SKKN Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh ở trường THPT Hậu Lộc I

SKKN Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh ở trường THPT Hậu Lộc I

Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà đang tích cực đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học. Cùng với sự đổi mới ấy, môn Ngữ văn cũng không ngừng thay đổi cách ra đề thi theo hướng nâng cao năng lực, kĩ năng ở học sinh. Năm 2017 cũng là năm kì thi THPTQG môn Ngữ văn có nhiều thay đổi cả về thời gian làm bài và cấu trúc đề thi: Thời gian làm bài môn Ngữ văn từ 180 phút (năm 2016 về trước) rút ngắn còn 120 phút. Kéo theo đó, cấu trúc đề thi cũng thay đổi: Từ hai ngữ liệu đọc hiểu rút xuống còn một ngữ liệu; thay viết bài văn nghị luận xã hội 600 chữ bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ; nghị luận văn học thay đổi thang điểm ở các ý, các phần, các câu.

 Tôi nhận thấy, việc thay đổi cấu trúc đề thi là phù hợp. Đề thi nhằm hướng tới kiểm tra kiến thức, kĩ năng ở học sinh một cách toàn diện hơn. Đó là kĩ năng tiếp nhận, lĩnh hội văn bản qua phần Đọc hiểu; kĩ năng tạo lập văn bản ở phần Làm văn. Trong đó, ở phần Làm văn, hướng đến kiểm tra cả năng lực viết đoạn văn (câu 2 điểm) lẫn kĩ năng tạo lập một văn bản hoàn chỉnh(câu 5 điểm). Như vậy, đề thi hướng tới rèn luyện cho học sinh sự linh hoạt khi nào cần viết ngắn, khi nào phải viết dài.

 

docx 20 trang thuychi01 6920
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh ở trường THPT Hậu Lộc I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
 VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I
Người thực hiện: Hoàng Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HOÁ, NĂM 2017
 MỤC LỤC
I. Mở đầuTrang 1
1. Lí do chọn đề tài..Trang 1
2. Mục đích nghiên cứu Trang 2
3. Đối tượng nghiên cứu Trang 2
4. Phương pháp nghiên cứuTrang 2
II. Nội dung .Trang 3
1.Thực trạng viết đoạn văn nghị luận xã hội ở học sinh hiện nayTrang 3
2.Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinhTrang 4
2.1. Củng cố lí thuyết về đoạn văn..Trang 4
2.1.1.Khái niệm Trang 4
2.1.2.Cấu trúc ...Trang 4
2.2.Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của một đoạn văn nghị luận xã hộiTrang 5
2.3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội. Trang 6
2.3.1. Nắm vững các bước triển khai viết đoạn vănTrang 6
2.3.2. Rèn kĩ năng triển khai các dạng đoạn văn theo sơ đồ cấu trúcTrang 9
2.4Một số lưu ý .Trang 12
3. Hiệu quả của sáng kiến..Trang 13
3.1. Một số đoạn văn tiêu biểu của học sinh Trang 13
3.2.Điểm đạt được của lớp 12A6 qua các kì thi Trang 14
III. Kết luận, kiến nghị .Trang 16
1. Kết luậnTrang 16
2. Kiến nghị.. ..Trang 16
Tài liệu tham khảo..Trang 17
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
	1.1.Đổi mới trong đề thi:	Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà đang tích cực đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học. Cùng với sự đổi mới ấy, môn Ngữ văn cũng không ngừng thay đổi cách ra đề thi theo hướng nâng cao năng lực, kĩ năng ở học sinh. Năm 2017 cũng là năm kì thi THPTQG môn Ngữ văn có nhiều thay đổi cả về thời gian làm bài và cấu trúc đề thi: Thời gian làm bài môn Ngữ văn từ 180 phút (năm 2016 về trước) rút ngắn còn 120 phút. Kéo theo đó, cấu trúc đề thi cũng thay đổi: Từ hai ngữ liệu đọc hiểu rút xuống còn một ngữ liệu; thay viết bài văn nghị luận xã hội 600 chữ bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ; nghị luận văn học thay đổi thang điểm ở các ý, các phần, các câu.
	Tôi nhận thấy, việc thay đổi cấu trúc đề thi là phù hợp. Đề thi nhằm hướng tới kiểm tra kiến thức, kĩ năng ở học sinh một cách toàn diện hơn. Đó là kĩ năng tiếp nhận, lĩnh hội văn bản qua phần Đọc hiểu; kĩ năng tạo lập văn bản ở phần Làm văn. Trong đó, ở phần Làm văn, hướng đến kiểm tra cả năng lực viết đoạn văn (câu 2 điểm) lẫn kĩ năng tạo lập một văn bản hoàn chỉnh(câu 5 điểm). Như vậy, đề thi hướng tới rèn luyện cho học sinh sự linh hoạt khi nào cần viết ngắn, khi nào phải viết dài. 
