SKKN So sánh sự hứng thú của học sinh thông qua việc theo dõi tính tích cực của học sinh ở trên lớp và kết quả bài khảo sát ở những tiết học sử dụng và không sử dụng (hoặc sử dụng chưa triệt để) PT - ĐDDH

SKKN So sánh sự hứng thú của học sinh thông qua việc theo dõi tính tích cực của học sinh ở trên lớp và kết quả bài khảo sát ở những tiết học sử dụng và không sử dụng (hoặc sử dụng chưa triệt để) PT - ĐDDH

Trong quá trình tiếp thu tri thức phương pháp là vô cùng quan trọng, khoa học đã chứng minh khi chúng ta sử dụng nhiều hơn các giác quan, đặc biệt là thị giác hay trực tiếp thực hành khả năng tiếp thu sẽ cao hơn so với việc chúng ta chỉ dùng thính giác. Do đó hiện nay hầu như tất cả các môn học đều sử dụng rất nhiều phương tiện - đồ dùng dạy học (PT-ĐDDH), các phương tiện trực quan sinh động nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Địa lí là một trong những môn học sử dụng nhiều PT-ĐDDH như bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu thống kê, phim ảnh mặc dù vậy trong quá trình dạy và học môn Địa lí nhiều giáo viên (GV) và học sinh (HS) vẫn có quan niệm quan niệm đó là môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài là đạt điểm cao, không cần tư duy, suy nghĩ như các môn học khác. Việc dạy và học của thầy và trò do đó thường là giảng và chép như một môn học thuộc, mà chưa thường xuyên sử dụng các đồ phương tiện dạy học nhằm tạo hứng thú cho HS khi học. Do đó, chưa kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của HS, chưa giúp cho HS nắm bắt được bản chất các hiện tượng địa lí, đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu.

Đây là một vấn đề cấp thiết, nhằm đổi mới tư duy, phương pháp dạy học, phương pháp tiếp cận với tri thức. Đối với bản thân tôi, tôi rất mong muốn được áp dụng những cái mới, những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy. Do đó tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp trên vào giảng dạy, sau một thời gian kết quả thu được là tích cực. Do đó tôi mạnh dạn trình bày những nội dung chính của sáng kiến để các thầy cô đồng nghiệp tham khảo, cũng như góp ý bổ xung để sáng kiến hoàn thiện hơn.

 

doc 17 trang thuychi01 9181
Bạn đang xem tài liệu "SKKN So sánh sự hứng thú của học sinh thông qua việc theo dõi tính tích cực của học sinh ở trên lớp và kết quả bài khảo sát ở những tiết học sử dụng và không sử dụng (hoặc sử dụng chưa triệt để) PT - ĐDDH", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình tiếp thu tri thức phương pháp là vô cùng quan trọng, khoa học đã chứng minh khi chúng ta sử dụng nhiều hơn các giác quan, đặc biệt là thị giác hay trực tiếp thực hành khả năng tiếp thu sẽ cao hơn so với việc chúng ta chỉ dùng thính giác. Do đó hiện nay hầu như tất cả các môn học đều sử dụng rất nhiều phương tiện - đồ dùng dạy học (PT-ĐDDH), các phương tiện trực quan sinh động nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Địa lí là một trong những môn học sử dụng nhiều PT-ĐDDH như bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu thống kê, phim ảnhmặc dù vậy trong quá trình dạy và học môn Địa lí nhiều giáo viên (GV) và học sinh (HS) vẫn có quan niệm quan niệm đó là môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài là đạt điểm cao, không cần tư duy, suy nghĩ như các môn học khác. Việc dạy và học của thầy và trò do đó thường là giảng và chép như một môn học thuộc, mà chưa thường xuyên sử dụng các đồ phương tiện dạy học nhằm tạo hứng thú cho HS khi học. Do đó, chưa kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của HS, chưa giúp cho HS nắm bắt được bản chất các hiện tượng địa lí, đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu.
