối chiếu, so sánh.
 - Phương pháp điều tra cơ bản.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
Năm học 2017- 2018 tôi có làm sáng kiến về sử dụng Atlat trong giảng dạy “địa lí các vùng kinh tế”, trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được, trong năm học 2018- 2019 tôi áp dụng đề tài vào giảng dạy “địa lí tự nhiên Việt Nam” trong chương trình địa lí 12- THPT.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Trong dạy và học theo quan điểm đổi mới hiện nay, việc GV sử dụng các công cụ dạy học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác dạy học, đặc biệt là các phương tiện dậy học trực quan. Đối với môn địa lí, môn không tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói riêng. Atlat vừa là cuốn SGK thứ hai giúp cung cấp các kiến thức cơ bản vừa là hình ảnh trực quan giúp việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. [4]
Trong khi làm bài kiểm tra, đặc biệt trong kỳ thi THPT quốc gia theo phương thức trắc nghiệm như hiện nay việc sử dụng Atlat để làm bài có ý nghĩa rất quan trọng. Atlat vừa là thông tin giúp HS trả lời các câu hỏi trực tiếp liên quan đến Atlat, vừa là nguồn thông tin giúp HS có thể phân tích phục vụ cho trả lời nhiều câu hỏi khác rất tốt.
Atlat ĐLVN không chỉ là tài liệu quan trọng trong phục vụ giảng dạy đối với GV mà còn rất hữu ích đối với HS trung học phổ thông, đặc biệt là HS khối 12. [1]
 2.1.1. Khái quát về Atlat ĐLVN
a. Khái niệm
Atlat ĐLVN là một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ thống các 
bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ nhằm phản ánh các sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo một trình tự logic, có hệ thống của các bài học địa lí Việt Nam phù hợp nội dung SGK và chương trình địa lí 12. [1]
b. Cấu trúc của Atlat Atlat ĐLVN
 Cấu trúc của tập Atlat ĐLVN gồm 3 phần chính: Địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế- xã hội, địa lí các vùng với 31 trang trong đó có đầy đủ các nội dung sau:
- Phần địa lí tự nhiên bao gồm bản đồ hình thể, địa chất- khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền địa lí tự nhiên, các lát cắt và hình ảnh.
- Phần địa lí dân cư - xã hội bao gồm bản đồ hành chính, dân số, dân tộc kèm theo đồ thị, biểu đồ dân số, tháp tuổi minh hoạ.
- Phần địa lí kinh tế bao gồm bản đồ nông nghiệp chung, bản đồ lúa, hoa màu, chăn nuôi, cây công nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, bản đồ công nghiệp (chung, năng lượng, luyện kim, cơ khí, điện tử - tin học, hoá chất...); giao thông; thương mại; ngoại thương; du lịch và các vùng kinh tế. Kèm theo là các biểu đồ, đồ thị về các ngành và các hình ảnh minh hoạ các đối tượng kinh tế. [1]
c. Đặc điểm
* Tỉ lệ
Tỉ lệ bản đồ là yếu tố quan trọng để đo tính khoảng cách trên bản đồ. Từ tỉ
lệ bản đồ có thể tính được 1cm trong bản đồ tương ứng bao nhiêu km ngoài thực tế. Các bản đồ trong trong Atlat Địa lí Việt Nam tỉ lệ chung cho các trang bản đồ rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng trong giảng dạy và học tập địa lí, đó là các tỉ lệ: 1:3 000 00; 1:6 000 000; 1:9 000 000; 1:12 000 000; 1:18 000 000; 1: 24 000 000; 1:180 000 000. [1]
* Các phương pháp biểu hiện dùng trong Atlat
Các đối tượng địa lí trên bản đồ được thể hiện bằng nhiều phương pháp như phương pháp kí hiệu (kí hiệu hình học, chữ và tượng hình), phương pháp kí hiệu đường chuyển động (thể hiện gió, bão), phương pháp chấm điểm (sự phân bố dân cư, các đô thị lớn...), phương pháp bản đồ - biểu đồ... và các phương pháp khác như: phương pháp kí hiệu theo đường, nền chất lượng.....
 2.1.2. Mối liên quan giữa đặc điểm SGK Địa lí 12 với việc sử dụng Atlat ĐLVN trong dạy học
a. Thuận lợi
- Cấu trúc chương trình và SGK địa lí 12 gồm 4 phần, được xây dựng chặt chẽ, trình tự các bài học được sắp xếp theo hệ thống khoa học, logic, phù hợp cấu trúc trình tự trong Atlat tạo thuận cho HS tra cứu và khai thác kiến thức. 
