SKKN Rèn luyện kỹ năng giải bài toán về phản ứng giữa kim loại, oxit kim loại và muối tác dụng với dung dịch axit cho học sinh THPT

SKKN Rèn luyện kỹ năng giải bài toán về phản ứng giữa kim loại, oxit kim loại và muối tác dụng với dung dịch axit cho học sinh THPT

Bài tập hóa học có tác dụng rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Qua đó ôn tập củng cố hệ thống hóa kiến thức một cách thuận lợi nhất, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, rèn trí thông minh, sáng tạo cho học sinh, nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Có thể nói rằng bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học rất có hiệu quả.

 Nếu trước đây giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp chỉ hướng dẫn học sinh ôn tập, luyện tập theo các bài, chương như cấu trúc sách giáo khoa, thì các em có thể nắm được kiến thức lý thuyết của bài hoặc chương đó nhưng khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết để giải các dạng toán còn nhiều hạn chế, học sinh chậm đạt được kĩ năng giải bài toán hóa học. Với những thực trạng về tình hình học và luyện tập giải bài tập hóa học như trên của học sinh và với thời lượng trên lớp chưa nhiều, tôi cho rằng việc cải tiến nội dung để hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập hóa học theo chuyên đề là việc làm cần thiết và có vai trò quan trọng.

 Bài tập hóa học còn là con đường đầu tiên và quan trọng để áp dụng chính xác kiến thức khoa học vào cuộc sống. Song thực tế cho thấy nhiều học sinh phổ thông rất sợ giải bài tập hóa học hoặc còn rất lúng túng trong việc xác định các dạng toán, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc giải bài tập. Hơn nữa số tiết bài tập hóa học ở trên lớp lại rất ít nên việc củng cố, đào sâu và vận dụng kiến thức hóa học còn hạn chế.

 

doc 22 trang thuychi01 7872
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng giải bài toán về phản ứng giữa kim loại, oxit kim loại và muối tác dụng với dung dịch axit cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Bài tập hóa học có tác dụng rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Qua đó ôn tập củng cố hệ thống hóa kiến thức một cách thuận lợi nhất, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, rèn trí thông minh, sáng tạo cho học sinh, nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Có thể nói rằng bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học rất có hiệu quả. 
 Nếu trước đây giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp chỉ hướng dẫn học sinh ôn tập, luyện tập theo các bài, chương như cấu trúc sách giáo khoa, thì các em có thể nắm được kiến thức lý thuyết của bài hoặc chương đó nhưng khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết để giải các dạng toán còn nhiều hạn chế, học sinh chậm đạt được kĩ năng giải bài toán hóa học. Với những thực trạng về tình hình học và luyện tập giải bài tập hóa học như trên của học sinh và với thời lượng trên lớp chưa nhiều, tôi cho rằng việc cải tiến nội dung để hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập hóa học theo chuyên đề là việc làm cần thiết và có vai trò quan trọng. 
 Bài tập hóa học còn là con đường đầu tiên và quan trọng để áp dụng chính xác kiến thức khoa học vào cuộc sống. Song thực tế cho thấy nhiều học sinh phổ thông rất sợ giải bài tập hóa học hoặc còn rất lúng túng trong việc xác định các dạng toán, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc giải bài tập. Hơn nữa số tiết bài tập hóa học ở trên lớp lại rất ít nên việc củng cố, đào sâu và vận dụng kiến thức hóa học còn hạn chế. 
Với cương vị là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi cho rằng việc xây dựng hệ thống bài tập với từng chuyên đề từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn là việc làm cần thiết để giúp học sinh nắm vững kiến thức, phương pháp giải các bài tập hóa học, từ đó có niềm say mê, tự tin khi làm bài tập và đạt kết quả cao trong các kì thi.
Một trong những giải pháp có thể thực hiện, tôi thường xuyên hệ thống, phân dạng các bài tập cho học sinh, góp phần nâng cao khả năng giải bài tập của học sinh, khắc sâu kiến thức phục vụ hiệu quả cho ôn thi vào các trường đại học, cao đẳng, ôn thi THPT Quốc gia trước đây và ôn học sinh giỏi.
