SKKN Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua công tác chủ nhiệm lớp

SKKN Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua công tác chủ nhiệm lớp

 Rèn kĩ năng sống là một mặt của giáo dục. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống.Theo bản thân, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân.Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người.

 Ở bậc tiểu học, các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về Toán học, Khoa học và Nhân văn, vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội gắn với những kinh nghiệm đạo đức. Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai. Biết làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa. Thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức. Chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.

Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện - học sinh tích cực.” Chính ở dưới mái trường, các em học được nhiều điều hay, lẽ phải. Và nhà trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành người tài xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với học sinh tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này.

 

doc 15 trang thuychi01 21459
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 Rèn kĩ năng sống là một mặt của giáo dục. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống.Theo bản thân, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân...Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. 
 Ở bậc tiểu học, các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về Toán học, Khoa học và Nhân văn, vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội gắn với những kinh nghiệm đạo đức. Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai. Biết làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa. Thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức. Chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện - học sinh tích cực.” Chính ở dưới mái trường, các em học được nhiều điều hay, lẽ phải. Và nhà trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành người tài xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với học sinh tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này.
 Thực trạng hiện nay, việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế. Nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ. Các em hay “nói trước quên sau” và chưa có khả năng vận dụng những điều đã học áp dụng vào thực tế. Mặt khác, các em một mực rất tin vào lời nói của thầy cô giáo. Thầy cô bảo đọc, bảo chép thì cứ đọc, cứ chép và quá trình ấy cứ lặp đi, lặp lại dần dần dẫn đến thói quen. Chính vì thế, bản thân hết sức băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? ...
Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, bản thân chọn đề tài: “ Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua công tác chủ nhiệm lớp”. Vấn đề mà chắc hẳn không chỉ riêng bản thân mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh của mình có những kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này, trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội. Đây cũng là một vấn đề mà phụ huynh và xã hội hết sức quan tâm.
2. Mục đích nghiên cứu
 Tìm hiểu cơ cở lí luận, cơ sở thực tiễn, những thận lợi và khó khăn của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
 Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống. 
 Tìm một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật
 Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời. 
 Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm sau khi áp dụng đề tài.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Các tiết học hàng ngày, các tiết sinh hoạt, hoạt động ngoại khoá, ở trường tiểu học Điện Biên 2.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
4.1) Nghiên cứu lí luận: Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
4.2) Nghiên cứu thực tế: 
 - Khảo sát thực tế học sinh: Qua hai đợt ( đầu năm học và cuối học kì 1)
 - Phương pháp quan sát
 Quan sát hoạt động học tập (Xem các em có tích cực tham gia vào các hoạt động hay không? Có kĩ năng làm bài hay không?...)
 Quan sát hoạt động vui chơi (Thích trò chơi nào, thái độ trung thực hay gian lận khi tham gia trò chơi).
 Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi nói chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi tốt xấu với mọi người).
 - Sử dụng phương pháp thực hành: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt công tác xã hội hóa trong việc giáo dục kĩ năng sống.
 - Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục:
 Phân tích các nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống.
 Tổng hợp các biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, của nhà trường và gia đình.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tạiỞ Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.	
 Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực", trong đó nội dung: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
 Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn.
Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế giới, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh song những mặt trái của xã hội cũng xuất hiện làm ảnh hưởng đến một bộ phận trẻ em. Theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ mải lo làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm. Không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè,...ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo ý người khác. Bên cạnh việc học các môn văn hoá nếu trẻ được chú ý giáo dục đạo đức, được rèn kĩ năng sống biết phân biệt cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám dỗ, biết ứng xử, biết tự quyết định đúng trong một số tình huống thì chính trẻ sẽ là người tác động tốt đến gia đình, xã hội. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
2.1. Thuận lợi: 
Trường Tiểu học Điện Biên 2 là ngôi trường nằm ở trung tâm thành phố Thanh Hóa, trường đã đạt chuẩn quốc gia nên thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ.
Bên cạnh đó, bản thân nhận được một tập thể học sinh khá ngoan và biết vâng lời, các em gần gũi với cô giáo. Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục. Chính vì thế bản luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kĩ năng sống, giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách toàn diện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển. 
