SKKN Rèn luyện kỹ năng bản đồ thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh Lớp 10 trường THPT Tân Kỳ 3

SKKN Rèn luyện kỹ năng bản đồ thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh Lớp 10 trường THPT Tân Kỳ 3

Năm học 2022-2023 chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai giảng dạy ở lớp 10 tất cả các trường THPT trên cả nước. Với mục tiêu chính là: “phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Để đạt được mục tiêu đã đề ra tất cả các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng đang đứng trước yêu cầu đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy khả năng sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, năng lực tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong đời sống xã hội. Để đáp ứng những yêu cầu đó, dạy học địa lí không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức có sẵn mà phải rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho HS, năng lực tự học và vận dụng được các kiến thức lý thuyết trong SGK ứng dụng vào thực tễ cuộc sống hằng ngày.

Hiện nay môn Địa lý thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích, đam mê học và có nguyện vọng đăng ký học môn Địa lý đây là nỗi trăn trở của giáo viên Địa lý cả nước nói chung và giáo viên nhóm địa Trường THPT Tân kỳ 3 nói riêng.

Trong dạy và học địa lý thì bản đồ là phương tiện không thể thiếu ở tất cả các cấp học. Tuy nhiên hiện nay nhiều học sinh chưa vận dụng được các kiến thức từ bản đồ để ứng dụng vào đời sống hàng ngày như là xác định phương hướng để tìm đường đi, tính tỉ lệ trên bản đồ ra diện tích thực tế hay là tính quãng đường từ nhà đến trường từ bản đồ, chia sẻ xác định vị trí của mình, ….

