SKKN Rèn luyện các kỹ năng Địa lý trong ôn thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia cho học sinh trường THPT Như Thanh

SKKN Rèn luyện các kỹ năng Địa lý trong ôn thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia cho học sinh trường THPT Như Thanh

 Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo những con người lao động mới có đủ tài năng, trí tuệ để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới áp dụng vào việc phát triển kinh tế của đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp mới. Để làm được điều đó thì ngành giáo dục nói chung và mỗi người giáo viên nói riêng phải từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân .

 Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công thì phải không ngừng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Do đó việc bồi dưỡng nhân tài là một nhiệm vụ rất quan trọng của ngành giáo dục và của mỗi người giáo viên. Bồi dưỡng nhân tài phải được thực hiện sớm từ bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Việc bồi dưỡng nhân tài ở bậc trung học phổ thông được thể hiện ở bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng thi THPT quốc gia, trong đó có môn Địa lí.

Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí cấp trung học phổ thông, tôi có nhiều năm tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, thi THPT Quốc gia, bản thân tôi nhận thấy việc ôn luyện luôn tác động tích cực tới cả thầy và trò. Đó là cơ hội để thầy tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân, đối với trò đó là bệ phóng cho các em có năng lực ở lĩnh vực này. Do vậy tôi đã chọn sáng kiến: “Rèn luyện các kỹ năng Địa lý trong ôn thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia cho học sinh trường THPT Như Thanh” để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí nói chung và việc ôn thi học sinh giỏi, thi THPT quốc gia nói riêng ở trường THPT Như Thanh ngày càng tốt hơn.

 

doc 18 trang thuychi01 11041
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện các kỹ năng Địa lý trong ôn thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia cho học sinh trường THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo những con người lao động mới có đủ tài năng, trí tuệ để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới áp dụng vào việc phát triển kinh tế của đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp mới. Để làm được điều đó thì ngành giáo dục nói chung và mỗi người giáo viên nói riêng phải từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân .
 Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công thì phải không ngừng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Do đó việc bồi dưỡng nhân tài là một nhiệm vụ rất quan trọng của ngành giáo dục và của mỗi người giáo viên. Bồi dưỡng nhân tài phải được thực hiện sớm từ bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Việc bồi dưỡng nhân tài ở bậc trung học phổ thông được thể hiện ở bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng thi THPT quốc gia, trong đó có môn Địa lí.
Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí cấp trung học phổ thông, tôi có nhiều năm tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, thi THPT Quốc gia, bản thân tôi nhận thấy việc ôn luyện luôn tác động tích cực tới cả thầy và trò. Đó là cơ hội để thầy tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân, đối với trò đó là bệ phóng cho các em có năng lực ở lĩnh vực này. Do vậy tôi đã chọn sáng kiến: “Rèn luyện các kỹ năng Địa lý trong ôn thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia cho học sinh trường THPT Như Thanh” để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí nói chung và việc ôn thi học sinh giỏi, thi THPT quốc gia nói riêng ở trường THPT Như Thanh ngày càng tốt hơn.
1.2. Mục đích của nghiên cứu
Trong khuôn khổ của sáng kiến, tôi mạnh dạn trình bày một số kỹ năng làm bài thực hành trong quá trình ôn thi học sinh giỏi và THPT quốc gia. Nhằm khắc phục một nhược điểm phổ biến trong học sinh là không có kỹ năng làm các bài thực hành, đồng thời giúp các em có được phương pháp học tập một cách tích cực nhất trong quá trình ôn thi học sinh giỏi, thi THPT quốc gia.
1.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến
Các kiến thức về địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội dành cho ôn thi học sinh giỏi và THPT quốc gia ở trường THPT Như Thanh
Phạm vi nghiên cứu ở đây là đối tượng học sinh, cụ thể là học sinh thuộc đội tuyển tham gia kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh khối lớp 11, 12. Và thi THPT quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Các phương pháp nghiên cứu lí luận 
+ Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học nói chung,
+ Lí luận về năng lực, về các biện pháp bồi dưỡng năng lực, về phương pháp tổ chức dạy học theo trạm làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Đồng thời nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa, sách GV và các tài liệu liên quan. 
