SKKN Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí các vùng kinh tế” để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia

SKKN Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí các vùng kinh tế” để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia

 Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật làm cho khối lượng tri thức tăng nhanh như vũ bão nên chúng ta không thể hi vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông có thể cung cấp cho học sinh (HS) một kho tàng tri thức khổng lồ mà con người đã tích lũy được. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp “thầy đọc - trò chép”, tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó có thể đạt được.Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên (GV) ngày nay phải hình thành cho HS khả năng tự học, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt tri thức.

Để đạt được mục tiêu phát triển con người Việt Nam của thế kỉ mới có thể hội nhập với quốc tế, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước. Trước tình hình đó nhiệm vụ của GV nói chung, GV địa lí nói riêng ở trường phổ thông phải cung cấp cho HS những tri thức khoa học bằng cách sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để các phương tiện trực quan để nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS.[1]

Đối với dạy và học môn học địa lí, khai thác và sử dụng bản đồ, Atlat là đặc trưng của bộ môn vì tất cả các tri thức địa lí cơ bản đều được biểu hiện trong các phương tiện dạy học này. Chính vì đặc trưng này mà một trong những vai trò quan trọng của GV địa lí phổ thông hiện nay là hướng dẫn HS sử dụng Atlat để khai thác thông tin, tìm tòi khám phá kiến thức mới. Rèn luyện cho HS kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách chuẩn xác và phát huy được tính tích cực trong học tập bộ môn địa lí. Đồng thời Atlat cũng là phương tiện quan trọng trong việc trả lời các câu hỏi khi làm bài thi THPT quốc gia

 

docx 33 trang thuychi01 4872
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí các vùng kinh tế” để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục
(Các từ viết tắt)
Từ viết tắt
Nội dung
ĐLVN
Địa lí Việt Nam
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
SGK
Sách giáo khoa
Mục lục
Trang
Danh mục (các từ viết tắt)
I. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
 2.1.1.Khái quát về Atlat địa lí Việt Nam
4
 2.1.2. Mối liên quan giữa SGK và Atlat
4
2.2. Thực trạng vấn đề sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí 12
5
 2.2.1. Thực trạng sử dụng Atlat của GV
5
 2.2.2. Thực trạng sử dụng Atlat của HS
5
2.3. Các giải pháp khai thác Atlat trong giảng dạy
6
 2.3.1. Để học sinh có đầy đủ Atlat ĐLVN trong học tập
6
 2.3.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat ĐLVN trong học tập, kiểm tra - đánh giá
7
 2.3.3. Rèn luyện những kĩ năng qua việc sử dụng Atlat ĐLVN cho học sinh
8
 2.3.4. Phương pháp sử dụng các biểu đồ, bản đồ trong Atlat ĐLVN kết hợp với SGK để dạy các bài trong phần “Địa lí các vùng kinh tế” – Địa lí 12 (cơ bản) - THPT
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật làm cho khối lượng tri thức tăng nhanh như vũ bão nên chúng ta không thể hi vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông có thể cung cấp cho học sinh (HS) một kho tàng tri thức khổng lồ mà con người đã tích lũy được. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp “thầy đọc - trò chép”, tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó có thể đạt được.Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên (GV) ngày nay phải hình thành cho HS khả năng tự học, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt tri thức. 