	1.2. Vai trò của câu 2 điểm trong đề thi: Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia, tôi nhận thấy câu hỏi 2 điểm yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ có vai trò, vị trí quan trọng. Đây là câu chiếm 20% số điểm bài thi nhưng dung lượng yêu cầu chỉ khoảng 200 chữ. Câu hỏi đánh giá năng lực nhìn nhận, bộc lộ quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội. Vậy nên, viết như thế nào trong khoảng 200 chữ ấy để đạt được 2 điểm là điều khó khăn đặt ra cho cả thầy và trò trong việc dạy văn và học văn.
	1.3. Về chương trình: Sách giáo khoa Ngữ văn đã được đổi mới từ năm 2006 đến nay vẫn chưa có sự điều chỉnh, thay đổi. Song thực tế, đề thi THPTQG môn Ngữ văn những năm gần đây lại liên tục thay đổi. Hơn nữa, trong phân phối chương trình môn Văn số tiết dành để luyện viết đoạn văn nghị luận quá ít ỏi. Vì vậy, có sự vênh lệch giữa chương trình giảng dạy và yêu cầu của đề thi.
	1.4. Về phía học sinh: Lâu nay các em vẫn quen được rèn luyện cách viết một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh với dung lượng khoảng 600 chữ. Vì vậy, giờ đây trước yêu cầu của đề thi các em phải làm quen với cách viết mới: chỉ viết một đoạn văn khoảng 200 chữ. Một đoạn nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản của một vấn đề nghị luận. Với tâm lí, đồng thời cũng một thực tế “dài dễ viết, ngắn khó co” thì viết một đoạn văn nghị luận xã hội với dung lượng 200 chữ quả là khó khăn với các em. Hơn nữa, việc từ bỏ một thói quen cũ đã thành lối mòn để hình thành một kĩ năng mới không phải là chuyện dễ dàng.
	1.5. Về phía giáo viên: Tôi nhận thấy hướng đổi mới của đề thi THPTQG là phù hợp. Tuy nhiên, làm thế nào để dạy, rèn luyện cho các em kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ quả là một vấn đề. Trước yêu cầu của thực tế, bản thân tôi đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để giúp học sinh bắt nhịp với xu hướng đổi mới. Nhưng thực tế cũng chưa có tài liệu chuyên sâu, chính thống hướng dẫn giáo viên và học sinh rèn luyện kĩ năng cho dạng câu hỏi này. 
	Vì vậy, từ những lí do trên, tôi đã trăn trở và tìm ra giải pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh. Bước đầu áp dụng một số giải pháp trong việc giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh viết đoạn văn có nhiều tiến bộ rõ rệt.Vậy nên, tôi mạo muội chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong việc “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh ở trường THPT Hậu Lộc 1 ”
2. Mục đích nghiên cứu.
	Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn:
- Giúp học sinh có được kĩ năng tốt để tự tin, vững vàng và đạt kết quả cao khi viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trong các đề kiểm tra, thi cử môn Ngữ văn (nhất là trong kì thi THPTQG).
- Góp phần chia sẻ chút ít kinh nghiệm với đồng nghiệp trong quá trình dạy môn Ngữ văn.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài nghiên cứu những vấn đề:
- Những yêu cầu cơ bản của 1 đoạn văn nghị luận xã hội.
- Cách rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ.
- Đánh giá kết quả đạt được qua các bài làm của học sinh ở lớp 12A6.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tìm tòi, nghiên cứu tài liệu lí thuyết về đoạn văn.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Áp dụng để theo dõi, kết quả bài thi của học sinh lớp 12A6 qua các kì thi: học kì 1, học kì 2, Thi khảo sát theo đề của Sở, kì thi kiểm tra của trường.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Áp dụng để thu thập số liệu, thống kê, so sánh kết quả điểm thi của học sinh. Từ đó đánh giá ưu, nhược điểm và nguyên nhân của kết quả.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng viết đoạn văn nghị luận xã hội ở học sinh hiện nay
	Bước đầu đổi mới cấu trúc đề thi, học sinh thực sự bỡ ngỡ, lớ ngớ nhất là các em lớp 12 vì kì thi THPTQG sắp đến gần. Bởi lẽ:
- Lí thuyết viết đoạn văn đã học ở cấp 2, nay gần như đã quên. Trong khi đó ở cấp 3 lại ít được rèn luyện. Có chăng chỉ là khi cô giáo sửa lỗi trong bài làm văn.