docx 43 trang Thu Kiều 11/10/2024 3692
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng bản đồ thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh Lớp 10 trường THPT Tân Kỳ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BẢN ĐỒ 
 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 
 NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3
 LĨNH VỰC: ĐỊA LÝ MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
 1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1
 2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................1
 3. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................2
 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
 6. Tính mới của đề tài............................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................4
 1. Khái niệm kỹ năng bản đồ................................................................................4
 2. Vai trò của kỹ năng bản đồ trong dạy học địa lý ...........................................4
 3. Phân loại kỹ năng bản đồ..................................................................................5
 4. Các phương tiện dạy học địa lý ở THPT.........................................................7
 5. Hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng bản đồ ..................................................8
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH DẠY HỌC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 
BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI 
KHÓA NGOÀI TRỜI TAI TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3 HIỆN NAY ............10
 1. Quan điểm về việc rèn luyện kỹ năng bản đồ thông qua hoạt động 
 ngoại khóa ngoài trời...........................................................................................10
 2. Cách thức rèn luyện kỹ năng bản đồ.............................................................10
 3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng bản đồ..........11
 4. Thực trạng việc dạy học Địa lý ở Trường THPT Tân Kỳ 3........................12
CHƯƠNG III XÂY DỰNG MỘT SỐ HÌNH THỨC RÈN LUYỆN KỸ 
NĂNG BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3 QUA 
CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA....................................................................14
 1 . Xác định các kỹ năng bản đồ cần rèn luyện ................................................14
 2. Các căn cứ để lựa chọn các hình thức ngoại khóa nhằm rèn luyện kỹ 
 năng bản đồ phát huy tính sáng tạo của HS .....................................................15
 3. Một số hình thức hoạt động ngoại khóa rèn luyện kỹ năng bản đồ cho HS .....16
 3.1 Tham quan trải nghiệm địa lý....................................................................16
 3.2. Khảo sát địa phương(KSĐP) xác định các đối tượng địa lý được thể
 hiện trên bản đồ ...............................................................................................21
 3.3. Ứng dụng hệ thống bản đồ số và GPS vào cuộc sống hằng ngày............26 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung
 :
CLB Câu lạc bộ
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
 :
KSĐP Khảo sát địa phương
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NXB : Nhà xuất bản
 :
PPDH Phương pháp dạy học
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
 :
THPT Trung học phổ thông
VD : Ví dụ ngoại khóa ngoài trời nhằm rèn luyện các kỹ năng bản đồ cho học sinh lớp 10 qua
đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học địa lý.
 3. Phạm vi nghiên cứu
 - Đề tài nghiên cứu về các phương pháp để rèn luyện kỹ năng bản đồ cho 
học sinh lớp 10 thông qua các hoạt động trong thực tiễn cuộc sống.
 - Học sinh lớp 10 Trường THPT Tân Kỳ 3
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu những cơ sở lí luận của việc rèn luyện kỹ năng bản đồ cho học 
sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa trong cuộc sống.
 - Chỉ ra được vai trò của bản đồ trong học tập và cuộc sống.
 - Xác định các kỹ năng bản đồ cần rèn luyện cho học sinh thông qua các 
hoạt động thực tiễn trong cuộc sống.
 - Xác định các hình thức và bài tập dễ làm, dễ vận dụng. mang lại hiệu quả 
cao thông qua tổ chức sinh hoạt ngoài trời.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 + Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, thông tin :
 Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách báo chuyên 
ngành, tài liệu nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp có liên quan, tài liệu tập 
huấn chuyên môn...để xem xét đối tượng được nghiên cứu trong một hệ thống 
hoàn chỉnh, từ đó xác định những nội dung cần thiết của đối tượng nghiên cứu.
 +. Phương pháp điều tra, khảo sát:
 Phương pháp này được sử dụng để điều tra, thu thập thông tin về thực trạng 
kỹ năng bản đồ của học sinh lớp 10 ở các trường học hiện nay. Từ cơ sở đó rút ra 
những đánh giá về kỹ năng sử dụng bản đồ của HS
 +. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
 Phương pháp bản đồ - biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học bản 
đồ. Sử dụng bản đồ và sử dụng kiến thức biểu đồ trong việc hình thành kiến thức 
địa lý cho HS.
 +. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp thực nghiệm: chủ yếu đánh giá tính khả thi của đề tài ở trường 