Để đạt được mục tiêu phát triển con người Việt Nam của thế kỉ mới có thể hội nhập với quốc tế, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước. Trước tình hình đó nhiệm vụ của GV nói chung, GV địa lí nói riêng ở trường phổ thông phải cung cấp cho HS những tri thức khoa học bằng cách sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để các phương tiện trực quan để nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS.[1]
Đối với dạy và học môn học địa lí, khai thác và sử dụng bản đồ, Atlat là đặc trưng của bộ môn vì tất cả các tri thức địa lí cơ bản đều được biểu hiện trong các phương tiện dạy học này. Chính vì đặc trưng này mà một trong những vai trò quan trọng của GV địa lí phổ thông hiện nay là hướng dẫn HS sử dụng Atlat để khai thác thông tin, tìm tòi khám phá kiến thức mới. Rèn luyện cho HS kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách chuẩn xác và phát huy được tính tích cực trong học tập bộ môn địa lí. Đồng thời Atlat cũng là phương tiện quan trọng trong việc trả lời các câu hỏi khi làm bài thi THPT quốc gia
Về phía GV, thực tế ở trường phổ thông hiện nay, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Atlat ĐLVN) trong dạy học địa lí vẫn còn nhiều hạn chế. Đa số các GV chưa giúp HS nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của Atlat, chưa hướng dẫn HS khai thác, sử dụng nguồn tri thức có trong Atlat một cách có hiệu quả cao nhất. [1]
Về phía HS, phần lớn các em chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của Alat vì vậy rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị Atlat chưa đầy đủ. Đồng thời HS vẫn còn yếu về kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, do vậy tồn tại cách học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực động lập tư duy sáng tạo. Từ đó việc học tập địa lí đạt kết quả chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua thi cử, kiểm tra đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo.
Từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu và trình bày một phần của kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học với đề tài “Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí các vùng kinh tế” để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia”.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 	Với mục đích chủ yếu tập trung vào mục đích giúp các em HS khối 12 có
những kiến thức cơ bản và hoàn thiện kĩ năng sử dụng Atlat ĐLVN để từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí lớp 12 nói riêng và chương trình Địa lí THPT nói chung. Đề tài tập trung một số vấn đề:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng Atlat để khai thác kiến thức phục vụ học tập và trả lời các câu hỏi trong các đề kiểm tra, đề thi.
- Giúp cho GV có định hướng sử dụng phương tiện dạy học Atlat để soạn- giảng, ôn tập, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS.
- Giúp HS biết cách sử dụng Atlat ĐLVN kết hợp với SGK để phục vụ học tập bộ môn địa lí đạt kết quả cao nhất. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình học sinh khối 12 trường THPT Như Xuân sử dụng Atlat trong học tập để thấy được tỉ lệ các kết quả đạt được ở những học sinh sử dụng Atlat ĐLVN, HS không sử dụng Atlat ĐLVN. Từ thực tế nghiên cứu để đưa ra đề xuất những giải pháp nhằm giúp cho GV và HS sử dụng Atlat trong dạy và học phần địa lí các vùng kinh tế một cách có hiệu quả nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt kết quả cao trong công tác nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể đó là các phương pháp:
- Phương pháp quan sát: qua dự giờ thao giảng và hội giảng của trường. 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 - Phương pháp đối chiếu, so sánh.
 - Phương pháp điều tra cơ bản.
5. Những điểm mới của sáng kiến
Năm học 2014- 2015 tôi có làm sáng kiến về sử dụng Atlat trong giảng dạy “địa lí các ngành kinh tế”, trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được, trong năm học 2017- 2018 tôi áp dụng đề tài vào giảng dạy “địa lí các vùng kinh tế” trong chương trình địa lí 12- THPT.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Trong dạy và học theo quan điểm đổi mới hiện nay, việc GV sử dụng các công cụ dạy học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác dạy học, đặc biệt là các phương tiện dậy học trực quan. Đối với môn địa lí, môn không tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói riêng. Atlat vừa là cuốn SGK thứ hai giúp cung cấp các kiến thức cơ bản vừa là hình ảnh trực quan giúp việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. [4]
Trong khi làm bài kiểm tra, đặc biệt trong kỳ thi THPT quốc gia theo phương thức trắc nghiệm như hiện nay việc sử dụng Atlat để làm bài có ý nghĩa rất quan trọng. Atlat vừa là thông tin giúp HS trả lời các câu hỏi trực tiếp liên quan đến Atlat, vừa là nguồn thông tin giúp HS có thể phân tích phục vụ cho trả lời nhiều câu hỏi khác rất tốt.
Atlat Địa lí Việt Nam không chỉ là tài liệu quan trọng trong phục vụ giảng dạy đối với GV mà còn rất hữu ích đối với HS trung học phổ thông, đặc biệt là HS khối 12. Nội dung của Atlat ĐLVN được thành lập dựa trên chương trình Địa lí Việt Nam ở trường phổ thông.
