SKKN Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

SKKN Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Ngày nay, trước những yêu cầu bức thiết của xã hội, mục tiêu của

việc dạy học môn Ngữ văn cũng có nhiều thay đổi. Giáo viên dạy học các tác phẩm văn học trong nhà trường không chỉ hướng dẫn học sinh cảm nhận, thưởng thức văn chương mà còn phải khơi dậy ở học sinh tình yêu đối với cái đẹp, lòng nhân ái, khát khao lí tưởng cũng như những hiểu biết về thế giới, về xã hội và nhất là về con người.Vì thế dạng bài nghị luận một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là một dạng bài góp phần gắn chặt mối quan hệ giữa dạy đọc - hiểu văn bản văn học với thực tế cuộc sống, giúp cho học sinh sau khi học tác phẩm văn học còn biết liên hệ đến các vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh, có khả năng tự định hướng và lựa chọn một lối sống tích cực. Đây chính là một trong những mục tiêu lớn của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.

 Dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một dạng bài khó nhất của nghị luận xã hội. Kiểu bài này đòi hỏi ở học sinh kĩ năng tổng hợp: đọc hiểu văn bản văn học, phát hiện vấn đề nghị luận, sử dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận để bàn bạc về vấn đề. Do đó, đây là dạng bài thường được sử dụng để đánh giá năng lực của học sinh khá giỏi.

 

doc 34 trang thuychi01 81451
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o thanh hãa
Tr­êng thpt chuyªn lam s¬n
......&......
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
 Họ và tên: Trương Thị Giang
 Chức vụ: Tổ trưởng
 SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn
Thanh Hóa, năm học 2015-2016
 MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 	..1
1.Lí do chọn đề tài1
2. Mục đích nghiên cứu...2
3. Đối tượng nghiên cứu..2
4. Phương pháp nghiên cứu2
PHẦN II: NỘI DUNG  3
1. Cơ sở lí luận.3
1.1. Đặc điểm, mục đích yêu cầu của kiểu bài	3
1.2. Cách làm bài nghị luận về vân đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học ...4
2. Thực trạng kĩ năng viết bài nghị luận về vân đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. ................5
3. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về vân đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.	6
3.1. Rèn luyện kĩ năng nhận diện kiểu bài	6
3.2. Rèn luyện kĩ năng phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học	7
3.3. Rèn luyện kĩ năng trình bày chủ kiến về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học qua một số phương pháp dạy học tích cực 	10
3.4. Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập đề bài nghị luận về vân đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. 12
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 	18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 	19
	 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 Lí do chọn đề tài
Ngày nay, trước những yêu cầu bức thiết của xã hội, mục tiêu của 
việc dạy học môn Ngữ văn cũng có nhiều thay đổi. Giáo viên dạy học các tác phẩm văn học trong nhà trường không chỉ hướng dẫn học sinh cảm nhận, thưởng thức văn chương mà còn phải khơi dậy ở học sinh tình yêu đối với cái đẹp, lòng nhân ái, khát khao lí tưởng cũng như những hiểu biết về thế giới, về xã hội và nhất là về con người.Vì thế dạng bài nghị luận một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là một dạng bài góp phần gắn chặt mối quan hệ giữa dạy đọc - hiểu văn bản văn học với thực tế cuộc sống, giúp cho học sinh sau khi học tác phẩm văn học còn biết liên hệ đến các vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh, có khả năng tự định hướng và lựa chọn một lối sống tích cực. Đây chính là một trong những mục tiêu lớn của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.
 Dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một dạng bài khó nhất của nghị luận xã hội. Kiểu bài này đòi hỏi ở học sinh kĩ năng tổng hợp: đọc hiểu văn bản văn học, phát hiện vấn đề nghị luận, sử dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận để bàn bạc về vấn đề... Do đó, đây là dạng bài thường được sử dụng để đánh giá năng lực của học sinh khá giỏi.
