SKKN Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 10 cho học sinh Trường THPT Lê Lợi
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) đã xác định: "Đối với Giáo dục phổ thông (GDPT), tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS). Nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng GD lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng (KN) thực hành, vận dụng kiến thức (VDKT) vào thực tiễn, ."
Trong giai đoạn này, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho HS là vô cùng quan trọng, GD kĩ năng sống (KNS) đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức (KNVDKT) để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là một trong những tiêu chí được coi trọng hàng đầu.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông (PT), hầu hết các giáo viên (GV) chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết, nội dung bài học cho HS, rèn luyện KN làm các bài thi bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm,. Việc rèn KNVDKT vào giải quyết các vấn đề, các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn còn chưa được triển khai đồng bộ. Việc VDKT vào thực hiện vẫn còn mang tính hình thức, chưa được thanh kiểm tra thường xuyên nên hiệu quả chưa cao.
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực tiễn đời sống. Cùng với xu hướng phát triển của nền GD trong nước và quốc tế, việc rèn luyện và nâng cao cho HS KNVDKT Sinh học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và cần phải đặc biệt quan tâm.
Là GV giảng dạy môn Sinh học, qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy rằng việc VDKT môn Sinh học để giải quyết, giải thích các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày của các em HS trường Trung học phổ thông (THPT) Lê Lợi còn rất hạn chế. Nhiều vấn đề xảy ra trong cuộc sống thường ngày, các em chỉ cần VDKT môn Sinh học 10 vào thì có thể giải thích và giải quyết dễ dàng và hiệu quả. Ví như các vấn đề đặt ra là: Tại sao tay chân hoạt động nhiều lại thấy mỏi cơ? Tại sao về mùa khô, người ta lại bôi sáp để chống nẻ? Tại sao dưa muối để lâu lại bị khú?. Còn rất nhiều câu hỏi "tại sao" như vậy về các vấn đề xảy ra hàng ngày xung quanh các em HS. Tuy nhiên việc VDKT trong sách vở để giải thích về các hiện tượng đó của các em HS còn rất khiêm tốn.
Sinh học 10 là chương trình có rất nhiều nội dung kiến thức có thể vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, tôi luôn chú ý đến đặc điểm các đơn vị kiến thức, độ dài của bài để bố trí sắp xếp rèn KNVDKT vào thực tiễn sao cho hợp lí. Tôi đã đặt vấn đề vào bài mới bằng những tình huống trong thực tiễn cuộc sống; đặt các câu hỏi, nêu vấn đề sau mỗi đơn vị kiến thức có ứng dụng trong thực tiễn; lồng ghép VDKT vào thực tiễn ở phần củng cố bài hay ở các bài thực hành, .
Từ những quan điểm chỉ đạo, từ thực trạng và mong muốn nêu trên, cùng với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác giảng dạy, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 10 cho học sinh Trường THPT Lê Lợi”.
MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Mục đích của việc thực hiện đề tài 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II. NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3 1. Các khái niệm 3 2. Kiến thức Sinh học 10 và khả năng ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống 3 3. Quy trình rèn KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học 10 3 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC VDKT VÀO THỰC TIỄN 4 1. Việc VDKT Sinh học 10 vào thực tiễn của HS ở trường THPT Lê Lợi 4 2. Ưu điểm 4 3. Nhược điểm 4 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 Chương 3: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cách thức rèn KNVDKT vào thực tiễn 5 2. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 10 6 2.1. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong phần đặt vấn đề vào bài mới 6 2.2. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy từng nội dung kiến thức có thể liên hệ thực tiễn 7 2.3. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong phần củng cố bài 10 2.4. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong các tiết tự chọn 12 2.5. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong các tiết thực hành 16 Chương 4: HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 17 1. Đối chứng kết quả 17 2. Đánh giá kết quả 18 3. Phạm vi ảnh hưởng của đề tài. 18 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 1. Với các cấp quản lí 19 2. Với GV Sinh học 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN 20 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) đã xác định: "Đối với Giáo dục phổ thông (GDPT), tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS). Nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng GD lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng (KN) thực hành, vận dụng kiến thức (VDKT) vào thực tiễn, ..." Trong giai đoạn này, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho HS là vô cùng quan trọng, GD kĩ năng sống (KNS) đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức (KNVDKT) để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là một trong những tiêu chí được coi trọng hàng đầu. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông (PT), hầu hết các giáo viên (GV) chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết, nội dung bài học cho HS, rèn luyện KN làm các bài thi bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm,... Việc rèn KNVDKT vào giải quyết các vấn đề, các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn còn chưa được triển khai đồng bộ. Việc VDKT vào thực hiện vẫn còn mang tính hình thức, chưa được thanh kiểm tra thường xuyên nên hiệu quả chưa cao. Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực tiễn đời sống. Cùng với xu hướng phát triển của nền GD trong nước và quốc tế, việc rèn luyện và nâng cao cho HS KNVDKT Sinh học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và cần phải đặc biệt quan tâm. Là GV giảng dạy môn Sinh học, qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy rằng việc VDKT môn Sinh học để giải quyết, giải thích các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày của các em HS trường Trung học phổ thông (THPT) Lê Lợi còn rất hạn chế. Nhiều vấn đề xảy ra trong cuộc sống thường ngày, các em chỉ cần VDKT môn Sinh học 10 vào thì có thể giải thích và giải quyết dễ dàng và hiệu quả. Ví như các vấn đề đặt ra là: Tại sao tay chân hoạt động nhiều lại thấy mỏi cơ? Tại sao về mùa khô, người ta lại bôi sáp để chống nẻ? Tại sao dưa muối để lâu lại bị khú?... Còn rất nhiều câu hỏi "tại sao" như vậy về các vấn đề xảy ra hàng ngày xung quanh các em HS. Tuy nhiên việc VDKT trong sách vở để giải thích về các hiện tượng đó của các em HS còn rất khiêm tốn. Sinh học 10 là chương trình có rất nhiều nội dung kiến thức có thể vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, tôi luôn chú ý đến đặc điểm các đơn vị kiến thức, độ dài của bài để bố trí sắp xếp rèn KNVDKT vào thực tiễn sao cho hợp lí. Tôi đã đặt vấn đề vào bài mới bằng những tình huống trong thực tiễn cuộc sống; đặt