 Với lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng giải bài toán về phản ứng giữa kim loại, oxit kim loại và muối tác dụng với dung dịch axit cho học sinh THPT”.
 Mục đích nghiên cứu.
Trước đây, trong quá trình ôn tập cho học sinh thông thường giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức trong chương trình theo bố cục của một chương hoặc có thể phân dạng bài tập trong phạm vi kiến thức của một hay nhiều chương. Những năm gần đây thực hiện yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ giáo dục & đào tạo, kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan đòi hỏi học sinh phải nắm được khối lượng kiến thức lớn, phạm vi rộng, kỹ năng làm bài tập phải thành thạo, nhiều giáo viên đã hướng dẫn học sinh kỹ năng giải bài toán bằng các phương pháp giải nhanh: phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo toàn mol nguyên tố, bảo toàn mol electron, bảo toàn điện tích, phương pháp quy đổivà vận dụng các phương pháp đó để ôn tập theo các chương, bài hay chuyên đề. Trong các năm học trước trở lại đây tôi đã kết hợp việc hướng dẫn học sinh vận dụng các phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm với việc hệ thống phân dạng bài tập nhằm giúp học sinh hệ thống kiến thức và vận dụng có hiệu quả, trong đó có sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng giải bài toán về phản ứng giữa kim loại, oxit kim loại và muối tác dụng với dung dịch axit cho học sinh THPT”.
Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng giải bài toán về phản ứng giữa kim loại, oxit kim loại và muối tác dụng với dung dịch axit cho học sinh THPT” có thể được áp dụng rộng rãi trong quá trình ôn tập kiến thức theo chuyên đề, ôn tập học kỳ, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi THPT Quốc gia cho học sinh ở các khối lớp 10, 11, 12. Có thể lựa chọn những nội dung trong sáng kiến với các mức độ, dung lượng thích hợp để áp dụng ở nhiều thời điểm truyền tải kiến thức cho đối tượng học sinh và phù hợp với thời lượng lên lớp, phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các loại tài liệu sư phạm, các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực, các phương pháp giải nhanh.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát (hoạt động dạy, học của GV và HS)
- Phương pháp điều tra (điều tra bằng phiếu).
- Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Bài tập hóa học là con đường đầu tiên và quan trọng để áp dụng chính xác kiến thức khoa học vào cuộc sống. Song thực tế cho thấy nhiều học sinh phổ thông rất sợ giải bài tập hóa học hoặc còn rất lúng túng trong việc xác định các dạng toán, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc giải bài tập. Hơn nữa số tiết bài tập hóa học ở trên lớp lại rất ít nên việc củng cố, đào sâu và vận dụng kiến thức hóa học còn hạn chế. 
Với cương vị là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi cho rằng việc xây dựng hệ thống bài tập với từng chuyên đề từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn là việc làm cần thiết để giúp học sinh nắm vững kiến thức, phương pháp giải các bài tập hóa học, từ đó có niềm say mê, tự tin khi làm bài tập và đạt kết quả cao trong các kì thi.
Một trong những giải pháp có thể thực hiện, tôi thường xuyên hệ thống, phân dạng các bài tập cho học sinh, góp phần nâng cao khả năng giải bài tập của học sinh, khắc sâu kiến thức phục vụ hiệu quả cho ôn thi vào các trường đại học, cao đẳng, ôn thi THPT Quốc gia trước đây và ôn học sinh giỏi.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trước đây nhiều học sinh phổ thông rất sợ giải bài tập hóa học hoặc còn rất lúng túng trong việc xác định các dạng toán, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc giải bài tập. Hơn nữa số tiết bài tập hóa học ở trên lớp lại rất ít nên việc củng cố, đào sâu và vận dụng kiến thức hóa học còn hạn chế. Đề tài: Rèn luyện kỹ năng giải bài toán về phản ứng giữa kim loại, oxit kim loại và muối tác dụng với dung dịch axit cho học sinh THPT, giúp học sinh rèn luyện thao tác tính toán, kĩ năng giải bài tập, đề tài có khả năng áp dụng vào thực tế rất cao vì nhiệm vụ giảng dạy và nâng cao được chất lượng dạy và học.
