SKKN Rèn kĩ năng: kết hợp một số phương pháp giải nhanh làm bài tập hóa vô cơ khó

SKKN Rèn kĩ năng: kết hợp một số phương pháp giải nhanh làm bài tập hóa vô cơ khó

Để bắt nhịp với xu thế ra đề và khung ma trận đề do Bộ Giáo Dục đưa ra: 50 % kiến thức nhận biết- thông hiểu (20 câu), 40% vận dụng (16 câu), 10% vận dụng cao (4 câu), trong đó vô cơ chiếm 52,5% (21 câu), 8 câu bài tập ở dạng vận dụng và vận dụng cao. Với mức độ kiến thức của câu hỏi sẽ phân loại được học sinh có lực học khác nhau: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Trong quá trình ôn thi THPT Quốc Gia cho học sinh tôi nhận thấy dạng bài tập vô cơ khó khiến học sinh khá giỏi lúng túng giải, mất nhiều thời gian nhưng độ chính xác không cao. Tỉ lệ đạt điểm 9-10 rất thấp, các em thường bị sai ở câu vô cơ khó. Đặc biệt là câu bài tập có dạng: hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với hỗn hợp gồm axit thường và muối nitrat kim loại, yêu cầu tính giá trị gần đúng, là dạng bài học sinh khá, giỏi rất hay nhầm lẫn, mặt khác các em sử dụng phương pháp giải chưa linh hoạt, kĩ năng tổng hợp kiến thức, kết hợp các phương pháp khác nhau để giải một bài toán còn rất yếu. Do đó tôi đã trăn trở và quyết định rèn kĩ năng làm toán hóa vô cơ khó bằng cách kết hợp các phương pháp.

Trên đây là lí do tôi chọn đề tài “ Rèn kĩ năng: kết hợp một số phương pháp giải nhanh làm bài tập hóa vô cơ khó” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của các em học sinh THPT và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.

Do thời gian và năng lực có hạn. Tôi chỉ đi sâu giải quyết được một số bài tập hóa vô cơ khó thường gặp trong các đề thi mà học sinh khá giỏi đang lúng túng.

 