- Nội dung trong SGK cả bài lí thuyết lẫn thực hành có liên quan đến Atlat tương đối nhiều thể hiện qua các câu hỏi giữa và cuối bài.
- Cách trình bày theo vấn đề của SGK và chương trình tạo điều kiện phối hợp với Atlat để khai thác sâu hơn về các kiến thức.
b. Khó khăn
- Kiến thức SGK phần lớn trình bày dưới dạng kênh chữ đòi hỏi GV phải đầu tư cho phương pháp sử dụng và khai thác kiến thức từ Atlat.
- Số liệu trong Atlat và SGK nhiều chỗ chưa thống nhất, bài thực hành trên bản đồ hầu như không có.
2.2. Thực trạng vấn đề sử dụng Atlat ĐLVN trong dạy học địa lí 12
2.2.1. Thực trạng sử dụng Atlat ĐLVN trong dạy học của giáo viên
Đối với giáo viên bộ môn địa lí hiện nay, việc sử dụng Atlat ĐLVN ngày càng được chú trọng hơn, GV xem Atlat là phương tiện trực quan sinh động, nguồn kiến thức giúp cho mình có cơ sở soạn bài theo phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Thông qua việc dự giờ một số GV, quan sát GV lên lớp cũng như phỏng vấn GV tham gia giảng dạy địa lí khối 12 cho thấy nhiều GV ít sử dụng Atlat trong quá trình dạy học trên lớp và làm bài tập ở nhà, chỉ trừ các bài thực hành và bài tập có yêu cầu phải sử dụng Atlat.
 Nguyên nhân của thực trạng trên là do nhiều HS chưa trang bị Atllat nên việc sử dụng phương pháp dạy học bằng Atlat của GV gặp khó khăn. Khi sử dụng Atlat trong một tiết dạy đòi hỏi GV phải nghiên cứu từ lựa chọn kiến thức liên quan đến soạn bài nên rất tốn thời gian. 
GV sử dụng Atlat trong dạy học địa lí chủ yếu theo hướng vừa minh hoạ, vừa khai thác nguồn tri thức chứ không còn như những năm trước là chủ yếu minh hoạ. Tuy nhiên, khi khai thác chưa đi sâu phân tích, giải thích tìm ra mối liên hệ bản chất của đối tượng địa lí. Hệ thống các kênh hình có trong Atlat như biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh,chưa khai thác triệt để. [1]
2.2.2. Thực trạng về sử dụng Atlat ĐLVN trong học tập của học sinh
Qua các tiết dạy trên lớp (lớp 12A1, 12A6) tôi đã tiến hành thống kê thấy rằng có gần 50% tổng số HS của lớp có mang Atlat và có sử dụng trong tiết học. Tuy nhiên số HS thường xuyên sử dụng Atlat ít, chủ yếu để làm bài thực hành, trả lời câu hỏi liên quan đến Atlat theo yêu cầu của SGK chứ không biết kết hợp kiến thức trong SGK với Atlat để chứng minh, phân tích, giải tích các hiện tượng địa lí. Đặc biệt có một số HS không bao giờ sử dụng đến Atlat. [1]
Nguyên nhân HS ít sử dụng Atlat Địa lí là do GV sử dụng Atlat trong dạy học địa lí còn ít. GV ít khai thác kênh hình trong SGK nên HS ít có dịp tiếp xúc, sử dụng Atlat, không tạo được nhu cầu sử dụng Atlat cho các em. 
Từ đó tỉ lệ HS sử dụng Atlat ĐLVN trong tiết học bài mới trên lớp, ôn tập ở nhà và trả lời các câu hỏi kiểm tra - đánh giá của GV chưa cao. Tôi đã tiến hành khảo sát số lượng HS có Atlat ĐLVN và sử dụng trong kiểm tra – đánh giá cho HS lớp lớp 12A1, 12A6 đầu năm học 2018 – 2019, kết quả như sau:
Lớp
Tổng số HS
khảo sát
Số lượng học sinh
Có Atlat 
ĐLVN
Có Atlat và biết cách sử dụng
Chưa có Atlat và chưa biết cách sử dụng
12A1
36
21
16
15
12A6
34
15
11
19
Tổng số
70
36
27
34
Tỉ lệ (%)
100
51.4
38.6
48.6
 Vì vậy mà kết quả bài tập trong quá trình điều tra giữa kì I chưa cao, cụ thể:
Lớp 
Tổng số HS
khảo sát
Số lượng học sinh đạt
điểm 
giỏi
điểm 
khá
điểm 
TB
điểm TB
trở lên
điểm yếu, kém
12A1
36
0
7
20
27
9
12A6
34
0
5
18
23
11
Tổng số
70
0
12
28
50
20
Tỉ lệ (%)
100
0.0
17.1
40.0
71.4
28.6
 Từ những lí do trên chính là thực trạng cần giải quyết, tháo gỡ. Giải quyết tháo gỡ được nó nhất định chất lượng dạy và học môn Địa lí ngày càng được nâng cao. 