+ Phương pháp thống kê toán học: Xử lí kết quả các bài kiểm tra từ đó đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. 
+ Đánh giá kết luận: Kiểm tra giả thuyết khoa học và xây dựng quy trình tổ chức dạy học các kiến thức về chủ đề Biển đảo. 
b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
+ Phương pháp điều tra: Tiến hành dự giờ, dùng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với GV về tình hình dạy và học: soạn giáo án, thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới về kiểm tra đánh giá, sự hứng thú của HS, về mức độ nhận thức của HS,... Tổ chức kiểm tra trắc nghiệm về kiến thức và kĩ năng của HS cả trước và sau khi thực nghiệm cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục: Tiến hành thực nghiệm sư phạm với tiến trình dạy học đã soạn thảo đối với lớp thực nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Quan điểm triết học:
Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quá trình phát triển. Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, Giáo viên cần chú trọng khơi gợi động cơ học tập giúp các em thấy được sự mâu thuẫn giữa những điều chưa biết với khả năng nhận thức của mình, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Tình huống này phản ánh một cách lôgíc và biện chứng trong quan niệm nội tại của bản thân các em. Từ đó kích thích các em phát triển tốt hơn.
- Cơ sở tâm lí học:
Theo các nhà tâm lí học: Con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy khi đứng trước một khó khăn cần phải khắc phục. Vì vậy giáo viên cần phải để học sinh thấy được khả năng nhận thức của mình với những điều mình đã biết với tri thức của nhân loại. 
Căn cứ vào quy luật phát triển nhận thức và hình thành các đặc điểm tâm lí thì từ những lớp cuối của cấp THCS, học sinh đã bộc lộ thiên hướng, sở trường và hứng thú đối với những lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nhất định. Một số học sinh có khả năng và ham thích với các môn khoa học tự nhiên, số khác lại thích thú với các môn khoa học xã hội, nhân văn khác. Ngoài ra còn có những học sinh thể hiện năng khiếu trong những lĩnh vực đặc biệt  
Thực tế giảng dạy cho thấy phần đông học sinh sẽ yêu thích môn học nếu được thầy định hướng chỉ bảo tận tình.
- Cơ sở giáo dục học:
Để giúp các em ôn thi học sinh giỏi, THPT quốc gia tốt hơn giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú học tập. Cần cho học sinh thấy được nhu cầu nhận thức là quan trọng, con người muốn phát triển cần phải có tri thức cần phải học hỏi. Qua đó người thầy cần biết phân loại, định hướng và có các biện pháp phát triển phù hợp với học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Thông qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm của bộ môn Địa lí thì số học sinh có kết quả học tập từ khá trở lên chiếm khoảng 30%. Trong số đó có những em có triển vọng song chưa được đầu tư nhiều nên chưa thực sự phát huy được khả năng của bản thân. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp còn ít, số học sinh đạt điểm khá trong mỳ thi khảo sát chưa cao.
Các bài giảng ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí chưa thật sự phổ biến trong thư viện nhà trường nên quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
	Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên:
- Môn Địa lí là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội). Không phải là môn học thuộc lòng nên học sinh chưa thật sự yêu thích.
- Học sinh chưa nhận thức đúng, chưa có phương pháp học tập thích hợp.
- Đa số là học sinh vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn nên việc tiếp cận các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế. 
2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề. 
2.3.1. Kỹ năng làm việc với Atlat.
a. Một số lưu ý khi sử dụng Atlats Địa lý Việt Nam
- Nắm vững cấu trúc và nội dung của toàn bộ Atlats: 
- Nắm vững nội dung từng trang atlats
- Nắm vững hệ thống các ký hiệu atlats
- Xác định số trang atlats sử dụng đủ cho 1 câu hỏi
- Xác định nội dung câu hỏi và định hướng trả lời
b. Một số câu hỏi sử dụng atlats địa lý Việt Nam 
* Dạng câu hỏi kể tên:
Ví dụ: Dựa vào Atlats địa lý Việt Nam hãy kể tên các loại đất ở nước ta?