2.3. Nội dung cụ thể của sáng kiến kinh nghiệm.
2.3.1. Một số lưu ý liên quan đến phản ứng giữa kim loại, oxit kim loại, muối tác dụng với dung dịch axit.
2.3.1.1. Tính khử của kim loại giảm dần theo thứ tự sau (căn cứ vào giá trị thế điện cực chuẩn của kim loại ) :
K > Na > Mg > Al > Mn > Zn > Fe > Cd > Co > Ni > Sn > Pb > H2 > Cu > Ag > Au. [1]
2.3.1.2. Kim loại tác dụng với dung dịch axit:
 - Với axit HCl, H2SO4 loãng: chỉ có kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học mới khử được ion H+ trong hai dung dịch axit trên thành khí H2.
 Kim loại M + HCl, H2SO4 loãng ® muối Mn+ + H2­
 (Đứng trước H) Kim loại có mức oxi hoá thấp. 
 - Với axit H2SO4 đặc, HNO3: trừ Au, Pt; hầu hết kim loại khử được các ion N+5 hoặc S+6 xuống các mức oxi hoá thấp hơn, tuỳ thuộc vào nồng độ của dung dịch và mức độ khử mạnh hay yếu của kim loại.
 NO2	 SO2
 Kim loại M + HNO3, H2SO4 đặc ® muối Mn+ + NO S + H2O
 N2O H2S
 N2 
(Trừ Au, Pt) kim loại có NH4NO3 
 mức oxi hoá cao
 - Một số sản phẩm khử có tính chất vật lí đặc trưng khí NO2 có màu nâu đỏ; khí NO không màu, hoá thành màu nâu trong không khí; khí N2O, N2 không màu, không hoá thành màu nâu trong không khí; khí SO2 không màu, mùi hắc; khí H2S không màu, mùi trứng thối...
 - Các kim loại Fe, Cr, Al bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
2.3.1.3. Kim loại tan trong nước (K, Na, Ca, Ba) tác dụng với axit thì :
- Nếu dung dịch axit dùng dư: có một phản ứng giữa kim loại với axit.
- Nếu dùng dư kim loại: ngoài phản ứng giữa kim loại và axit còn có phản ứng của kim loại còn dư tác dụng với nước trong dung dịch.
2.3.1.4. Phản ứng giữa oxit kim loại với axit: đặc biệt lưu ý các oxit của kim loại có nhiều mức oxi hóa như Fe, Cr..
- Tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: trong phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa. Khi làm bài tập nên quan tâm tới quan hệ thay thế giữa ion O2- trong oxit bằng ion gốc axit (theo định luật bảo toàn điện tích).
- Tác dụng với axit H2SO4 đặc, HNO3: nếu có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố ta có thể áp dụng phương pháp bảo toàn mol electron hoặc phương pháp quy đổi...Nếu không có sự thay đổi số oxi hóa, có thể dựa vào định luật bảo toàn điện tích (mối quan hệ giữa các ion) để giải quyết yêu cầu của đề bài.
2.3.1.5. Phản ứng giữa muối của kim loại với axit: cũng tương tự như trên, cần xác định xem phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng trao đổi hay phản ứng oxi hóa – khử để lựa chọn phương pháp giải hợp lý.
2.3.2. Một số phương pháp giải nhanh thường sử dụng khi giải bài toán về phản ứng giữa kim loại, oxit kim loại, muối với dung dịch axit.
