SKKN Rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động dạo chơi tham quan

SKKN Rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động dạo chơi tham quan

Ngày nay xã hội đang phát triển như vũ bảo về khoa học công nghệ thông tin, biến động về kinh tế, giao thoa về văn hóa, nhiều vấn đề xã hôi phức tạp liên tục nảy sinh đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Để học được cái tốt, phòng được cái xấu đòi hỏi con người có được kiến thức về kỹ năng sống một cách tốt nhất mới có thể tồn tại và phát triển được. Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Theo UNESCO, nếu khi trẻ em 8 tuổi mới giáo dục – hình thành kỹ năng sống cho trẻ thì đã là quá trễ! [1] Vì đến độ tuổi này, trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các thói quen –nếp sống, những cơ sở nền tảng cho việc hình thành nhân cách cho trẻ về sau; trừ khi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và sự khẩn thiết của việc rèn luyện - hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bậc mầm non.

 Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa, giúp trẻ em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách tự bảo vệ bản thân, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.

 

doc 21 trang thuychi01 14812
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động dạo chơi tham quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay xã hội đang phát triển như vũ bảo về khoa học công nghệ thông tin, biến động về kinh tế, giao thoa về văn hóa, nhiều vấn đề xã hôi phức tạp liên tục nảy sinh đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Để học được cái tốt, phòng được cái xấu đòi hỏi con người có được kiến thức về kỹ năng sống một cách tốt nhất mới có thể tồn tại và phát triển được. Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Theo UNESCO, nếu khi trẻ em 8 tuổi mới giáo dục – hình thành kỹ năng sống cho trẻ thì đã là quá trễ! [1] Vì đến độ tuổi này, trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các thói quen –nếp sống, những cơ sở nền tảng cho việc hình thành nhân cách cho trẻ về sau; trừ khi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và sự khẩn thiết của việc rèn luyện - hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bậc mầm non. 
 Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa, giúp trẻ em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách tự bảo vệ bản thân, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.
Một trong những phương tiện có thể góp phần hình thành các kỹ năng cho trẻ đó là hoạt động dạo chơi thăm quan. Cùng với hoạt động ngoại khóa, dạo chơi thăm quan là cơ hội vàng để rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ, đây cũng là cơ hội để giáo viên nhìn lại kết quả giáo dục và xây dựng lại kế hoạch giáo dục trẻ. Dạo chơi, thăm quan theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học, tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với đời sống thực tiễn, mở rộng kéo dài trường suy tưởng – thẩm định về bài học cho trẻ, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, kiểm tra chất lượng dạy học trong giờ chính khóa. Dạo chơi tham quan vì thế vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khả năng hưởng thụ, cảm nhận văn hóa nghệ thuật cho trẻ. Qua hoạt động dạo chơi thăm quan trẻ được phát triển cân đối về trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, giao tiếp và quan trọng hơn đó là trẻ được trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh để hình thành kỹ năng sống cho bản thân, đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động dạo chơi tham quan”.
1.2 Mục đích của đề tài 
Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi).
Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) thông qua hoạt động dạo chơi thăm quan.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn( 5-6 tuổi) thông qua hoạt động dạo chơi thăm quan .
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm
- Phương pháp điều tra thực trạng.
 - Phương pháp du lịch qua màn ảnh nhỏ
 - Phương pháp quan sát trực tiếp.
- Phương pháp đánh giá nêu gương.
2.Nội dung 
2.1. Cơ sở lý luận
Trong số các hoạt động thực tiễn, không thể không đề cập đến dạo chơi tham quan. Trong hoạt động tập thể này trẻ học được cách thực hiện nhiệm vụ, trò chơi theo nhóm, theo đội, học cách phục tùng các yêu cầu của người điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu chung, diễn đạt ý tưởng của mình nhằm phát huy tính tích cực của trẻ.... Có thể nói, dạo chơi tham quan mang nhiều mang nhiều lợi ích trong việc xã hội hóa trẻ.
Với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, dạo chơi tham quan là một phương pháp hữu hiệu trong việc cung cấp kỹ năng sống cho trẻ.
*Một số kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ 5 – 6 tuổi đó là: 
- Sự mạnh dạn tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự mạnh dạn tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Một đứa trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, mong muốn được yêu quý và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người.