các câu hỏi, nêu vấn đề sau mỗi đơn vị kiến thức có ứng dụng trong thực tiễn; lồng ghép VDKT vào thực tiễn ở phần củng cố bài hay ở các bài thực hành, ... Từ những quan điểm chỉ đạo, từ thực trạng và mong muốn nêu trên, cùng với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác giảng dạy, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 10 cho học sinh Trường THPT Lê Lợi”. II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Đề tài ra đời nhằm rèn các KNVDKT vào thực tiễn cho các em HS trường THPT Thọ Xuân, qua đây giúp các em HS: - Có thêm KNVDKT vào trong thực tiễn. - Củng cố lại các kiến thức Sinh học 10 cần thiết. - Có thêm các KNS như: KN giao tiếp, KN làm việc nhóm, KN trình bày trước đám đông, KN giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, ... - Thấy được sự gần gũi giữa kiến thức sách vở và thực tiễn cuộc sống. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Các KNVDKT vào thực tiễn cho HS 2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi dạy học môn Sinh học 10 - ban cơ bản. * Khách thể nghiên cứu: - Lớp thực nghiệm: lớp 10A1, 10A2 (năm học 2017 – 2018) - Lớp đối chứng: lớp 10A7, 10A8 (năm học 2017 – 2018) IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2. Phương pháp thực nghiệm 3. Phương pháp phân tích và đánh giá kết quả 4. Phương pháp viết báo cáo khoa học PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Các khái niệm: 1.1. VDKT vào thực tiễn là gì? VDKT vào thực tiễn là thể hiện tư duy của người học: Khi người học VDKT vào một đối tượng, một tình huống cụ thể, người học cần phải phát huy hết năng lực tư duy của mình. Từ chỗ tự mình phát hiện ra vấn đề đến quá trình tìm hiểu, suy luận, phân tích, khái quát hóa, ... để vận dụng giải quyết vấn đề đều thể hiện tư duy của người học ở các cấp độ khác nhau. Quá trình lĩnh hội kiến thức và VDKT vào thực tiễn cũng như hiệu quả của việc VDKT thể hiện những phẩm chất tư duy của người học. Vì vậy mà ở mỗi người học, khả năng VDKT là khác nhau do năng lực tư duy của mỗi em là khác nhau. VDKT vào thực tiễn đòi hỏi huy động nhiều năng lực khác nhau: Năng lực phát hiện, năng lực chủ động sáng tạo, năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc, năng lực hệ thống hóa kiến thức, năng lực định hướng kiến thức...Muốn vận dụng tốt kiến thức không thể thiếu một tư duy sáng tạo. 1.2. Dạy học theo hướng rèn KNVDKT vào thực tiễn là gì? Dạy học theo hướng rèn KNVDKT vào thực tiễn là phương thức dạy học mà người GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và có lồng ghép việc rèn các KNVDKT cho HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. HS tham gia vào HĐ học tập này sẽ được củng cố kiến thức liên quan, được trang bị thêm KNVDKT vào thực tiễn. Từ đây giúp các em sống tự tin hơn, linh hoạt và chủ động hơn trong cuộc sống. Các em sẽ làm chủ, trở thành các chuyên gia tư vấn, giải đáp các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 2. Kiến thức Sinh học 10 và khả năng ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống Sinh học là một môn khoa học về sự sống. Sinh học 10 tập trung nghiên cứu một số cấp độ tổ chức của thế giới sống: phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể; nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường sống. Nghiên cứu Sinh học 10 sẽ làm rõ được thành phần hóa học, thành phần cấu trúc và các chức năng của TB, của cơ thể sống đơn giản nhất (VSV). Đồng thời biết được một số cơ chế sinh học, quá trình sinh lí diễn ra trong TB và cơ thể VSV. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 3. Quy trình rèn KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học 10 Để rèn KNVDKT vào thực tiễn cho HS cần thực hiện tốt theo 6 bước sau: Xác định nội dung kiến thức cần liên hệ với thực tiễn Xác định cơ sở khoa học của nội dung liên hệ với thực tiễn Chọn các ý tưởng, giải pháp tốt nhất Tổ chức các biện pháp liên hệ thực tiễn Đánh giá kết quả Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập * Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu HĐ và xác định mục tiêu, giao nhiệm vụ cho HS. Hoặc GV giới thiệu HĐ và HS tự xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập nhờ hướng dẫn của GV. * Bước 2: Xác định kiến thức cần liên hệ với thực tiễn - GV cung cấp phương tiện: hình vẽ, mô hình, bảng biểu, sơ đồ,... đã chuẩn bị sẵn hoặc thông tin sách giáo khoa ở từng mục, từng phần tương ứng, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: trả lời câu hỏi, mô tả, điền từ, hoàn chỉnh sơ đồ, thảo luận, giải quyết tình huống, nêu hiện tượng thực tiễn mà HS cho là liên quan tới kiến thức,... - HS thảo luận dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV để hoàn thành các nhiệm vụ. GV cần tổ chức, hướng dẫn HS liên hệ kiến thức với thực tiễn. * Bước 3: Xác định cơ sở khoa học của nội dung VDKT vào thực tiễn - GV cần tổ chức cho HS tìm cơ sở khoa học của nội dung VDKT vào thực tiễn. * Bước 4: Chọn các ý tưởng, giải pháp tốt nhất - HS tiến hành thảo luận, nêu các ý tưởng, giải pháp để giải quyết vấn đề. HS tiến hành báo cáo tổng hợp các ý kiến của nhóm. - GV tổ chức đánh giá các giải pháp, định hướng, tư vấn cho HS chọn lựa các giải pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề. * Bước 5: Tổ chức các biện pháp liên hệ thực tiễn - GV tổ chức các biện pháp dạy học rèn KNVDKT vào thực tiễn. - HS thực hiện, vận dụng, giải thích, rút kinh nghiệm. * Bước 6: Đánh giá kết quả - GV hướng dẫn để HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, tự rút ra kết luận đúng. - GV đánh giá tổng hợp, định hướng KNVDKT cho HS theo các hướng mới. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC VDKT VÀO THỰC TIỄN 1. Việc VDKT Sinh học 10 vào thực tiễn của HS ở trường THPT Lê Lợi - Trong những năm học vừa qua, việc VDKT môn Sinh học 10 vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn của HS trường THPT Lê Lợi được triển khai thực hiện qua nhiều hoạt động (HĐ) khác nhau như: HĐ dạy học tích hợp; cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho HS Trung học; HĐ nội khóa, ngoại khóa; HĐ ngoài giờ lên lớp về sức khỏe sinh sản vị thành niên hay GD ý thức bảo vệ môi trường, ... - Công tác dạy học có VDKT vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn được triển khai ngay từ đầu năm học. Vì vậy tất cả các GV bộ môn Sinh học trong nhà trường đều nắm được và thực hiện rất nghiêm túc. - Tuy nhiên việc VDKT vào thực tiễn vẫn chưa đồng bộ và thường lấy lí do là HS và GV bận, ít có thời gian. 2. Ưu điểm - Quá trình thực hiện việc rèn KNVDKT được áp dụng thường xuyên, liên tục và luôn được chú trọng ở tất cả các môn học, ở tất cả các khối lớp. - Nhà trường đã tổ chức các cuộc hội thảo bàn về việc dạy học VDKT vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn và các KN cần thiết cho hoạt động này. - Hoạt động này luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu (BGH) nhà trường, các em HS rất hào hứng. 3. Nhược điểm - Nhiều GV vẫn còn lúng túng, chưa có kinh nghiệm và cách thức vận dụng chưa linh hoạt, chưa thật sự phù hợp. - Thói quen của GV là dạy học chỉ đạt được các kiến thức theo chuẩn kiến thức KN của Bộ GD và Đào tạo chứ chưa chú trọng đến việc rèn KNVDKT vào giải quyết các tình huống thực tiễn. - Chưa có nhiều tài liệu chuẩn về việc VDKT để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. - HS thiếu KNVDKT để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. - HS bắt đầu tiếp cận và làm quen với cách học thiên về việc VDKT vào thực tiễn nên còn rất bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm. Chương 3: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cách thức rèn KNVDKT vào thực tiễn a. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong phần đặt vấn đề vào bài mới: Trước khi dạy bài mới, tôi đặt vấn đề bằng cách nêu các vấn đề hay đặt các câu hỏi xảy ra trong thực tiễn mà cần sử dụng kiến thức trong bài để giải quyết. Đây là phương pháp tạo tình huống có vấn đề, từ vấn đề đặt ra tôi hướng dẫn các em nghiên cứu nội dung bài học và tìm hiểu những kiến thức cơ bản cần thiết để giải quyết các vấn đề đó. Phương pháp này đã làm tăng tính tò mò, tư duy của HS trong quá trình học tập. b. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy từng nội dung kiến thức có thể liên hệ thực tiễn: Khi HS nghiên cứu xong nội dung kiến thức cơ bản mà nội dung kiến thức đó có thể liên hệ với các vấn đề trong thực tiễn thì tôi sẽ đặt ra các câu hỏi, nêu các vấn đề hay trình chiếu các hình ảnh hoặc video về các vấn đề diễn ra trong thực tiễn liên quan. Sau đó tôi yêu cầu HS thảo luận và đưa ra câu trả lời hay giải thích cho vấn đề đó. Hoặc tôi cho chia HS thành nhiều nhóm và yêu cầu các nhóm tự liên hệ kiến thức ở từng phần với các vấn đề xảy trong thực tiễn. Sau đó tôi tổ chức cho các nhóm HS tự giải quyết vấn đề và đánh giá lẫn nhau. Qua đây các em sẽ củng cố được kiến thức liên quan, có thêm các KNS cần thiết (KN quan sát, KN làm việc nhóm, KN trình bày trước đám đông, KN quản lí thời gian, ...) và đặc biệt có thêm KNVDKT vào thực tiễn. c. Rèn KNVDKT vào thực tiễn ở phần củng cố bài: Với những bài mà nội dung kiến thức có thể liên hệ thực tiễn ít, nội dung bài không dài thì sau khi nghiên cứu kĩ phần kiến thức cơ bản, tôi dành 5 - 10 phút để tổ chức cho HS thảo luận, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến kiến thức bài học. GV hoặc HS nêu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến kiến thức trong bài học, sau đó cho các HS khác thảo luận và đưa ra câu trả lời. Cũng có thể tổ chức một số trò chơi (điền ô chữ, mở lá thăm tìm bạn đồng hành), nội dung và câu hỏi trong các trò chơi này đều mang tính thực tiễn và phải VDKT của bài vừa học để giải quyết. d. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong các tiết tự chọn: Sau khi kết thúc mỗi chương hay mỗi phần kiến thức, tôi lồng việc rèn KNVDKT vào thực tiễn trong các tiết tự chọn để giúp các em HS củng cố được kiến thức cơ bản của chương, của phần đó, đồng thời giúp các em HS có thêm KNVDKT vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn có liên quan một cách phù hợp và hiệu quả nhất. e. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong các tiết thực hành: Đối với các tiết thực hành là tiết học nhằm làm rõ và làm tường minh kiến thức lí thuyết liên quan bằng các sản phẩm cụ thể. Vì vậy ở các tiết này, sau khi HS hoàn thành các bước, các khâu thực hành tôi sẽ tổ chức cho các em đi tìm hiểu, nghiên cứu và trả lời một số vấn đề diễn ra trong thực tiễn cuộc sống mà có liên quan đến kiến thức của bài thực hành. 2. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 10 2.1. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong phần đặt vấn đề vào bài mới * Khi dạy bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - GV có thể đặt vấn đề trong thực tiễn để vào bài như sau: + Trong cơ thể người có các hệ cơ quan như (hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, ...). Vậy các hệ cơ quan này được cấu tạo bởi những thành phần nào? Tập hợp nhiều người sẽ tạo thành một cấp tổ chức sống cao hơn là gì? + Tại sao người say rượu sau một thời gian lại có thể tỉnh lại? Các câu hỏi nêu trên gây ra sự tò mò và hứng thú ở HS. Từ đó thôi thúc các em tích cực tìm hiểu kiến thức để lí giải các câu hỏi đó. Khi HS đang phân vân và suy nghĩ, GV có thể đặt vấn đề vào bài mới thì sẽ nhận được sự chú ý của HS. * Khi dạy bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước - GV có thể đặt vấn đề trong thực tiễn để vào bài như sau: GV chuẩn bị một vài viên đá lạnh nhỏ (kích thước 2 - 3 cm) và một cốc nước sạch (500ml). Trước khi vào bài, GV nêu thí nghiệm: Cho các viên đá vào trong cốc nước thì các viên đá sẽ nổi hay chìm? Tại sao? HS sẽ hứng thú trả lời và GV sẽ thí nghiệm để minh chứng cho các câu trả lời đó. Từ đây GV đặt vấn đề vào bài mới. * Khi dạy bài 7: Tế bào nhân sơ - GV có thể nêu vấn đề trong thực tiễn để vào bài như sau: Xung quanh chúng ta có rất nhiều các VSV gây bệnh nhưng chúng ta không nhìn thấy chúng. Tại sao? Cơ thể chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào mà có thể gây ra rất nhiều bệnh dịch cho con người và các sinh vật khác? Từ đây GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu bài 7 và đưa ra câu trả lời chính xác nhất. * Khi dạy bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất - GV có thể nêu vấn đề trong thực