 2.1.1. Khái quát về Atlat Địa lí Việt Nam
a. Khái niệm
 Atlat Địa lí Việt Nam là một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ nhằm phản ánh các sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo một trình tự logic, có hệ thống của các bài học địa lí Việt Nam phù hợp nội dung SGK và chương trình địa lí 12. [1]
b. Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam
 Cấu trúc của tập Atlat ĐLVN gồm 3 phần chính: Địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế- xã hội, địa lí các vùng với 31 trang trong đó có đầy đủ các nội dung sau:
- Phần địa lí tự nhiên bao gồm bản đồ hình thể, địa chất- khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền địa lí tự nhiên kèm theo lát cắt và hình ảnh minh hoạ.
- Phần địa lí dân cư - xã hội bao gồm bản đồ hành chính, dân số, dân tộc kèm theo đồ thị, biểu đồ dân số, tháp tuổi minh hoạ.
- Phần địa lí kinh tế bao gồm bản đồ nông nghiệp chung, bản đồ lúa, hoa màu, chăn nuôi, cây công nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, bản đồ công nghiệp chung, năng lượng, công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử - tin học, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm; giao thông; thương mại; ngoại thương; du lịch và các vùng kinh tế. Kèm theo là các biểu đồ, đồ thị về các ngành và các hình ảnh minh hoạ các đối tượng kinh tế. [1]
c. Đặc điểm
* Tỉ lệ
Tỉ lệ bản đồ là yếu tố quan trọng để đo tính khoảng cách trên bản đồ. Từ tỉ
 lệ bản đồ có thể tính được 1cm trong bản đồ tương ứng bao nhiêu km ngoài thực tế. Các bản đồ trong trong Atlat Địa lí Việt Nam tỉ lệ chung cho các trang bản đồ rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng trong giảng dạy và học tập địa lí, đó là các tỉ lệ: 1:3 000 00; 1:6 000 000; 1:9 000 000; 1:12 000 000; 1:18 000 000; 1: 24 000 000; 1:180 000 000. [1]
* Các phương pháp biểu hiện dùng trong Atlat
- Phương pháp kí hiệu: các kí hiệu thường dùng có 3 dạng chính, gồm: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động (chủ yếu thể hiện gió, bão)
- Phương pháp chấm điểm (sự phân bố dân cư, các đô thị lớn....)
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ (đặc biệt phần địa lí kinh tế)
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp nền chất lượng, phương pháp khoanh vùng, phương pháp đường đẳng trị,...
 2.1.2. Mối liên quan giữa đặc điểm SGK Địa lí 12 với việc sử dụng Atlat ĐLVN trong dạy học
a. Thuận lợi
- Cấu trúc chương trình và SGK địa lí 12 gồm 4 phần, được xây dựng chặt chẽ, trình tự các bài học được sắp xếp theo hệ thống khoa học, logic, phù hợp cấu trúc trình tự trong Atlat tạo thuận cho HS tra cứu và khai thác kiến thức. GV giảng bài học nào thì HS giở trang Atlat có bản đồ phục vụ bài học đó. [1]
- Nội dung trong SGK cả bài lí thuyết lẫn thực hành có liên quan đến Atlat tương đối nhiều thể hiện qua các câu hỏi giữa và cuối bài.
- Cách trình bày theo vấn đề của SGK và chương trình tạo điều kiện phối hợp với Atlat để khai thác sâu hơn về các kiến thức.
b. Khó khăn
- Kiến thức SGK phần lớn trình bày dưới dạng kênh chữ đòi hỏi GV phải đầu tư cho phương pháp sử dụng và khai thác kiến thức từ Atlat.
- Số liệu trong Atlat và SGK nhiều chỗ chưa thống nhất, bài thực hành trên bản đồ hầu như không có.
