SKKN Nâng cao hứng thú cho học sinh khi học hóa học 10, thông qua việc giáo dục lồng ghép kiến thức thực tiễn về môi trường

SKKN Nâng cao hứng thú cho học sinh khi học hóa học 10, thông qua việc giáo dục lồng ghép kiến thức thực tiễn về môi trường

Đối với môn Hóa học thì đổi mới dạy học nhằm tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, kĩ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh khiến năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh được nâng lên, từ đó học sinh sẽ tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hóa học, làm cho học sinh coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế và yêu thích môn học.

Tuy nhiên, các bài tập hóa học sử dụng trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nặng về kiến thức lí thuyết, nghèo nàn về kiến thức thực tiễn, chưa chú trọng đến việc phát huy khả năng tư duy sáng tạo, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập sinh học và thực tiễn đời sống, cũng như chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực tư duy sinh học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh.

Cho tới nay, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của con người đang còn rất hạn chế . Bảo vệ môi trương vẫn đang là một cuộc chiến không ngừng nghỉ của con người và các tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến nó. Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.

Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả. GDMT sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.

 

doc 21 trang thuychi01 4870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hứng thú cho học sinh khi học hóa học 10, thông qua việc giáo dục lồng ghép kiến thức thực tiễn về môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Đối với môn Hóa học thì đổi mới dạy học nhằm tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, kĩ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh khiến năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh được nâng lên, từ đó học sinh sẽ tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hóa học, làm cho học sinh coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế và yêu thích môn học. 
Tuy nhiên, các bài tập hóa học sử dụng trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nặng về kiến thức lí thuyết, nghèo nàn về kiến thức thực tiễn, chưa chú trọng đến việc phát huy khả năng tư duy sáng tạo, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập sinh học và thực tiễn đời sống, cũng như chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực tư duy sinh học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh.
Cho tới nay, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của con người đang còn rất hạn chế . Bảo vệ môi trương vẫn đang là một cuộc chiến không ngừng nghỉ của con người và các tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến nó. Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.
Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả. GDMT sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. 
Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, thì giáo viên dạy có thể lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, thông qua các kiến thức liên quan đến thức tiễn của các chất hóa học trong bài, để từ đó gây sự hứng thú cho học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức và biết cách hiểu bản chất và cách giải thích các hiện tượng cụ thể xảy ra trong tự nhiên. Là người trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THPT, tôi nhận thấy, việc sử dụng hệ thống bài tập gắn với đời sống thực tiễn liên quan đến môi trường, sẽ giúp các em lĩnh hội tối đa kiến thức, mang tính thiết thực cao, đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo, của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi đã chọn đề tài “NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC HÓA HỌC 10, THÔNG QUA VIỆC GIÁO DỤC LỒNG GHÉP KIẾN THỨC THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƯỜNG” để nghiên cứu.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Xây dựng một hệ thống các câu hỏi về hiện tượng hóa học thực tiễn cụ thể vận dụng vào bài giảng trong chương trình hóa học 10.
 Vận dụng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn ở trên vào bài giảng, nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học hóa ... để học sinh không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “ Thuật ngữ khoa học”. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Quá trình dạy học bộ môn hóa học tại các lớp: 10A4, 10 A5, 10A6, 10A7 của trường THPT Đặng Thai Mai.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tư liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm.
Phương pháp quan sát thực tế: quan sát các thắc mắc của học sinh khi quan sát hiện tượng.
Phương pháp hỏi đáp: trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh về những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. 
Phương pháp thống kê, phân tích số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1.1.Giáo dục môi trường là gì?
- GDGMT là dựa trên những tri thức về môi trường mà hình thành thái độ, ý thức, trách nhiệm và kĩ năng hành động của HS, nhằm bảo vệ môi trường bằng các giải pháp trước mắt và lâu dài.
- GDMT không phải ngày một ngày hai mà cả một quá trình lâu dài,không phải chỉ ở HS THCS mà ở mọi lứa tuổi, trong suốt cuộc đời.
- GDMT trong nhà trường phổ thông nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là: Mỗi HS được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của Trái đất, hình thành thái độ, ý thức bảo vệ và giữ gìn tài sản quí giá nhất của nhân loại này.