Đây là một vấn đề cấp thiết, nhằm đổi mới tư duy, phương pháp dạy học, phương pháp tiếp cận với tri thức. Đối với bản thân tôi, tôi rất mong muốn được áp dụng những cái mới, những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy. Do đó tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp trên vào giảng dạy, sau một thời gian kết quả thu được là tích cực. Do đó tôi mạnh dạn trình bày những nội dung chính của sáng kiến để các thầy cô đồng nghiệp tham khảo, cũng như góp ý bổ xung để sáng kiến hoàn thiện hơn.
Mục đích của việc nghiên cứu là so sánh sự hứng thú của HS thông qua việc theo dõi tính tích cực của HS ở trên lớp và kết quả bài khảo sát ở những tiết học sử dụng và không sử dụng (hoặc sử dụng chưa triệt để) PT-ĐDDH. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12A trường Trung tâm GDTX Thạch Thành 
Phạm vi nghiên cứu chương trình Địa lí lớp 12 – Ban cơ bản.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Con đường nhận thức được của học sinh là: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn". Vì vậy, để HS có thể chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, hứng thú và khắc sâu kiến thức thì vấn đề sử dụng PT-ĐDDH trong các tiết dạy là một yếu tố hết sức quan trọng.
Các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng, PT-ĐDDH là một trợ thủ đắc lực thúc đẩy quá trình nhận thức, phát triển tư duy, sáng tạo và rèn luyện kỷ năng thực hành cho học sinh. Có cách sử dụng dạy học hợp lý sẽ tạo nên những giờ học hấp dẫn, lý thú, mang lại kết quả cao.
1.1 Khái quát về PT-ĐDDH
PT-ĐDDH đã có từ lâu gắn liền với hệ thống các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống theo quan điểm lấy GV làm trung tâm. Chức năng minh hoạ của PT-ĐDDH được coi trọng và khai thác có hiệu quả trong dạy học. Nhờ có các phương tiện này mà các biểu tượng được hình thành rõ nét hơn, nhiều sự vật hiện tượng địa lí trở nên gần gũi hơn với HS.
Các phương tiện này chứa trong mình dưới dạng vật chất cả hình ảnh bên ngoài lẫn dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các đối tượng, mà nhờ sự phân tích tìm tòi của HS, các đặc điểm đó được biểu hiện ra bên ngoài. PT-ĐDDH là nguồn tri thức, đòi hỏi sự khám phá, tìm tòi của HS.
Phương tiện dạy học là “hình ảnh kép” của PPDH. Mỗi PPDH đặc trưng là hệ thống các hoạt động của GV và HS nhằm đạt được mục đích, do đó đòi hỏi phải có PT-ĐDDH phù hợp. PPDH được thực hiện bằng các hoạt động với các phương tiện cụ thể. Ngoại trừ lời nói thì chữ viết, các phương tiện như bản đồ, Atlat, biểu đồ, sơ đồluôn có mặt gắn liền với các PT-ĐDDH
Nội dung dạy học được chứa trong PT-ĐDDH là nguồn tri thức. Mặt khác như đã nói, PPDH và phương tiện dạy học thống nhất với nhau. Từ đó có thể đi đến kết luận là PPDH chính là sự tích hợp của nội dung dạy học và PT-ĐDDH. Quan niệm như vậy là đề cao chức năng nguồn tri thức của PT-ĐDDH bên cạnh chức năng truyền thống là trực quan.
1.2 Chức năng của PT-ĐDDH 
* Chức năng minh hoạ
- Các PT-ĐDDH có tính trực quan cao, dùng để minh hoạ cho các sự vật hiện tượng địa lí.
- Các PT-ĐDDH là hình ảnh rõ nét của các đối tượng địa lí; nhờ vào PT-ĐDDH mà HS có các biểu tượng rõ ràng và đúng đắn về các đối tượng địa lí.
- Đối tượng địa lí trải rộng trong một không gian rộng lớn. Nhờ vào PT-ĐDDH, HS mới có thể tăng hiểu biết về các đối tượng địa lí.