Hướng dẫn: 
- Dựa vào atlats địa lý Việt Nam trang 11
- Nước ta có 3 nhóm đất với các loại đất sau:
Nhóm đất feralit: bao gồm đất feralit trên đá vôi và đất feralit trên các loại đá khác.
Nhóm đất phù sa: bao gồm đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất xám trên phù sa cổ
Nhóm đất khác và núi đá: bao gồm các loại đất khác và núi đá.
* Dạng câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh)
Ví dụ: Dựa vào atlats địa lý Việt Nam, gải thích tại sao về mặt tự nhiên, Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 của nước ta?
Hướng dẫn:
- Sử dụng atlats trang 6,7,9,10,11,28...
- Về mặt tự nhiên, Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 của nước ta vì:
	Địa hình cao nguyên xếp tầng, có nhiều bề mặt rộng lớn thích hợp phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn: cao nguyên Kon Tum, cao nguyên Pleiku, cao nguyên Đăk Lawk, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Mơ Nông, cao nguyên Di Linh.
	Đất trồng: chủ yếu là đỏ bazan (có diện tích lớn nhất nước) và đất feralit trên các loại đá khác thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt cà phê, cao su, hồ tiêu...
	Vùng khí hậu Tây Nguyên mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm và phân hóa 2 mùa mưa, khô rõ rệt thích hợp trồng các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu...
	Nguồn nước dồi dào cả nước mặt (chủ yếu từ sông Xê Xan và Xrê Pôk) và nước ngầm...
* Dạng câu hỏi đánh giá thực trạng, tình hình phát triển của các đối tượng địa lý theo thời gian (thường là những câu hỏi gắn với việc khai thác các nội dung phụ trên trang atlats )
 Vi dụ: Dựa vào Atlats địa lý Việt Nam, hãy nhận xét về quy mô dân số nước ta và tỉ lệ dân thành thị giai đoạn 1960-2007.
Hướng dẫn:
- Sử dụng atlats trang 15.
- Về quy mô dân số:
	Dân số nước ta tăng nhanh: tăng từ 30,17 triệu người (1960) lên 85,17 triệu người (2007), trong vòng 40 năm tăng lên 55 triệu người, trung bình mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người.
- Về tỉ lệ dân thành thị:
+Tính %: 
Tỉ lệ dân thành thị nước ta (1960-2007)
	(Đơn vị : %)
Năm
1960
1976
1979
1989
1999
2000
2005
2007
Tỉ lệ dân thành thị
15,7
24,7
19,2
20,1
23,6
24,2
26,9
27,4
+ Nhận xét:
	Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng nhưng còn chậm: tăng từ 15,7% (1960) lên 27,4% (2007) trong vòng 47 năm tăng 11,7%
	Giữa các giai đoạn, tỉ lệ dân thành thị có sự thay đổi khác nhau:
	Giai đoạn 1960-1976 tir lệ dân thành thị tăng nhanh trong vòng 16 năm tăng 9%
	Giai đoạn 1976-1979 tỉ lệ dân thành thị giảm nhanh, giảm gần 5,5%.
	Giai đoạn 1979 – đến nay tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục nhưng còn chậm.
	Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới năm 2007 mới chiếm 27,45% trong khi trung bình của thế giới là trên 50%.
* Dạng câu hỏi nhận xét sự phân hóa theo lãnh thổ của các đối tượng địa lý (thường là những câu hỏi gắn với việc khai thác các nội dung chính trên trang atlats)
Ví dụ: Dựa vào Atlats Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh dân cư nước ta phân bố không đồng đều.
Hướng dẫn:
- Sử dụng atlats địa lý Việt Nam trang 15.
- Mật độ dân số trung bình cả nước năm 2006 là 254ng/Km2 nhưng phân bố không đồng đều:
+ Giữa các vùng đồng bằng, ven biển với miền núi và cao nguyên.
+ Giữa các đồng bằng dân cư phân bố cũng không đều
+ Trong nội bộ từng vùng dân cư phân bố cũng không đều
+ Không đều giữa thành thị với nông thôn
2.3.2. Kỹ năng lựa chọn dạng biểu đồ.
a. Một số lưu ý khi lựa chọn các dạng biểu đồ.