- Kỹ năng hợp tác: Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ thì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực làm việc của mình với người khác theo cùng một mục đích chung, đó chính là sự hợp tác. Sự hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn là tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng chơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn.
- Kỹ năng giao tiếp: Một trong những kỹ năng cơ bản rất quan trọng đối với trẻ nhỏ đó là kỹ năng giao tiếp. Cô giáo cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.
- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân:  Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định về an toàn giao thông và một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm. 
- Kỹ năng tự lập: Giáo dục cho trẻ hiểu và biết thực hiện thành thạo một số kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống, sinh hoạt, học tập hàng ngày. Biết giúp người lớn làm một số công việc đơn giản phù hợp với lứa tuổi. Biết nói lên nhu cầu, nguyện vọng, sở thích riêng của bản thân...
- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống xảy ra đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ năng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
- Sự tò mò và khả năng sáng tạo: Có lẽ một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ giai đoạn này là sự khao khát được học hỏi, được khám phá. Giáo viên cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang tính chất khác lạ, thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đoán trước được. Đây cũng chính là đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này [2]. 
Đó là những kỹ năng cơ bản hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ: kỹ năng phát triển thể chất, kỹ năng phát triển nhận thức, kỹ năng phát triển tình cảm xã hội, kỹ năng phát triển ngôn ngữ - giao tiếp.
2.2 Thực trạng vấn đề 
 Trường mầm non Thị Trấn Quảng Xương đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, có đầy đủ phòng học và các phòng chức cho trẻ hoạt động. Năm học 2017- 2018 trường được chọn thực hiện điểm đề án “Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống”. [3] Để đạt được kết quả cao trong việc thực hiện đề án tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu SKKN “Rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động tham quan dã ngoại”, trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2.1. Thuận lợi.
Được sự quan tâm của Huyện ủy- UBND huyện, lãnh đạo địa phương, của ban giám hiệu nhà trường và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh.
Cơ sở vật chất nhà trường cũng như của nhóm lớp tương đối đầy đủ, đồ dùng trang thiết bị hiện đại, khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, có đủ các loại đồ chơi ngoài trời, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được thực hành, trải nghiệm.
Đa số phụ huynh quan tâm tạo điều kiện cho cô và trẻ thực hiện các buổi tham quan dã ngoại. 
Là một giáo viên có tâm huyết với nghề nhiệt tình, năng động, sáng tạo, bản thân cũng rất thích những hoạt động ngoại khóa, dã ngoại thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Với tình yêu nghề mến trẻ, hăng say trong công việc tôi luôn nghiên cứu tìm tòi phương pháp giáo dục để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thông qua hoạt động tham quan dã ngoại theo cách tốt nhất.
Nhà trường có mô hình thực tiễn “ sân chơi giao thông “ và “ vườn rau sạch” cho trẻ được thực hành, trãi nghiệm.
2.2.2. Khó khăn
Đây là hoạt động không có trong chương trình học của trẻ nên việc tận dụng quỹ thời gian cần phải cân nhắc kỹ càng để đạt kết quả tốt mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.
Là lớp mẫu giáo lớn nên các bậc cha mẹ luôn nóng vội trong việc dạy con, do đó về nhà trẻ chưa biết đọc, biết viết thì lo lắng thái quá. Đồng thời lại chiều chuộng cung phụng con cái khiến trẻ không có khả năng tự lập trong các hoạt động.
Kinh phí tổ chức cho việc tham quan không có, còn có phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc dạo chơi tham quan của trẻ.
Một số trẻ sức khỏe còn hạn chế, dễ bị say xe. Còn một số trẻ tiếp thu chậm nên việc truyền thụ kiến thức còn gặp nhiều khó khăn. 
Từ những thuận lợi và khó khăn như trên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế kỹ năng sống của trẻ qua các nội dụng:
* Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể; kỹ năng ứng xử khi bị lạc; kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn; kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
* Kỹ năng giáo tiếp- ứng xử: Kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông; kỹ năng nói rõ ràng, mạch lạc; kỹ năng giao tiếp thông thường; kỹ năng sử dụng lời nói để trình bày cảm xúc, nhu cầu của bản thân
* Kỹ năng tự lâp: Hiểu và biết thực hiện thành thạo một số kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống, sinh hoạt, học tập hàng ngày. Biết giúp người lớn làm một số công việc đơn giản phù hợp với lứa tuổi. Biết nói lên nhu cầu, nguyện vọng, sở thích riêng của bản thân... 