* Chức năng là nguồn tri thức
- PT-ĐDDH không chỉ là hình ảnh bên ngoài của sự vật, hiện tượng địa lí mà còn chứa đựng nội dung bên trong của đối tượng địa lí.
- PT-ĐDDH chứa đựng các khái niệm, mối liên hệ nhân quả, quy luật địa líLấy bản đồ Việt Nam làm ví dụ. Trên bản đồ có các khái niệm chung (sông, núi, hồ, biển), khái niệm riêng (sông Hồng, dãy Hoàng Liên Sơn,), các mối liên hệ nhân quả (gió phơn Tây Nam khô nóng là kết quả của gió tây nam từ vịnh Bengan sau khi vượt qua dãy Trường Sơn Bắc; nơi mưa nhiều nơi mưa ít trên lãnh thổ là kết quả của mối liên hệ giữa hướng gió và địa hình)
PT-ĐDDH chứa đựng tri thức Địa lí, do đó trong dạy học chúng được dùng làm công cụ chho HS khám phá, tìm tòi tri thức.
1.3 Sự phát triển của PT-ĐDDH
Sự phát triển của PT-ĐDDH liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là PPDH và sự tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Trong PPDH truyền thống với ưu thế cung cấp cho HS những tri thức có sẵn, các PT-ĐDDH đóng vai trò quan trọng trong việc minh hoạ, hoặc cụ thể hoá các kiến thức địa lí trừu tượng đối với HS
Khi đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS – mà hoạt động độc lập của HS với các nguồn tri thức được xem như một dấu hiệu quan trọng – thì các PT-ĐDDH càng có vị trí hết sức to lớn, tạo điều kiện cho dạy học đề cao chủ thể nhận thức của HS. Yêu cầu về đủ PT-ĐDDH và đa dạng các thể loại trở nên có tính bắt buộc. Nếu như trước đây HS có thể nghe thầy “dạy chay” được nếu không có PT-ĐDDH thì hiện nay với PPDH mới, HS không thể “làm chay” được. Không có PT-ĐDDH, HS đành phải lắng nghe một cách thụ động lời giảng của thầy, như vậy vô hình chung sẽ quay lại kiểu dạy học “lấy thầy làm trung tâm”
Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật hiện đại đã tạo nên các PT-ĐDDH hiện đại về nghe nhìn, công nghệ thông tin.
Hiện nay danh mục PT-ĐDDH rất phong phú và đa dạng, bao gồm:
- Tranh ảnh, bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ
- Phiếu học tập, lát cắt địa hình
- Bản đồ giáo khoa
- Mô hình, khối đồ, mẫu vật
- Dụng cụ thí nghiệm đơn giản
- Phòng địa lí, vườn địa lí
- Phim
- Bản trong dùng cho may chiếu
- Băng đĩa, máy ghi âm và ghi hình
- Máy vi tính
- Phần mềm dạy học
2. Cơ sở thực tiễn
Môn Địa lí 12 tìm hiểu hoàn toàn về địa lí Việt Nam, nội dung kiến thức tuy mới nhưng nếu các em đã nắm chắc được chương trình Địa lí đại cương ớ lớp 10 thì việc khai thác kiến thức không khó. Tuy vậy, hầu hết các em học sinh ở Trung tâm GDTX không hoàn toàn tập trung vào việc học, việc nắm bắt kiến thức thầy cô giảng chưa được tốt. Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu; hầu hết chưa thực sự có hứng thú học tập và kết quả chưa cao.
Việc sử dụng PT-ĐDDH trong các Nhà trường hiện nay chưa thực sự thường xuyên và hiệu quả. Do cả các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan mà PT-ĐDDH chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nó, trong đó có vai trò mang lại hứng thú học tập cho HS.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi thấy việc tích cực sử dụng PT-ĐDDH để mang lại hứng thú học tập cho HS là rất cần thiết.