2.3.2.1. Phương pháp bảo toàn khối lượng
- Bảo toàn khối lượng theo phản ứng: “Tổng khối lượng các chất tham gia vào phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng”
 Ví dụ: trong phản ứng A + B ® C + D
 Ta có: mA + mB = mC + mD
- Bảo toàn khối lượng về chất: “Khối lượng của một hợp chất bằng tổng khối lượng các ion có trong chất đó, hoặc bằng tổng khối lượng các nguyên tố trong chất đó “
 Ví dụ: khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng gốc axit; 
 khối lượng oxit kim loại = khối lượng kim loại + khối lượng oxi...
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là: 
A. 35,5 gam. 	B. 45,5 gam. 	C. 55,5 gam. 	D. 65,5 gam.
 Hướng dẫn giải:
 nH2= 11,2/22,4 = 0,5 (mol) nHCl = = 0,5.2 = 1 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mkim loại + mHCl = mmuối + mHiđro
mmuối = mkim loại + mHCl – mHiđro = 20 + 1.36,5 – 2.0,5 = 55,5 gam
 Đáp án C.
Ví dụ 2: Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là: 
A. 3,81 gam.	B. 4,81 gam.	C. 5,21 gam.	D. 4,8 gam. 
 Hướng dẫn giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 
moxit + = mmuối + 
mmuối = moxit + – 
Trong đó: 
mmuối = 2,81+ 0.03.98 – 0,03.18 = 5,21gam
 Đáp án C.
2.3.2.2. Phương pháp bảo toàn nguyên tố.
Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố trong hỗn hợp trước phản ứng bằng tổng số mol nguyên tử nguyên tố đó trong hỗn hợp sau phản ứng. 
 (SnX)trước phản ứng = (SnX)sau phản ứng 
Ví dụ minh họa: Hoà tan hoàn toàn 30,4g hỗn hợp X gồm Cu,CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư thu được 20,16 lit (đktc) khí NO duy nhất và dung dịch Y.Thêm Ba(OH)2 vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa.Tính giá trị m ?
 Hướng dẫn giải:
 Quy đổi thành Cu (x mol) và CuS (y mol) 
Ta có 64x + 96y = 30,4 
Mà Cu ®Cu2+ số mol nhường 3x 
và CuS ® Cu2+ + S+6 số mol nhường 8y 
Số mol e nhận: 0,9.3 = 2,7 ® 3x + 8y = 2,7
giải ra: x = 0,05 và y = 0,35 
Áp dụng bảo toàn nguyờn tố cho Cu : = = 0,35 – 0,05 = 0,3 mol 
 cho S: = nS = 0,35 mol
 giá trị m = 98.0,3 + 233.0,35 = 110,95 g 
2.3.2.3. Phương pháp bảo toàn electron.
 Định luật bảo toàn electron: “Trong phản ứng oxi hóa – khử, số mol electron mà chất khử cho bằng số mol electron mà chất oxi hóa nhận”
 Sne cho = Sne nhận
Sử dụng tính chất này để thiết lập các phương trình liên hệ, giải các bài toán theo phương pháp bảo toàn electron.
 Nguyên tắc giải
 - Viết 2 sơ đồ: sơ đồ chất khử nhường e và sơ đồ chất oxi hoá nhận e.
 - Ở mỗi sơ đồ, số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế phải bằng nhau và điện tích hai vế phải bằng nhau.
 Chú ý: Nếu là phản ứng trong dung dịch nên viết nửa phản ứng theo phương pháp ion electron
 Ví dụ minh họa: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
 A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 1,12. [2]
 Hướng dẫn giải: 
 Quá trình nhường e: Quá trình nhận e :
 0,1 mol 0,3 mol 0,3 mol 0,1 mol 
 V NO = 2,24 lít.
 Đáp án A.
2.3.2.4. Phương pháp bảo toàn điện tích.
 Xem xét trong phân tử của chất gồm những ion nào và số lượng của mỗi loại ion. Nếu là dung dịch chất điện li cũng phải xem xét trong dung dịch có chứa những chất điện li nào và số cation và số anion có trong dung dịch. Để từ đó thiết lập phương trình tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm.