2.2. Thực trạng vấn đề sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí 12
2.2.1. Thực trạng sử dụng Atlat ĐLVN trong dạy học của giáo viên
Qua trao đổi một số GV trong trường và các GV của các trường khác (qua các lớp tập huấn chuyên đề) cho thấy các GV đánh giá cao việc sử dụng Atlat ĐLVN trong dạy học. GV xem Atlat là phương tiện trực quan sinh động, nguồn kiến thức giúp cho mình có cơ sở soạn bài theo phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Thông qua việc dự giờ một số GV, quan sát GV lên lớp cũng như phỏng vấn GV tham gia giảng dạy địa lí khối 12. Thực tiễn cho thấy GV ít sử dụng Atlat trong quá trình dạy học trên lớp và làm bài tập ở nhà, chỉ trừ khi bài thực hành và bài tập có yêu cầu phải sử dụng Atlat.
 Nguyên nhân của thực trạng trên là do nhiều HS chưa trang bị Atllat nên việc sử dụng phương pháp dạy học bằng Atlat của GV gặp khó khăn. Khi sử dụng Atlat trong một tiết dạy đòi hỏi GV phải nghiên cứu từ lựa chọn kiến thức liên quan đến soạn bài nên rất tốn thời gian. Vì vậy, GV chỉ chú ý đến việc hoàn thành giáo án 45 phút mà thôi.
GV sử dụng Atlat trong dạy học địa lí chủ yếu theo hướng vừa minh hoạ, vừa khai thác nguồn tri thức chứ không còn như những năm trước là chủ yếu minh hoạ. Tuy nhiên, khi khai thác chưa đi sâu phân tích, giải thích tìm ra mối liên hệ bản chất của đối tượng địa lí. Hệ thống các kênh hình có trong Atlat như biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh,chưa khai thác triệt để. [1]
2.2.2. Thực trạng về sử dụng Atlat ĐLVN trong học tập của học sinh
Qua các tiết dạy trên lớp (lớp 12C4, 12C7) tôi đã tiến hành thống kê thấy rằng có gần 50% tổng số HS của lớp có mang Atlat và có sử dụng trong tiết học.
Tuy số HS được trang bị Atlat khá nhiều nhưng khi hỏi: Các em có thường sử dụng Atlat trong giờ học và trong làm bài tập địa lí không? Thì số HS thường xuyên sử dụng Atlat quá ít, các em chủ yếu sử dụng Atlat trong việc làm bài thực hành, bài tập, trả lời câu hỏi liên quan đến Atlat theo yêu cầu của SGK chứ không biết kết hợp nội dung kiến thức trong SGK và bản đồ trong Atlat để chứng minh, phân tích, giải tích cho một hiện tượng, đối tượng địa lí. Đặc biệt có một số bộ phận HS không bao giờ sử dụng đến Atlat. [1]
Nguyên nhân HS ít sử dụng Atlat Địa lí là do GV sử dụng Atlat trong dạy học địa lí còn quá ít. GV ít chú ý đến việc khai thác kênh hình trong SGK nên HS ít có dịp tiếp xúc, sử dụng Atlat, không tạo được nhu cầu sử dụng Atlat cho các em. GV chưa dành thời gian hướng dẫn cụ thể cách đọc và sử dụng Atlat vì vậy các em rất lúng túng và khó khăn khi sử dụng phương tiện học tập này. 
Từ đó tỉ lệ HS sử dụng Atlat ĐLVN trong tiết học bài mới trên lớp, ôn tập ở nhà và trả lời các câu hỏi kiểm tra - đánh giá của GV chưa cao. Tôi đã tiến hành khảo sát số lượng HS có Atlat ĐLVN và sử dụng trong kiểm tra – đánh giá cho HS lớp 12C4, 12C7 đầu năm học 2017 – 2018, kết quả như sau:
Lớp
Tổng số HS
khảo sát
Số lượng học sinh
Có Atlat 
ĐLVN
Có Atlat và biết cách sử dụng
Chưa có Atlat và chưa biết cách sử dụng
12C4
31
20
15
16
12C7
36
15
13
23
Tổng số
67
35
28
39
Tỉ lệ (%)
100
52.2
41.8
58.2
 Vì vậy mà kết quả bài tập trong quá trình điều tra giữa kì I chưa cao, cụ thể:
Lớp 
Tổng số HS
khảo sát
Số lượng học sinh đạt
điểm 
giỏi
điểm 
khá
điểm 
TB
điểm TB
trở lên
điểm yếu, kém
12C4
31
2
5
18
25
6
12C7
36
0
4
14
18
18
Tổng số
67
2
9
32
33
24
Tỉ lệ (%)
100
3.0
13.4
47.8
64.2
35.8
 Từ những lí do trên chính là thực trạng cần giải quyết, tháo gỡ. Giải quyết tháo gỡ được nó nhất định chất lượng dạy và học môn Địa lí ngày càng được 
nâng cao. 
