SKKN Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn mĩ thuật THCS

SKKN Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn mĩ thuật THCS

 Mục tiêu của môn Mỹ Thuật ở Trường THCS là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, giúp các em hiểu biết cái đẹp của thiên nhiên, của tác phẩm Mĩ Thuật,. tập tạo ra cái đẹp bằng khả năng của mình đồng thời biết thưởng thức cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày và công việc sau này. Dạy - Học Mĩ Thuật ở trường THCS nhằm góp phần xây dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy hình tượng, sáng tạo góp phần hình thành phẩm chất con người mới trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của hội nhập, khoa học và công nghệ. Vì vậy mỗi giáo viên dạy Mỹ Thuật trước tiên phải là người hiểu biết sâu sắc về cái đẹp và đồng thời phải là người sáng tạo.

 Thực hiện việc đổi mới đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực của từng học sinh. Để có kết quả tốt đòi hỏi học sinh phải nắm bắt được hết kiến thức cũng như những kỹ năng làm bài. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ Thuật ở Trường THCS nhiều năm, tôi luôn trăn trở làm sao làm sao để học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng thực hành một cách sâu sắc, trọn vẹn.

 

doc 37 trang Trần Đại 27/04/2023 7217
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn mĩ thuật THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN
 TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG
 Ñeà taøi:
 SÁNG KIẾN LỒNG GHÉP GIÁO DỤC
BIỂN ĐẢO VIỆT NAM VÀO PHÂN MÔN
VẼ TRANH, VẼ TRANG TRÍ TRONG MÔN MĨ THUẬT THCS
 Giaùo vieân: Ñoã Vaên Ñöông
 Ñôn vò: Tröôøng Trung hoïc cô sôû Hoaøi Höông
 Naêm hoïc: 2016-2017
 	 ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BIỂN ĐẢO VIỆT NAM VÀO PHÂN MÔN VẼ TRANH, VẼ TRANG TRÍ TRONG MÔN MĨ THUẬT THCS
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
1.1.1. Cơ sở lý luận:
 Mục tiêu của môn Mỹ Thuật ở Trường THCS là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, giúp các em hiểu biết cái đẹp của thiên nhiên, của tác phẩm Mĩ Thuật,... tập tạo ra cái đẹp bằng khả năng của mình đồng thời biết thưởng thức cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày và công việc sau này. Dạy - Học Mĩ Thuật ở trường THCS nhằm góp phần xây dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy hình tượng, sáng tạo góp phần hình thành phẩm chất con người mới trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của hội nhập, khoa học và công nghệ. Vì vậy mỗi giáo viên dạy Mỹ Thuật trước tiên phải là người hiểu biết sâu sắc về cái đẹp và đồng thời phải là người sáng tạo. 
 Thực hiện việc đổi mới đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực của từng học sinh. Để có kết quả tốt đòi hỏi học sinh phải nắm bắt được hết kiến thức cũng như những kỹ năng làm bài. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ Thuật ở Trường THCS nhiều năm, tôi luôn trăn trở làm sao làm sao để học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng thực hành một cách sâu sắc, trọn vẹn. 
Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục mà trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Luật Giáo dục năm 2005 nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy (PPDH) và học theo hướng tích cực. Trong việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực thì phương pháp học của học sinh là mối quan tâm hàng đầu nhưng bên cạnh đó vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng hết sức cần thiết. Giá trị sống là một trong 05 kĩ năng cần giáo dục cho học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng. Với thực tế về sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đã đặt ra cho đất nước những thách thức và vận hội mới trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Thời đại đã đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ đào tạo những con người phát triển toàn diện để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy nhà trường phổ thông có vai trò quan trọng cùng với xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay. Môn Mĩ thuật với chức năng giáo dục của mình đã “...góp phần hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục học sinh biết cảm nhận các đẹp, tạo ra cái đẹp, lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động, thái độ ửng xử đúng đắn trong đời sống xã hội”. Đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa ngày càng mở rộng việc giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống, những phẩm chất cao quý thông qua những bài học là có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Với mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN... thì bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN”. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trước những yêu cầu của đất nước, trong lĩnh vực giáo dục tất cả các bộ môn nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng thầy cô giáo cần lồng ghép giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc là hết sức cần thiết.