 	Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, việc rèn luyện kiểu bài này cho học sinh chưa thực sự được chú trọng. Ở chương trình Chuẩn, kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn chỉ được tới ở bài tập trong khi học sinh vẫn chưa được học về cách làm dạng bài này. Còn ở chương trình Nâng cao, có bài: Luyện tập nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học (chương trình lớp 12 - 1 tiết) trong khi chưa xây dựng được tiết học lí thuyết nào. Điều này đã khiến việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Về phía giáo viên thời gian ít, tài liệu không nhiều nên còn hướng dẫn chung chung, chưa đưa ra được đặc trưng của kiểu bài này, chưa hướng dẫn các em được cách khai thác các vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học một cách hiệu quả. Về phía học sinh, lúng túng nhất đối với các em là không phân biệt được đây là nghị luận văn học hay là nghị luận xã hội, không biết phải bắt đầu triển khai vấn đề từ đâu và triển khai như thế nào.
Với những lí do trên, chúng tôi xin được mạnh dạn trao đổi với các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm về Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học .
2. Mục đích nghiên cứu
Với sáng kiến kinh ngiệm này, chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng cũng như đưa ra các kỹ năng cần thiết nhằm giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và triển khai dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm vốn mang tính thử thách cao ngay cả với học sinh giỏi quốc gia này.
Thông qua việc rèn luyện kỹ năng nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, chúng tôi cũng muốn đòi hỏi ở học sinh năng lực tích hợp kiến thức, tư duy tổng hợp, khả năng phân tích, khái quát cụ thể.
3. Đối tượng nghiên cứu: Đề văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học .
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát thống kê
- So sánh đối chiếu
- Phân tích tổng hợp
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1 Đặc điểm, mục đích yêu cầu của kiểu bài
Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một dạng bài thuộc nghị luận xã hội, đối tượng nghị luận của nó là bàn về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cụ thể. Đặc điểm của dạng bài này là dựa vào một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học, yêu cầu người viết phát biểu, bàn bạc về ý nghĩa của vấn đề đó. Khi nhận định về kiểu bài này, sách giáo viên Ngữ văn 12 (Nâng cao) có cho rằng: “Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: Từ tác phẩm văn học đã học trong chương trình. Từ một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học.” 
 Có thể thấy dạng đề này có liên quan đến tác phẩm văn học, buộc phải có khâu phân tích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận, nhưng yêu cầu không phải là nghị luận văn học như nhiều người đã nhầm tưởng. Mục đích của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích, để đánh giá giá trị nội dung- nghệ thuật. Còn với nghị luận xã hội, việc đọc hiểu văn bản chỉ là phương tiện, là thao tác đầu tiên khởi đầu cho một quá trình sau đó. Trong trường hợp này, tác phẩm văn học chỉ là “cái cớ”, chỉ được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy. Mục đích chính của dạng đề này vẫn là yêu cầu người viết bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội, đạo lí, tư tưởng, nhân sinh..v..v. Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học đó mà luận bàn, kiến giải. 
Mặc dù xét về mặt nội dung dạng bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học có thể thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý hoặc nghị luận về một vấn đề đời sống xã hội. Tuy nhiên nó có những đặc trưng và yêu cầu riêng.Vì vậy cần xét đến với vai trò là một dạng nghị luận xã hội đặc biệt. Có thể nói đây là kiểu bài giao thoa giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Dạng đề này đòi hỏi người viết vừa phải huy động các kiến thức văn học, phát huy khả năng đọc hiểu văn bản văn học vừa phải huy động vốn sống, kĩ năng phân tích , đánh giá các vấn đề xã hội . Vì thế đây chính là dạng đề tổng hợp, thường dành cho học sinh giỏi văn.
1.2.Cách làm kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
1.2.1 Về cấu trúc triển khai tổng quát: Bài viết gồm hai phần
- Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).
 + Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm, thì người làm chỉ cần phân tích qua vấn đề đó đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm.
+ Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội, thì người viết cần đọc – hiểu, phân tích văn bản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai.
- Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nêu suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy.