* Các dạng biểu đồ thường gặp:
- Biểu đồ tròn
- Biểu đồ cột
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ kết hợp
- Biểu đồ Miền.
* Kỹ thuật lựa chọn từng dạng biểu đồ cụ thể
- Khi nào thì vẽ biểu đồ tròn?
+ Căn cứ vào bảng số liệu.
+ Căn cứ vào cách hỏi khi đề bài xuất hiện các cụm từ: cơ cấu, tỉ trọng, toàn phần, chia ra, phân ra....
+ Chỉ thể hiện tối đa 3 năm.
- Khi nào thì vẽ biểu đồ cột?
+ Căn cứ vào bảng số liệu
+ Căn cứ vào câu hỏi, khi đề bài muốn thể hiện sự so sánh, hơn kém, tình hình.... (số liệu là giá trị tuyệt đối)
- Khi nào thì vẽ biểu đồ đồ thị?
+ Căn cứ vào bảng số liệu
+ Căn cứ vào câu hỏi, khi đề bài xuất hiện các cụm từ: tốc độ, gia tăng, tốc độ phát triển, tốc độ gia tăng, diễn biến, tăng trưởng....
- Khi nào thì vẽ biểu đồ kết hợp?
+ Căn cứ vào bảng số liệu
+ Căn cứ vào cánh hỏi, khi đề bài có 2 đơn vị tính khác nhau
- Khi nào thì vẽ biểu đồ miền?
- Căn cứ vào bảng số liệu
- Căn cứ vào cách hỏi khi đề bài xuất hiện các cụm từ: Chuyển dịch cơ cấu, thay đổi cơ cấu...
b. Một số câu hỏi về lựa chọn dạng biểu đồ.
* Dạng biểu đồ tròn:
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: 
Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế 
Đơn vị %
Thành phần
1995
2000
2005
Kinh tế nhà nước 
40,2
38,5
38,4
Kinh tế ngoài nhà nước
53,5
48,2
45,6
Có vốn đầu tư nước ngoài
6,3
13,3
16,0
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế là: 
Cột B. Miền C. Tròn D. Đường
Hướng dẫn: - Bảng số liệu có 3 năm
	- Câu hỏi yêu cầu thể hiện cơ cấu
	-> Đáp án là C
* Dạng biểu đồ cột:
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau đây:
Diện tích cây công nghiệp của nước ta thời kì 1975 -2002.
(Đơn vị: nghìn ha) 
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2002
Cây hàng năm
210,1
371,1
600,7
542,0
716,7
845,8
Cây lâu năm
172,8
256,0
470,3
657,3
902,3
1491,5
Để thể hiện tổng diện tích cây công nghiệp của nước ta qua các năm, biểu đồ thích hợp nhất là:
A. Cột	B. Tròn	C. Đường	D. Miền
Hướng dẫn: - Bảng số liệu có 6 năm
	- Câu hỏi yêu cầu thể hiện diện tích (số liệu tuyệt đối)
	-> Đáp án là A
* Dạng biểu đồ đường:
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau đây 
 Cơ cấu giá trị hàng xuất, nhập khẩu của nước ta (1990-2005)
 ( đơn vị % )
Năm
1990
1992
1995
1999
2005
Xuất khẩu
46,6
50,4
40,1
49,6
46,9
Nhập khẩu
53,4
49,6
59,9
50,4
53,1
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005 là:
A. Tròn B. cột C. đường D. miền
Hướng dẫn: - Câu hỏi yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng
	Đáp án: C
* Dạng biểu đồ kết hợp
 Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: 
Tình hình phát triển dân số Việt Nam qua các năm
Năm
Tổng số dân
(nghìn người)
Số dân thành thị
(nghìn người)
Tốc độ gia tăng dân số
(%)
1995
71 995,5
14 938,1
1,65
1998
75 456,3
17 464,6
1,55
2000
77 635,4
18 771,9
1,36
2001
78 685,8
19 469,3
1,35
2003
80 902,4
20 869,5
1,47
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2003 là:
A. Biểu đồ kết hợp.	B. Biểu đồ cột chồng
C. Biểu đồ đường.	D. Biểu đồ miền
Hướng dẫn: - Câu hỏi yêu cầu thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam
 - Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau
 - Đáp án: A.
