SKKN Rèn luyện kĩ năng làm dạng đề so sánh, liên hệ theo định hướng đề thi THPT quốc gia

SKKN Rèn luyện kĩ năng làm dạng đề so sánh, liên hệ theo định hướng đề thi THPT quốc gia

Cùng với những thay đổi lớn trong đổi mới thi THPT Quốc gia 2018, môn Ngữ văn cũng có một số điều chỉnh. Điểm mới và đáng lưu ý nhất trong đề thi THPT QG năm 2018 là câu 2 phần làm văn(vì năm nay theo định hướng đề minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo thì đề thi chính thức môn Ngữ văn sắp tới sẽ là dạng đề liên hệ, so sánh) . Để nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi này, chưa có một tài liệu tham khảo chuyên sâu nào giáo viên chỉ biết bám vào cấu trúc đề thi minh họa môn Ngữ văn kì thi THPT quốc gia 2017 để xây dựng ma trận đề, tìm tòi ngữ liệu, xây dựng hướng dẫn làm bài.

I.2 Mục tiêu của đề thi Ngữ văn hướng tới việc thí sinh tới kĩ năng liên tưởng để chỉ ra được chỗ thống nhất và khác biệt giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn hiểu và diễn đạt sự hiểu đó càng mạch lạc, trôi chảy và đúng nội dung càng điểm cao.

I.3.Trong khi đó nghị luận văn học dạng đề liên hệ, so sánh là dạng bài “ khó nhằn” bởi phạm vi vấn đề cần nghị luận thường không nằm trong một tác phẩm. Hơn nữa, dạng bài này khá mới vì chưa được cụ thể hóa thành một bài học trong sách giáo khoa. Đây là kiểu bài nghị luận văn học yêu cầu cao về kiến thức và kỹ năng. Trong khi đó đối tượng của bài nghị luận văn học dạng so sánh, liên hệ rất đa dạng và thời gian ôn tập của học sinh rất hạn chế.

=> Đó cũng là những lý do khiến tôi chọn đề tài “ Rèn luyện kĩ năng làm dạng đề so sánh, liên hệ theo định hướng đề thi THPT quốc gia” để nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy ở trường THPT. Hy vọng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ có tác dụng hữu ích với đồng nghiệp và học sinh THPT.

 

doc 23 trang thuychi01 6300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng làm dạng đề so sánh, liên hệ theo định hướng đề thi THPT quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I.1 Cùng với những thay đổi lớn trong đổi mới thi THPT Quốc gia 2018, môn Ngữ văn cũng có một số điều chỉnh. Điểm mới và đáng lưu ý nhất trong đề thi THPT QG năm 2018 là câu 2 phần làm văn(vì năm nay theo định hướng đề minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo thì đề thi chính thức môn Ngữ văn sắp tới sẽ là dạng đề liên hệ, so sánh) . Để nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi này, chưa có một tài liệu tham khảo chuyên sâu nào giáo viên chỉ biết bám vào cấu trúc đề thi minh họa  môn Ngữ văn kì thi THPT quốc gia 2017 để xây dựng ma trận đề, tìm tòi ngữ liệu, xây dựng hướng dẫn làm bài. 
I.2 Mục tiêu của đề thi Ngữ văn hướng tới việc thí sinh tới kĩ năng liên tưởng để chỉ ra được chỗ thống nhất và khác biệt giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn hiểu và diễn đạt sự hiểu đó càng mạch lạc, trôi chảy và đúng nội dung càng điểm cao.
I.3.Trong khi đó nghị luận văn học dạng đề liên hệ, so sánh là dạng bài “ khó nhằn” bởi phạm vi vấn đề cần nghị luận thường không nằm trong một tác phẩm. Hơn nữa, dạng bài này khá mới vì chưa được cụ thể hóa thành một bài học trong sách giáo khoa. Đây là kiểu bài nghị luận văn học yêu cầu cao về kiến thức và kỹ năng. Trong khi đó đối tượng của bài nghị luận văn học dạng so sánh, liên hệ rất đa dạng và thời gian ôn tập của học sinh rất hạn chế...
=> Đó cũng là những lý do khiến tôi chọn đề tài “ Rèn luyện kĩ năng làm dạng đề so sánh, liên hệ theo định hướng đề thi THPT quốc gia” để nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy ở trường THPT. Hy vọng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ có tác dụng hữu ích với đồng nghiệp và học sinh THPT.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm “gỡ rối” và góp phần trang bị thêm kĩ năng cũng như kiến thức làm dạng đề so sánh, liên tưởng (câu NLVH 5,0 điểm) cho giáo viên và học sinh khi đối mặt với đề thi THPT Quốc gia năm 2018.