1.2.2. Dàn bài chung cho kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Mở bài:
Dẫn dắt
Nêu vấn đề được đưa ra bàn luận.
Thân bài 
* Bước 1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội, phân tích văn bản để rút ra vấn đề xã hội được đề cập
 * Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể).
Giải thích vấn đề (nếu cần thiết)
Phân tích – chứng minh:
+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí: Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?.
+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó.
Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay
+ Đánh giá:
. Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí)
. Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người
(Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận)
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận)
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa?
 Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực.
Kết bài:
 - Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm.
2. Thực trạng kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học của học sinh.
- Nhiều học sinh đứng trước kiểu bài này vẫn thường nhầm lẫn sang kiểu bài nghị luận văn học
- Nhiều học sinh khi đọc câu chuyện, tác phẩm văn học mà đề bài đưa ra, do năng lực cảm nhận văn học kém nên không thể khái quát để nhận ra được vấn đề xã hội
- Học sinh còn lúng túng , lan man, dài dòng trong việc xác định hệ thống các luận điểm để triển khai vấn đề
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
3.1.Rèn luyện kĩ năng nhận diện kiểu bài
Như đã nói kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng đề tổng hợp có sự giao thoa giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Vì vậy, nếu không tìm hiểu đề cẩn thận để nhận diện đúng kiểu bài, học sinh dễ nhầm lẫn sang nghị luận văn học hoặc coi nghị luận văn học là chính. Điều quan trọng là khi đọc đề học sinh phải nhận ra được vấn đề chính mà đề bài yêu cầu nghị luận là gì, từ đó để xác định vùng tư liệu kiến thức huy động và cách thức làm bài.
Để rèn luyện kĩ năng này chúng tôi thường yêu cầu học sinh so sánh hai đề mà mới nhìn có nhiều điểm trùng khớp. Chẳng hạn như:
So sánh yêu cầu của hai đề sau: 
Đề 1:
Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ). Từ đó nêu suy nghĩ của anh, chị về vấn đề con người cần được sống là chính mình.
Đề 2:
Từ khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ) anh, chị hãy viết bài văn bàn về vấn đề con người cần được sống là chính mình.
So sánh hai đề học sinh phải nhận ra được ở hai đề có nhiều điểm giống nhau như: đều có sự kết hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội, đều có cùng phạm vi tư liệu kiến thức huy động nhưng vấn đề nghị luận, thao tác làm bài là khác nhau. Nếu ở đề 1, vấn đề nghị luận văn học là chính, vấn đề nghị luận xã hội chỉ là vấn đề phụ thì ở đề 2, vấn đề văn học chỉ là cái cớ khởi đầu còn vấn đề nghị luận xã hội mới là vấn đề chính cần được phân tích, bàn luận, kiến giải sâu sắc và thấu đáo. 
Như vậy, nếu không tìm hiểu kĩ đề, không nhận diện đúng kiểu bài, bài viết của các em sẽ đi không đúng hướng, dễ rơi vào lạc đề. Vì thế nên, để học sinh có thể viết tốt bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học thì việc rèn luyện kĩ năng nhận diện kiểu bài là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là khâu đầu tiên để các em tiếp xúc với đề bài, từ đó có cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. 
3.2. Rèn luyện kĩ năng phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Chúng tôi cho rằng phát hiện, nhận diện vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cũng là một kĩ năng hết sức quan trọng mà học sinh cần phải được rèn luyện liên tục. Thực chất đây chính là khâu xác định vấn đề nghị luận cho bài văn nghị luận xã hội. Nếu nhận ra được những thông điệp cuộc sống ý nghĩa, những triết lí nhân sinh sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm thì bài viết của học sinh mới có thể tạo được sức thuyết phục. Và theo chúng tôi, làm tốt được thao tác này, biết đọc hiểu tác phẩm một cách ngắn gọn để nhận ra vấn đề xã hội có ý nghĩa coi như bài viết của các em đã đi đúng hướng. 