THPT, chọn một số bài tiêu biểu cho việc rèn luyện kỹ năng bản đồ thông qua hoạt 
động thực tiễn ở chương trình địa lý lớp 10 THPT để kiểm chứng đề tài. Qua đó 
tạo dựng được cơ sở, nền tảng vững chắc để nhận định một cách khách quan, khoa 
học và đề xuất những ý kiến đối với việc áp dụng rộng rãi phương pháp sử dụng 
bản đồ.
 +. Các phương pháp khác có liên quan.
 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
 1. Khái niệm kỹ năng bản đồ.
 Theo gốc Hán - Việt: “kỹ” là sự khéo léo, “năng” là có thể. Kỹ năng là khả 
năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp...) để giải quyết một 
nhiệm vụ mới.
 Nói đến kỹ năng bản đồ là nói đến khả năng thực hiện có kết quả một số 
thao tác hay một loạt các thao tác của hành động khi làm việc với bản đồ (nguồn trí 
thức địa lí) bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri thức, cách thức và quy trình 
hợp lý. Mỗi khâu, mỗi cách thức của quá trình nó có những kỹ năng tương ứng. 
Chẳng hạn như kỹ năng hiểu bản đồ, đọc bản đồ, kỹ năng phân tích mối liên hệ 
giữa các yếu tố từ bản đồ.
 Từ những khái niệm chung như vậy chúng ta có thể hiểu: Kỹ năng bản đồ là 
khả năng vận dụng thành thạo những kiến thức bản đồ vào những tình huống cụ 
thể dựa trên cơ sở những tri thức địa lí đã có.
 Muốn vậy, khi hình thành kỹ năng địa lí nói chung và kỹ năng bản đồ nói 
riêng giáo viên cần phải:
 - Giúp học sinh biết cách tìm tòi để nhận ra các yếu tố đã cho, yếu tố phải 
tìm và mối quan hệ giữa chúng.
 - Giúp học sinh hình thành được một mô hình khái quát để giải quyết được các 
bài tập tương tự cũng như giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
 - Xác lập được mối liên quan giữa bài tập, mô hình khái quát và các kiến 
thức tương ứng.
 2. Vai trò của kỹ năng bản đồ trong dạy học địa lý.
 Bản đồ có vai trò quan trọng trong giảng dạy và học tập Địa lý như nhà địa 
lý Liên Xô Paolovonki đã nói: “Không có bản đồ thì không có địa lý”. Đối với dạy 
học địa lý thì bản đồ có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Muốn nâng cao chất lượng giảng 
dạy và học tập địa lý càng phải sử dụng bản đồ đến mức độ cao như là nguồn tri 
thức quan trọng là ngôn ngữ thứ hai của địa lý.
 Kỹ năng địa lí đó là những hoạt động thực tiễn mà học sinh có được trên cơ 
sở những kiến thức địa lí đã có. Muốn vậy trước hết phải có kiến thức và biết cách 
vận dụng chúng vào thực tiễn. Đó là một trong các mục tiêu cơ bản mà quá trình 
dạy học phải đạt tới. Nhưng việc vận dụng chúng như thế nào để rèn luyện năng 
lực tư duy sáng tạo của học sinh mới là điều quan trọng. Muốn làm được điều đó, 
chỉ có thông qua bản đồ - ngôn ngữ thứ hai của khoa học địa lí thì mới có thể cung 
cấp cho học sinh những kiến thức cốt yếu nhất để phân tích các đối tượng đã được 
cụ thể hóa trên bản đồ, từ đó việc rèn luyện kỹ năng địa lí cho các em sẽ được dễ 
dàng hơn.
 4 Kiến thức Kỹ năng ban đầu Kỹ xảo
 Kỹ năng hoàn thiện
 Yếu tố sáng tạo
 Kinh nghiệm thực tiễn
 Mối quan hệ giữa kỹ năng ban đầu, kỹ xảo và kỹ năng hoàn thiện
 (Nguồn: Kỹ thuật dạy học Địa lý ở trường THPT, NXBGD)
 Theo sơ đồ này thì trong kỹ năng hoàn thiện ngoài các thành phần: kiến 
thức, kỹ năng ban đầu, kỹ xảo ra còn có thêm hai thành phần nữa là kinh nghiệm 
thực tiễn và yếu tố sáng tạo. Ví dụ: Muốn có kỹ năng hoàn thiện về đọc bản đồ thì 
trước hết học sinh phải có kiến thức về bản đồ, có kỹ năng ban đầu là giải mã các 
kỹ hiệu, có kỹ xảo là xác định vị trí các đối tượng, rồi sau đó phải biết cách xác lập 
các mối quan hệ theo kinh nghiệm ở mức độ sáng tạo nhất định, từ đó mới phát 
hiện ra được các kiến thức mới ẩn chứa trong bản đồ.
 Như vậy, dựa vào việc phân loại chung như trên ta có thể phân ra hai loại kỹ 
năng bản đồ chung cần rèn luyện cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài trời, 
đó là kỹ năng hiểu bản đồ và kỹ năng đọc bản đồ.
 Hiểu bản đồ đó là hiểu biết những tri thức tối thiểu về bản đồ, trước hết hiểu bản 
đồ địa lý phải trên cơ sở định nghĩa của nó. Trên cơ sở định nghĩa này học sinh 
hiểu được tính chất, đặc điểm của bản đồ địa lý và bản đồ giáo khoa, hiểu được các 
yếu tố hình thành trên một bản đồ.
 Việc rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ cho học sinh cũng phải trên cơ sở hiểu 
bản đồ, trên các yếu tố cấu thành của nó (yếu tố toán học, yếu tố nội dung và yếu 
tố hỗ trợ, bổ sung) đó là chìa khóa để đọc và nhận biết các nội dung địa lý được 
đưa lên bản đồ ở những mức độ khác nhau. Đọc bản đồ không chỉ đơn thuần là kỹ 
năng đọc một đối tượng cụ thể như đọc một con sông bắt nguồn từ nơi đâu và kết 
thúc ở đâu, mà phải biết khai thác, phân tích tổng hợp những kiến thức tiềm ẩn 
trong đó về các phương diện: hình thái bên ngoài (bắt nguồn từ đâu, kết thúc ở đâu, 
gồm những phụ lưu, chi lưu nào, chiều dài, hướng chảy của sông ra sao) và tìm 
hiểu, nắm được bản chất bên trong của nó (tính chất của sông ở thượng nguồn, độ 
dốc, ghềnh thác, hay ở hạ lưu của sông thuyền bè lớn có thể ra vào được, sông có 
tác dụng bồi đắp phù sa hay không...). Có như thế khi tiếp xúc với các sự vật hiện
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ky_nang_ban_do_thong_qua_hoat_dong_ngoai_khoa.docx
  • pdfVõ Thị Hà,Nguyễn Thế Hưng,Nguyễn Tiến Cường-THPT Tân Kỳ 3-Địa lí.pdf