SKKN Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần Đọc hiểu cho học sinh THPT

SKKN Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần Đọc hiểu cho học sinh THPT

Phương án thi THPT Quốc gia được Bộ Giáo dục công bố chiều ngày 28 tháng 9 năm 2016, thí sinh năm 2017 sẽ thi 5 bài, gồm 3 bài độc lập : Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và tự chọn một trong hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên(Vật lý, Hóa học, sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Có thể nói đây là sự điều chỉnh lớn về hình thức so với kỳ thi THPT Quốc gia các năm trước.Trong đó môn Ngữ Văn cũng có sự thay đổi đáng kể. So với đề thi năm 2016, đề thi năm 2017 vẫn duy trì hình thức tự luận. Tuy nhiên, thời gian rút xuống từ 180 phút chỉ còn 120 phút. Bởi vậy các phần trong đề thi đã có sự điều chỉnh. Đặc biệt phần làm văn Nghị luận xã hội từ yêu cầu viết bài văn 600 chữ đã chuyển thành đoạn văn 200 chữ được triển khai ý từ phần Đọc hiểu.

 Ở bậc Trung học phổ thông, trong phân môn làm văn, học sinh tiếp tục được luyện tập viết đoạn văn, nhưng chủ yếu là nghị luận Văn học. Chương trình THPT hiện hành, nhất là chương trình 12 chủ yếu rèn kĩ năng lập dàn ý và văn bản mà chưa chú trọng rèn kĩ năng viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ cho học sinh. Trong khi đó năm 2018 theo kế hoạch của Bộ Giáo dục mới có Bộ sách giáo khoa mới. Đây chính là thời điểm giao thời giữa cũ và mới, giữa hình thức thi đã thay đổi còn chương trình chưa thể đáp ứng kịp thời.

Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn THPT, tuy giáo viên đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn, cách làm bài nghị luận ở từng kiểu bài, nhưng kĩ năng viết đoạn, viết bài nghị luận của học sinh chưa thật thành thạo. Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Trong quá trình làm bài kiểm tra tại lớp cũng như kiểm tra học kì, thi thử THPT Quốc gia ở môn Ngữ văn nhiều năm qua, học sinh làm bài văn nghị luận xã hội còn nhiều em dưới điểm trung bình. Tỉ lệ học sinh đạt điểm cao Đại học chưa nhiều. Ban giám hiệu luôn băn khoăn về chất lượng giáo dục Nhà trường. Là giáo viên dạy văn tôi thực sự lo lắng, trăn trở về thực trạng này.

Mỗi thầy cô giáo không chỉ là tấm gương về đạo đức mà còn là tự học và sáng tạo. Đứng trước sự thay đổi mỗi thầy cô phải nhanh chóng nắm bắt kịp thời và có những phương pháp giảng dạy phù hợp. Bởi phương pháp chính là chìa khóa giúp ta thành công “thiếu phương pháp thì người tài cũng có lỗi, có phương pháp thì người thường cũng làm được điều phi thường”. Năm học vừa qua, tôi được giao trách nhiệm giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11A6, 12A5 và trực tiếp ôn cho các em thi THPT Quốc gia, tôi luôn mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học văn nói chung, rèn luyện kĩ năng tạo lập đoạn văn nói riêng cho các em. Vì vậy, tôi đã thực hiện đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần Đọc hiểu cho học sinh THPT”.

 

doc 23 trang thuychi01 22343
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần Đọc hiểu cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Phương án thi THPT Quốc gia được Bộ Giáo dục công bố chiều ngày 28 tháng 9 năm 2016, thí sinh năm 2017 sẽ thi 5 bài, gồm 3 bài độc lập : Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và tự chọn một trong hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên(Vật lý, Hóa học, sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Có thể nói đây là sự điều chỉnh lớn về hình thức so với kỳ thi THPT Quốc gia các năm trước.Trong đó môn Ngữ Văn cũng có sự thay đổi đáng kể. So với đề thi năm 2016, đề thi năm 2017 vẫn duy trì hình thức tự luận. Tuy nhiên, thời gian rút xuống từ 180 phút chỉ còn 120 phút. Bởi vậy các phần trong đề thi đã có sự điều chỉnh. Đặc biệt phần làm văn Nghị luận xã hội từ yêu cầu viết bài văn 600 chữ đã chuyển thành đoạn văn 200 chữ được triển khai ý từ phần Đọc hiểu.