- Đi sâu kĩ năng làm dạng đề so sánh, liên tưởng (câu NLVH 5,0 điểm) cho giáo viên và học sinh khi đối mặt với đề thi THPT Quốc gia năm 2018. Đèi víi gi¸o viªn Ngữ văn, chúng tôi thiết nghĩ, không có một mục đích nào khác là mong muốn cho học sinh có một “ cẩm nang”,“ phao cứu sinh” , là bí kíp “hái quả ngọt” giúp học sinh đạt điểm cao trong các đợt kiểm tra, đặc biệt kì thi THPT quốc gia 2018.
- Tăng cường được khả năng thực hành cho học sinh thông qua hệ thống các đề thi minh họa.
III. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài :
- Học sinh lớp 12 trường THPT Lam Kinh năm học 2017 – 2018 ( lớp 12 B4, 12B6)
- Câu 2, phần II (Phần Làm văn) trong các đề thi minh họa THPT quốc gia 2018.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
IV.1. Nghiên cứu lý thuyết :	
- Lý thuyết đoạn văn, bài văn. Cách viết đoạn văn, bài văn NLXH.
- Trao đổi với bạn bè đồng nghiệp phụ trách dạy lớp 12 ở các trường THPT trong khu vực ( THPT Thọ Xuân 5, THPT Lê Lợi, THPT Lê Hoàn, THPT Thọ Xuân 4) và đồng nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Hưng Yên, Nghệ An để tìm ra các giải pháp..
IV.2. Nghiên cứu thực tiễn :
- Nghiên cứu các đề thi minh họa THPT quốc gia 2018 của Bộ GD & ĐT cùng các đề thi của các đồng nghiệp.
- Chọn 1 đề tổ chức thảo luận trong tổ, thống nhất các ý kiến
- Tổ chức cho hs làm đề trong các buổi ôn luyện, chấm và rút kinh nghiệm.
V. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ
* Lý do chọn đề tài
* Giải quyết vấn đề.	
* Kết quả thực nghiệm .
* Kết luận .
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CŨNG NHƯ Ý NGHĨA LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ( NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN)
V.1. Đối với giáo viên: 
- Đề tài sẽ cung cấp một “ cẩm nang” giúp người giáo viên trực tiếp giảng dạy ( đặc biệt đang dạy lớp 12) tìm ra một hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, ôn luyện trong nhà trường. 
V.2. Đối với học sinh:
- Giúp học sinh có kĩ năng, phương pháp làm bài làm dạng đề so sánh, liên tưởng (câu NLVH 5,0 điểm) cho giáo viên và học sinh khi đối mặt với đề thi THPT Quốc gia năm 2018 đạt kết quả cao.
- Viết được bài văn dạng đề so sánh, liên tưởng (câu NLVH 5,0 điểm) đúng theo hình thức và nội dung của bài văn NLVH.
- Trang bị thêm những tri thức cuộc sống trong các vấn đề cuộc sống (thái độ, hành động đúng đắn trước các vấn đề xã hội) - đó là hành trang tốt để các em mang theo, không phải chỉ là trong câu chuyện thi cử mà trong cả cuộc sống sau này.
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:	
 - Với lối mòn ăn sâu trong tâm thức của người dạy và người học bài văn nghị luận văn học đã được định hình theo từng tác phẩm riêng biệt và cách giải quyết phụ thuộc vào các sách tham khảo bài văn mẫu.
- Lối mòn trong tư duy khiến cả người dạy và người học khó định hình để tổng hợp kiến thức trong hai tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 11 và 12.
 - Những tồn tại đối với học sinh khi làm bài văn nghị luận dạng đề so sánh, liên hệ theo định hướng đề thi THPT quốc gia 2018. 
 + Nếu để ý đề thi từ năm 2014 trở về trước, kiểu bài nghị luận so sánh văn học thường xuất hiện trong đề thi khối C, vấn đề cần nghị luận thường nằm ở 2 tác phẩm văn học. Đây là kiểu bài nghị luận văn học yêu cầu cao về kiến thức và kỹ năng
 + Học sinh không hiểu được khái niện so sánh: Từ trước đến nay, khái niệm “so sánh” trong văn học thường được học sinh hiểu nhiều cách. Có bạn hiểu so sánh văn học như là biện pháp tu từ từ vựng trong tiếng Việt. Cũng có bạn hiểu so sánh như một thao tác lập luận trong số thao tác cần thiết của một bài làm văn. Còn trong bài viết này, chúng ta bàn về khái niệm so sánh dưới góc độ một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận, tức là như một kiểu bài nghị luận.