2.1.2. Lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng:
- GDMT trong trong trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu về bảo vệ Trái Đất: “Cái nôi của nhân loại”, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững đồng thời cũng quán triệt chủ điểm năm học 2009-2010 là xây dụng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
- Ở bất kì quốc gia nào, số lượng thầy giáo học trò các cấp cũng chiếm tỉ lệ cao. Lực lượng này góp phần quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của nhiệm vụ GDMT. Trong nhiệm vụ này, ngành Giáo dục có trách nhiệm là đào tạo ra những thế hệ có đầy đủ tri thức về lí luận và thực hành GDMT để phục vụ cho xã hội.
- Ở các nước trên thế giới, việc GDMT đã được đưa vào trường học từ nhiều chục năm nay. Ở nước ta, việc đưa nội dung GDMT vào chương trình thông qua các môn học được thực hiện rầm rộ qua quá trình cải cách giáo dục, đặc biệt là đợt đổi mới sách giáo khoa vừa qua. Cũng như nhiều nước trên thế giới, nội dung giáo dục môi trường của nước ta tập trung chủ yếu vào các môn học có liên quan đến môi trường như: môn Hóa học, sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, Kĩ thật nông nghiệp,.Và với đặc thù của mình, khoa học Hóa học cũng có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố môi trường.
 2.1.3. Vai trò của việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học:
 - Trong trường THPT, thông qua hoạt động dạy học và các hoạt động tập thể, việc lồng ghép nội dung GDBVMT cho học sinh hết sức đa dạng và hiệu quả. Với chủ trương xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, một không gian xanh, sạch, đẹp, hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các trường học đã dấy lên phong trào thi đua trồng cây, vệ sinh làm sạch đẹp trường lớp. Bộ môn Hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường. Thông qua các bài học đa dạng, giáo viên có thể gửi gắm các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp các em lĩnh hội kiến thức về GDBVMT một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Bên cạnh đó còn làm mới lạ nội dung bài học, giúp học sinh có hứng thú tìm tòi kiến thức mới, tránh tình trạng khô khan, nhàm chán do đặc thù của bộ môn. 
 	2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 2.2.1. Thuận lợi: 
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn Hóa học đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học. 
Chương trình Sách giáo khoa hóa học mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học cho học sinh. Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.
Đa số các em vẫn thích học môn hóa và cố gắng chăm học môn hóa. Học sinh vẫn nhớ được các đặc điểm của hóa học.
Các em học sinh đa số đều chăm ngoan và có ý thức học tập. Luôn chịu khó học bài cũ, làm bài tập hóa học và đọc trước bài mới. một số em còn tham khảo nhiều loại sách và rèn luyện làm bài tập.
2.2.2. Khó khăn:
Đối với học sinh THPT thì chương trình học nặng về cả số môn học và với cả lượng kiến thức khổng lồ. Môn hóa học cũng thế kiến thức nhiều mà đòi hỏi các em phải học nhớ rất kỹ thì mới có thể làm bất cứ dạng bài tập nào. 
Phòng thiết bị chưa có, thí nghiệm trừu tượng chủ yếu chỉ học lý thuyết khiến các em khó nhớ hơn. 
Nhiều học sinh không thể giải thích được hiện tượng trong tự nhiên , cho dù là rất gần gũi quen thuộc. 
Các em chưa biết cách học tập hiệu quả, học tập máy móc không tự tìm hiểu nghiên cứu tìm tòi sáng tạo. 
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
3.1. Bài tập thực tiễn 
Với đặc điểm đa dạng và phong phú của bài tập thực tiễn, việc truyền đạt cho học sinh những kiến thức thực tiễn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể đưa vào khi giảng bài mới thông qua các câu hỏi, cách đặt vấn đề, hay một bài tập nhỏ, và cũng có thể giáo viên thông tin cho học sinh; cũng có thể đưa vào trong các giờ luyện tập thông qua các bài tập hay đưa vào đề kiểm tra với một dung lượng nhất định. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi, các câu lạc bộ hóa học,[5].
3.2 Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi / bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn:
- Các phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học:
Do kiến thức GDMT được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng, nên khi giảng dạy không có một phương pháp riêng dành cho giáo dục môi trường mà phải thông qua bộ môn Hóa học. Tùy từng điều kiện, có thể sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp đàm thoại ( hỏi, đáp)
+ Phương pháp thảo luận.
+ Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ giảng.
+ Phương pháp giảng dạy dùng lời nói để giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu,...