 Ở bậc Trung học phổ thông, trong phân môn làm văn, học sinh tiếp tục được luyện tập viết đoạn văn, nhưng chủ yếu là nghị luận Văn học. Chương trình THPT hiện hành, nhất là chương trình 12 chủ yếu rèn kĩ năng lập dàn ý và văn bản mà chưa chú trọng rèn kĩ năng viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ cho học sinh. Trong khi đó năm 2018 theo kế hoạch của Bộ Giáo dục mới có Bộ sách giáo khoa mới. Đây chính là thời điểm giao thời giữa cũ và mới, giữa hình thức thi đã thay đổi còn chương trình chưa thể đáp ứng kịp thời.
Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn THPT, tuy giáo viên đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn, cách làm bài nghị luận ở từng kiểu bài, nhưng kĩ năng viết đoạn, viết bài nghị luận của học sinh chưa thật thành thạo. viÖc n¾m ®­îc kh¸i niÖm ®o¹n v¨n, tõ ng÷ chñ ®Ò, c©u chñ ®Ò trong ®o¹n v¨n vµ mét sè c¸ch tr×nh bµy néi dung ®o¹n v¨n còng nh­ kÜ n¨ng viÕt ®o¹n cña häc sinh nãi chung, häc sinh THCS Th¹ch Hßa nãi riªng cßn nhiÒu h¹n chÕ. ChØ cã mét sè häc sinh kh¸ giái biÕt viÕt mét ®o¹n v¨n cã cÊu tróc râ rµng, m¹ch l¹c chÆt chÏ, cßn phÇn lín häc sinh trung b×nh vµ yÕu kh«ng biÕt dùng ®o¹n. §o¹n v¨n c¸c em viÕt th­êng lñng cñng thiÕu tÝnh liªn kÕt chÆt chÏ, m¹ch l¹c. viÖc n¾m ®­îc kh¸i niÖm ®o¹n v¨n, tõ ng÷ chñ ®Ò, c©u chñ ®Ò trong ®o¹n v¨n vµ mét sè c¸ch tr×nh bµy néi dung ®o¹n v¨n còng nh­ kÜ n¨ng viÕt ®o¹n cña häc sinh nãi chung, häc sinh THCS Th¹ch Hßa nãi riªng cßn nhiÒu h¹n chÕ. ChØ cã mét sè häc sinh kh¸ giái biÕt viÕt mét ®o¹n v¨n cã cÊu tróc râ rµng, m¹ch l¹c chÆt chÏ, cßn phÇn lín häc sinh trung b×nh vµ yÕu kh«ng biÕt dùng ®o¹n. §o¹n v¨n c¸c em viÕt th­êng lñng cñng thiÕu tÝnh liªn kÕt chÆt chÏ, m¹ch l¹c.Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Trong quá trình làm bài kiểm tra tại lớp cũng như kiểm tra học kì, thi thử THPT Quốc gia ở môn Ngữ văn nhiều năm qua, học sinh làm bài văn nghị luận xã hội còn nhiều em dưới điểm trung bình. Tỉ lệ học sinh đạt điểm cao Đại học chưa nhiều. Ban giám hiệu luôn băn khoăn về chất lượng giáo dục Nhà trường. Là giáo viên dạy văn tôi thực sự lo lắng, trăn trở về thực trạng này.
Mỗi thầy cô giáo không chỉ là tấm gương về đạo đức mà còn là tự học và sáng tạo. Đứng trước sự thay đổi mỗi thầy cô phải nhanh chóng nắm bắt kịp thời và có những phương pháp giảng dạy phù hợp. Bởi phương pháp chính là chìa khóa giúp ta thành công “thiếu phương pháp thì người tài cũng có lỗi, có phương pháp thì người thường cũng làm được điều phi thường”. Năm học vừa qua, tôi được giao trách nhiệm giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11A6, 12A5 và trực tiếp ôn cho các em thi THPT Quốc gia, tôi luôn mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học văn nói chung, rèn luyện kĩ năng tạo lập đoạn văn nói riêng cho các em. Vì vậy, tôi đã thực hiện đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần Đọc hiểu cho học sinh THPT”. 