 + Học sinh không nắm được mục đích của kiểu bài này trước hết và quan trọng là để chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các đối tượng so sánh, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn, góp phần hình thành kỹ năng lý giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học.Trong khi đó đối tượng của bài nghị luận văn học dạng so sánh, liên hệ rất đa dạng. Đó có thể là một khuynh hướng văn học, một giai đoạn văn học hay các tác phẩm cụ thể. Đề có thể yêu cầu so sánh 2-3 tác phẩm với nhau hoặc những yếu tố khác nhau trong cùng một tác phẩm. Bình diện các vấn đề so sánh cũng rất rộng, bao gồm: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, phong cách nghệ thuật
 - Nghị luận văn học so sánh, liên hệ là dạng bài “khó nhằn” bởi phạm vi vấn đề cần nghị luận thường không nằm trong một tác phẩm. Hơn nữa, dạng bài này khá mới và chưa được cụ thể hóa thành bài học trong sách giáo khoa.
nên chưa có tài liệu tham khảo hay hướng dẫn cho người dạy và cả người đọc để hình thành nên kĩ năng chinh phục.
=> Sự lúng túng cho cả người dạy và người học.
II. GIẢI PHÁP : 
II.1. Phân chia thời gian làm bài hợp lý (Kinh nghiệm làm bài văn nghị luận văn học dạng so sánh, liên hệ trong 65 phút).
* Phân chia thời gian hợp lý
Theo như đề thi minh họa 2017 thì môn Ngữ văn được rút xuống còn 120 p. Vậy làm thế nào để có một bài văn nghị luận hoàn chỉnh và đạt điểm tuyệt đối mà có ngần đó thời gian => Thí sinh phải phân chia thời gian hợp lý
Theo như phương án mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở lấy đề thi minh họa làm chuẩn và định hướng học và ôn tập cho học sinh cả nước, thì phần đề thi và cấu trúc đề thi năm nay có phần thay đổi về cả nội dung lẫn hình thức. Trong đó là việc giảm đáng kế 65 phút thời gian làm bài thi của thí sinh. Từ 180 phút xuống 120 phút. Với lượng thời gian như thế này các thí sinh phải chủ động phân bổ thời gian, đây cũng là băn khoăn của nhiều học sinh lớp 12 là làm thế nào để đạt kết quả cao trong khung thời gian này.Theo như kinh nghiệm của bản thân, để làm bài hiệu quả nên phân bổ thời gian theo khung như sau để phù hợp:
- Phần đọc hiểu thời gian tối đa khoảng 15 phút
- Phần viết văn nghị luận xã hội thời lượng dành cho phần này là 30 phút
- Phần nghị luận văn học thời gian là 65 phút
- Kiểm tra và soát lỗi toàn bài thời gian 10 phút.
Đây là mức thời gian tương đối cho thí sinh khi làm bài và có thể điều chỉnh tuy nhiên mách nhỏ các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi THPT quốc gia là nên rèn luyện mình trong khung thời gian này.Theo như khung thời gian trên thì các thí sính chỉ có 65 phút để hoàn thành cho một bài văn nghị luận văn học dạng so sánh, liên hệ hai tác phẩm Ngữ văn lớp 11, 12, vậy ta sẽ xử lý như thế nào?
- Thứ nhất : yêu cầu đầy đủ  các yếu tố của một bài văn. Bố cục 3 phần rõ ràng mạch lạc: (mở bài, thân bài, kết bài); hệ thống các dẫn chứng luận điểm, nêu ra và phân tích lấy dẫn chứng đánh giá và liên hệ vấn đề.
- Thứ hai : đọc kĩ đề trong 2 phút và 3 phút lên ý tưởng cho bài viết, dành 20 phút đến 28 phút cho bài viết đã lên sườn và 2 phút để đọc lại cho trôi chảy.