2.3. Các giải pháp khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên Việt Nam”
 2.3.1. Để HS có đầy đủ Atlat ĐLVN trong học tập
	Để HS có thể trang bị đầy đủ Atlat ĐLVN trong học tập, tôi đã thực hiện hai giải pháp sau, đó là:
	- Thứ nhất, khi kết thúc năm học vận động các em HS khối 12 sau khi thi tốt nghiệp nếu không có nhu cầu sử dụng Atlat ĐLVN sẽ gửi lại nhà trường để tặng lại cho các em HS khóa sau có hoàn cảnh khó khăn.
- Thứ hai, ngay từ đầu năm học GV yêu cầu HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập của bộ môn như: dụng cụ vẽ biểu đồ (bút chì, thước kẻ, compa,), xử lí số liệu (máy tính cầm tay), SGK, đặc biệt GV nhấn mạnh vai trò của Atlat ĐLVN trong học tập cũng như khai thác các kiến thức từ Atlat để trả lời các câu hỏi khi làm bài kiểm tra, bài thi. Đối với những HS có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng Atlat ĐLVN đã quyên góp để phát cho các em làm dụng cụ học tập. 
2.3.2. Hướng dẫn HS sử dụng Atlat ĐLVN trong học tập, kiểm tra - đánh giá
a) Nắm chắc các ký hiệu
Để Sử dụng Atlat ĐLVN có hiệu quả, việc đầu tiên là nắm chắc được ý nghĩa các kí hiệu, ước hiệu trong các trang bản đồ. Kí hiệu chính ngôn ngữ trình bày trong các bản đồ của Atlat. Các kí hiệu được quy định trong trang kí hiệu chung (trang 3). Các dạng kí hiệu dùng trong trang kí hiệu chung bao gồm: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình, ngoài ra còn có các yếu tố khác. Từ đó có thể xác định sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Ngoài các kí hiệu chung còn có các kí hiệu chuyên đề riêng cho từng trang Atlat .
b) Biết khai thác biểu đồ và lát cắt địa hình
* Khai thác biểu đồ
Trong phần địa lí tự nhiên, còn có hệ thống các biểu đồ, tuy nhiên không nhiều nhưng lại là nguồn tri thức quan trọng. Các biểu đồ thường gặp là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các địa điểm, biểu đồ tỉ lệ diện tích các lưu vực sông, 
biểu đồ lưu lượng nước trung bình trên một số sông.
	- Biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm tại một số địa điểm (trang 9). Sử dụng biểu đồ này có thể xác định được nhiệt độ, lượng mưa của các tháng cũng như nhiệt độ trung bình năm của một địa điểm cụ thể như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh...
	- Biểu đồ tỉ lệ diện tích các lưu vực sông (trang 10). Qua biểu đồ này có thể biết được tên các hệ thống lưu vực sông, tỉ lệ diện tích các lưu vực, lưu vực sông lớn nhất, nhỏ nhất của nước ta.
	- Biểu đồ lưu lượng nước trung bình trên một số sông (trang 10). Qua biểu đồ này có thể biết được chế độ nước sông, mùa lũ, mùa cạn, đỉnh lũ của một số hệ thống sông lớn.
* Khai thác lát cắt địa hình
Ngoài các biểu đồ, trong phần tự nhiên còn có các lát cắt địa hình thuộc các trang 13, 14 của Atlat. Lát cắt và yếu tố quan trọng thể hiện rõ cấu trúc địa hình của các vùng miền, bao gồm độ cao, hướng và hướng nghiêng của địa hình. Khi khai thác lát cắt cần chú ý xác định vị trí của lát cắt trên bản đồ.