2.3. Các giải pháp khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần “Địa lí các vùng kinh tế”
 2.3.1. Để HS có đầy đủ Atlat ĐLVN trong học tập
Ngay từ đầu năm học, GV yêu cầu HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập của bộ môn như: dụng cụ vẽ biểu đồ (bút chì, thước kẻ, compa,), xử lí số liệu (máy tính cầm tay), SGK, vở ghi và Atlat ĐLVN, GV nhấn mạnh vai trò của Atlat ĐLVN trong học tập cũng như khai thác các kiến thức từ Atlat để trả lời các câu hỏi khi làm bài kiểm tra, bài thi. GV cho HS thời gian chuẩn bị, thường là một tuần, sau đó tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Nếu HS chưa chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập thì GV động viên, nhắc nhở kịp thời. [1]
2.3.2. Hướng dẫn HS sử dụng Atlat ĐLVN trong học tập, kiểm tra - đánh giá
Để sử dụng Atlat trong học tập, kiểm tra – đánh giá phần “Địa lí các vùng kinh tế”, HS cần:
a) Nắm chắc các ký hiệu
Để đọc Atlat chúng ta cần hiểu ngôn ngữ trình bày trong Atlat, ngôn ngữ trình bày trong các bản đồ của Atlat đó là hệ thống các kí hiệu, ước hiệu bản đồ. Vì vậy điều đầu tiên các em cần nắm đó là ý nghĩa của các kí hiệu được quy định trong trang kí hiệu chung (trang 3). Các dạng kí hiệu dùng trong trang kí hiệu chung bao gồm: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình, ngoài ra còn có các yếu tố khác. Từ đó có thể xác định sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. [1]
b) Biết khai thác biểu đồ 
 Thông thường mỗi bản đồ của các vùng kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện GDP của vùng so với cả nước, cơ cấu GDP của vùng, HS biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan.
* Biểu đồ cột thể hiện GDP của vùng so với cả nước
Ví dụ : 
- GDP của TDMNBB và ĐB sông Hồng so với cả nước năm 2007 (trang 26)
- GDP của Bắc Trung Bộ so với cả nước năm 2007 (trang 27)...
* Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong mỗi vùng
Ví dụ:
- Biểu đồ tròn thể hiện giá cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của TDMNBB và ĐB sông Hồng – Atlat trang 26.
- Biểu đồ tròn thể hiện giá cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Bắc trung bộ – Atlat trang 27....
c) Biết được các loại câu hỏi có thể dùng Atlat
- Tất cả các câu hỏi liên quan đến địa danh đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời.
- Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất ở đâu, vì sao ở đó? Trình bày về các trung tâm kinh tế của các vùng... đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời.
d) Biết sử dụng đủ trang Atlat cho 1 câu hỏi
	Có những câu hỏi có thể sử dụng một trang bản đồ về vùng trong Atlat, tuy nhiên cũng có những câu hỏi cần kết hợp bản đồ vùng với các trang bản đồ khác thì mới hoàn thành được câu hỏi.
* Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlat như:
Ví dụ 1: Dựa vào Altat địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc trung du miền núi Bắc Bô?
A. Thanh Hóa	B. Lạng Sơn.	C. Lào Cai.	D. Phú Thọ.
Với câu hỏi này chỉ cần sử dụng bản đồ vùng trung du miền núi Bắc Bô và đồng bằng sông Hồng trang 26 Atlat để trả lời.