- Hai năm trước (lớp 10, 11), các em chủ yếu được rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội nên chưa kịp bắt nhịp, làm quen với việc viết đoạn văn.
Vì vậy, thực tế viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ (thang điểm là 2 điểm) của các em trong kì thi hết học kì 1 quả đáng lo.	
Biểu hiện:
- Thứ nhất là về kĩ năng:
+ Không ít học sinh quan niệm đoạn văn là một bài văn ngắn nên mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn vẫn xuống dòng. Vì vậy, bài viết không đảm bảo yêu cầu về hình thức: 1 đoạn văn viết thành 3 đoạn.
+ Các em vẫn giữ thói quen viết dài. Bởi viết dài mới hết được các ý cần viết nên 1 đoạn 200 chữ kéo dài đến cả 1 trang giấy, thậm chí có em viết 1,5 trang.
+ Bài viết chưa đảm bảo cấu trúc của đoạn văn: Đa số bài viết của các em chỉ có một phần thân đoạn còn không dẫn dắt, giới thiệu vấn đề và phần kết thì thường bỏ ngõ.
+ Diễn đạt trong đoạn văn thường lủng củng, lan man, các câu thiếu sự liên kết, mạch lạc, trong sáng.
- Thứ hai, về mặt nội dung:
+ Nhiều bài chưa xác định được trọng tâm yêu cầu. Đoạn văn nghị luận xã hội thường tích hợp với phần đọc hiểu theo hướng: Bàn về vấn đề, thông điệp được đặt ra từ văn bản hoặc bàn về một ý kiến giàu ý nghĩa nhân văn trong văn bản đọc hiểu.Vì vậy, học sinh thường dựa vào văn bản đọc hiểu để viết lại hoặc lan man xoay những vấn đề trong văn bản đọc hiểu mà không chú ý đến nội dung yêu cầu của đoạn văn.
+ Đa số bài làm thiếu ý, sót ý: các em quan niệm chỉ là một đoạn văn nên trực tiếp bộc lộ quan điểm, suy nghĩ về vấn đề nghị luận mà bỏ qua khâu giải thích, mở rộng, liên hệ và rút ra bài học.
+ Còn lúng túng trong việc đưa dẫn chứng sao cho hợp lí. Bởi, đoạn văn ngắn nên sợ đưa dẫn chứng sẽ chiếm mất dung lượng. Hoặc sa vào nêu và phân tích dẫn chứng giống như khi viết bài văn nghị luận xã hội nên loãng vấn đề bàn luận, ảnh hưởng tới giới hạn dung lượng của đoạn văn.
	Qua khảo sát, tôi thấy kết quả điểm thi học kì ở câu viết đoạn văn cụ thể của lớp 12A6 như sau:
ĐIỂM
2,0
1,75
1,5
1,25
1,0
0,75
0,5
0,25
0
SS:40
0
0
0
10=25%
18=45%
6=15%
6=15%
0
0
Từ thực trạng trên cho thấy: Để các em có thể “đo bò làm chuồng”, “lựa cơm gắp mắm” sao cho phù hợp, vừa trọn vẹn, hoàn chỉnh về nội dung lại vừa đảm bảo yêu cầu về hình thức quả là khó khăn. Hơn nữa, thời gian có hạn, không cho phép các em dành quá nhiều thời gian vào câu 2 điểm này. Vì vậy, làm sao để trong khoảng 20 -> 25 phút, các em phải thật nhanh nhạy để vừa suy nghĩ, vừa tìm ý vừa viết hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ? Giúp các em gỡ rối, khắc phục khó khăn ấy, tôi đã hướng dẫn các em theo các cách sau.
2. Một số giải pháprèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh:
2.1. Củng cố lí thuyết về đoạn văn
2.1.1. Khái niệm:
Đoạn văn là một phần của văn bản bắt đầu từ chữ viết hoa, lùi đầu dòng và kết thúc là dấu chấm câu xuống dòng. Về nội dung, đoạn văn diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn.
2.1.2. Cấu trúc:
 Cấu trúc đoạn văn thường có 3 phần liền mạch: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Các câu trong từng phần được liên kết chặt chẽ với nhau.
Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp. ..Ngoài ra, đoạn văn còn có thể có kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,
- Đoạn diễn dịch: Là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
- Đoạn quy nạp: Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu ở trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
- Đoạn tổng phân hợp: Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. 