Để thực hiện tốt kĩ năng này, đòi hỏi học sinh vừa phải có khả năng đọc hiểu, cảm thụ tác phẩm, đồng thời phải nhạy cảm, sắc bén, biết vận dụng liên hệ những nội dung kiến thức văn học lĩnh hội được vào thực tế cuộc sống xung quanh mình để nhận ra được những vấn đề xã hội có ý nghĩa. Vì vậy việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học thường được chúng tôi chú ý thực hiện khi dạy đọc hiểu tác phẩm trong chương trình và cả khi hướng dẫn đọc thêm tác phẩm ngoài chương trình, khi dạy học sinh trên lớp và cả khi hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thông qua các bài tập, câu hỏi có tính chất vận dụng cao. Cụ thể như sau:
- Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu những tác phẩm văn học trong chương trình, từ việc tìm hiểu khám phá những tầng sâu ý nghĩa trong tác phẩm chúng tôi vẫn thường yêu cầu học sinh liên hệ với những hiện tượng trong đời sống, hoặc những bài học sống sâu sắc mà các em nhận được.
Chẳng hạn như khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc đấu tranh để giành lại hạnh phúc của Tấm, chúng tôi yêu cầu học sinh: Trình bày một thông điệp sâu sắc, ý nghĩa mà em nhận được từ cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của cô Tấm. Trước yêu cầu này, trên cơ sở những gì đã tìm hiểu và cảm nhận, bằng khả năng tư duy của mình nhiều em đã đề xuất được một số vấn đề như: Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái cái ác trong cuộc sống; hạnh phúc là khi biết đấu tranh với cái ác;hạnh phúc bền vững là do chính mình tự tạo lập nên.
Hay như khi dạy truyện ngắn Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân), sau khi hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của nhân vật Huấn Cao, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau:
Điền những từ thích hợp vào dấu ba chấm sau để hoàn thành mệnh đề:
 Từcủa nhân vật Huấn Cao nghĩ về.
Mục đích của bài tập này là yêu cầu học sinh chọn được một câu nói, hành động của nhân vật, phân tích ý nghĩa của nó để rút ra được một lối sống, một quan niệm sống, một vấn đề xã hội mang tính thời sự, hay một triết lí nhân sinh được đề cập. Sau khi suy nghĩ và làm việc cá nhân, các em đã trình bày được sự lựa chọn của mình theo các hướng như:
Từ hành động cho chữ của Huấn Cao nghĩ về cách sử dụng cái Tài của mỗi người trong cuộc sống.
Từ câu nói “Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ” của nhân vật Huấn Cao nghĩ về thái độ sống biết trân trọng những tấm lòng.
 - Khi hướng dẫn học sinh thực hành kĩ năng đọc hiểu một số văn bản văn học ngoài chương trình trong các tiết dạy chuyên đề và các buổi học thêm, chúng tôi cũng rất chú trọng xây dựng những câu hỏi đề học sinh từ việc đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm có thể phát hiện những vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm.
	Chẳng hạn khi luyện tập đọc hiểu văn bản Chân quê của nhà thơ Nguyễn Bính, chúng tôi đã đặt cho học sinh một câu hỏi mang tính vận dụng đó là: Theo anh/chị, mong muốn của nhân vật trữ tình trong bài thơ đã đặt ra vấn đề gì trong bối cảnh hội nhập hôm nay. Từ việc cảm nhận tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, đặc biệt là trong câu thơ Van em em hãy giữ nguyên quê mùa, học sinh có thể liên hệ với vấn đề xã hội đấy là: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập hôm nay.