Ví dụ minh họa:
 Oxi hoá 13,6 gam hỗn hợp 2 kim loại thu được m gam hỗn hợp 2 oxit. Để hoà tan hoàn toàn m gam oxit này cần 500 ml dd H2SO4 1 M. Giá trị của m :
A. 18,4 g B. 21,6 g C. 23,45 g D. Kết quả khác
 Hướng dẫn giải:
Dựa vào mối quan hệ thay thế : O2- ó SO42- 
Theo định luật bảo toàn điện tích: nO 2- = nSO4 2- = 0,5 . 1 = 0,5 mol 
Theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng hỗn hợp 2 oxit
 m = 13,6 + 0,5 . 16 = 21,6 g 
 Đáp án B 
2.3.2.5. Phương pháp tăng giảm khối lượng.
 - Nguyên tắc giải: Khi chuyển từ chất A thành chất B (không nhất thiết trực tiếp, có thể bỏ qua nhiều giai đoạn trung gian) khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam (thường tính theo 1 mol) và dựa vào khối lượng thay đổi ta dễ dàng tính được số mol các chất tham gia phản ứng hoặc ngược lại.
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A, B (đều có hoá trị II) vào nước được dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl– có trong dung dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị m là 
A. 6,36 g	B. 63,6 g	C. 9,12 g	D. 91,2 g
 Hướng dẫn giải
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng: 
Cứ 1 mol MCl2 ® 1 mol M(NO3)2 
và 2 mol AgCl thì m tăng 2.62 – 2.35,5 = 53 gam 
0,12 mol AgCl khối lượng tăng 3,18 gam 
mmuối nitrat = mmuối clorua + mtăng = 5,94 + 3,18 = 9,12 (gam)
 Đáp án C
Ví dụ 2 : Cho 1,26 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 3,42 gam muối sunfat. Kim loại đó là
A. Mg	B. Fe	C. Ca	D. Al 
 Hướng dẫn giải
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng. 
Cứ 1 mol kim loại tác dụng tạo thành muối SO42– khối lượng tăng lên 96 gam. 
Theo đề khối lượng tăng 3,42 – 1,26 = 2,16 g. 
Vậy số mol kim loại M là 0,0225 mol. Vậy M = 1,26/0,0225 = 56. M là Fe 
 Đáp án B. 
2.3.3. Các dạng bài cụ thể
2.3.3.1. Dạng bài toán về phản ứng giữa kim loại, oxit kim loại, muối với dung dịch axit: HCl, H2SO4 loãng.
 Khi hướng dẫn học sinh luyện tập dạng bài tập này cần hướng cho các em tích cực vận dụng các phương pháp giải nhanh bài toán hóa học, tuy nhiên chúng ta cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau:
 - Một bài toán có thể kết hợp hai hoặc nhiều phương pháp hoặc nhiều định luật để giải quyết yêu cầu của đề bài.
 - Trong các phản ứng của kim loại, oxit với axit thì: 
 nHCl = hoặc nHCl = 
 = = 
 nOH- = 2 (trong phản ứng của kim loại với H2O)
 Khối lượng muối = m kim loại + m gốc axit
 Kim loại + HCl → H2 m muối = m kim loại + x 71
 Kim loại + H2SO4 loãng: m muối = m kim loại + x 96
 - Khi cho axit HCl tác dụng với muối cacbonat (CO32-) cần chú ý:
 + Khi cho từ từ HCl vào CO32- thỡ thứ tự phản ứng là:
 CO32- + H+ → HCO3- sau đó khi HCl dư thì:
 HCO3- + H+ → CO2 + H2O
 + Khi cho từ từ CO32- hoặc HCO3- vào dung dịch HCl thì xảy ra phản ứng
 CO32- + 2H+ → H2O + CO2 
 Hoặc: HCO3- + H+ → CO2 + H2O
 + Khi cho từ từ dung dịch chứa hỗn hợp: CO32- và HCO3- vào dung dịch HCl thì xảy ra đồng thời cả 2 phản ứng
 CO32- + 2H+ → H2O + CO2
 HCO3- + H+ → CO2 + H2O
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy thoát 1,344 lít H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
 A. 10,27g	 B.8,98g	 C.7,25g	 D. 9,52g
 Hướng dẫn giải:
 Khối lượng muối = m kim loại + m gốc axit
 = 3,22 + 0,06 . 96 = 8,98g.