- Đoạn móc xích: Là đoạn văn mà ý các câu gối lên nhau, đan xen nhau và được thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ ở câu trước trong câu sau.
- Đoạn so sánh :
+ So sánh tương đồng: Là đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng, có nội dung tương tự nội dung đang nói đến. 
+ So sánh tương phản: Là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung ý tưởng, hiện thực cuộc sống tương phản nhau.
- Đoạn vấn đáp: Là đoạn văn có kết cấu hai phần, phần đầu nêu câu hỏi, phần sau trả lời câu hỏi. Nội dung hỏi đáp chính là chủ đề của đoạn văn. Trong kiểu kết cấu này, phần sau có thể để người đọc tự trả lời.
- Đoạn đòn bẩy: Là đoạn văn mở đầu nêu một nhận định, dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặc trái với ý tưởng (chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc ý tưởng đề ra.
- Đoạn nêu giả thiết: Là đoạn văn có kết cấu: mở đoạn nêu giả thiết, để từ đó đề cập tới chủ đề đoạn.
	Việc củng cố lại lí thuyết về đoạn văn sẽ giúp các em hình dung lại các kiến thức về đoạn văn đã được học ở cấp hai. Từ đó, các em biết cách triển khai đoạn văn theo một cấu trúc lựa chọn và đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức. 
2.2. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của một đoạn văn nghị luận xã hội
- Về hình thức:
+ Thứ nhất : Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn văn (không được ngắt xuống dòng ), dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ giấy thi (khoảng trên dưới 20 dòng viết tay). 
+ Thứ hai: Đoạn văn phải đảm bảo cấu trúc ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Các câu trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau.
+ Thứ ba: Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích – Phân tích – Chứng minh – Bình luận – Bác bỏ - Bình luận mở rộng để bàn bạc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
+ Thứ tư: Đoạn văn cần diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Về nội dung : Dù dài hay ngắn thì đoạn văn cũng phải đầy đủ các ý chính. Cụ thể :
+Phần mở đoạn : có tác dụng dẫn dắt, giới thiệu vấn đề bàn luận. 
+ Phần thân đoạn, cũng là phần trọng tâm cần phải đảm bảo yêu cầu; Giải thích vấn đề nghị luận; Bàn bạc về vấn đề được nêu ra (bằng cách trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó tại sao đúng, tại sao sai? Biểu hiện của vấn đề trong đời sống thực tế như thế nào?), đồng thời lật lại hoặc bổ sung, mở rộng vấn đề 
+ Phần kết đoạn: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học hoặc bộc lộc cảm xúc, quan điểm cá nhân về vấn đề đang bàn luận.
	Việc nắm chắc yêu cầu của một đoạn văn cả về hình thức và nội dung sẽ giúp các em hình dung được những yêu cầu cần đạt được của đề bài. Từ đó, các em sẽ biết cách định hướng tạo dựng đoạn văn vừa đảm bảo về cấu trúc vừa hoàn chỉnh về nội dung.
2.3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội
2.3.1.Nắm vững các bước triển khai viết đoạn văn
a. Bước 1: Đọc kĩ đề và xác định vấn đề bàn luận
Theo như đề thi minh họa của Bộ thì phần nghị luận xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bài đọc hiểu để làm đề thi viết đoạn văn 200 chữ (cũng có khi là không). Nếu đề NLXH tích hợp với phần đọc hiểu thì trước hết các em phải đọc kỹ bài đọc hiểu, nắm được cốt lõi nội dung, từ đó xem đề nghị luận 200 từ họ yêu cầu mình bàn về vấn đề gì? Nhất là phải xác định được vấn đề đó thuộc về tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.
=> Đọc kĩ đề giúp các em nắm vững vấn đề trọng tâm đề bài yêu cầu và định hướng triển khai ý theo từng dạng đề.
Ví dụ : Đề thi có phần đọc hiểu như sau:
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không ? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
  [] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết – và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.
Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, Nxb Hội nhà văn, 2012, tr 135)
Từ ngữ liệu của phần đọc hiểu như trên, đề bài yêu cầu: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến“Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa.”
Với đề bài trên, các em cần đọc kĩ và tìm ra vấn đề bàn luận đó là: thực trạng con người đang đánh mất bản năng sống độc lập, rơi vào cuộc sống thụ động, lệ thuộc, không làm chủ cuộc đời mình. Như vậy, vấn đề bàn luận là một tư tưởng đạo lí.
b. Bước 2:Tìm ý cho đoạn văn:
- Ở bước này, các em dựa vào nội dung bàn luận mà đề bài yêu cầu kết hợp với việc vận dụng kĩ năng triển khai từng dạng đề theo sơ đồ cấu trúc để tìm ra những ý cần viết trong đoạn văn.