3. Hiện trạng
Khi sáng kiến chưa được áp dụng. Tôi đã thực hiện khảo sát vào vào một tiết học, cụ thể là tiết 5 – Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (tiết 1), kết quả thu được như sau:
3.1 Về mức độ tích cực của học sinh
Tiêu chí đánh giá
Số lượt (học sinh)
Tỉ lệ so với cả lớp (%)
Xung phong phát biểu bài
7
21.9
Trả lời đúng
3
9.4
Không chú ý hoặc làm việc riêng
5
15.6
3.2 Về chất lượng bài khảo sát
 Đạt loại
Số lượng (bài)
Tỉ lệ so với cả lớp (%)
Giỏi
Khá
5
15.6
Trung bình
15
46.9
Yếu
8
25
Kém
4
12.5
3.3 Nguyên nhân
* Nguyên nhân từ HS
  - Ý thức học tập của học sinh chưa cao.
 - Trình độ nhận thức còn hạn chế
  - Khả năng ghi nhớ kém
  - Có tính ỉ lại, không chịu tìm tòi, không chủ động nắm bắt kiến thức
 - Không tập trung vào bài học
 - Khả năng tổng hợp kiến thức kém, tiếp thu bài chậm
 * Nguyên nhân từ GV
-  Giáo viên mới chỉ quan tâm đến kiến thức nội dung chính của bài và những kiến thức nào cần học thuộc.
- Bài giảng còn chưa thật hấp dẫn, chưa thu hút học sinh. 
- Các phương pháp giảng dạy còn hạn chế, chưa thật sự phát huy được vai trò của đồ dùng dạy học (mà ở đây là bản đồ; tranh ảnh)
- Bài giảng cứng nhắc, nặng về nội sung văn bản, thiếu tính sáng tạo
Thực trạng trên đòi hỏi tôi phải có những biện pháp thay đổi phương pháp dạy, tích cực hơn nữa trong việc sử dụng đồ dùng dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
4. Các giải pháp thực hiện
Kết quả như trên là do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, tôi sẽ tập giải quyết theo hướng tích cực sử dụng PT-ĐDDH.
4.1 Mộ số nguyên tắc khi sử dụng phương tiện – đồ dùng day học
Việc sử dụng PT-ĐDDH dạy học có một số nguyên tắc sau: 
- Sử dụng PT-ĐDDH phải đáp ứng được mục tiêu và phù hợp với nội dung của việc giảng dạy.
- Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên luôn tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự mình làm việc với các phương tiện – đồ dùng dạy học để khám phá, tìm tòi các tri thức cần thiết, đảm bảo toàn bộ học sinh trong lớp được tiếp xúc với các PT-ĐDDH.
- Sử dụng PT-ĐDDH đúng lúc.
- Sử dụng PT-ĐDDH đúng chỗ. Chọn vị trí đặt để học sinh nào cũng có thể quan sát được và nếu cần học sinh nào cũng có thể tiếp cận.
- Sử dụng PT-ĐDDH đủ cường độ.
- Phối hợp nhiều loại PT-ĐDDH khác nhau, không nên quá lạm dụng một phương nào đó sẽ gây nhàm chán.
4.2 Một số bài học đã được tích cực sử dụng các PT-ĐDDH
Hiện này đối với môn học Địa lí có rất nhiều các PT-ĐDDH. Tuy nhiên trong phạm vi sáng kiến tôi tập trung đi sâu vào sử dụng một số PT-ĐDDH được sử dụng trong một số bài học như sau:
Tiết 8-Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
* Khi dạy mục 1.a (Tính chất nhiệt đới), GV có thể hướng dẫn HS sử dụng các PT-ĐDDH như sau:
GV chia lớp thành các nhóm cho tiến hành thảo luận, hoàn thiện: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc SGK kết hợp quan sát bản đồ khí hậu, hãy nhận xét và giải thích tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta theo dàn ý:
- Tổng bức xạ, cân bằng bức xạ...
- Nhiệt độ trung bình năm
- Tổng số giờ nắng...
Giải thích tại sao nước ta có nền nhiệt độ cao.........
..
