SKKN Rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - Tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn

SKKN Rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - Tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn

Trong dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, không phải chỉ là cung cấp các sự kiện lịch sử, mà là hình thành năng lực tư duy, năng lực học tập cho người tiếp nhận tri thức lịch sử. Bởi thế, giáo viên Lịch sử không chỉ giảng giải cho học sinh mà cái chính là tổ chức khuyến khích tạo điều kiện cho học sinh làm việc với các tài liệu học tập, từ đó chủ động nắm bắt kiến thức và phát triển năng lực tư duy, phát triển các kĩ năng (đặc biệt là các kĩ năng làm Bài tập Lịch sử.), từ đó hình thành thái độ tư tưởng cho học sinh.

Từ yêu cầu cấp thiết trên, từ năm học 2002 -2003 Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK) và phương pháp giáo dục nói chung và môn Lịch sử nói riêng.

Thực tế giảng dạy cho thấy, đối chiếu với chương trình Lịch sử cũ thì lượng Bài tập sau mỗi tiết học rất ít, hơn nữa lại không có tiết Bài tập Lịch sử riêng trong phân phối chương trình. Do vậy việc rèn luyện các kĩ năng Lịch sử cho học sinh sẽ bị hạn chế.

Hiện nay với yêu cầu phát triển đất nước, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy ở Trường Trung học cơ sở (THCS) đã và đang được đổi mới. Trong phân phối chương trình dạy học Lịch sử hiện nay đã có tiết dạy học: Bài tập Lịch sử (lớp 6 có 2 tiết (tiết 23, 34), lớp 7 có 5 tiết (tiết 10, 32, 44, 56, 65), lớp 8 có 3 tiết (tiết 13, 30, 45), lớp 9 không có), thường được cấu trúc sau khi đã dạy học xong một phần (hoặc một chương). Tuy nhiên tiết Bài tập không được trình bày như các tiết dạy trong sách giáo khoa (khó khăn hơn là không có một tài liệu nào gợi ý hoặc định hướng cụ thể) mà chính giáo viên giảng dạy phải có kế hoạch cụ thể ngay khi dạy một bài, một chương, để sau đó tiến hành soạn giảng và chọn phương pháp tổ chức hoạt động dạy học có hiệu quả cao ở tiết Bài tập Lịch sử.

Xuất phát quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng ta và yêu cầu đạo tạo thế hệ trẻ có kĩ năng thực hành giỏi đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tôi mạnh viết Sáng kiến kinh nghiệm "Rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn" để góp phần phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh trong học tập lịch sử.

 

doc 19 trang thuychi01 14493
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - Tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
ơ
Trang
 A. MỞ ĐẦU
2
I. Lí do chọn đề tài:
2
II. Mục đích nghiên cứu:
2
III. Đối tượng nghiên cứu:
3
IV. Phương pháp nghiên cứu: 
3
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 4
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
4
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
4
III. Rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn.
6
1. Định hướng về yêu cầu cần và đủ để xây dựng giáo án bài tập lịch sử lớp 6 - tiết 23.
6
2. Tổ chức rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn.
10
IV. Hiệu quả của việc tổ chức rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn.
15
 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
I. Kết luận.
17
II. Kiến nghị.
17
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
	Trong dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, không phải chỉ là cung cấp các sự kiện lịch sử, mà là hình thành năng lực tư duy, năng lực học tập cho người tiếp nhận tri thức lịch sử. Bởi thế, giáo viên Lịch sử không chỉ giảng giải cho học sinh mà cái chính là tổ chức khuyến khích tạo điều kiện cho học sinh làm việc với các tài liệu học tập, từ đó chủ động nắm bắt kiến thức và phát triển năng lực tư duy, phát triển các kĩ năng (đặc biệt là các kĩ năng làm Bài tập Lịch sử...), từ đó hình thành thái độ tư tưởng cho học sinh.
Từ yêu cầu cấp thiết trên, từ năm học 2002 -2003 Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK) và phương pháp giáo dục nói chung và môn Lịch sử nói riêng.
Thực tế giảng dạy cho thấy, đối chiếu với chương trình Lịch sử cũ thì lượng Bài tập sau mỗi tiết học rất ít, hơn nữa lại không có tiết Bài tập Lịch sử riêng trong phân phối chương trình. Do vậy việc rèn luyện các kĩ năng Lịch sử cho học sinh sẽ bị hạn chế.