* Kỹ năng hoạt động nhóm: Trẻ biết thiết lập quan hệ, trao đổi trò chuyện giữa các thành viên trong nhóm tổ chức các hoạt động hàng ngày, kết hợp hài hòa làm việc theo nhóm: Biết quan tâm chia sẻ và giúp đỡ bạn bè, người thân; biết hợp tác với người khác để hoàn thành những công việc chung đơn giản phù hợp với lứa tuổi; biết nhận xét một số hành vi đúng sai của con người đối với môi trường, xã hội
 Kết quả được thể hiện trên bảng khảo sát như sau:
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ khảo sát
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
1. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
34
5
14,7
11
32,4
14
41,2
4
11,8
2. Kỹ năng giao tiếp- ứng xử
4
11,8
10
29,4
15
44,1
5
14,7
3. Kỹ năng tự lập
7
20,6
13
38,2
13
38,2
1
2,9
4. Kỹ năng hoạt động nhóm
6
17,6
12
35,3
14
41,2
2
5,9
Trước thực trạng này tôi đã trăn trở để tìm ra những biện pháp thiết thực để lại mang hiệu quả tích cực trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.
2.3. Các biện pháp thực hiện đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng kế hoạch dạo chơi tham quan của nhóm lớp.
Xây dựng kế hoạch dạo chơi tham quan trong một năm học là một biện pháp quan trọng, là kim chỉ nam để giáo viên có thể chủ động sắp xếp tời gian, chuẩn bị và thực hiện các hoạt động theo đúng kế hoạch đã đề ra nhằm đạt kết quả tốt nhất. 
Việc xây dựng kế hoạch giúp tôi chủ động thực hiện chương trình theo đúng kế hoạch đã vạch sẵn, không bị thụ động do đó công việc đạt kết quả cao. Vì thế, ngay từ đầu tháng 9 căn cứ vào kế hoạch thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non theo độ tuổi [4] và kế hoạch thực hiện đề án “ xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống” của nhà trường[5], tình hình thực tế của nhóm lớp, địa bàn Thị trấn và khả năng nhận thức của các cháu. Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường và xây dựng kế hoạch các hoạt động dạo chơi tham quan sao cho phù hợp với trẻ, gây được hứng thú cho trẻ và quan trọng hơn là phải kích thích tính tìm tòi, ham hiểu biết về những gì được trải nghiệm, qua đó dần dần thấm nhuần vào từng cá nhân trẻ những kiến thức, kỹ năng đã học trong những buổi chính khóa cũng  như cung cấp kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
- Kế hoạch cụ thể gắn với chủ điểm như sau:
Chủ đề
Nội dung hoạt động
Hình thức
Trường mầm non
Cho trẻ tham quan các khu vực trong trường mầm non.
Tham quan trực tiếp dưới sự hướng dẫn của cô.
Bản thân – Tết trung thu
Cho trẻ tham gia lễ hội trăng rằm
Trẻ trực tiếp tham gia và quan sát
Gia đình
Cho trẻ đi tham quan công viên Hội An- Thành phố Thanh Hóa
Trẻ tham quan trực tiếp dưới sự hướng dẫn của cô giáo
Nghề nghiệp- ngày 22/11
- Tham quan làng nghề Bát Tràng
- Tham quan doanh trại bộ đội của tiểu đoàn B40- xã Quảng cát- Thành phố Thanh Hóa
Tham quan qua màn ảnh nhỏ.
Thăm quan trực tiếp dưới sự hướng dẫn của cô.
Thế giới động vật.
- Tham quan một số khu bảo tồn động vật hoang dã.
- Cho trẻ xem xiếc
Thăm quan qua màn ảnh nhỏ.
Tết - mùa xuân
-Tham quan Thiền viện trúc lâm- Thành phố Thanh Hóa
- Tập gói bánh chưng ngày tết
- Tham gia hội thi “Bé tập làm nội trợ”.