Ví dụ 2: Dựa vào Altat địa lí Việt Nam trang 27, cho biết các trung tâm công nghiệp quan trọng của Bắc Trung Bộ là
A. Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế.	 B. Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang
C. Huế, Vinh, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. D. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế.	Với câu hỏi trên chỉ cần sử dụng bản đồ trang 27 để trả lời.
* Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat, để trả lời như:
- Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như:
Ví dụ 3: Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên?
GV: Với câu hỏi như trên chúng ta cần sử dụng những trang Atlat nào để trả lời?
GV kết luận: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) (bằng phẳng, phân hóa theo độ cao khác nhau), bản đồ khí hậu (cận xích đạo), sử dụng bản đồ “Các nhóm và các loại đất chính” (trang 11) sẽ thấy được loại đất chủ yếu của vùng (đất đỏ badan); dùng bản đồ “Dân số” (trang 15) sẽ thấy được mật độ dân số thấp, dùng bản đồ (trang 21) sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của vùng còn hạn chế.
- Những câu hỏi trình bày sự phân bố của các ngành kinh tế trong từng vùng:
Ví dụ 4: Cà phê là cây công nghiệp quan trọng của nước ta, được trồng ở những vùng kinh tế nào sau đây?
A. Tất cả các vùng.	 B. Tất cả các vùng, trừ Bắc Trung Bộ.
C. Tất cả các vùng, trừ các đồng bằng. D. Tất cả các vùng, trừ Tây Nguyên.
- Với câu hỏi trên HS cần sử dụng kết hợp bản đồ trong Altat trang 26, 27, 28, 29 kết hợp với bản đồ nông nghiệp chung trang 18 để trả lời.
 2.3.3. Rèn luyện những kĩ năng qua việc sử dụng Atlat ĐLVN cho HS
 	a. Cách đọc Atlat rèn luyện kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ
Các đối tượng địa lí trên bản đồ thuộc nhiều loại, tự nhiên, kinh tế, xã hội. Kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ rất đơn giản nhưng là kĩ năng cơ bản. Do đó phải rèn luyện kĩ năng này trước tiên trong quá trình dạy học cho học sinh.
Quy trình này được tiến hành thường xuyên trong các giờ học dần dần hình thành ở các em kĩ năng đọc, chỉ, nhận biết đối tượng địa lí trên bản đồ.
b. Rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối quan hệ địa lí
Đây là một kĩ năng cực kỳ quan trọng vì bản chất của khoa học địa lí gắn với không gian, với bản đồ và gắn với các mối liên hệ giữa các hiện tượng. Vì là kĩ năng khó nên kĩ năng này cần được hình thành dần dần qua những ví dụ từ đơn giản đến phức tạp, từ lớp dưới đến lớp trên. [5]
- Trước hết cần cho học sinh hiểu rõ và phân biệt các mối liên hệ địa lí:
+ Mối liên hệ đơn giản nhất là những mối liên hệ về vị trí trong không gian của các đối tượng địa lí, những mối liên hệ này thể hiện trực tiếp trên bản đồ, học sinh dễ dàng nhận ra.
+ Ngoài những mối liên hệ nhìn thấy ngay trên bản đồ còn có những mối liên hệ học sinh không chỉ dựa vào bản đồ mà còn phải đưa vào vốn hiểu biết địa lí nhất là các quy luật địa lí như những mối liên hệ giữa những hiện tượng tự nhiên với nhau, những mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế.
- Trên cơ sở vốn hiểu biết tích luỹ của HS, GV giúp các em tự phân biệt được các mối liên hệ địa lí thông thường và các mối liên hệ địa lí nhân quả, mang tính quy luật.
 2.3.4. Phương pháp sử dụng các biểu đồ, bản đồ trong Atlat ĐLVN kết hợp với SGK để dạy các bài trong phần “Địa lí các vùng kinh tế” - Địa lí 12 
a. Phương pháp chung 
Khi sử dụng Atlat ĐLVN trong việc

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_atlat_dia_li_viet_nam_trong_day_hoc_phan_dia_li.docx