Hiện nay với yêu cầu phát triển đất nước, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy ở Trường Trung học cơ sở (THCS) đã và đang được đổi mới. Trong phân phối chương trình dạy học Lịch sử hiện nay đã có tiết dạy học: Bài tập Lịch sử (lớp 6 có 2 tiết (tiết 23, 34), lớp 7 có 5 tiết (tiết 10, 32, 44, 56, 65), lớp 8 có 3 tiết (tiết 13, 30, 45), lớp 9 không có), thường được cấu trúc sau khi đã dạy học xong một phần (hoặc một chương). Tuy nhiên tiết Bài tập không được trình bày như các tiết dạy trong sách giáo khoa (khó khăn hơn là không có một tài liệu nào gợi ý hoặc định hướng cụ thể) mà chính giáo viên giảng dạy phải có kế hoạch cụ thể ngay khi dạy một bài, một chương, để sau đó tiến hành soạn giảng và chọn phương pháp tổ chức hoạt động dạy học có hiệu quả cao ở tiết Bài tập Lịch sử.
Xuất phát quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng ta và yêu cầu đạo tạo thế hệ trẻ có kĩ năng thực hành giỏi đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tôi mạnh viết Sáng kiến kinh nghiệm "Rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn" để góp phần phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh trong học tập lịch sử.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Điều tra hứng thú học tập lịch sử và hiệu quả học tập lịch sử qua tiết Bài tập lịch sử của học sinh lớp 6 qua các năm học ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn nhằm theo dõi hiệu lực học tập của học sinh để có giải pháp và biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các dạng bài học lịch sử khác nhau.
- Tăng khả năng áp dụng phương pháp mới, công nghệ mới trong dạy học lịch sử cấp THCS của giáo viên.
- Đưa ra các biện pháp khác nhau để học sinh nắm vững kiến thức lịch sử và tăng hứng thú học tập lịch sử trong và sau tiết Bài tập lịch sử. Giúp học sinh có được kỹ năng vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết các Bài tập lịch sử, qua đó phát triển tư duy cho học sinh.
- Tìm ra cách thức tối ưu để soạn các tiết Bài tập lịch sử trong chương trình THCS.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy qua tiết Bài tập Lịch sử - tiết 23.
IV. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp quan sát thái độ học tập của học sinh và dự giờ lịch sử của đồng nghiệp.
- Trắc nghiệm tâm lí về hứng thú học tập lịch sử của học sinh (qua phiếu trắc nghiệm).
- Trắc nghiệm hứng thú học tập lịch sử và hiệu quả học tập lịch sử qua 2 nhóm lớp: nhóm lớp chưa dạy tiết Bài tập lịch sử và nhóm lớp vừa dạy xong tiết Bài tập lịch sử - lớp thực nghiệm. Thực hiện đánh giá, phân tích sau khi đã trắc nghiệm và dạy thực nghiệm.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
1. Cơ sở tâm lí trong dạy và học lịch sử:
	Bước vào cấp học THCS, học sinh bắt đầu phải bắt đầu tiếp cận và tiếp nhận một lượng tri thức lớn (so với bậc Tiểu học) ở các môn học. Với nhiều giáo viên dạy các môn học khác nhau đã tạo cho học sinh tiếp cận và tiếp nhận tri thức bằng nhiều cách thức và phương pháp khác nhau. Đồng thời qua nhiều cách thức và phương pháp truyền tải tri thức của giáo viên đã tác động tới hứng thú học tập và sự lựa chọn của học sinh. Sự thay đổi về tâm lí học sinh (theo lứa tuổi) cũng phải được giáo viên tính đến trong việc tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh. Việc dạy học lịch sử có hiệu quả hay không cốt là giáo viên tạo được sự chú ý, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Các tiết Bài tập lịch sử đã giải quyết các vấn đề trên.
2. Cơ sở sử học trong dạy học lịch sử:
	Lịch sử là môn khoa học mà người học có thể tiếp nhận tri thức thông qua các hình thức học tập ở mọi thời điểm, địa điểm khác nhau: ở trường (qua bài học), ở nhà (qua các câu chuyện kể của ông bà, cha, mẹ...). Qua đó học sinh có điều kiện rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, biết đánh gía các sự kiện lịch sử.