- Thứ ba: Khi viết nên hạn chế những câu văn dài lan man vừa làm mất thời gian mà khó diễn đạt. Dùng những câu ngắn nếu có nhiều ý mỗi câu một ý. Nên chia bài viết thành các đoạn ngắn trên các luận điểm mỗi luận điểm là 1 đoạn.Không đưa những luận điểm chung chung mà không dẫn chứng, tránh sa đà việc “bình tán”. Bài viết cần rõ ràng các ý, các luận điểm, cần tập trung thời gian cho luận điểm chính (phần cảm nhận).Điều quan trọng nhất là thí sinh phải tập luyện thói quen viết văn nghị luận trong khoảng thời gian 65 phút để rèn luyện, hơn nữa điều quyết định đạt đến mục tiêu của đề thi Ngữ văn hướng tới việc thí sinh hiểu và diễn đạt sự hiểu đó càng mạch lạc, trôi chảy và đúng nội dung.
II.2. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM DẠNG ĐỀ SO SÁNH, LIÊNTƯỞNG THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018.
I.2.1. KĨ NĂNG LÀM DẠNG ĐỀ SO SÁNH.
1. Mục đích của kiểu bài so sánh.
Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán”, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí với năng lực của các em. Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ để kiểm định những vấn đề này.
2. Các dạng so sánh thường gặp.
Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện:
- So sánh các tác phẩm
- So sánh các đoạn tác phẩm (hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi)
- So sánh các nhân vật văn học.
- So sánh các tình huống truyện.
- So sánh các cốt truyện.
- So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ.
- So sánh các chi tiết nghệ thuật.
- So sánh nghệ thuật trần thuật 
Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học.
3. Cách làm bài dạng đề so sánh.
Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau:
MỞ BÀI:      
      -    Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
      -   Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh  
THÂN BÀI:
Học sinh có thể chọn một trong hai cách sau
Cách 1:
   1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
          2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
          3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
         4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
Cách 2:
1. Giới thiệu vị trí, sơ lược về hai đối tượng cần so sánh.
2. So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượng theo từng tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Ở mỗi tiêu chí tiến hành phân tích ở cả hai tác phẩm để có thể thấy được điểm giống, điểm khác.
Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý (tất nhiên tùy từng đề cụ thể có thể thêm, hoặc bớt các tiêu chí) 
- Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm (tầm vóc, vai trò, ý nghĩa của hình tượng), cảm hứng, thông điệp của tác giả.
- Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật
3. Sau khi chỉ ra điểm giống, điểm khác cần lí giải vì sao có điểm giống, điểm khác này.
Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng và phân tích kĩ hơn tuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và tư duy rất cao để tìm ra các tiêu chí so sánh ( nếu không sẽ bị mất ý) nên cách làm này theo chúng tôi chỉ nên áp dụng với đối tượng học sinh giỏi. Trong khuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đề thực nghiệm đều được chúng tôi triển khai theo cách làm thứ nhất để phù hợp với đông đảo đối tượng học sinh phổ thông cũng như đáp án của Bộ giáo dục và đào tạo.
KẾT BÀI:
            - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
            - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
4. Thực hành
	Dạng đề so sánh văn học rất đa dạng, phong phú có thể tiến hành ở rất nhiều cấp độ khác nhau. Trong khuôn khổ của một chuyên đề chúng tôi chỉ đưa ra đề thực nghiệm ở một số dạng thông dụng, phổ biến nhất với đối tượng học sinh PTTH.
4.1. So sánh hai đoạn tác phẩm văn xuôi.
Đề bài: So sánh hai đoạn văn sau:
“ Đã từ nãy Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêungười có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ, không có lòngvới nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này,Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy 
 nước mắt ứa ra.Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
"Anh ném pao
Em không bắt
Em không yêu
Quả pao rơi rồi...".
 A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn đương rình bắt nhiều người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng 
bao giờMỵ nói. Bây giờ Mỵ cũng không nói. Mỵ đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng.Trongđầu Mỵ đang rập rờn tiếng sáo. Mỵ muốn đi chơi. Mỵ cũng sắp đi chơi. Mỵ quấn lại tóc. Mỵ với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách”
 (Vợ chồng A Phủ- SGK Ngữ văn 12 tập 2)
“Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”
 (Vợ Nhặt- SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn trên
Dàn ý:
1. Giới thiệu khái quát về hai tác giả Tô Hoài, Kim Lân và hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, “Vợ Nhặt”, hai đoạn văn được yêu cầu cảm nhận.
2. Cảm nhận về hai đoạn văn:
a. Đoạn văn trong “Vợ chồng A Phủ”
 - Tóm tắt nhanh các sự kiện xảy ra trước đoạn văn này.