docx 22 trang thuychi01 11050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng: kết hợp một số phương pháp giải nhanh làm bài tập hóa vô cơ khó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
Để bắt nhịp với xu thế ra đề và khung ma trận đề do Bộ Giáo Dục đưa ra: 50 % kiến thức nhận biết- thông hiểu (20 câu), 40% vận dụng (16 câu), 10% vận dụng cao (4 câu), trong đó vô cơ chiếm 52,5% (21 câu), 8 câu bài tập ở dạng vận dụng và vận dụng cao. Với mức độ kiến thức của câu hỏi sẽ phân loại được học sinh có lực học khác nhau: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Trong quá trình ôn thi THPT Quốc Gia cho học sinh tôi nhận thấy dạng bài tập vô cơ khó khiến học sinh khá giỏi lúng túng giải, mất nhiều thời gian nhưng độ chính xác không cao. Tỉ lệ đạt điểm 9-10 rất thấp, các em thường bị sai ở câu vô cơ khó. Đặc biệt là câu bài tập có dạng: hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với hỗn hợp gồm axit thường và muối nitrat kim loại, yêu cầu tính giá trị gần đúng, là dạng bài học sinh khá, giỏi rất hay nhầm lẫn, mặt khác các em sử dụng phương pháp giải chưa linh hoạt, kĩ năng tổng hợp kiến thức, kết hợp các phương pháp khác nhau để giải một bài toán còn rất yếu. Do đó tôi đã trăn trở và quyết định rèn kĩ năng làm toán hóa vô cơ khó bằng cách kết hợp các phương pháp. 
Trên đây là lí do tôi chọn đề tài “ Rèn kĩ năng: kết hợp một số phương pháp giải nhanh làm bài tập hóa vô cơ khó” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của các em học sinh THPT và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.
Do thời gian và năng lực có hạn. Tôi chỉ đi sâu giải quyết được một số bài tập hóa vô cơ khó thường gặp trong các đề thi mà học sinh khá giỏi đang lúng túng.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
 Giúp học sinh học tập nhanh hơn, hiệu quả hơn, thu được kết quả cao hơn.
 Gây hứng thú học tập đối với bộ môn. Từ đó học sinh say mê học tập và có kết quả học tập tốt hơn với bộ môn Hóa học.
 Tăng tỉ lệ điểm 9-10 cho học sinh. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Thực hiện với học sinh lớp 12 đang ôn thi THPT Quốc Gia. Cụ thể ở lớp 12C3 và lớp đối chứng là 12C4
 Giáo viên lồng ghép dạy vào các tiết luyện tập trên lớp và dạy vào các buổi dạy thêm theo quy định.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
1. Đối với giáo viên:
	Phải hệ thống hóa kiến thức trọng tâm một cách logic và khái quát nhất về axit thường, axit nitric, phương trình ion thu gọn và các kiến thức cơ bản có liên quan.
	Tham khảo các tài liệu có liên quan đến tính chất của kim loại, oxit kim loại, axit: H2SO4 loãng, HCl loãng, HNO3 loãng, đặc nóng.
	Đưa ra những ví dụ cụ thể để chỉ ra những phương pháp và định luật được áp dụng trong từng giai đoạn của bài toán.
	Nắm vững các phương pháp giải bài tập và xây dựng hệ thống bài tập phải thật sự đa dạng, nhưng vẫn đảm bảo trọng tâm của chương trình phù hợp với đối tượng học sinh.
	Cung cấp bài tập tương tự để học sinh áp dụng.
	 Xây dựng đề kiểm tra đối chứng kết quả ở các lớp thực hiện và không thực hiện đề tài.
2. Đối với học sinh: 
 Phải tích cực rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương đặc biệt là bài tập có liên quan đến kiến thức đã học.
 Học sinh cần phải có các kiến thức cơ bản về toán: giải hệ phương trình 1 ẩn, 2 ẩn. Giải phương trình bậc 2, giải bài toán bằng phương pháp biện luận..
 Học sinh cần phải nắm vững tính chất hoá học và cách điều chế của đơn chất, hợp chất đã học trong chương trình. 
 Nắm vững các công thức đổi số mol, công thức tính nồng độ %, nồng độ mol/ lít.
 Các phương pháp cơ bản áp dụng vào giải toán hoá học:
- Phương pháp vận dụng định luật bảo toàn khối lượng.
- Phương pháp bảo toàn nguyên tố.
- Phương pháp bảo toàn e.
- Phương pháp bảo toàn điện tích
- Phương pháp phương trình ion – electron.
 Tích cực làm bài tập ở lớp và đặc biệt là ở nhà.