	Các tiết Bài tập lịch sử trong phân phối chương trình THCS đưa ra chưa một định hướng cụ thể đòi hỏi giáo phải có óc tổng quát để khắc sâu kiến thức ngay từng bài, từng chương, từ đó tư duy để soạn tiết Bài tập lịch sử đảm bảo về kiến thức, đặc biệt chú trọng rèn luyện khả năng tư duy và kĩ năng làm bài tập của học sinh. 
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
1. Thực trạng:
1. 1. Thuận lợi:
- Thuận lợi từ giáo viên: Nhà trường có 2 giáo viên chuyên sử (trong đó có một giáo viên có trình độ Đại học). Đây là những giáo viên trẻ, tốt nghiệp trường Sư phạm chuyên nghiệp, đã được tiếp cận với việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử, cùng với sự nhiệt huyết nghề nghiệp nên chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường Nga Thiện không ngừng được nâng cao.
- Thuận lợi từ việc học của học sinh: năm học 2015 - 2016, trường THCS Nga Thiện có 245 học sinh, trong đó có 52 học sinh lớp 6. Nhìn chung các em có thái độ học tập tốt (chuẩn bị bài ở nhà chu đáo, tích cực xây dựng bài trên lớp...).
- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và thiết bị dạy học:
Trong chương trình dạy học Lịch sử hiện nay, hệ thống kiến thức ở các bài học đã được giảm tải phù hợp hơn với đối tượng nhận thức (học sinh lớp 6), có sự lôgic. Ở mỗi bài học đề có câu hỏi gợi ý và kênh hình hỗ trợ. Đặc biệt trong phân phối chương trình dạy học Lịch sử 6 có 2 tiết Bài tập lịch sử, phân phối ở học kì II, điều này là phù hợp với quy luật phát triển, quy luật nhận thức của học sinh lớp 6, nhất là đối với một vấn đề vừa mới và vừa khó như tiết Bài tập Lịch sử.
Hiện nay trang thiết bị dạy học đã được Bộ giáo dục cung cấp tương đối đầy đủ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử đã và đang thực hiện có hiệu quả.
- Ở từng môn học có chức năng nhiệm vụ - chức năng khác nhau nhưng đều có quan hệ gần gũi với nhau, bổ trợ kiến thức và hoàn chỉnh hơn phương pháp giảng dạy của giáo viên. Bản thân tôi đã thực hiện đọc các tài liệu ở môn Sinh học, Văn học, Địa lí...có kiến thức liên quan tới môn Lịch sử, đúc rút tích luỹ kinh nghiệm thông qua dự giờ thăm lớp... 
1.2. Khó khăn:
	Bên cạnh những thuận lợi trên, việc nghiên cứu đề tài còn gặp một số khó khăn:
- Số ít học sinh lớp 6 ý thức học tập chưa cao, năng lực tư duy chậm, nên việc áp dụng phương pháp mới "lấy học sinh làm trung tâm" của giáo viên gặp không ít khó khăn.
- Dung lượng kiến thức lịch sử cổ đại nhiều hơn so với chương trình cũ, hơn nữa kênh hình trong sách giáo khoa chưa có sự đồng bộ về màu sắc, chú giải ở các năm tái bản nên việc tái hiện cuộc sống của con người cổ đại (thế giới, Việt Nam) đối với học sinh lớp 6 gặp không ít khó khăn.
- Tiết Bài tập Lịch sử không được cấu trúc như các tiết học khác trong sách giáo khoa. Nên giáo viên tránh khỏi những lúng túng và thiếu sót trong quá trình soạn các tiết Bài tập lịch sử.
	Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo được việc soạn và dạy tiết Bài tập Lịch sử lớp 6 (tiết 23), giáo viên Lịch sử phải tận dụng triệt để những thuận lợi, đồng thời khắc phục những khó khăn trên.