1.1.1. Cơ sở thực tiễn:
Thời gian qua, sự chuyển biến liên tục của tình hình thế giới, các nước trong khu vực và trên biển Đông khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt. 
Ở nhà trường phổ thông, môn Mĩ thuật ngoài bồi dưỡng kiến thức, giúp học sinh cảm nhận các đẹp, tạo ra cái đẹp giáo viên còn giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quê hương cho học sinh – những người làm chủ tương lai của đất nước thông qua những bài vẽ tranh, vẽ trang trí. Vì thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Trong Luật giáo dục đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”, vì vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo qua dạy học Mĩ thuật, giáo viên sẽ giúp học sinh được những vấn đề sau:
Ngoài việc học sinh biết được những đơn vị kiến thức Mĩ thuật; nắm được cơ bản, toàn diện cái đẹp và các tiến hành thể hiện cái đẹp về con người, quê hương, đất nước ở trường Trung học cơ sở thì các em còn biết thêm một số kiến thức về địa lí Việt Nam mà cụ thể là kiến thức về biển, đảo của dân tộc ta. Học sinh được khắc sâu những giá trị, tiềm năng kinh tế - xã hội của biển, đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước từ đó tạo ra những sản phẩm, tranh vẽ về đề tài biển đảo theo cảm nhận của từng học sinh. 
Qua dạy học, mục đích khác nhằm giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc; bồi dưỡng ý thức, tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về văn hóa dân tộc, về chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Giáo dục lòng biết ơn đối với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu vì độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc trong đó có ý thức về chủ quyền biển, đảo để từ đó có trách nhiệm hơn đối với quê hương, đất nước, xác định động cơ học tập vì lý tưởng cao đẹp, phục vụ lợi ích của Tổ quốc. 
Bên cạnh đó thông qua các hoạt động học tập còn giúp học sinh yêu thích môn học, biết bảo vệ, gìn giữ cái đẹp và tự làm ra cái đẹp theo năng lực cá nhân mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn bản của Bộ GD&ĐT, của các cấp ngành có liên quan đến vấn đề biển đảo. 
- Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc. 
- Phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí. 
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Học sinh các khối lớp 6,7,8,9 ở trường THCS Hoài hương
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
	 - Phương pháp điều tra: điều tra thực trạng việc lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam trong môn Mĩ thuật trên địa bàn.
 	 - Phương pháp nghiên cứu: 
+ Nghiên cứu chủ quyền biển đảo việt Nam.
+ Nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tế của Trường, nghiên cứu cách tổ chức hoạt lồng ghép giáo dục biển đảo qua một số bài thuộc phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí, hoạt động ngoại khóa của học sinh một cách có hiệu quả.
 	 - Phương pháp ứng dụng thực nghiệm: Ứng dụng sáng kiến vào giảng dạy các phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: Đối chiếu so sánh chất lượng giảng dạy trước và sau khi thực hiện đề tài. 
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
1.6.1. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này tôi đã nghiên cứu và thực hiện chủ yếu ở các tiết vẽ trang trí, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật của tất cả các khối lớp 6, 7, 8, 9 tại Trường Trung học cơ sở Hoài Hương. 
1.6.2. Thời gian nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở thực tiễn tôi đã nghiên cứu từ năm học 2014-2015 và áp dụng bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia thi vẽ các cấp. Kết quả học tập của các em tiến bộ rõ rệt và kết quả các hội thi tham gia đều đạt giải cao. Năm học 2015-2016 đến nay tôi đã áp dụng đại trà đề tài này cho tất cả các khối lớp từng bước tôi đã nhận được những kết quả đáng mừng.
 2. NỘI DUNG
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ biển đảo cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng trong tất cả các môn học, trong đó có môn Mĩ thuật. Bởi môn học này giúp các em cảm nhận được biển đảo Việt Nam thông qua các tranh, ảnh về biển đảo trong thời gian gần đây. Nhất là từ lúc Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 
 Môn Mỹ Thuật trung học cơ sở gồm 4 phân môn:
- Phân môn thường thức Mỹ Thuật chủ yếu là lý thuyết, mục tiêu chính là giúp học sinh hiểu, biết nền Mỹ Thuật của Việt Nam và Mỹ Thuật Thế giới phát triển qua các thời kỳ.