 2.2. Khó khăn:
 Các em học sinh lớp một khá rụt rè, chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, bạn bè. Nhiều em đến trường tỏ ra nói nhiều vì ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. 
 Qua tiến hành khảo sát ( lần 1) ở lớp 1A6 đầu năm học với chủ đề “ Kĩ năng của em”; kết quả như sau:
Tổng số
học sinh
Kĩ năng tốt
Có hình thành kĩ năng
Kĩ năng chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
41
15
36,6
10
24,4
16
39
Tổng số
học sinh
Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm
SL
%
SL
%
41
19
46,3
21
53,7
Tổng số
học sinh
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hòa, khá phù hợp.
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi.
SL
%
SL
%
41
21
51,2
20
48,8
2.3 Nguyên nhân:
Từ thực trạng trên thôi thúc bản thân tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng “Học sinh chưa có kĩ năng sống” là do đâu? Qua nhiều năm thực tế giảng dạy ở trường, bản thân nhận thấy kĩ năng sống học sinh chưa tốt là do những nguyên nhân sau:
 Giáo viên và người lớn chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh.
 Việc rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học còn hạn chế.
 Rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi còn chưa sâu sát.
 Giáo viên khuyến khích động viên khen thưởng học sinh còn ít.
 Công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản chưa nhiều. Cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm Toán thì lo lắng một cách thái quá! Ngoài ra, một số bố mẹ thì quá nuông chiều, cung phụng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân....
3. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Biện pháp 1 : Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
1.1. Xác định đúng vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình.
Công tác chủ nhiệm lớp 1 là một trong những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của người giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động dạy học, phải rèn luyện đạo đức, tác phong sư phạm. Chính vì vậy ngay những ngày đầu tiên gặp lớp bản thân tôi đã soạn sẵn nội dung khi gặp lớp, luôn chỉnh chu trong cách ăn mặc, trong từng cử chỉ hành động, lời ăn, tiếng nói với phụ huynh và đặc biệt là các em học sinh mới vào lớp 1. 
Cô, trò lớp 1A6 ngày tựu trường
1.2. Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp:
Tìm hiểu về phía học sinh: Khi nhận phân công lớp chủ nhiệm của BGH nhà trường, tôi thường
- Tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của từng học sinh.
- Trao đổi, trò chuyện với học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khoá hoặc trong các giờ ra chơi. 
- Thăm hỏi gia đình học sinh, nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt. Tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực, sở trường của học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục tích cực. 
- Kết hợp với Hội cha mẹ học sinh của lớp để cập nhật thông tin về học sinh lớp mình. 
 Tìm hiểu về phía cha mẹ học sinh: 
Sau khi nắm bắt lý lịch học sinh, tôi lựa chọn những phụ huynh có khả năng tuyên truyền và thu hút mọi người cùng quan tâm đến các phong trào chung của lớp. Đối với những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, tôi tiếp xúc, gặp gỡ để nắm bắt và chia sẻ, động viên về mặt tinh thần cũng như giúp đỡ, hướng dẫn làm các thủ tục miễn giảm cho các em, nhận các xuất học bổng của trường và của các đoàn thể. Nhờ vào việc nắm bắt đặc điểm tình hình của lớp tốt nên bước đầu tôi đã có được những thuận lợi trong công tác chủ nhiệm, nắm bắt các thông tin kịp thời từ phụ huynh và học sinh, giúp tôi xây dựng được một kế hoạch chủ nhiệm phù hợp, sát tình hình thực tế và có tính khả thi cao.
1.3. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
Để lớp có nề nếp tốt, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho cả năm học, từng tháng, từng tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường của bộ phận chuyên môn. Kế hoạch chủ nhiệm cần xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu các mặt giáo dục học sinh theo từng tháng, học kì, cả năm học và đặc biệt đề ra những biện pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra, phải được quán triệt đến tất cả phụ huynh trong các cuộc họp Cha mẹ học sinh. Sau mỗi học kỳ đều phải tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể và lập phương hướng hoạt động trong học kỳ 2. Những biện pháp giáo dục phải phù hợp với đặc điểm riêng của lớp, của từng học sinh trên cơ sở các thông tin đã thu thập. Chú trọng việc giáo dục toàn diện và đồng thời cũng nâng cao, phát huy những điểm mạnh của các em để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. 