2. Kết quả thực trạng:
Từ thực tế giảng dạy của bản thân (từ năm học 2011- 2012 đến năm 2015-2016) việc dạy và học Lịch sử ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn, đặc biệt với những tiết Bài tập Lịch sử đã và đang thu được kết quả tích cực, cụ thể:
a. Hứng thú học tập lịch sử:
Năm học
Lớp đối chứng: 6A
Lớp thực nghiệm: 6B
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu (%)
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu (%)
2013 - 2014
33
70
35
79
2014 - 2015
38
86.8
37
86.4
b. Kết quả học tập (thu được qua phiếu học tập sau khi tiến hành dạy tiết 23: Bài tập Lịch sử):
Năm học
Lớp đối chứng: 6A
Lớp thực nghiệm: 6B
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu (%)
Sĩ số
Tỷ lệ đạt yêu cầu (%)
2013 - 2014
33
87
35
90
2014 - 2015
38
89.5
37
91.9
Từ kết quả thu được như trên, tôi tiếp tục áp dụng những đổi mới trong dạy học và tiếp tục tổ chức "Rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện" trong năm học 2015- 2016, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
III. Rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn.
1. Định hướng về yêu cầu cần và đủ để xây dựng giáo án bài tập lịch sử lớp 6 - tiết 23.
1.1. Theo phân phối chương trình thì tiết Bài tập Lịch sử thường được tiến hành sau khi đã học xong 1 hoặc 2 chương, nên giáo viên phải truyền tải hết kiến thức cơ bản cho học sinh dựa trên việc thực hiện đúng và đủ mục tiêu của từng bài, từng chương. Học sinh phải nắm được kiến thức lịch sử dựa trên các hình thức tổ chức dạy học khác nhau (toàn lớp, nhóm, cá nhân...), từ đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện kĩ năng, dần tạo cho học sinh làm quen với các hình thức học tập mới.
Ví dụ:
Bài 17 – tiết 19: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
* Kiến thức cơ bản được xác định như sau:
- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, sử gọi là bắt đầu thời kì Bắc thuộc. Ách thống trị tàn bạo của thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta là nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn thể nhân dân ủng hộ, nên đã nhanh chóng thành công. Ách thống trị tàn bạo của thế lực phong kiến phương Bắc (nhà Hán) bị lật đổ, đất nước ta giành lại được độc lập dân tộc.
1.2. Ở đầu mỗi tiết dạy, giáo viên nhận báo cáo của học sinh chịu trách nhiệm chính về môn Sử của lớp (như đã phân công) về số lượng học sinh không làm Bài tập lịch sử theo câu hỏi trong SGK và chuyển danh sách này cho giáo viên chủ nhiệm có biện pháp phối hợp giáo dục ý thức học tập lịch sử của học sinh. Đồng thời giáo viên Lịch sử thu 3 đến 4 cuốn vở Bài tập để kiểm tra rồi phát vấn học sinh dựa vào câu hỏi đã có trong sách giáo khoa. Giáo viên phải có những gợi ý, hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi khó.
1.3. Giáo viên Lịch sử phải tăng cường kiểm tra bài cũ trước hoặc trong quá trình giảng dạy bài mới vì các bài học Lịch sử có quan hệ mật thiết với nhau. 
Ví dụ:
Khi dạy Bài 18 – tiết 20: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán có liên quan mật thiết với Bài 17 – tiết 19: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
* Ở thế kỉ I, vùng đất Âu Lạc diễn ra cuộc khởi nghĩa nào? (TL:... khởi nghĩa Hai Bà Trưng, năm 40).
* Tại sao Hai Bà Trưng lại tiến hành khởi nghĩa? (TL:... bị quân Hán đô hộ, bóc lột...).
* Em hãy cho biết kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)? (TL: Khởi nghĩa đã giành được thắng lợi).
* Thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
* Vậy theo em, nhà Hán có sang xâm lược nước ta lần nữa hay không? (TL: học sinh bày tỏ thái độ).
Từ đó giáo viên chuyển bài (vào bài mới) một cách có hệ thống, lôgic.
1.4. Đối với những Bài học có sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức và rèn luyện các kĩ năng sau:
- Kĩ năng nhận biết – miêu tả:
Ví dụ: Áp dụng cho Bài 18 – tiết 20: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
* Quan sát H45 (tr 52, SGK lịch sử 6) em hãy cho biết nội dung của bức ảnh? Em hãy miêu tả bề ngoài của ngôi đền? Việc xây dựng đền thờ Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì?