* Khi dạy mục 1.c (Gió mùa), GV có thể hướng dẫn HS sử dụng các PT-ĐDDH như sau: 
GV chia lớp thành các nhóm cho tiến hành thảo luận, hoàn thiện: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Dựa vào mục 1.c SGK , quan sát bản đồ khí hậu SGK (hoặc trang 9 Atlat Địa lí Việt Nam) hãy điền vào bảng đặc điểm của gió mùa đông và gió mùa hạ ở nước ta.
Loại gió
Nguồn gốc
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Hướng gió
Kiểu thời tiết đặc trưng
Gió mùa đông
- Tháng XI, XII, I:
- Tháng II, III:
Gió mùa hạ
Áp cao Bắc Ấn Độ Dương
Áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam
Gió mùa Đông Bắc gây mưa nhiều ở khu vực nào:
Giải thích.
.Gió mùa hạ gây mưa nhiều ở những khu vực nào:..
..
Giải thích: ..
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Loại gió
Nguồn gốc
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Hướng gió
Kiểu thời tiết đặc trưng
Gió mùa đông
Áp cao Xibia
Tháng XI – IV
Miền Bắc
Đông Bắc
- Tháng XI, XII, I:
Lạnh khô
- Tháng II, III:
Lạnh ẩm
Gió mùa hạ
Áp cao Bắc Ấn Độ Dương
Tháng V – tháng VII
Cả nước
Tây Nam
- Nóng ẩm ở Nam Bộ và Tây Nguyên
- Nóng khô ở Bắc Trung Bộ
Áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam
Tháng VI – tháng X
Cả nước
Tây Nam, riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam
Nóng và mưa nhiều ở cả miền Bắc và miền Nam
Tiết 16 – Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Khi dạy mục 3 (phân bố dân cư chưa hợp lí), GV có thể hướng dẫn HS sử dụng các PT-ĐDDH như sau:
- Trước hết, GV yêu cầu HS dựa vào hình 16.2 SGK phóng to hoặc trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam để thực hiện các câu hỏi:
+ So sánh mật độ dân số ở vùng đồng bằng, ven biển với vùng núi, trung du (đồng bằng có mật độ dân số rất cao, miền núi và trung du rất thấp; mật độ của đồng bằng gấp nhiều lần miền núi)
+ Nhận xét về phân bố dân cư nước ta (phân bố rất không đồng đều và chưa hợp lí)
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS dựa vào bảng 16.2 (GV sử dụng bảng phóng to đã chuẩn bị trước)
+ Nhận xét về mật độ dân số của các vùng trong cả nước.
+ Xác định trên bản đồ (hình 16.2 SGK hoặc trang 11 Atlat Địa lí Việt Nam) vùng có mật độ dân số cao nhất và vùng có mật độ dân số thấp nhất.
Tiết 22 – Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Dạy về nội dung phân bố lúa (mục a. Sản xuất lương thực), GV có thể tiến hành như sau:
- GV yêu cầu HS dựa vào trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam:
+ Xác định những nơi có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực vào loại cao nhất – trên 90% (Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng)
+ Xác định vùng có diện tích trồng lúa và sản lượng cao nhất cả nước (Đồng bằng sông Cửu Long)
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS chỉ bản đồ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (bản đồ treo tường): vùng trồng lúa lớn nhất, vùng có năng suất cao nhất nước ta (GV cũng có thể yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu tên các vùng trồng lúa nhiều nhất, vùng có năng suất cao nhất; GV kết hợp chỉ bản đồ về các vùng này)
Dạy về nội dung phân bố các cây công nghiệp, GV có thể tiến hành như sau:
- Trước tiên, GV yêu cầu HS dựa vào các trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, kết hợp SGK tìm hiểu sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta, rồi hoàn thành bảng sau
Cây công nghiệp
Nơi phân bố chủ yếu
1. Cây công nghiệp lâu năm 
- Cà phê
- Cao su
- Hồ tiêu
- Điều
- Dừa
- Chè
2. Cây công nghiệp hàng năm
- Mía
- Lạc
- Đậu tương
- Bông
- Đay
- Dâu tằm
- Thuốc lá
- Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV yêu cầu HS lên bảng trình bày và chỉ bản đồ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sự phân bố các cây công nghiệp. Mỗi HS trình bày về một nhóm cây.