 -Một thao tác nữa mà chúng tôi vẫn thường làm để rèn luyện cho học sinh kĩ năng phát hiện vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học đó là tổ chức một số tiết sinh hoạt ngoại khóa với chuyên mục như Câu chuyện nhỏ - bài học lớn, hay như về một bài thơ đã để lại cho anh/ chị bài học sống sâu sắc. Chúng tôi thường yêu cầu các em chuẩn bị ở nhà trong khoảng một tuần và bốc thăm trình bày trong giờ sinh hoạt lớp. Để tạo hứng thú, chúng tôi thường tổ chức theo kiểu cuộc chơi, có dẫn chương trình, có giám khảo , có bình bầu và xếp giải. Với hoạt động này, chúng tôi nhận thấy học sinh không chỉ được bồi đắp tình yêu với văn chương , không chỉ biết gắn kết, liên hệ tác phẩm văn học với đời sống mà còn được trau dồi, rèn luyện nhiều kĩ năng khác. Sau đây là một vài câu chuyện, bài thơ mà các em đã sưu tầm, cảm nhận và rút ra ý nghĩa, bài học sống cho mình.
VD1: Có em đã chọn một đoạn thơ sau trong bài Biển của Lâm Thị Mĩ Dạ 
 “ Nhặt chi con ốc vàng
Sóng xô vào tận bãi
Những cái gì dễ dãi
Có bao giờ bền lâu”
Từ nội dung của đoạn thơ học sinh đã biết đặt ra được vấn đề về quan niệm sống hết sức có ý nghĩa đó là: Phải chăng những gì mà ta dễ dàng có được là không đáng trân trọng.
VD 2: Bóng nắng bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời, ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng chợt râm. Mẹ bảo: 
- Nhà ngoại ở cuối con đê. 
Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con: 
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra. 
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng: 
- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ. 
Con ngỡ ngàng: 
- Sao nắng, râm đều phải vội? 
Trời vẫn nắng, vẫn râm
Mộ mẹ cỏ xanh con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
 (Nguyễn Thiện Ý)
Bài học sống mà học sinh nhận ra được ở câu chuyện trên “Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên”.
3. 3. Rèn luyện kĩ năng trình bày chủ kiến, bộc lộ những suy nghĩ của bản thân về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học qua một số phương pháp dạy học tích cực
3.3.1 Vận dụng phương pháp vấn đáp
Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, hoặc HS có thể tranh luận với nhau và với cả GV; qua đó HS lĩnh hội nội dung bài học. Gv có thể áp dụng phương pháp này để rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày chủ kiến của mình về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm qua hệ thống các câu hỏi.
 Chẳng hạn khi dạy về quan điểm của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam Cao: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.”, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi sau để học sinh bộc lộ suy nghĩ của mình:
Câu 1: Em hãy giải thích như thế nào là cẩu thả?
Câu 2: Em hãy lấy ví dụ về sự cẩu thả ở trong cuộc sống.
Câu 3: Theo em vì sao Nam Cao lại cho rằng sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương?
Câu 4: Theo em phải làm gì để không biến mình thành kẻ bất lương, đê tiện trong công việc?
 Hay như khi dạy về nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ Tỏ lòng, giáo viên thể yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Nhận xét của em về nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão trong hai câu thơ cuối của bài thơ?
Câu 2: Tại sao trong cuộc sống con người ta cần phải biết thẹn?
Câu 3: Hãy lấy ví dụ về những nỗi thẹn đáng được trân trọng trong cuộc sống mà em biết.
Như vậy thông qua phương pháp phát vấn đàm thoại GV giúp HS định hướng kiến thức, phát huy được tính tích cực chủ động của mình và khơi dậy được trong các em những suy nghĩ về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm.
3.3.2 Vận dụng phương pháp nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạy học mà ở đó GV là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển HS phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
Tình huống có vấn đề là tình huống mà ở đó gợi cho người học những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết phải vượt qua và có khả năng vượt qua nhưng không phải ngay tức thời mà cần phải có quá trình tư duy tích cực, vận dụng, liên hệ những tri thức cũ liên quan.
GV có thể áp dụng phương pháp này để giúp học sinh chủ động, tự tin bộc lộ những suy nghĩ của bản thân trước những tình huống cụ thể được đặt ra, từ đó rèn luyện kĩ năng và tư duy để viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_viet_bai_van_nghi_luan_ve_van_de_xa_h.doc