- Kĩ năng chỉ lược đồ và tường thuật cuộc kháng chiến:
Ví dụ: Áp dụng cho Bài 18 – tiết 20: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
Giáo viên sử dựng lược đồ câm về vùng đất Âu Lạc, chuẩn bị sẵn các kí hiệu (mũi tên có màu sắc khác nhau) chú giải về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (năm 42-43) để hướng dẫn học sinh dán lên lược đồ câm và tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
- Từ việc hình thành kĩ năng nhận biết – miêu tả, kĩ năng chỉ lược đồ và tường thuật cuộc kháng chiến...dựa vào đồ dùng trực quan giáo viên hình thành kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định, liên hệ thức tế cho học sinh.
Ví dụ: Áp dụng cho Bài 18 – tiết 20: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
* Qua tìm hiểu diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (năm 42-43) em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân và dân Âu Lạc? (Hs bày tỏ thái độ).
1.5. Ở mức độ khó, giáo viên sử dụng các câu trích để đặt câu hỏi. Với dạng câu hỏi này học sinh rèn luyện khả năng nhận định, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế về các tri thức lịch sử có liên quan.
Ví dụ: Áp dụng cho Bài 17 – tiết 19: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
* Bốn câu thơ dưới đây nói về ai? 
“Đố ai nêu lá quốc kì
Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
 Yếm, khăn, đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía, rụng rời thoát thân”.
Hoặc:
“Ngàn năm trang sử còn ghi
Mê Linh, sông Hát chỉ vì non sông
Chị em một dạ một lòng
Đuổi quân Tô Định khỏi vùng biên cương”.
Đáp án: Hai Bà Trưng.
* Em biết gì về Hai Bà Trưng?
* Nhân dân Nga Thiện có những đóng góp gì trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? (HS liên hệ thực tế: Bà Lê Thị Hoa cùng nhân dân quận Cửu Chân (trong đó có nhân dân Nga Thiện-Nga Sơn) đã tham gia tích cực trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng).
1.6. Cuối mỗi bài giảng, giáo viên giành 5 đến 7 phút để kiểm tra kiến thức lịch sử của học sinh dưới dạng các Bài tập trắc nghiệm:
1.6.1. Giáo viên đưa ra 1 đến 2 bài tập đã được chuẩn bị trước trên bảng phụ:
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
* Năm 40, Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân Âu Lạc tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược:
 A. Quân Triệu Đà B. Quân Hán C. Quân Ngô D. Quân Lương
Sau khi hướng dẫn cách làm cho học sinh, giáo viên bấm thời gian 1 đến 2 phút. Học sinh làm xong thông báo kết quả, giáo viên cho học sinh khác nhận xét rồi đi đến kết luận: đáp án B.
1.6.2. Hoặc GV chuẩn bị trước và sử dụng: Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh.
(Áp dụng cho Bài 17 – tiết 19)
Bài tập 1: Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng.
* Chính quyền đô hộ sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của nhà Hán, làm như vậy là để:
A. Nhằm giúp đỡ nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.
B. Làm như vậy để đất đai thêm rộng rãi dễ làm ăn.
C. Thôn tính đất nước ta về cả lãnh thổ và chủ quyền.
D. Không nhằm mục đích gì cả.
Bài tập 2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu mà em cho là đúng nhất:
a. Cuộc khởi nghĩa chống ách thống trị của nhà Hán (năm 40) do ai lãnh đạo?
A. Thục Phán 	B. Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị)
C. Bà Triệu 	D. Lý Bí
b. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?
A. Hát Môn (Hà Tây) 	B. Mê Linh (Vĩnh Phúc)
C. Cổ Loa (Hà Nội ngày nay)	D. Chu Diên (Hà Nội ngày nay)
Bài tập 3: Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)?
	Giáo viên hướng dẫn học làm trực tiếp vào phiếu học tập hoặc ra giấy (ví dụ Bài tập 2a: đáp án B).
Nếu thời gian không cho phép giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm ra giấy trắng, sau một ngày lớp phó học tập thu và nộp lại cho giáo viên dạy.
1.7. Sau khi học sinh tiếp nhận kiến thức Lịch sử từ bài 17 đến bài 20 (từ tiết 19 đến tiết 22), giáo viên Lịch sử sử dụng 15 phút cuối tiết sinh hoạt lớp (cuối tuần) để hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập điền ô chữ.