tiễn để vào bài như sau: Thức ăn chính của trâu bò là thực vật, chúng tiêu hóa được xenlulôzơ. Tuy nhiên con người cũng ăn rau, ăn măng, ... nhưng chúng ta không tiêu hóa được xenlulôzơ. Vậy tạo sao có sự khác biệt đó? Từ đây sẽ xuất hiện mâu thuẫn trong đầu HS, GV đặt vấn đề vào bài. * Khi dạy bài 16: Hô hấp tế bào - GV có thể nêu vấn đề trong thực tiễn để vào bài như sau: Tại sao, khi thu hoạch lúa về đắp thành đống thì sau một đêm, đống lúa có nhiệt độ cao, có nước và khói bốc lên? Lúc này HS sẽ suy nghĩ và tìm câu trả lời. GV đặt vấn đề vào bài mới một cách nhẹ nhàng và sẽ hiệu quả. * Khi dạy bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ - GV nêu vấn đề trong thực tiễn để vào bài như sau: Tại sao virut HIV chỉ xâm nhập và gây bệnh AIDS cho người mà không xâm nhập và gây bệnh cho các loài động vật khác? Tại sao khi bị bệnh AIDS thì người bệnh sẽ chết? HS sẽ đưa ra các câu trả lời khác nhau. GV hướng dẫn HS tự nghiên cứu nội dung bài 30. 2.2. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy từng nội dung kiến thức có thể liên hệ thực tiễn * VDKT bài 1, mục II.2: Hệ thống mở và tự điều chỉnh - GV nêu vấn đề và yêu cầu HS thảo luận để giải thích các vấn đề sau: + Tại sao người tắm biển, mặc dù nồng độ muối trong nước biển cao hơn rất nhiều so với nồng độ muối trong cơ thể người nhưng người không bị muối xâm nhập vào cơ thể và gây ra sự ức chế cơ thể? + Tại sao người bị say rượu thì sau một thời gian nhất định sẽ tỉnh trở lại? - Học sinh thảo luận và đưa ra các câu giải thích như sau: + Do các TB da cho các ion Na+ và Cl- trong nước biển đi qua màng một cách có chọn lọc. Cơ thể người có khả năng tự điều chỉnh nên các TB và cơ thể không rơi vào trạng thái thừa ion Na+ và Cl- nên cơ thể người sẽ không bị ức chế. + Khi uống rượu, rượu đi vào máu lên não và đầu độc các TB thần kinh, gây nên trạng thái say rượu (người lâng lâng). Sau một thời gian, gan và thận hoạt động sẽ đào thải lượng rượu qua đường nước tiểu làm giảm và hết nồng độ rượu trong máu, lúc này người say rượu sẽ trở lại trạng thái bình thường. * VDKT bài 3, mục I: Các nguyên tố hóa học - GV nêu vấn đề và yêu cầu HS thảo luận, trả lời: Tại sao cần thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số món yêu thích cho dù món đó rất bổ dưỡng? - HS thảo luận, trao đổi và đưa ra câu trả lời: Ăn các món ăn khác nhau sẽ cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho cơ thể. Đảm bảo có đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết để cơ thể tồn tại và phát triển. * VDKT bài 3, mục II.1: Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước - GV cho HS thảo luận và đặt được các câu hỏi như sau: + Tại sao nước đá nổi trong nước thường? + Tại sao chuối chín sau khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh một thời gian, khi lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa đưa vào tủ lạnh. - HS thảo luận và đưa ra các câu giải thích: Giữa các phân tử H2O liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô là liên kết yếu. Liên kết này mạnh nhất khi nó nằm trên đường thẳng qua trục O – H của phân tử nước bên cạnh và yếu hơn khi nó lệch trục O – H. Ở nước đá, liên kết hiđrô thẳng trục và bền vững, mật độ phân tử ít, khoảng trống giữa các phân tử lớn. Ở nước thường, liên kết hiđrô không thẳng trục nên yếu, mật độ phân tử lớn, khoảng trống giữa các phân tử nhỏ => nước đá có cấu trúc thưa hơn và nổi trên nước thường. + Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các TB chưa bị vỡ và liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định. Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong TB quả chuối đông thành đá → TB bị vỡ ra → khi đá tan, TB đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa nên quả chuối sẽ mềm hơn. * VDKT bài 10, mục IX: Màng sinh chất - GV trình chiếu một số hình ảnh và video về hiện tượng người ghép mô, ghép cơ quan không liền và có liền vết ghép. GV hỏi: tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan "lạ" và đào thải các cơ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ren_ki_nang_van_dung_kien_thuc_vao_thuc_tien_trong_day.doc