+ Phương pháp thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm,..
Tuy nhiên, dù với bất kì phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo được nội dung của bài giảng và không ảnh hưởng đến tính đặc thù của dạy học Hóa học. Thông thường thì chủ đề GDMT được truyền tải trong bài giảng thường có những đặc trưng sau:
+ Nêu khái niệm, nội dung sẵn có trong SGK với tình huống hoặc chi tiết cụ thể có liên quan.
+ Nêu rõ mục tiêu GDMT có thể khai thác từ khái niệm (nội dung) trên.
+ Liên hệ một cách mềm dẻo, linh hoạt từ nội dung bài dạy để đạt đến mục tiêu GDMT.
Trong nội dung GDMT, cần phải làm rõ ý nghĩa của môi trường với con người, bao gồm cả ý nghĩa trực tiếp (thực phẩm để ăn, nước để uống,...) đến giá trị gián tiếp (ô nhiễm không khí, mưa axit,..) 
- Các hình thức lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học:
Có thể có nhiều hình thức khác nhau để truyền tải nội dung GDMT một cách hiệu quả đến HS tùy thuộc vào nội dung bài dạy, mục tiêu cần đạt đến, sau đây là một số hình thức chủ yếu:
- Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường:
Hình thức này không những giúp các em thấy được sự gần gũi giữa Hóa học với thực tiễn mà từ đó các em còn có thể tự mình giải thích được những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên liên quan đến những biến đổi hóa học. Nhờ vậy, nội dung GDMT sẽ trở nên thiết thực và hiệu quả được nâng cao.
Thông thường, giáo viên thường đưa ra hệ thống các câu hỏi “Tại sao?”, 
“như thế nào”? để dẫn dắt các em vào nội dung cần truyền tải.
3.3 Quy trình thiết kế các câu hỏi về môi trường gắn với đời sống thực tiễn 
3.3.1 Lựa chọn đơn vị kiến thức
Với những định hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn hóa học ở trường THPT, khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học theo hướng gắn với đời sống thực tiễn, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về đơn thuần về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân và cộng đồng, phát huy được năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm mất đi bản chất hóa học. 
 3.3.2 Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức
Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn cần thực hiện được mục tiêu giáo dục là định hướng phát triển năng lực bao gồm (kiến thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm) của môn Hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trường THPT nói chung. 
3.3.3 Thiết kế hệ thống kiến thức vào bài mới theo mục tiêu 
Thử nghiệm áp dụng bài tập Hóa học đã thiết kế trên đối tượng học sinh thực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức Hóa học cũng như độ khó, độ phân biệt, tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập. 
Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống ... trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế và phù hợp với đối tượng học sinh, với mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn Hóa học ở trường THPT.
3.3.4 Hoàn thiện hệ thống câu hỏi
 Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống câu hỏi một cách khoa học.
 Sau đây là một số câu hỏi để tạo hứng thú học tập môn Hóa học 10 bằng cách giáo dục lồng kiến thức thực tiễn về môi trường :
Ví dụ 1: 
Tên bài dạy: Bài 22: Clo [1]
 	 - Mục tiêu GDMT: 
+ Xử lí khí thải của các nhà máy trước khi đưa ra ngoài môi.
+ Xử dụng các loại thuốc tẩy hợp lí khoa học đúng cách.
+ Xử lí khử trùng nước sinh hoạt, bể bơi đạt đúng tiêu chuẩn quy định.
Để tất cả các nguyên nhân trên không làm ảnh hưởng đến sức khỏe môi trường.
- Thực hiện:
GV đặt câu hỏi: 
Câu 1: Trong chiến tranh thế giớ thứ nhất quân Phát xít Nhật đã sử dụng Clo làm vũ khí Hóa học, trong trận chiến với liên quân đồng mình. Kết quả quân Phát xít Nhật đã dành thắng lợi chỉ trong 5 phút tiêu diệt được 5 nghìn binh sỹ Pháp. Giải thích tại sao?
- HS trả lời: (Dựa vào tính chất của Clo và những hiểu biết thực tế).
- GV: Rút ra kết luận và cung cấp các thông tin bằng hình ảnh có liên quan.
+ Clo là chất khí màu vàng lục, mùi sốc, nặng hơn không khí và rất độc
+ Khi hít phải khí Clo các binh sỹ Pháp thấy khó thở, cổ họng đau rát, sùi bọt mép, điên loạn và mù.