2. Mục đích chọn đề tài: 
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Để có thể đổi mới Giáo dục đào tạo thì kiểm tra đánh giá học sinh đóng vai trò quan trọng,“ Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục là khâu đột phá” ( Ban chấp hành TƯ Đảng – Khóa XI). Mong rằng với sự điều chỉnh hình thức thi năm 2017, nền giáo dục nước ta sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Với đề tài này bản thân tôi muốn góp một phần nhỏ để chương trình đổi mới về hình thức thi đánh giá của Bộ Giáo dục đào tạo đi vào thực tiễn, có thể đến với từng học sinh mà tôi đang giảng dạy. Từ đó góp phần củng cố kĩ năng xây dựng đoạn văn, nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Ngữ văn THPT, nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp Đại học cao đẳng và thi HSG cấp tỉnh của nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Học sinh THPT.
 - Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Nghiên cứu cơ sở lí thuyết: Những tài liệu có liên quan đến đoạn văn, cách lập luận, trình bày nội dung đoạn văn.
 - Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin lớp 11, 12.
 - Phương pháp thống kê xử lý số liệu: cho học sinh làm bài kiểm tra.
 - Tiến hành thực nghiệm trong các tiết dạy: Đan lồng vào các tiết tìm hiểu về Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí, Nghị luận về một hiện tượng đời sống; các giờ học phụ đạo buổi chiều.
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
 Như chúng ta đã biết:
 Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
 Đoạn văn có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn. (SGK Ngữ văn 10 tập I, trang 97). 
 Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. “Sắp xếp hợp lí các tri thức đó theo một trình tự rõ ràng rành mạch” (SGK Ngữ văn 10 tập II, trang 62). Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn. Các câu, các đoạn văn phải được liên kết với nhau bằng một số phép liên kết: Phép lặp, Phép thế, Phép nối, Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng Để trình bày một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháp lập luận. Lập luận là cách trình bày luận cứ dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục.Trong đoạn văn, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu (cách lập luận) phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp... bên cạnh đó là cách lập luận suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, suy luận tương phản, đòn bẩy, nêu giả thiết
 Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ thường được triển khai theo ba bước cơ bản:
- Giải thích câu trích từ phần Đọc hiểu.
- Phân tích và chứng minh: Phân tích các khía cạnh của vấn đề và dẫn ra các dẫn chứng cụ thể trong cuộc sống, xã hội, lịch sử để làm sáng tỏ chân lí đã giải thích.
- Bình luận đánh giá: khái quát khẳng định lại chân lí, mở rộng và nâng cao ý nghĩa của vấn đề có thể phê phán những hiện tượng, những biểu hiện đi ngược lại chân lí và liên hệ bản thân để rút ra bài học. (Bộ đề luyện thi Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn – Đỗ Ngọc Thống, trang 25).
Tất cả những kiến thức lí thuyết trên là cơ sở để tôi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Bên cạnh đó tôi cũng khảo sát thực trạng kĩ năng viết đoạn văn của học sinh lớp 11A6, 12A5 ở trường THPT Đông Sơn 2 để có giải pháp thực hiện hợp lí, hiệu quả.
2. Thực trạng tình hình qua khảo sát điều tra:
Vào đầu các năm học, nhà trường bao giờ cũng khảo sát chất luợng học tập các môn Toán, Ngữ văn để phân loại học sinh, có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Kết hợp với kết quả khảo sát chất lượng, trong các giờ học đầu năm học, đặc biệt khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi hình thức kiểm tra kì thi THPT Quốc gia năm 2017, tôi thường kiểm tra kĩ năng viết đoạn của học sinh qua các bài tập nhỏ sau các tiết Làm văn bằng cách cho học sinh viết đoạn văn nêu suy nghĩ về một ý kiến, quan điểm về vấn đề xã hội.
 * KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỤ THỂ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ở LỚP 11A6, 12A5 TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 LÀ:
Khối lớp
Tổng số học sinh
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
11A6
40
3
7.5%
7
17.5%
18
45%
12
30%
12A5
45
2
4.4%
6
13.3%
22
49%
15
33.3%
Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh không có kĩ năng viết đoạn còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài làm của hầu hết các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề trong đoạn văn, cách trình bày đoạn văn còn mơ hồ. Đa số học sinh viết thành bài văn tách mở bài, thân bài và kết bài theo thói quen lâu nay. Nhiều bài viết lủng củng, sơ sài, lập luận không mạch lạc chặt chẽ. Các ý lộn xộn, không có lớp có lang, ý lớn ý nhỏ không theo trình tự hợp lí. Đầu đoạn văn không viết hoa lùi đầu dòng, các dòng khác thò ra thụt vào tuỳ tiện. 
Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn của học sinh còn nhiều hạn chế. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí.
3. Giải pháp thực hiện đề tài:
3.1. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh và định hướng yêu cầu đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu:
 a. Kiến thức về đoạn văn: 
 GV cho HS nhắc lại khái niệm và các cách trình bày nội dung trong đoạn văn đã học ở THCS.
 b. Định hướng yêu cầu đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu:
 Về hình thức của đoạn văn, đảm bảo yêu cầu đoạn văn nói chung và dung lượng 200 chữ. Tuy nhiên, để tránh mất thời gian các em ngồi đếm chữ, chúng ta có thể lượng hóa đoạn văn ấy trong khoảng 20 đến 30 dòng tùy thuộc vào chữ của học sinh to hay nhỏ.
 Về nội dung, sau khi nắm nội dung cơ bản của đoạn trích trong phần Đọc hiểu, HS cần chú ý để xác định:
 - Chủ đề của đoạn văn: Nghị luận về tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng đời sống được rút ra từ phần đọc hiểu.
 - Hệ thống câu hỏi tư duy: Ý kiến ấy là gì? như thế nào? vì sao? đúng hay sai? thể hiện? có ý nghĩa với cuộc sống con người và bản thân?
 - Các ý triển khai trong đoạn:
+ Giải thích ý kiến
 + Phân tích chứng minh
 + Bình luận đánh giá: Mở rộng vấn đề, đồng tình hoặc không đồng tình, đưa ra phản đề
+ Bài học liên hệ : chân thành nghiêm túc.
 - Xây dựng mô hình đoạn văn:
Câu chức năng
Nội dung yêu cầu
Dung lượng
Câu chủ đề
Vấn đề nghị luận.
 2- 3 dòng
Câu bổ trợ 1,2,3
Giải thích vấn đề
 4 dòng
Câu bổ trợ 4,5,6,7,8
Phân tích, chứng minh
12 dòng
Câu bổ trợ 9,10
Bình luận
3 dòng
2 câu bổ trợ cuối
Rút ra bài học 
2 dòng
Đó là những kiến thức cơ bản mà tôi đã củng cố ngay cho học sinh sau khi vào đầu năm học qua các tiết dạy làm văn và các buổi học phụ đạo buổi chiều. Ngoài ra, tôi cũng mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho học sinh khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả, tương đồng, tương phản...vận dụng nhiều thao tác lập luận trong đoạn, những dạng đề khó
3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu:
 Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
a. Bước 1: Xác định yêu cầu của đề:
 - Để xác định yêu cầu của đề tốt, HS phải đọc kĩ đoạn trích phần Đọc hiểu để nắm vững nội dung. Điều đó sẽ làm cơ sở để các em viết đoạn văn.
 - Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn là gì? ( Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề. Và cũng là định hướng để viết các câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu nào khác về hình thức, ngữ pháp. 
Ví dụ: Đề 1: Đọc đoạn trích ở Phần Đọc hiểu: ( Người Việt đang hả hê tiễn đồng loại ra nghĩa địa - Theo VTC Báo mới ngày 25/03/2016 ), (Xem đầy đủ ở PHỤ LỤC I trang 2).
 Anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về “thực phẩm bẩn trong xã hội ngày nay”.
 * HS tiến hành đọc đoạn trích để xử lí tốt phần Đọc hiểu và xác định được yêu cầu của đề: 
 - Dạng đề: nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 - Nội dung: nêu lên suy nghĩ của em về “thực phẩm bẩn trong xã hội ngày nay”:
- Hình thức: đoạn văn 200 chữ. 