1.4. Xây dựng đội ngũ cán sự lớp và tổ chức lớp học:
Để xây dựng được bộ máy tổ chức lớp tốt, người giáo viên chủ nhiệm căn cứ trên các thông tin đã cập nhật về số lượng học sinh của lớp, đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình, năng lực tổ chức quản lý của học sinh để bầu chọn cán sự lớp. Tôi đã hướng dẫn các em cách tự quản lớp học và cách xử lí một số tình huống thường xảy ra. Đội ngũ cán bộ lớp không những chỉ có học sinh tiêu
biểu mà còn có cả một số em hiếu động ở trong lớp để các em có ý thức tự giác, biết sửa chữa bản thân, hầu hết các em đều có tiến bộ và trở thành những học sinh gương mẫu. Tôi tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp để triển khai xuống lớp những qui định của giáo viên, của lớpgiao nhiệm vụ cho từng thành viên. Tất cả hệ thống cán bộ lớp phải gương mẫu điều hành công việc dưới sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Chia các tổ có số học sinh nam nữ; học sinh có học lực đều giống nhau. Tôi luôn đề cao vai trò của cán bộ lớp và luôn thay đổi lớp trưởng trong các học kỳ để tạo cơ hội cho các em phát huy năng lực lãnh đạo của mình, các em này thực sự là những cô giáo nhỏ của lớp học. Nhưng tất cả các hoạt động của các em đều phải trong sự kiểm soát của giáo viên chủ nhiệm lớp. Chúng ta đừng vô hình dung tạo cho các em những quyền lực quá mức. Đây cũng chính là rèn và giáo dục kỹ năng lãnh đạo cho các em trong ban cán sự lớp. Vì vậy tất cả các hoạt động của lớp đều đi vào nề nếp một cách tự nhiên, không gò bó, không khuôn khổ.
1.5. Xây dựng nề nếp học tập và ý thức tự quản trong giờ học: 
Công tác chủ nhiệm lớp là một trong hai công tác vô cùng quan trọng của người giáo viên, điều này càng quan trọng hơn khi được đặt trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Để lớp chủ nhiệm của mình thực sự thân thiện, học sinh của mình thực sự tích cực, tôi còn chú trọng đến các công việc sau:
- Tập trung rèn nề nếp sinh hoạt .
Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã cho các em học Nội quy học sinh, phân tích kỹ để các em hiểu nội quy đó. Trong quá trình lên lớp, học sinh phải trật tự thì tôi mới bắt đầu tiết học, tuyệt đối không có tình trạng thầy nói - trò nói, không ai nghe ai. Tuy nhiên, trong công tác này luôn phải nghiêm khắc nhưng cũng cần phải nhẹ nhàng với các em, học ra học, chơi ra chơi. Tôi luôn dành nhiều thời gian cho các em tổ chức các hoạt động thảo luận, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề trong tiết học. Qua đó phát huy tính tích cực và rèn kĩ năng nói, kĩ năng trình bày ý kiến trước đám đông, trước tập thể lớp.
Bên cạnh đó, tôi luôn giáo dục các em ý thức giữ gìn môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp giúp cho chúng ta có sức khoẻ tốt, hướng dẫn các em cụ thể cả việc đi vệ sinh đúng nơi quy định, vứt rác đúng chỗ. Tôi luôn đề cao tinh thần tự quản của các em, khen ngợi những tập thể cá nhân có ý thức tự quản tốt, từ đó giúp các em có ý thức học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Tôi luôn giành thời gian cho các em tự bình bầu thi đua giữa các tổ, các cá nhân vào các tiết sinh hoạt cuối tuần và tiến hành tổng kết thi đua vào cuối tháng. Các tổ và cá nhân xuất sắc được tuyên dương, khen thưởng trước tập thể lớp.
- Tập trung rèn nề nếp học tập.
Ngay từ đầu năm học, tôi điều tra để phân loại học sinh. Từ đó có biện pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng, luôn ưu tiên đến các học sinh tiếp thu chậm trong lớp, giành cho các em này những câu hỏi đơn giản để các em cảm thấy tự tin khi phát biểu ý kiến. Tôi cũng luôn tạo ra trong lớp một không khí thi đua học tập tốt, sôi nổi trong mọi tiết dạy.