* Dạng biểu đồ miền
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: 
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo thành phần kinh tế
 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Phân theo thành phần kinh tế
Khu vực
nhà nước
Khu vực ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
1990
41,9
13,3
27,1
1,5
1995
228,9
92,0
122,5
14,4
2000
441,7
170,2
212,9
58,6
2010
2 157,7
722,0
1 054,0
381,7
 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 là: 
Biểu đồ miền	B. Biểu đồ tròn
C. Biểu đồ kết hợp	D. Biểu đồ đường
Hướng dẫn: - Câu hỏi yêu cầu thể hiện sự thay đổi cơ cấu
	 - Bảng số liệu có 4 năm
 - Đáp án: A.
2.3.3. Kỹ năng xử lý số liệu.
a. Một số công thức tính toán thường gặp:
- Tính tỉ lệ, tỉ trọng (%):
Thành phần A
Tổng thể
Tỉ trọng của thành phần A (%) =
x 100 
- Tính tốc độ tăng trưởng:
Giá trị năm sau
Giá trị năm gốc
Tỉ trọng của thành phần A (%) =
x 100 
-Tính tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số:
Tỉ suất gia tăng tự nhiên (%) = Tỉ suất sinh thô (‰) – tỉ suất tử thô (‰)
(chú ý sau khi tính xong cần chuyển về đơn vị %)
-Tính tỉ suất gia tăng cơ giới của dân số:
Tỉ suất gia tăng cơ giới (%) = Tỉ suất xuất cư – tỉ suất nhập cư
- Tính mật độ dân số 
Mật độ =
Số dân
Diện tích 
(ng/ km2)
-Tính năng suất của một loại cây trồng nào đó:
Năng suất =
Sản lượng
Diện tích gieo trồng
(tạ/ ha)
-Tính bình quân lương thực theo đầu người
 BQLT =
Sản lượng LT
Số dân
(kg/ người)
-Tính thu nhập bình quân theo đầu người 
 Thu nhập BQ =
Tổng GDP (hoặc GNP)
Số dân
(USD/người)hoặcVND /người
- Tính sản lượng: Sản lượng = DT x NS (tấn, nghìn tấn)
-Tính giá trị xuất nhập khẩu (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu)
	Giá trị xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu 
-Tính cán cân xuất nhập khẩu
	Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu
 Tỉ lệ xuất khẩu (%) = 
Giá trị xuất khẩu
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
x 100 
-Tính tỉ lệ xuất nhập khẩu
 Tỉ lệ nhập khẩu (%) = 
Giá trị nhập khẩu
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
x 100 
-Tính tỉ lệ nhập khẩu
 Tỉ lệ xuất khẩu 
so với nhập khẩu (%) = 
Giá trị xuất khẩu
Giá trị nhập khẩu
x 100 
-Tính tỉ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu
 Cự ly VCTB = 
KLLC
KLVC
km
-Tính Cự li vận chuyển trung bình
 Độ che phủ = 
Diện tích rừng
Diện tích tự nhiên
x 100
-Tính Độ che phủ rừng
b. Bài tập ứng dụng:
Ví dụ : Cho bảng số liệu sau: 
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo thành phần kinh tế
 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Phân theo thành phần kinh tế
Khu vực
 nhà nước
Khu vực ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
1990
41,9
13,3
27,1
1,5
1995
228,9
92,0
122,5
14,4
2000
441,7
170,2
212,9
58,6
2010
2 157,7
722,0
1054,0
381,7
- Tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước năm 2010 là: 
A. 38,8%	 B. 48,8%	 C. 42,8%	 D. 45,8%
Hướng dẫn: Áp dụng công thức tính cơ cấu ta có đáp án là: B
- Tốc độ tăng trưởng tổng số sản phẩm trong nước năm 2010 là (lấy năm 1990=100%): 
A. 1053%	B. 3550%	C. 1550%	D. 5150%
Hướng dẫn: Áp dụng công thức tính Tốc độ tăng trưởng ta có đáp án là D
2.3.4. Kỹ năng nhận xét bảng số liệu, biểu đồ.
a. Một số yêu cầu chung:
- Đọc kỹ bảng số liệu để nắm được yêu cầu và phạm vi cần phân tích
- Xử lí số liệu (nếu cần)
- Phân tích số liệu: thường gồm có 2 phần:
+ Nhận xét về các diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu
	Thực hiện nguyên tắc: đi từ khái quát đến cụ thể. Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao, sau đó phân tích các số liệu thành phần.
	Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất theo hàng dọc, hàng ngang (đặc biệt chú ý đến những số liệu mang tính đột biến tăng, giảm)
	Không bỏ sót các dữ liệu, nếu bỏ sót các dữ liệu dẫn đến việc phân tích thiếu chính xác
	Tìm mối quan hệ giữa các số liệu theo hàng ngang và hàng dọc
	Mỗi nhận xét đưa ra phải có dẫn chứng cụ thể 
+ Giải thích nguyên nhân các diễn biến và mối quan hệ đó (dựa vào kiến thức đã học để giải thích)
b. Bài tập vận dụng.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng than, dầu và điện của nước ta (1990-2010)
Năm
1990
1995
2000
2005
2010
Dầu mỏ (triệu tấn)
2,7
7,6
16,3
18,5
15,1
Than (triệu tấn)
4,6
8,4
11,6
34,1
44,8
Điện (tỉ kwh) 
8,8
14,7
26,7
52,1
91,7
Hãy nhận xét về sản lượng một số ngành công nghiệp năng lượng nước ta
Hướng dẫn:
Nhìn chung sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta trong gia đoạn trên đều tăng lên;
- Sản lượng than tăng liên tục tăng từ 4,6 triệu tấn (1990) lên 44,8 triệu tấn (2000), tăng 40,2 triệu tấn, tăng gấp 9,7 lần.
- Sản lượng dầu mỏ tăng chậm từ 2,7 triệu tấn (1990) lên 15,1 triệu tấn (2000), tăng 12,4 triệu tấn, tăng 5,6 lần và có sự thay đổi theo từng giai đoạn:
+ Từ 1990-2005 sản lượng dầu mỏ tăng khá nhanh, tăng 15,8 triệu tấn
+ Từ 2005-2010 sản lượng dầu mỏ lại giảm 3,4 triệu tấn.
- Sản lượng điện tăng liên tục và tăng nhanh nhất từ 8,8 tỉ kwh (1990) lên 91,7 tỉ kwh (2010), tăng 82,9 tỉ kwh, gấp 10,4 lần.
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau đây:
Lượng mưa, lượng bốc hơi tại một số địa điểm
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Hà Nội
1676
 989
Huế
2868
1000
TP. Hồ Chí Minh
1931
1686
 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
Huế có lượng mưa cao nhất.
TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất.
Hà Nội có lượng bốc hơi thấp nhất.
Hà Nội có lượng bốc hơi cao nhất.
Đáp án: D
Ví dụ 3: Cho bảng số liệu 
Biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta (1943 – 2005)
Năm
1943
1975
1983
1990
1999
2005
Tổng DT rừng (triệu ha)
14,3
9,6
7,2
9,2
10,9
12,4
Độ che phủ (%)
43,8
29,1
22,0
27,8
33,2
37,7
Nhận xét đúng nhất về hiện trạng rừng hiện nay ở nước ta
A. Diện tích rừng tăng lên nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước
B.Diện tích rừng tăng lên đảm bảo môi trường sinh thái
C.Diện tích rùng có tăng, nhưng tăng chậm vì diện tích rừng mới trồng còn ít.
D.Mặt dù tổng diện tích rừng đã tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng giảm sút.
Đáp án: D
Vi dụ 4: Cho biểu đồ sau:
Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta qua các năm (%)
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế ngoài nhà nước giảm.
B. Kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên.
C. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước tăn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_cac_ky_nang_dia_ly_trong_on_thi_hoc_sinh_gioi.doc