 Đề 2: Đọc đoạn trích ở Phần Đọc hiểu ( Khúc 7, “Những người đi tới biển” - Thanh Thảo, năm 1977 ), (Xem đầy đủ ở PHỤ LỤC I trang 2). 
 Từ những dòng thơ :“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (Những tuổi 20 làm sao không tiếc)/Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi Tổ Quốc?”, anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ biểu hiện lòng biết ơn trước công lao của thế hệ cha ông trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
 * HS hiểu nội dung của đoạn trích: Thanh Thảo đã ngợi ca những chàng trai cô gái tuổi 19, 20 trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc. Họ đã hi sinh quãng đời thanh xuân đẹp nhất, ngay cả tính mạng của mình để giành lại cuộc sống tự do cho nhân dân. Từ đó, xác định được yêu cầu của đề: 
 - Dạng đề: nghị luận về tư tưởng đạo lí.
 - Nội dung: nêu lên biểu hiện lòng biết ơn trước công lao của thế hệ cha ông trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
 - Hình thức: đoạn văn 200 chữ 
b. Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn:
Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan trọng. Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định câu chủ đề.
Có 3 dạng đề xét về phương diện chủ đề: Đề cho sẵn câu chủ đề; có đề nối kết lời dẫn ở phần đọc hiểu với chủ đề; có đề không cho sẵn câu chủ đề mà yêu cầu trình bày suy nghĩ về ý kiến trong phần đọc hiểu.
Ví dụ 1: Đề cho sẵn câu chủ đề:
 - Đề 1 (Ở phần Bước 1): Căn cứ vào phần yêu cầu của đề bài: nêu lên suy nghĩ của em về “thực phẩm bẩn trong xã hội ngày nay”, ta có thể viết câu chủ đề : Vấn đề thực phẩm bẩn trong xã hội ngày nay là một trong những vấn nạn nhức nhối.
Ví dụ 2: Đề nối kết lời dẫn ở phần đọc hiểu với chủ đề: 
 - Đề 2( Ở mục a, Bước 1): Căn cứ vào phần yêu cầu của đề bài: trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn trước công lao của thế hệ cha ông trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ta có thể viết câu chủ đề : Mỗi chúng ta luôn biết ơn trước công lao to lớn của thế hệ cha ông trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. 
- Với những đề này ta không phải xác định chủ đề, muốn viết câu chủ đề chỉ việc phát triển ý, trình bày thành các câu phát triển.
Ví dụ 3: Đề không cho sẵn câu chủ đề mà yêu cầu xác định qua ý kiến trong phần đọc hiểu.
- Đề 3: Đọc đoạn trích ở Phần Đọc hiểu: ( 55 mùa xuân và “Tết trồng cây”- Chung Tử, Số xuân Ất mùi tạp chí tri thức và thời đại, 2005), (Xem đầy đủ ở PHỤ LỤC II trang 3).
 Anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: “Trồng cây xanh là lẽ sống không chỉ một công việc mà là một triết lí nảy sinh từ sự phát triển cho sự nghiệp và dân tộc”.
 Căn cứ vào phần yêu cầu của đề bài: trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: “Trồng cây xanh là lẽ sống không chỉ một công việc mà là một triết lí nảy sinh từ sự phát triển cho sự nghiệp và dân tộc”, ta có thể viết câu chủ đề : Ở mọi thời đại, mọi quốc gia trên thế giới, một trong những công việc quan trọng hàng đầu chính là công việc trồng cây xanh. Đó thực sự trở thành “lẽ sống không chỉ một công việc mà là một triết lí nảy sinh từ sự phát triển cho sự nghiệp và dân tộc”.
 Với dạng đề trên, ta phải đọc kĩ ý kiến đã cho để tìm được chủ đề hoặc có thể trích dẫn lại ý kiến làm câu chủ đề.
c. Bước 3: Tìm ý cho đoạn ( Triển khai ý): 
Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu bỏ qua thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý. 
Ví dụ : Đề 1 (ở mục a, Bước 1): Cần xác định các ý: 
 - Vấn đề thực phẩm trong xã hội ngày nay là một trong những vấn nạn nhức nhối.