- Tham quan trực tiếp dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
- Trẻ được tập gói bánh chưng
- Quan sát và tham gia trực tiếp tham gia hội thi
Phương tiên giao thông
Quan sát tại mô hình sân chơi giao thông.
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo
Nước và các hiện tượng tự nhiên
Chơi với nưóc
Dưới sự hướng dẫn của cô.
Quê hương- Đất nước- Bác Hồ
- Tham quan đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Tham quan Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
Tham quan trực tiếp dưới sự hướng dẫn của cô giáo và hướng dẫn viên.
Trường tiểu học
Tham quan trường tiểu học Thị Trấn Quảng Xương.
Tham quan trực tiếp dưới sự hướng dẫn của cô giáo
Báo cáo với Ban giám hiệu về kế hoạch dạo chơi tham quan của lớp, tham mưu với ban giám hiệu khâu tổ chức, kinh phí. 
Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm để tuyên truyền và lấy ý kiến của phụ huynh học sinh, phổ biến ý tưởng của giáo viên, lợi ích khi thực hiện hoạt động này, bàn về những khó khăn có thể gặp phải và cùng thảo luận để tìm ra phương án giải quyết tối ưu.
Lên kế hoạch và thông báo với phụ huynh về những chuyến đi sắp tổ chức cho trẻ.
Vận động phụ huynh học sinh cùng tham gia vào các hoạt động tham quan dã ngoại của trẻ. Như vậy khoảng cách giữa phụ huynh và nhà trường không còn xa cách.
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch dạo chơi tham quan, tôi còn chú trọng đến việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho từng chủ điểm phù hợp với khả năng của mỗi trẻ.
VD: Bộ tiêu chí đánh giá nội dung giáo dục kỹ năng sống chủ điểm “ Bản thân- Tết trung thu” và chủ điểm “ Gia đình- ngày 20/10”
Chủ điểm
Nội dung kỹ năng
Kỹ năng lựa chọn
Bản thân- Tết trung thu
4 tuần
(Từ 2/10 đến 27/10/2017)
Giáo dục gắn với kỹ nặng tự bảo vệ bản thân.
1
KN10: Biết kêu cứu gọi người xung quanh giúp đỡ khi mình hoặc người khác khi gặp nguy hiểm, đánh đập, bị ngã chảy máu,
Giáo dục gắn với kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
2
KN22: Biết sử dụng từ ngữ phù hợp kể về bản thân, về những người thân.
Giáo dục gắn với kỹ năng tự lập.
3
KN25: Biết rửa tay và chải răng đúng cách, không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt áo, quần.(Rửa mặt bằng nước sạch trước khi ăn và lau miệng, uống nước sau khi ăn. Biết rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,khi tay bẩn. ..)
Giáo dục gắn với kỹ năng hoạt động nhóm.
4
KN39: Tích cực hợp tác với bạn bè trong các hoạt động chung của nhóm, lớp
Gia đình- ngày 20/10
4 tuần
(Từ 30/10 – 24/11/2017)
Giáo dục gắn với kỹ nặng tự bảo vệ bản thân.
1
KN9: Không đi theo hoặc nhận quà của người lạ khi chưa được sự đồng ý của người thân.( Nhận biết phân biệt được người thân, người lạ, tự biết không nên đi theo người lạ và giải thích được vì sao. Biết tự bảo vệ: La to, kêu cứu, chạy đi gặp người lớn, nhờ bạn gọi người lớn khi thấy bạn nhận quà và đi theo người lạ)
Giáo dục gắn với kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
2
KN14: Không nói tục, không chưởi bậy: (Không nói tục, nói những từ không lịch sự, thiếu tôn trọng khi giao tiếp)
Giáo dục gắn với kỹ năng tự lập.
3
KN26: Biết cùng cô sắp xếp bàn nghế, kê sạp ngủ, chuẩn bị bữa ăn. Giúp cô chia cơm cho các bạn, tự lấy cơm, sắp bát, lau miệng, uống nước sau khi ăn xong.
Giáo dục gắn với kỹ năng hoạt động nhóm.
4
KN37: Làm thiệp chức mừng bà, mẹ và cô giáo nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
Phiếu theo dõi
Sự phát triển của trẻ 5- 6T và nội dung giáo dục kỹ năng sống
Chủ điểm : Bản thân- Tết trung thu.