 Đáp án B
Ví dụ 2: Hòa tan hết 6,3 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong vừa đủ 150 ml dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 30,225 g B. 33,225g C. 35,25g D. 37,25g
 Hướng dẫn giải:
Theo đề bài, nCl- = 0,15 . 1 = 0,15 mol
 nSO42- = 1,5 . 0,15 = 0,225 mol 
Khối lượng muối = m kim loại + m gốc axit
 = 6,3 + 0,15 . 35,5 + 0,225 . 96 = 33,225 g.
 Đáp án B
Ví dụ 3 : Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và 0,328 m gam chất rắn không tan. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 48ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị của m là
A. 40 gam	 B. 43,2 gam	 C. 56 gam	 D. 48 gam
 Hướng dẫn giải:
Các PTHH: Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3 H2O
 0,12 mol 0,12 mol
 Fe2(SO4)3 + Cu 2FeSO4 + CuSO4
 0,12 mol0,12 mol 0,24 mol
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8 H2O
 0,24 mol 0,048 mol
=> Khối lượng chất rắn ban đầu : 
m = mCu + mFe2O3 = 0,12. 64 + 0,328 m + 0,12 . 160 = 40 g.
 Đáp án A
Ví dụ 4: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
	A. 0,03.	B. 0,01.	C. 0,02.	D. 0,015. [3]
 Hướng dẫn giải
	H+ + 
 0,02 ← 0,02 mol
 H+ + CO2 + H2O
 0,01 → 0,01 mol
 Đáp án B
Ví dụ 5: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là:
	A. 58,52%	B. 51,85%	 C. 48,15% D. 41,48%. [4]
 Hướng dẫn giải:
Z pứ với dung dịch H2SO4 loãng thu được một muối duy nhất → Z có Fe dư và Cu tạo ra.
Vậy trong Z có 0,28 gam Fe dư và 2,84 – 0,28 = 2,56 gam Cu
Nên khối lượng hỗn hợp X phản ứng với Cu2+ = 2,7 – 0,28 = 2,42 gam
Vậy 56x + 65y = 2,42 (1) và
 64x + 64y = 2,56 (2)
Giải hệ (1) và (2) → x = 0,02 
→ mFe(pứ với Cu2+) = 0,02.56 = 1,12 → m Fe ban đầu = 1,12 + 0,28 = 1,4g → %mFe = 1,4/2,7 = 51,85%.
 Đáp án B
Bài tập vận dụng :
Bài 1. Hoà tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ, thu được 1,12 lít hiđro (đktc) và dung dịch A cho NaOH dư vào thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn thì giá trị của m là:
A. 12g B. 11,2g C. 12,2g D. 16g
Bài 2: Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 8,96 lit khí (đktc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là: 
A. 44,9 gam. B. 74,1 gam. C. 50,3 gam D. 38,4 gam
Bài 3. Cho 24,12 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, Al2O3 tác dụng vừa đủ với 350ml dung dịch HNO3 4M rồi đun đến khan dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam hỗn hợp muối khan. Tính m.
A. 77,92 gam B. 86,8 gam	 C. 76,34 gam 	 D. 99,72 gam
Bài 4. Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là
 A. 31,45 gam.	 B. 33,99 gam 	 C. 19,025 gam.	 D. 56,3 gam
Bài 5. Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần V lít dung dịch HCl 2M.Tính V.
A. 400 ml B. 200ml C. 800 ml D. Giá trị khác.
Bài 6. Hòa ta

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ky_nang_giai_bai_toan_ve_phan_ung_giua_kim_lo.doc
  • docBìa SKKN Minh.doc