- Hiện trạng của vấn đề này đang nổi cộm, đã và đang diễn ra trong cuộc sống, gây nhiều bức xúc trong nhân dân.
- Nguyên nhân: Do nhu cầu về thực phẩm tăng cao; nhiều người vì lợi nhuận, lòng tham để làm giàu bằng cách đê tiện tạo nên thực phẩm bẩn cho người tiêu dùng.
- Hậu quả: Tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra thường xuyên; gia tăng các bệnh hiểm nghèo
- Giải pháp: từ cơ quan chức năng, thông tấn báo chí
 - Mỗi chúng ta trở thành tuyên truyền viên tích cực về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 Như vậy, đối với dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống cần triển khai các ý: Nêu thực trạng, nguyên nhân, tác hại /tác dụng, giải pháp, rút ra bài học. HS cần nắm bắt những thông tin về chính trị xã hội nhanh nhạy, kịp thời. Đó là những hiện trạng qua số liệu, chỉ ra được nguyên nhân, tác hại, tìm ra những giải pháp thiết thực trong từng hiện tượng đời sống.
Ví dụ 2: Đề 2 (ở mục a, Bước 1): Cần xác định các ý:
 - Mỗi chúng ta luôn biết ơn và có hành động thiết thực đối với công lao to lớn của thế hệ cha ông trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. 
 - Ngày hôm nay chúng ta mới được hưởng cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc.
 - Trách nhiệm của thế hệ trẻ: tri ân công lao bằng việc tiếp tục gìn giữ, bảo vệ và xây dựng Đất nước.
 - Nhiều hành động có ý nghĩa của thanh niên để tưởng niệm ghi nhớ công ơn của người đi trước
 - Đâu đó vẫn có một số các bạn trẻ chưa biết trân trọng những thành quả mà cha ông tạo dựng.
 - Mỗi chúng ta hãy biết sống đẹp, nỗ lực học tập, làm việc để xứng đáng với công lao của cha ông ta.
 Đối với dạng nghị luận về tư tưởng đạo lí cần triển khai các ý: Giải thích; phân tích, chứng minh; bình luận; rút ra bài học. 
d. Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn: 
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra còn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp, dung lượng 200 chữ.
Ví dụ: Với đề trên (c, bước 3) cần đặt câu chủ đề ở đầu đoạn văn, sắp xếp các ý viết thành đoạn văn đủ số câu, đánh thứ tự các câu trong đoạn, trình bày thành đoạn văn đảm bảo sự liên kết cả nội dung lẫn hình thức.
 Vấn đề thực phẩm trong xã hội hiện đại ngày nay là một trong những vấn nạn nhức nhối gây nhiều bức xúc trong nhân dân.(1) Hiện trạng này đã và đang diễn ra nổi cộm trong cuộc sống ở hầu hết các lĩnh vực trong xã hội.(2) Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất vệ sinh thực phẩm do sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ, lẻ.(3) Nhận thức và ý thức bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của một số chủ cơ sở, người dân còn hạn chế, nhất là sử dụng phân bón hóa học.(4) Và đặc biệt, do lòng tham của một số người, vì lợi nhuận họ sẵn sàng giẫm đạp lên đạo đức, sự sống của chính người thân yêu để làm giàu một cách đê tiện, phi nhân tính.(5) Các vi phạm về đảm bảo an toàn thực phẩm đã gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe của người dân.(6) Tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra thường xuyên.(7) Theo thống kê của Bộ y tế trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150 – 200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5000 đến 7000 người, trong đó có từ 40 đến 60 người tử vong.(8) Không những thế, sử dụng thực phẩm bẩn lâu dài, con người mắc các bệnh mạn tính: tim mạch, ung thư...(9) Để khắc phục và ngăn chặn thực phẩm bẩn chúng ta cần có những giải pháp thiết thực.(10) Đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân.(11) Các cơ quan chức năng vào cuộc quản lí chặt chẽ và có hình thức xử lí nghiêm minh các cơ quan, cá nhân vi phạm.(12) Để góp phần xây dựng cuộc sống chất lượng, kéo dài tuổi thọ mỗi chúng ta hãy cùng chung tay ngăn chặn và đẩy 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_viet_doan_van_nghi_luan_xa_hoi_200_ch.doc