+ Khí Clo ngấm vào dịch cơ thể ăn mòn mắt, cổ họng và phổi. 
+ Clo phản ứng với nước trong niêm mạc phổi tạo thành axit HCl, một chất kích thích gây tử vong.
Câu 2: Clo là một trong hóa chất phổ biến dùng để khử trùng nước sạch sinh hoạt, bể bơi. Nếu sử dụng quá nhiều Clo (gây ra hiện tượng dư Clo), hoặc sử dụng ít Clo (thiếu Clo) trong xử lý nước, thì sẻ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người và môi trường. Giải thích tại sao?
- HS trả lời: (Dựa vào kiến thức trong SGK và hiểu biết thực tế để trả lời)
- GV: Rút ra kết luận và cung cấp các thông tin bằng hình ảnh có liên quan.
 PTHH: Cl2 + H2O = HCl + HClO
Đặc điểm HClO là chất oxy hóa mạnh nó có khả năng tẩy trắng và diệt khuẩn.
Câu 3: Khi sử dụng thuốc tẩy như: “nước GIA VEN” có nên tiếp xúc trong phòng kín, không đeo khẩu trang hoặc sử dụng trực tiếp với da tay được không. Giải thích tại sao?
 - HS trả lời: (trả lời dựa vào SGK và thực tế).
- GV: Rút ra kết luận và cung cấp các thông tin bằng hình ảnh có liên quan.
+ Phòng kín: Hiện tượng đau đầu hoa mắt trong mặt, buồn nôn.
+ Trực tiếp vào da tay: Da sẽ bị phá hủy tế bào khi tiếp xúc gây ngứa, viêm da. 
+ Nước Gia ven là chất tẩy rửa phổ biến, giá thành rẻ, dễ sử dụng và đặc biệt nó có thể làm sạch rất tốt, tuy nhiên ẩn sau những ưu điểm trên là những nguy hiểm tới sức khỏe của con người và môi trường.
+ Nước Gia ven là một hóa chất có tính ăn mòn cao khả năng thích ứng da. Nếu tiếp xúc lâu dễ gây ra các bệnh viêm da, nếu dính vào mắt sẽ gây các bệnh về mắt, hít nhiều gây ra hiện tượng khó thở, ho, đau họng, gây nguy hại cho phổi, năng thì gây ra bệnh ung thư.
Ví dụ 2: 
Tên bài dạy: Bài 29: OXI – OZON [1]
A. OXI
- Mục tiêu GDMT:
+ Vì sao phải trồng nhiều cây xanh.
+ Vì sao phải trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Không khí trong lành sẻ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Cách thực hiện:
GV: Đặt các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn: 
Câu 1: Khi ở trong nhà lâu, đóng kín cửa, thông gió kém. Hay đi ô tô, máy lạnh đường dài, tập trung nơi đông người. Con người ta luôn thấy mệt mỏi. Giải thích tại sao?
- HS trả lời: (dựa vào SGK và hiểu biết thực tế)
- GV: Rút ra kết luận và cung cấp các thông tin bằng hình ảnh có liên quan
Trong môi trường đấy con người dễ bị thiếu oxi lên não và gây ra các hiện tương trên:
 + Não thiếu oxi sẽ gây ra các hiện tượng :	- Đau nhức đầu 
	- Rối loạn các giác quan 
	- Rối loạn khả năng ngôn ngữ
	- Tai biến và đột quỵ
+ Da thiếu oxi: Da nhanh chóng bị lão hóa, trở nên tối màu, khô, độ đàn hồi kém, dễ hình thành nếp nhăn, dễ nổi mụn.
Câu 2: Khoa học chứng minh con người sẽ chết khi không ăn không uống từ khoảng thời gian 3 đến 5 ngày, nhưng nếu nhịn thở trong 4 phút thì người bình thường sẽ chết. Giải thích tại sao? 
- HS trả lời: (dựa vào SGK và hiểu biết thực tế)
- GV: Rút ra kết luận và cung cấp các thông tin bằng hình ảnh có liên quan.
+ Oxi là khi quyết định đến sự sống của con người và động vật.
+ Từ 30 giây đến 180 giây thiều oxi sẻ mất ý thức, sau 1 phút tế bào não bắt đầu chết, sau 3 phút nơ ron thần kinh bị tê liệt, hôn mê sau con người sẻ chết.