- Các phân môn: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh - đa số là lý thuyết kết hợp thực hành. Mục tiêu nhằm giáo dục hình thành cho học sinh năng lực cảm thụ được thẩm mĩ là cái đẹp thông qua bố cục, đường nét và màu sắc, biết yêu cái đẹp, biết bảo vệ gìn giữ cái đẹp. Từ đó biết tạo ra cái đẹp cho bản thân, cho xã hội.
Trong đó phân môn vẽ tranh, và vẽ trang trí có rất nhiều bài học liên quan đên việc giáo học sinh biết yêu, bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên, di sản văn hóa dân tộc, biết quý trọng, biết ơn những người có công bảo vệ tổ quốc. Đó là những nội dung có liên quan trực tiếp đến vần đề  biển đảo Việt Nam, đây là cơ sở để người giáo viên dạy Mĩ thuật có thể lồng ghép giáo dục ý thức về biển đảo cho học sinh. Hơn nữa tư liệu về đề tài khá phong phú, đa dạng vì vậy việc tìm kiếm thông tin rất thuận tiện. Người giáo viên có thể tìm kiếm thông tin qua các kênh thông tin cập nhật thời sự hằng ngày để tích lũy kiến thức làm nền tảng cho việc giáo dục lồng ghép.
Nội dung đề tài là một vấn đề thời sự nóng, vấn đề biên giới biển đảo là vấn đề luôn được dư luận quan tâm. Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật thông qua quá trình giảng dạy lồng ghép các sự kiện có liên quan đến vấn đề biển đảo sẽ giúp các em nhận thức đúng đắn về tình hình đất nước đó là bảo vệ biển đảo – bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
Trên cơ sở đó, tôi đã nghiên cứu chọn phân môn vẽ trang trí, vẽ tranh để lồng ghép giáo dục cho các em về tình hình biển đảo một cách tốt nhất góp một phần vào xây dựng nền giáo dục toàn diện cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ “Núi liền núi, sông liền sông”, có đường biên giới trên đất liền và trên biển Nhưng với tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc không ít lần có những hành động ngang ngược, ảnh hưởng đến môi trường hòa bình, gây mất an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông, trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, từ ngày 1/5/2014 đến nay, Trung Quốc bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế, đơn phương đưa, hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động trên vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, trực tiếp đe dọa độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, cũng như an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, môi trường hòa bình trong khu vực và trên thế giới. Nguy hiểm hơn, bất chấp sự phản đối của Việt Nam, của các nước, các tổ chức quốc tế và nhân dân thế giới, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền” trên vùng biển, thềm lục địa Việt Nam; dựng chuyện “Việt Nam khiêu khích, gây gia tăng căng thẳng”, đòi Việt Nam phải “rút hết các tàu đang ngăn chặn hoạt động của Hải Dương 981 của Trung Quốc ra khỏi khu vực này”, để “đàm phán hòa bình, giảm căng thẳng trong tranh chấp”. Theo Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982, vị trí giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt là thuộc chủ quyền Việt Nam. 
Từ cơ sở trên, qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên ít quan tâm giáo dục học sinh về chủ quyền biển, đảo. Chưa mạnh dạn lồng ghép cho học sinh vẽ tranh về biển đảo quê hương. Với sáng kiến này tôi đã nghiên cứu một vài giải pháp nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn về biển đảo, có thái độ đúng đắn, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thông qua các bài vẽ của các em. 
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp:
Trong thực tế có rất nhiều học sinh cho rằng môn Mĩ thuật là môn phụ không quan trọng nên thường lơ là trong việc học tập và kết quả là chất lượng học tập của các em ở môn này không cao. Nhưng môn Mĩ thuật là môn có tác dụng rất lớn trong việc hình thành cho các em cảm nhận được cái đẹp, tạo ra cái đẹp theo cảm nhận của cá nhân mình. Bên cạnh đó còn giúp cho học sinh yêu mến và quý trọng cái đẹp xung quanh cuộc sống, hình thành lòng yêu nước, tự hào về di sản văn hóa dân tộc, biết phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, biết bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Vậy nhưng thực tế giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở Trường THCS vẫn còn nhiều giáo viên chưa nhấn mạnh hoặc ít quan tâm đến vấn đề biển đảo nên dẫn đến tình trạng học sinh chưa nắm được một số kiến thức liên quan đến chủ quyền biển đảo; các em còn lờ mờ về chủ quyền biển, đảo của dân tộc, chưa mạnh dạn thể hiện thái độ, quan điểm của mình thông qua các bài vẽ.