Ví dụ: Sử dụng lát cắt A-B (trang 13), qua lát cắt này chúng ta có thể thấy được độ cao của vùng núi Đông Bắc chủ yếu là đồi núi thấp, hướng nghiêng của địa hình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam (Các khối núi cao tập trung ở giáp biên giới Việt Trung, ở giữa là núi thấp cao khoảng 600- 700m và giáp đồng bằng sông Hồng là vùng đồi trung du cao trung bình khoảng 100m).
c) Biết được các loại câu hỏi có thể dùng Atlat
- Tất cả các câu hỏi liên quan đến địa danh đều có thể dùng Atlat để trả lời.
- Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày và giải thích về phân bố hay đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí... đều có thể dùng Atlat để trả lời.
d) Biết sử dụng đủ trang Atlat cho 1 câu hỏi
	Có những câu hỏi có thể sử dụng một trang bản đồ trong Atlat, tuy nhiên cũng có những câu hỏi cần kết hợp nhiều bản đồ trong các trang Atlat khác nhau thì mới hoàn thành được câu hỏi.
* Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlat như:
Ví dụ 1: Dựa vào Altat địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Hà Nội thuộc 
A. vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.	 B. vùng khí hậu Đông Bắc Bộ
C. vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ.	 D. vùng khí hậu Tây Nguyên.
 Với câu hỏi này chỉ cần sử dụng bản đồ khí hậu chung trang 9 Atlat để trả lời.
Ví dụ 2: Dựa vào Altat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết các hệ thống sông sắp xếp theo diện tích lưu vực tăng dần là
A. sông Đồng Nai, sông Mê Công, sông Hồng.	 
B. sông Đồng Nai, sông Hồng, sông Mê Công.	
C. sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Mê Công.	
D. sông Hồng, sông Mê Công, sông Đồng Nai. 
 Với câu hỏi trên chỉ cần sử dụng bản đồ trang 10, phần biểu đồ tròn để trả lời.
* Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat, để trả lời như:
Những câu hỏi yêu cầu trình bày và giải thích về phân bố hay đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên thường phải sở dụng nhiều trang Altat.
Ví dụ 3: Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh và đến sớm?
GV: Với câu hỏi như trên chúng ta cần sử dụng những trang Atlat nào để trả lời?
GV kết luận: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (trang 6,7 hoặc trang 13) sẽ thấy được địa hình đồi núi, hướng vòng cung mở rộng ở phía Bắc và phía Đông nên hút gió mùa Đông Bắc, bản đồ khí hậu (trang 9) sẽ thấy được nằm trong vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm thấp.
Ví dụ 4: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa Miền Bắc và miền Nam ?
GV: Với câu hỏi như trên chúng ta cần sử dụng những trang Atlat nào để trả lời?
GV kết luận: Với câu hỏi trên HS cần sử dụng kết hợp bản đồ địa hình (trang 6,7), bản đồ khí hậu (trang 9) để trả lời. 
 2.3.3. Rèn luyện những kĩ năng qua việc sử dụng Atlat ĐLVN cho HS
 	a. Cách đọc Atlat để rèn luyện kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ
Đây là kĩ năng đơn giản nhưng rất cơ bản khi sử dụng Atlat. Việc xây dựng kĩ năng này cần được tiến hành thường xuyên trong các giờ học để dần dần hình thành ở các em kĩ năng đọc, chỉ, nhận biết đối tượng địa lí trên bản đồ.
b. Rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối quan hệ địa lí
Đây là một kĩ năng cực kỳ quan trọng vì bản chất của khoa học địa lí gắn với không gian, với bản đồ và gắn với các mối liên hệ giữa các hiện tượng. Vì là kĩ năng khó nên cần được hình thành dần dần qua những ví dụ từ đơn giản đến phức tạp, từ lớp dưới đến lớp trên, có thể tiến hành theo 2 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Giúp HS hiểu rõ và phân biệt các mối liên hệ địa lí. Bao gồm:
 + Mối liên hệ đơn giản nhất là những mối liên hệ về vị trí của các đối tượng địa lí, được thể hiện trực tiếp trên bản đồ, học sinh dễ dàng nhận ra.
 + Ngoài những mối liên hệ nhìn thấy ngay trên bản đồ còn có những mối liên hệ học sinh không chỉ dựa vào bản đồ mà còn phải đưa vào vốn hiểu biết địa lí nhất là các quy luật địa lí như những mối liên hệ giữa những hiện tượng tự nhiên với nhau, những mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế.[1]
- Bước 2: Trên cơ sở vốn hiểu biết tích luỹ của HS, GV giúp các em tự phân biệt được cá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_atlat_dia_li_viet_nam_trong_day_hoc_phan_dia_li.doc