Câu 3: Khi sống ở khu vực có nhiều cây xanh, ta luôn cảm dễ chịu, không khí trong lành, tầm hồn thư thái. Giải thích tại sao? vì sao nên trồng nhiều cây xanh?
- HS: trả lời dựa vào SGK và hiểu biết thực tế.
- GV: Rút ra kết luận và cung cấp các thông tin bằng hình ảnh có liên quan.
 	Cây xanh sẽ hút khí CO2 và thải ra O2. Ngoài ra cây xanh còn có tác dụng giữ H2O, cho bầu không khí tăng lên độ ẩm. Vì vậy ta luôn có cảm giác thoải mái, dễ chịu , thư thái , đặc biệt vào mùa hè.
 Chính vì vai trò to lớn như vậy , nên việc trồng nhiều cây xanh là việc làm vô cùng cần thiết trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
B. OZON
- Mục tiêu GDMT:
+ Ozon là khí bảo vệ các sinh vật sống trên trái đất.
+ Những hậu quả trái đất phải gánh chịu khi bầu khí quyển bị thủng tầng Ozon.
+ Sử lí các khí thải có trong bầu khí quyển có khả năng phá hủy Ozon.
- Cách thực hiện:
GV: Đặt các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn: 
Câu 1: Khi các khí ô nhiễm phá hủy tầng Ozon (hiện tượng thủng tầng ozon). Các sinh vật sống trên trái đất sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Giai thích tại sao?
- HS trả lời: (dựa vào SGK và hiểu biết thực tế)
- GV: Rút ra kết luận và cung cấp các thông tin bằng hình ảnh có liên quan.
Ozon đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong việc bảo vệ sự sống trên trái đất. Tầng Ozon sẽ hấp thụ tất cả các tia cực tím, từ bức xạ Mặt Trời, ngăn chặn hết các tia này chiếu xuống trái đất. Nếu chịu ảnh hưởng của tia cực tím, con người sống trên trái đất sẽ bị mắc nhiều chứng bệnh như: Ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt, thực vật sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật sống ở dưới biển cũng bị tổn thương và chết dần. 
.
Từ 11h đến 15h trong ngày là thời điểm tia cực Tím chiếu trực tiếp xuống trái đất, nên hạn chế tối đa đi ra ngoài vào thời điểm nay hoặc phải dung áo chống nắng, gang tay, khẩu trang, kính dâm.
Câu 2: Tại sao ở các thành phố lớn có nền công nghiệp phát triển, thì hay xảy ra hiện tượng “Sương mù quang hóa”. Ozon đóng vai trò gì trong hiện tượng này?
- HS trả lời: (dựa vào SGK và hiểu biết thực tế)
- GV: Rút ra kết luận và cung cấp các thông tin bằng hình ảnh có liên quan.
“Sương mù quang hóa” là hiện tượng ô nhiễm không khí nặng nề. Môi trường sẽ hình thành lớp sương mù như khói đốt rơm rạ, nhưng lại không phải sự xuất hiện O3 nhiều trong không khí do: Các khí thải của động cơ xe, khí thải công nghiệp, các hợp chất dễ bay hơi như (Sơn, dung môi, các chất đốt) tác động với ánh sáng mặt trời tạo nên hiện tượng “ Sương mù quang hóa”. 
 “ Sương mù quang hóa”xuất hiện sẽ làm tổn thương hệ sinh vật, ảnh hưởng đến nền nông nghiệp và gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe con người: dễ mắc các bệnh về đường hô hấp (Viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản ). Nặng sẽ gây ra các bệnh ung thư.
Ví Dụ 3:
Tên bài dạy: Bài 31 : Hidro sun fua – Lưu huỳnh đi oxit – 
Lưu huỳnh tri oxit [1]
A. HIDRO SUN FUA
Mục tiêu GDMT: 
- H2S là khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
- Là một trong những khí gây ra hiện tượng mưa axit.
- Sử lí rác thải, xác chết của người và động vật, sử lí khí thải của các nhà máy trước khi đưa ra môi trường
- Cách thực hiện:
GV đặt câu hỏi: 
Câu 1: Dấu hiệu nhận biết sự có mặt của H2S có trong môi trường và sự ảnh hưởng của 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hung_thu_cho_hoc_sinh_khi_hoc_hoa_hoc_10_thong.doc