Duy trì phong trào thi đua Đôi bạn cùng tiến. Khi xếp chỗ ngồi, tôi luôn chú ý xếp xen kẽ học sinh tiếp thu chậm với học sinh tiếp thu nhanh để các em tự giúp đỡ nhau trong học tập. Cuối tuần, lớp luôn có bình bầu đôi bạn nào tiến bộ nhất trong tuần đó. Duy trì nề nếp truy bài đầu giờ và kiểm tra bài của nhau trong các tiết dạy giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian và hướng các em vào mục tiêu tự đánh giá kết quả của mình. Phát động phong trào thi đua học tập giữa các tổ, nhóm, cá nhân có tiến hành tổng kết tuyên dương, khen thưởng nhằm khuyến khích tinh thần học tập tiến bộ của các em.
Giờ học đạo đức
 - Tập trung rèn nề nếp tự quản:
Tôi đã giáo dục học sinh ý thức giờ nào việc nấy, biết chú ý nghe bạn nói, biết lắng nghe thầy cô giảng bài. Ngoài ra, đối với những học sinh vi phạm nội quy, tôi sẽ xử lí tùy theo mức độ như đổi chỗ ngồi, phê bình trước lớp hoặc trao đổi với cha mẹ học sinh. Để rèn tính tự quản, tôi giao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lớp tự quản lý, điều hành, giải quyết mọi công việc của lớp nhất là khi không có mặt giáo viên chủ nhiệm.
Thể dục giữa giờ
Sau khi vận dụng biện pháp này, tôi thấy các em đã phát huy được tính tự giác rất cao. Xây dựng nề nếp lớp tự quản dựa trên nội quy của trường, lớp giúp các em có cơ hội nuôi dưỡng, rèn luyện và phát triển.
1.6. Nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp.
Tôi luôn chú trọng các nội dung sau:
- Nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt lớp: Trong những giờ sinh hoạt lớp, tôi luôn chuẩn bị các nội dung cần chuyển đến các em. Tránh các nội dung khô cứng, lập đi lập lại, không thực sự gắn với nhu cầu học sinh. Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp tránh đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với học sinh. Bản thân tôi luôn thân mật và gần gũi với các em, không quá nghiêm khắc, luôn đặt mình vào vị trí của học sinh . Tôi luôn hướng dẫn và tập cho các em cùng nhau tổ chức và tham gia. 
 - Nhận xét học sinh trong giờ sinh hoạt lớp theo tinh thần của Thông tư 22: Bản thân tôi luôn cố gắng khen học sinh nhiều hơn là phê bình. Khen ngợi phải cụ thể, chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người được khen. Cần khen ngay hành vi tích cực khi nó vừa xuất hiện bằng cách biểu dương trước tập thể. Học sinh thường nhớ đến những phẩm chất mà GVCN hay tuyên dương. 
VD: Cô thấy em đúng là người bình tĩnh, biết suy nghĩ , em đã không đánh bạn khi bị bạn chế giễu; hoặc : Cô đánh giá cao sự tự nguyện giúp đỡ bạn của em, em rất có tinh thần hợp tác.
 Khi phê bình học sinh cũng cần lưu ý không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu.
 Những học sinh được cô khen
Tiết sinh hoạt lớp, chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh. Phần lớn các tiết sinh hoạt hiện nay được thực hiện dưới hình thức tổng kết, đánh giá và đề ra phương hướng tuần tới. Hình thức sinh hoạt này gây cho học sinh sự nhàm chán, gây áp lực về các lỗi mà học sinh mắc phải trong tuần qua. Vì lẽ đó mà một số em cảm thấy không thích tiết sinh hoạt lớp, thậm chí là sợ hãi. Người thầy thường chủ quan xem việc vi phạm nội quy và những biểu hiện chưa tốt của học sinh là do các em không cố gắng, đôi khi xem đó là biểu hiện đạo đức không tốt. Biện pháp thường được áp dụng là làm kiểm điểm. Điều này dễ dẫn đến việc học sinh không tin vào thầy cô, bạn bè và có 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_1_thong_qua_cong_tac.doc