TT
Họ và tên trẻ
PT thể chất
PT nhận thức
PTNN và GT
PTTC và KNXH
PTTM
Tổng
MMT2
(KN25)
MMT6
KKN10
MMT29
MMT42
MMT48
((KN22)
MMT52
MMT70
KKN39
MT93
Đ
CĐ
1
Mai Hương Giang
+
+
+
- 
+
+
+
+
-
+
8
2
2
Cao Thị Ngân Hà
+
+
+
 +
+
+
+
-
+
+
3
Nguyễn Lê N. Hà
+
+
+
 +
+
+
+
+
+
-
4
Bùi Thu Hoài
-
+
+
 +
-
+
+
+
+
+
5
Bùi Sỹ Hưng
+
+
+
- 
+
+
-
+
+
+
6
Trần Quang Huy
+
+
+
 +
+
-
+
-
+
+
7
Bùi Sỹ Tuấn Kiệt
-
+
+
 +
+
+
+
+
+
-
..
.
Tổng(Tính %)
71,4%
..
Phiếu theo dõi
Sự phát triển của trẻ 5- 6T và nội dung giáo dục kỹ năng sống
Chủ điểm: Gia đình- Ngày 20/10.
TT
Họ tên trẻ
PT thể chất
PT nhận thức
PTNN và GT
PTTC và KNXH
PTTM
Tổng
MT18
MT11
(KN9)
KN26
MT26
MT31
MT49
(KN 14)
MT53
MT57
KN37
MT94
Đ
CĐ
1
Mai Hương Giang
+
+
-
+
+
+
+
+
+
+
9
1
2
Cao Thị Ngân Hà
+
+
-
+
+
+
-
+
+
+
3
Nguyễn Lê N. Hà
+
+
+
-
+
+
+
-
+
+
4
Bùi Thu Hoài
 +
+
+
+
+
+
+
+
-
+
5
Bùi Sỹ Hưng
+
+
+
+
-
-
+
+
+
+
6
Trần Quang Huy
+
+
+
+
+
+
+
-
+
-
7
Bùi Sỹ Tuấn Kiệt
-
+
+
+
+
+
+
+
+
+
..
.
Tổng(Tính %)
85,7%
100%
..
2.3.2. Tổ chức kế hoạch dạo chơi tham quan qua màn ảnh nhỏ.
Như chúng ta đã biết, do điều kiện kinh tế và quỹ thời gian còn hạn chế, nên không thể tổ chức cho trẻ tất cảc các hoạt động trực tiếp đến tận nơi quan sát và tìm hiểu, nhất là những nơi ở xa. Do đó, để thực hiện biện pháp này, tôi luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi cập nhật và sưu tầm những tranh ảnh, video hoặc tự quay những đoạn phim về những phong cảnh con người xung quanh địa bàn. Sau đó, tôi lựa chọn những hình ảnh đẹp, thu hút và phù hợp với trẻ nhằm cho trẻ được quan sát những hình ảnh đẹp, chân thực, nổi bật kỹ năng sống cần thiết từ đó hướng trẻ tích cực tham gia tìm hiểu. Mặt khác, với trẻ những đoạn phim tư liệu, tài liệu rất khô khan, không thu hút, tôi đã tổ chức cho trẻ xem ở một môi trường khác, như một chiếc Ti vi màn hình thật lớn, thật lạ lẫm với trẻ thì đó thực sự là một điều rất thu hút. Những đoạn phim đó được trẻ tiếp thu một cách tự nhiên, tích cực qua đó dần hình thành ở trẻ kỹ năng sống hợp tác, giao tiếp tự tin, tăng khả năng tò mò, sáng tạo ở trẻ
* Một buổi du lịch qua màn ảnh nhỏ của cô và trò lớp Họa my 3
- VD1: Hoạt động: “ Làng nghề Bát Tràng”
Hoạt động này trẻ được quan sát những công việc, những con người với những sản phẩm mang đậm phong cách Việt Nam. Trẻ biết được những kiến thức cơ bản về những sản phẩm thông thường như xuất xứ, tên gọi, cách làm và công dụng của nó. Qua hoạt động này tôi giáo dục trẻ biết gìn giữ những s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_thong_qua_ho.doc