 	Vì thực tế đó nên trong một số tiết dạy – học Mĩ thuật ở trường THCS Hoài Hương, tôi đã tiến hành lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong một số bài thực hành thuộc phân môn vẽ tranh và trang trí. Ngoài ra tôi còn phối hợp tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua hoạt động ngoại khóa trong nhà trường.
Thông qua các tiết các tiết lồng ghép như thế sẽ giúp các em có thêm kiến thức về chủ quyền biển, đảo của dân tộc, qua đó các em có thái độ đúng đắn hơn về việc bảo vệ chủ quyền của đất nước. Đề tài cũng rèn cho học sinh một số kĩ năng cho cuộc sống như: hợp tác, làm việc nhóm, thuyết trình, biết ứng phó trước vấn đề hiện tại kĩ năng học tập và thực hành bộ môn: vẽ được tranh về đề tài có những nội dung nói về biển đảo.
Để lồng ghép giáo dục học sinh về chủ quyền biển đảo, tôi đã thực hiện một số giải pháp thông qua tiết vẽ tranh, vẽ trang trí và hoạt động ngoại khóa như sau:
Một số giải pháp được thực hiện:
a. Lồng ghép ở phân môn vẽ tranh:
Tôi lồng ghép chủ yếu ở hoạt động I - Tìm và chọn nội dung đề tài ở một số bài vẽ tranh: 
Sau khi giới thiệu nêu mục tiêu bài mới, tôi bắt đầu giới thiệu tranh, ảnh liên quan nội dung bài học và một số hình ảnh về biển đảo Việt Nam. Đặt câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận; nội dung thảo luận tùy thuộc từng bài học nhưng có thể là:
1. Em hãy cho biết các bức tranh trên vẽ về nội dung gì? Thuộc đề tài nào?
2. Hình ảnh trong tranh là những hình ảnh gì?
3. Bố cục tranh được sắp xếp như thế nào?
4. Màu sắc trong tranh như thế nào?...
Tôi yêu cầu 1 nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Khi các nhóm đã làm việc xong tôi nhận xét kết luận ở hoạt động này và tôi lồng ghép giới thiệu cho học sinh biết thêm về biển, đảo Việt Nam trong qua tranh, ảnh tôi đã giới thiệu.
Ở hoạt động III – Thực hành: Tôi gợi ý, hướng cho học sinh có thể vẽ về các nội dung liên quan đến biển đảo.
Ví dụ: 
+ Ở Mĩ thuật 6: 
Bài vẽ tranh: đề tài – Ngày tết và mùa xuân. Tôi gợi ý các em có thể hình dung vẽ các nội dung: cảnh vui ngày tết của người dân biển, đảo; vẽ cảnh bộ đội đón tết...
Bài vẽ tranh: đề tài – Quê hương em. Gợi ý các em có thể vẽ tranh cảnh biển quê em, xa xa có những hòn đảo, cảnh quê em đón những chú bộ độ Hải quân về thăm nhà...
+ Ở Mĩ thuật 7:
Bài vẽ tranh: đề tài -Tranh phong cảnh: Tôi gới ý thêm các em nếu đã từng được đến một trong các đảo Việt Nam có thể vẽ lại những phong cảnh mà em đã từng thấy. Như đảo Phú Quốc, đảo Lý sơn.... vì trên thực tế nhiều em được bố mẹ đưa đi du lịch trong các kì nghỉ.
Bài vẽ tranh: Đề tài - Cuộc sống quanh em. Có thể gợi ý các em ngoài các hoạt động sinh hoạt ở đất liền các em có thể vẽ các hoạt động của con người biển đảo....
Bài vẽ tranh: Đề tài – Hoạt động trong những ngày nghỉ hè. Gợi ý HS vẽ những nội dung như du lịch biển, cắm trại, chơi thể thao, những hoạt động vui chơi khác trên bãi biển hoặc những nơi gần biển..... Vì nhiều học sinh được bố, mẹ đưa đi tham quan vào dịp nghỉ hè bởi môi trường biển là nơi thoáng mát, có không khí trong lành. 
Như vậy ở các lớp khối 8, 9 cũng có nhiều đề tài giáo viên có thể lồng ghép, giới thiệu, gợi ý các em vẽ về biển, đảo.