Tiết 38 – Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Dạy mục 1. Khái quát chung
GV có thể hướng dẫn HS sử dụng phương tiện – đồ dùng dạy học để tìm hiểu kiến thức theo trình tự sau:
- Dựa vào trang 23 Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí địa lí của Tây Nguyên, nêu tên các tỉnh thuộc Tây Nguyên.
- Dựa vào trang 23, 6, 7, 8, 11 Atlat Địa lí Việt Nam, kết hợp SGK:
+ Nêu đặc điểm dân cư, lao động của Tây Nguyên
+ Đánh giá thuận lợi, khó khăn của các đặc điểm về vị trí địa lí, lãnh thổ và dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.
Dạy mục 2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
Sau khi đã cho HS tìm hiểu về các điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, GV yêu cầu HS dựa vào hình 37.1 trong SGK, trang 28 Atlat Địa lí Việt Nam, kết hợp kênh chữ SGK:
+ Nêu tên các cây công nghiệp ở Tây Nguyên
+ Nêu tình hình sản xuất các cây công nghiệp và xác định vùng phân bố các cây công nghiệp ở Tây Nguyên bằng cách hoàn thành bảng sau:
Cây công nghiệp
Tình hình sản xuất
Phân bố
- Cà phê
- Chè
- Cao su
- Điều
- Hồ tiêu
- Bông
Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV yêu cầu HS trình bày và chỉ trên bản đồ Kinh tế Tây Nguyên treo tường về sự phân bố các cây công nghiệp.
Dạy học mục 4. Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi-GV yêu cầu HS dựa vào hình 37.2 và kênh chữ SGK để xác định các nhà máy thuỷ điện và công suất của chúng, rồi hoàn thành bảng sau:
Sông
Nhà máy thuỷ điện
Công suất
Hiện trạng (đang hoạt động hay đang xây dựng)
Xê xan
Xrê Pôk
Đồng Nai
- Học sinh trình bày kết quả và chỉ trên bản đồ các nhà máy thuỷ điện ở Tây Nguyên
- GV có thể yêu cầu HS lên vẽ hoặc gắn các ngôi sao vào vị trí các nhà máy thuỷ điện của Tây Nguyên.
5. Kết quả thu được
Sáng kiến sau khi được áp dụng, sử dụng trong một thời gian. Tôi đã lấy “Tiết 25 – Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp” để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến. Kết quả thu được như sau:
5.1 Về mức độ tích cực của học sinh
Tiêu chí đánh giá
Số lượt (học sinh)
Tỉ lệ so với cả lớp (%)
Xung phong phát biểu bài
19
59.4
Trả lời đúng
12
37.5
Không chú ý hoặc làm việc riêng
2
6.3
5.2 Về chất lượng bài khảo sát
 Đạt loại
Số lượng (bài)
Tỉ lệ so với cả lớp (%)
Giỏi
Khá
10
31.3
Trung bình
17
53.1
Yếu
3
9.4
Kém
2
6.2
5.3 Đánh giá
Qua kết quả thu được, so sánh với kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến, ta thấy có sự chuyển biến tích cực về cả mức độ tích của HS và ở cả chất lượng bài khảo sát. Cụ thể như sau:
* Mức độ tích cực của HS
Tiêu chí đánh giá
Sốlượt (học sinh)
Tỉ lệ so với cả lớp (%)
So với khảo sát lần đầu khi chưa áp dụng sáng kiến
Xung phong phát biểu bài
19
59.4
Tăng 2.7 lần
Trả lời đúng
12
37.5
Tăng 4 lần
Không chú ý hoặc làm việc riêng
2
6.3
Giảm 2.5 lần
* Chất lượng bài khảo sát
 Đạt loại
Số lượng (bài)
Tỉ lệ so với cả lớp (%)
So với khảo sát lần đầu khi chưa áp dụng sáng kiến
Giỏi
Khá
10
31.2
Tăng 2 lần
Trung bình
17
53.1
Giảm 1.1 lần
Yếu
3
9.4
Giảm 2.6 lần
Kém
2
6.3
Giảm 2 lần
6. Bài học kinh nghiệm
 Qua thực tiễn áp dụng sáng kiến “Tích cực sử dụng Phương tiện – đồ dùng dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí 12” tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau: 
 - Cần làm tốt việc điều tra, khảo sát tình hình để nắm chắc đối tượng học sinh dạy từ đó phân loại đối tượng để lập kế hoạch dạy học.