- Ghi ra giấy nháp những ý chính của đoạn văn (theo hệ thống các thao tác lập luận).
=> Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ giúp ta hình dung được những ý chính cần viết, tránh tình trạng viết lan man,dài dòng, không trọng tâm; tránh thiếu ý, sót ý.
Ví dụ với đề bài trên, các em có thể định ra các ý như sau:
*Giải thích ý kiến:
– Bản năng của gà rừng: bản năng sống độc lập; con chim trong lồng: cuộc sống thụ động, không làm chủ cuộc đời mình.
– Câu nói nhận định thực trạng con người đang đánh mất bản năng sống độc lập, rơi vào cuộc sống thụ động, lệ thuộc, không làm chủ cuộc đời mình.
*Bàn luận:
– Tại sao chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa . Vì:
+ Nhiều bạn trẻ ngày nay thiếu khả năng tự lập
+ Quen được bố mẹ bao bọc, thiếu kĩ năng sống.
+ Không có ý thức về giá trị của bản thân trong việc chọn nghề, trong suy nghĩ và hành động trước các vấn đề của cuộc sống
+ Hành động theo tâm lí đám đông.
– Tuy nhiên, ngày nay cũng không ít bạn trẻ có khả năng tự lập cao, có kĩ năng sống, có trách nhiệm với bản thân và các xã hội: các tấm gương vượt khó, các tình nguyện viên, các tấm gương khởi nghiệp
*Bài học và liên hệ bản thân:
– Nhận định trên hướng cho chúng ta có thái độ và hành động đúng đắn trong cuộc sống: sống là không thụ động, phụ thuộc mà phải chủ động, tích cực.
– Luôn tin tưởng vào bản thân, tích cực, dám nghĩ, dám làm.
– Trang bị kiến thức, kĩ năng cho bản thân để có khả năng tự lập; ngay từ bây giờ tránh lối sống thụ động, ỷ lại vào người khác.
c. Bước 3: Tiến hành viết đoạn văn hoàn chỉnh
* Viết câu mở đoạn:
– Câu mở đoạn có thể dùng 1-3 câu để mở đoạn (giống như phần mở bài vậy). Phần này phải giới thiệu được vấn đề bàn luận(dẫn nguyên cả câu hoặc cụm từ khóa) mà đề thi yêu cầu. Phải hiểu được đề thi bàn về vấn đề gì?
– Nên viết theo hướng: nêu nội dung khái quát rồi dẫn câu nói vào (hoặc không dẫn nguyên câu thì trích vào cụm từ khóa
* Viết phần thân đoạn: Diễn đạt các ý vừa tìm được một cách mạch lạc, rõ ràng, logic, chặt chẽ.
*Viết kết đoạn: Phần kết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng nói về vấn đề bàn luận để tạo sức nặng cho bài viết.
2.3.2.Rèn kĩ năng triển khai các dạng đoạn văn theo sơ đồ cấu trúc:
Dựa vào nội dung đề bài yêu cầu bàn luận, chúng ta có thể chia thành 2 kiểu dạng đề cơ bản: nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Ở mỗi dạng đề tôi hướng dẫn các em làm theo sơ đồ cấu trúc. Việc nắm chắc kĩ năng triển khai các dạng đoạn văn sẽ giúp các em định hướng được trình tự triển khai các ý trong đoạn văn, tránh được tình trạng thiếu ý, sót ý.
a. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tư tưởng, đạo lí 
Nghị luận về hiện tượng tư tưởng đạo lí là bàn bạc, đánh giá về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí của con người như: lí tưởng, mục đích sống, đức tính, phẩm chất đạo đức của con người, cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. 
Với dạng đề trên, các em cần triển khai đoạn văn theo sơ đồ:
Nhiệm vụ
Yêu cầu
Mở đoạn
Nêu tư tưởng, đạo lí mà đề bài yêu cầu
Giới thiệu trực tiếp vào vấn đề (2-4 dòng)
Thân đoạn
Làm sáng tỏ vấn đề
- Giải thích ngắn gọn tư tưởng, đạo lí (3 dòng)
-Bàn luận vấn đề: nêu biểu hiện cụ thể của tư tưởng, đạo lí; lí giải vì sao, tạo sao, để làm gì, làm như thế nào..(8-10 dòng)
- Mở rộng: Phản đối cách hiểu khác, những biểu hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ki_nang_viet_doan_van_nghi_luan_xa_hoi_cho_ho.docx