 - Đoạn văn thể hiện tâm lí phức tạp của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân qua đó cho thấy sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở con người tưởng như đã chai lì đến mức là “con rùa nuôi trong xó cửa”:
+ Mị bừng lên khát vọng sống mãnh liệt qua việc muốn đi chơi ngày tết.
+ Mị ý thức được tuổi xuân của mình.
+ Mị phản ứng dữ dội với thực tại khi cay đắng nhận ra mối quan hệ không có tình cảm với A Sử. Mị không còn tê liệt như trước đây mà có sự lựa chọn rõ ràng: sẵn sàng chấp nhận cái chết để chấm dứt sự tồn tại vô nghĩa.
+ Mị hiện thực hóa khát vọng của mình bằng một loạt các hành động nhanh, mạnh, gấp gáp-Nghệ thuật phân tích miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến trình độ bậc thầy của Tô Hoài. Các câu văn ngắn, ngắt nhịp nhanh góp phần thể hiện sức sống mãnh liệt ở Mị
 -Nghệ thuật phân tích miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến trình độ bậc thầy của Tô Hoài. Các câu văn ngắn, ngắt nhịp nhanh góp phần thể hiện sức sống mãnh liệt ở Mị 
b. Đoạn văn trong bài Vợ Nhặt của Kim Lân:
- Tóm tắt nhanh các sự kiện xảy ra trước đoạn văn này.
- Đoạn văn thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tâm lí, tính cách của nhân vật Tràng
+ Từ một người vô tâm vô tính, sau khi có vợ, có một gia đình Tràng đã có những cảm xúc cảm động, thấm thía. Anh cảm nhận được hạnh phúc, hơi ấm của gia đình
+ Từ một anh cu Tràng có phần trẻ con, Tràng đã thực sự trưởng thành, chin chắn, có những suy nghĩ nghiêm túc về gia đình và có ý thức lo cho tương lai của gia đình mình
-Nghệ thuật phân tích miêu tả tâm lí bậc thầy của Kim Lân với những cảm xúc nhẹ nhàng nhưng tinh tế của Tràng. Những câu văn thấm đẫm chất thơ.
3, So sánh:
Điểm tương đồng: 
+ Cả hai đoạn văn đều cho thấy những diễn biến, phản ứng tâm lí rất tinh tế của hai nhân vật chính trong hai tác phẩm. Đó đều là khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng về hạnh phúc và tương lai.
+ Cả hai nhân vật đều có những hành động thiết thực, cụ thể để hiện thực hóa ước mơ khát vọng của mình
+ Đều cho thấy sự vận động mạnh mẽ từ bóng tối ra ánh sáng, từ đau khổ đến hạnh phúc của người nông dân qua đó cho thấy tinh thần nhân đạo cao cả của hai nhà văn
+ Đều thể hiện khả năng phân tích, miêu tả tâm lí bậc thầy của hai tác giả
- Điểm khác biệt:
+ Đoạn văn miêu tả tâm lí của Mị cho thấy sự giằng xé, mâu thuẫn giữa hiện thực và ước mơ, khát vọng; còn đoạn văn miêu tả tâm lí của Tràng lại miêu tả quá trình vận động tất yếu từ sự chuẩn bị của hiện thực (Tràng có vợ, có một gia đình, nhận được tình yêu thương của vợ và mẹ)
+ Mức độ vận động: ở Mị thể hiện rõ sự mãnh liệt còn ở Tràng thiên về những cảm xúc nhẹ nhàng, xúc động
- Lí giải điểm tương đồng khác biệt:
+ Có những điểm tương đồng là do cả Tô Hoài và Kim Lân đều là hai nhà văn rất gắn bó với người nông dân; cả hai tác phẩm đều ra đời sau cách mạng khi nhận thức của các nhà văn đã được Đảng soi đường, chỉ lối, khi người nông dân đã có sự đổi đời
+ Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sự lặp lại) và do phong cách riêng của mỗi nhà văn
Kết bài
-Khẳng định đây đều là hai đoạn văn đặc sắc vừa thấm đẫm tinh thần nhân đạo, vừa thể hiện khả năng phân tích tâm lí của hai nhà văn.
- Cả Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt đều là những tác phẩm xuất sắc viết về người nông dân trong văn học Việt Nam
4.2. So sánh hai đoạn thơ
Đề bài:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn 
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi.
 (Vội vàng-Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23)
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ. 
 (Sóng – Xuân Quỳnh,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_lam_dang_de_so_sanh_lien_he_theo_dinh.doc