Giáo viên treo bảng phụ có khung ô chữ như sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Rồi giáo viên lần lượt đưa ra các câu hỏi:
(1) Đây là địa điểm Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa trong cuộc khởi nghã chống quân xâm lược Hán (năm 40) (5 chữ cái).
(2) Đây là chức quan ở cấp huyện do nhà Hán đặt ra. (9 chữ cái).
(3) Sau khi giành thắng lợi trước quân đô hộ Hán (năm 40), Trưng Vương đã định đô ở đâu? (6 chữ cái).
(4) Đây là nghề mà quân đô hộ Hán kiểm soát nhưng vẫn phát triển ở Giao Châu (6 chữ cái).
(5) Trong diễn biến của khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), sử nhà Ngô chép “Năm 248, toàn thể Giao Châu đều ...”. Hãy hoàn thành từ còn thiếu vào chỗ trống để thấy được phạm vi ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa (8 chữ cái).
Đây là Bài tập khó đối với học sinh lớp 6, lượng thời gian hạn chế, nên giáo viên chỉ đưa ra nội dung hàng dọc (từ khoá) khoảng 4-5 chữ cái, như vậy sẽ có 4-5 câu hỏi hàng ngang.
Để tiết kiệm thời gian, giáo viên nên giao 1 câu hỏi (1 hàng ngang) cho 1 tổ hoặc 1 lớp (nếu tổ chức cho cả khối 6) tương ứng với 4 -5 tổ. Một câu hỏi nữa do học sinh khác trả, rồi học sinh giải được từ khóa: Đây là tên nước của người Việt trước khi bị người Hán đô hộ?. Đối với câu hỏi học sinh chưa trả lời được trong thời gian đã giới hạn thì giáo viên gợi ý bằng cách lật 1 đến 2 chữ cái trong hàng ô chữ (Ví dụ: Câu (2) – chữ U).
Trong quá trình thực hiện các bước trên, lần lượt kết quả các ô hàng ngang hiện lên và kết quả thu được như sau: 
H
A
T
M
O
N
(1)
H
U
Y
E
N
L
E
N
H
(2)
M
E
L
I
N
H
(3)
R
E
N
S
A
T
(4)
C
H
A
N
Đ
O
N
G
(5)
* Đáp án từ khóa: ÂU LẠC
1.8. Theo phân phối chương trình thì tiết Bài tập Lịch sử được cấu trúc sau bài ôn tập chương. Nên ở những Bài ôn tập chương giáo viên phải hướng dẫn học sinh hiểu và nắm kiến thức đến mức đối đa. Vì đây là bài tổng dượt về kiến thức, đồng thời đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh trước khi tổ chức dạy học tiết Bài tập Lịch sử.
1.9. Mặt khác giáo viên lịch sử phải nắm chắc các dạng câu hỏi, các hình thức bài tập và sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo (qua tivi, đài báo, Internet, các di tích lịch sử, tài kiệu hiện vật.) dự giờ thăm lớp, đúc rút kinh nghiệm qua các môn học liên đới như Văn học, Địa lí, Sinh họcnhằm bổ trợ tri thức khoa học và đa dạng hoá các kĩ năng truyền tải tri thức (áp dụng phương pháp dạy học liên môn) cũng như kĩ năng làm Bài tập lịch sử cho học sinh.
2. Tổ chức rèn luyện kĩ năng vận dụng và phát triển tư duy cho học sinh lớp 6 qua tiết Bài tập Lịch sử - tiết 23 ở trường THCS Nga Thiện - Nga Sơn.
2.1. Giáo án tiết 23: Bài tập lịch sử.
A. Mục tiêu tiết Bài tập Lịch sử:
	Qua tiết bài tập lịch sử, giúp học sinh:
- Trong khi làm Bài tập lịch sử, học sinh nắm vững hơn kiến thức cơ bản về Lịch sử từ khi nước ta bắt đầu phụ thuộc vào các triều đại phong kiến phương Bắc đến giữa thế kỉ VI: chính sách đô hộ của nhà Hán, nhà Ngô và phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống lại sự thống trị của chúng.
- Rèn luyện kỹ năng làm Bài tập Lịch sử, khả năng liên hệ thực tế....
- Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc học tập lịch sử và thể hiện rõ hơn t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_van_dung_va_phat_trien_tu_duy_cho_hoc.doc