 - Phải nắm chắc các kỹ năng sử dụng PT-ĐDDH, hướng dẫn một cách dễ hiểu nhất để học sinh có thể khai thác hiệu quả.
 - Cách soạn giáo án cũng như cách đưa ra các câu hỏi tạo hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động của HS.
 - Phải xây dựng được phương pháp khai thác tri thức với các PT-ĐDDH
 - Mỗi giáo viên phải thường tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện để không ngừng trau dồi về kiến thức, kỹ năng và giải pháp làm thế nào giúp học sinh sử dụng vở bài tập bản đồ có hiệu quả tốt .
PHẦN III: KẾT LUẬN
PT-ĐDDH có vai trò vô cùng quan trọng. Nó tạo cơ hội để hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí rõ nét hơn, giúp HS nắm vững kiến thức hơn. Kết quả nghiên cứu thực tê cho thấy, HS nhớ kiến thức 30% nếu chỉ được nghe, còn nếu cả nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được 50% kiến thức. Do vậy sử dụng phương tiện dạy học vừa làm cho HS hiểu bài nhanh hơn, vừa nhớ được kiến thức hơn.
PT-ĐDDH được xem là “điểm tựa” cho hoạt động chí tuệ của HS, góp phần nâng cao năng lực tư duy của HS. Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu trên cơ sở quan sát, phân tích PT-ĐDDH đòi hỏi HS phải sử dụng các thao tác tư duy. Đó là một trong những cơ hội để HS rèn luyện, phát triển tư duy. Đó là một trong những cơ hội để học sinh rèn luyện phát triển tư duy.
PT-ĐDDH là cơ sở quan trọng để HS rèn luyện các kĩ năng địa lí và các phẩm chất: cẩn thận, trung thực, cụ thể. Làm việc với các PT-ĐDDH, HS cần phải có các kĩ năng nhất định về sử dụng các phương tiện và các kĩ năng trong khai thác kiến thức chứa đựng trong bản thân các PT-ĐDDH. Đó cũng là cơ hội đê HS rèn luyện kĩ năng địa lí.
Với những PT-ĐDDH được xử dụng hiệu quả sẽ làm cho HS không có cảm giác môn Địa lí là một môn học thuộc, từ đó phát huy được tính chủ động, tìm hiểu, khai thác tri thức từ tranh ảnh, bản đồ, lược đồHS sẽ có hứng thú học tập, qua đó nâng cao chất lượng tiếp thu kiến thức.
Với ý nghĩa như vậy việc sử dụng PT-ĐDDH trong dạy học Địa lí là một tất yếu, là một điều kiện không thể thiếu trong quá trình đổi mới PPDH hiện nay. Tuy vậy, chỉ khi nào PT-ĐDDH được áp dụng thường xuyên, đúng lúc, đúng chỗ, đúng vào nội dung bài học thì việc khai thác mới thực sự mang lại sự hứng thú cho HS và chất lương đào tạo mới được nâng lên. Làm sao để các thầy cô đều sử dụng thành công các PT-ĐDDH vào bài giảng, mang lại sự thay đổi rõ nét trong chất lượng giáo dục là điều chúng ta cần phải bàn rất nhiều. Do đó, trong phạm vi sáng kiến tôi rất mong nhận được sự đánh giá, cũng như đóng góp, bổ xung của các thầy cô để cho sáng kiến hoàn thiện hơn.
-------------Hết-----------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng dẫn dạy học địa lí lớp 12 giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông -Lê Thông- Chủ biên- NXB Giáo dục Vi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_so_sanh_su_hung_thu_cua_hoc_sinh_thong_qua_viec_theo_do.doc