Ví dụ cụ thể: 
Với nội dung đề tài trên tôi đã lồng ghép, giảng dạy ở tiết 13, 14: vẽ tranh đề tài ”Bộ đội“ trong Mĩ thuật lớp 6 như sau: 
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
* Chuẩn bị của GV: Một số tranh, ảnh, hình vẽ về bộ đội, hình ảnh quân phục, tư trang và một số tranh đề tài khác.... về bộ đội (trong đó có hình, ảnh, tranh vẽ về biển đảo, bộ độ Hải quân, cảnh sát biển...). Một số nội dung về chủ quyền biển đảo Việt Nam. 
* Chuẩn bị của HS: Tranh, ảnh, hình vẽ về bộ đội...
Trong hoạt động I: Tìm và chọn nội dung đề tài: 
Sau khi giới thiệu nêu yêu cầu bài mới, tôi đã giới thiệu tranh, ảnh và một số hình vẽ về Bộ đội, phong cảnh và một số hình ảnh về biển đảo Việt Nam. Bên cạnh đó tôi yêu cầu học sinh quan sát thêm một số tranh mà nhóm đã sưu tầm. Nêu yêu cầu học sinh thảo luận, nội dung thảo luận: 
 MỘT SỐ TRANH, ẢNH TÔI GIỚI THIỆU CHO HS QUAN SÁT
 Bộ đội giúp dân Bội đội giải lao văn nghệ
 Bộ đội Hải quân đang canh giữ biển đảo Trường Sa
 Bộ đội Hải Quân đang tuần tra biển
 Tranh vẽ của HS – Trần Thị Bích Trúc 7a7 (năm 2015) - về biển đảo
 MỘT SỐ QUÂN PHỤC, TƯ TRANG CỦA BỘ ĐỘI
Sau khi cho HS xem tranh, Tôi đã nêu yêu cầu các nhóm thảo luận:
* Câu hỏi thảo luận:
1. Tranh nào thuộc đề tài bộ đội?
2. Nội dung tranh vẽ những gì?
3. Hình ảnh trong tranh là những hình ảnh gì?
4. Bố cục tranh được sắp xếp như thế nào?
5. Màu sắc trang phục trong tranh như thế nào?...
Tôi yêu cầu 1 nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Khi các nhóm đã làm việc xong tôi nhận xét kết luận ở hoạt động này ngoài việc giới thiệu các hoạt động, trang phục, quân trang,... tôi nhấn mạnh giới thiệu lồng ghép cho học sinh biết thêm về bộ đội hải quân và biển, đảo Việt Nam qua tranh, ảnh đã giới thiệu.
Tôi đã lồng ghép giới thiệu thêm cho HS về biển, đảo Việt Nam với nội dung sau: 
Vào thế kỉ XVI-XVIII, trong thời đại hoàng kim của Hệ thống hải thương châu Á, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng và tiềm năng to lớn của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đã cho lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải phái cử đến các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Lôn, Hà Tiên nhằm thu hải vật và khẳng định chủ quyền. Các chúa Nguyễn như Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Chu hay các vua nhà Nguyễn mà điển hình là Gia Long, Minh Mạng, đã liên tục phái cử các lực lượng dân binh, thuỷ binh đến xây dựng đền miếu, vẽ hải đồ, đo đạc hải trình, lập bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều vùng đảo khác ở Biển Đông.
 Hàng năm cứ vào khoảng cuối tháng 2 âm lịch, người dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lại cùng nhau cử hành các nghi lễ được gọi là "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”. Đây chính là hoạt động tri ân và tưởng nhớ những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trên Biển Đông. 
Qua nội dung này học sinh không chỉ có ý thức về chủ quyền của đất nước mà còn giáo dục các em lòng biết ơn đối với những anh hùng đã có công bảo vệ chủ quyền biển đảo; các em biết rõ về chủ quyền Biển, đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc đã được xác lập từ thời nhà Nguyễn nước ta thông qua việc tổ chức "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”.
 Bản đồ do nhà xuất bản Covens and Mortier Tượng đài hải đội Hoàng Sa ở Lý Sơn 
 tại Amsterdam vào năm 1760 ghi chú quần đảo sừng sững nhìn ra quần đảo Hoàng Sa
 Paraceles gần bờ biển Việt Nam
Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa do
Hải quân Việt Nam Cộng hòa dựng năm 1956 
Qua đó giúp HS biết được chủ quyề

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_sang_kien_long_ghep_giao_duc_bien_dao_viet_nam_vao_phan.doc