 Phải rèn cho bản thân năng lực tự học, tự đánh giá.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 Các phương pháp tính nhanh và phương pháp giải toán hóa vô cơ đã được các em tiếp cận nhiều khi giải bài tập. Tuy nhiên với những bài toán hóa vô cơ khó cần sự kết hợp linh hoạt các phương pháp giải thì học sinh còn khá lúng túng, chưa biết cách kết hợp các phương pháp giải. Do vậy mất rất nhiều thời gian, thậm chí là không ra kết quả. 
 Từ những hạn chế của học sinh trong quá trình giải bài tập mà tôi thực tế đang ôn luyện lớp 12, tôi mong muốn giáo viên sẽ chủ động hơn khi hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập hóa vô cơ khó. Còn đối với học sinh tôi mong muốn các em sẽ chủ động, tự tin hơn khi giải bài tập trắc nghiệm mà vẫn đảm bảo được thời gian. Từ đó các em không ngừng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập bộ môn Hóa. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Thực tế khi giảng dạy cho học sinh khối 12 tôi nhận thấy một thực trạng: Học sinh gặp những bài tập dễ, sử dụng 1 đến 2 phương pháp là giải ra đáp án thì các em học sinh khá giỏi làm rất nhanh và cho kết quả chính xác, học sinh trung bình thì có câu làm được câu không làm được, nhưng khi gặp những bài toán hóa vô cơ khó, hầu hết học sinh trung bình sẽ không đọc đề thêm lần hai mà sẽ đánh bừa, còn học sinh khá giỏi sẽ loay hoay với bài , rất ít em tìm ra đáp số đúng, đa số sai kết quả; một số có thể biết cách sử dụng các phương pháp nhưng lại hiểu hoặc xét thiếu trường hợp dẫn đến sai kết quả; một số em không biết kết hợp các phương pháp nên đã biến bài toán thành dạng đơn giản để áp dụng một phương pháp và không sử dụng hết dữ kiện, còn cho rằng bài toán cho thừa dữ kiện. Một số chừa lại không làm câu toán khó mặc dù đó là học sinh học tốt.
Khi làm đề thi thử, tỉ lệ học sinh đạt điểm 8-10 rất thấp chỉ đạt 5% , không có học sinh đạt điểm 10. 
Sau mỗi lần làm đề tôi đều trao đổi với học sinh để rút ra những kinh nghiệm, đồng thời biết được những khó khăn các em đang gặp phải. Hầu hết các em lo sợ đi thi sẽ gặp những bài tập dạng này. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Hóa học tôi thấy việc tìm ra những hạn chế và khắc phục hạn chế trong quá trình học của học sinh là điều rất cần thiết giúp các em không chỉ đạt kết quả cao mà còn tự tin và bình tĩnh hơn khi đi thi.
Từ những thực trạng trên học kì II năm học 2016-2017 tôi đã thực hiện đề tài trên lớp 12C3. Song song với việc thực hiện đề tài ở 12C3 tôi đã dùng lớp 12C4 làm lớp đối chứng. Việc thực hiện đề tài đã cho tôi kết quả thực sự khả quan. 
III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BÀI TẬP:
1.1. Phương trình ion thu gọn của kim loại và oxit tác dụng với axit: 
Kim loại có tính khử: M0 → Mn+ + ne [1]
Oxit kim loại không thay đổi số oxi hóa: A2Oa + 2a H+ → 2Aa+ + aH2O
Oxit kim loại thay đổi số oxi hóa: 
	3AxOy + (4bx-2y)H+ + (bx-2y)NO3-→ 3xAb+ + (bx-2y)NO + (2bx-y)H2O
a. Bán phản ứng của axit thường: dd axit H2SO4 loãng, HCl
 2 H+ + O2-→ H2O
 2H + + 2 e ® H2 [2]
b. Bán phản ứng của axit: H2SO4 đặc, HNO3:
 NO3- + H+ + xe ® {NO2, NO, N2O, N2, NH4+} + H2O [8]
 SO4 2- + H+ + ye ® {SO2, S, H2S} + H2O [8]
1.2. Các phương pháp được sử dụng để giải bài tập.
 a. Phương pháp bảo toàn khối lượng.
Nội dung Định luật bảo toàn khối lượng (ĐLBTKL)
“ Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng”
Lưu ý : không tính khối lượng của phần không tham gia phản ứng cũng như phần chất có sẵn như nước trong dung dịch.
1Trong trang này: mục III.1.1 được trích dẫn từ các TLTK số 1, 2 và 8; mục 1.2.a được trích dẫn từ các TLTK số 7.
 b. Phương pháp bảo toàn mol nguyên tố. 
Nguyên tắc : Trong các phản ứng hoá học, số mol các nguyên tố luôn được bảo toàn.[7]
c. Phương pháp bảo toàn mol electron(ĐLBTE): 
 Trong một hệ phản ứng oxi hoá khử: “Tổng số e do chất khử nhường bằng tổng số e mà chất oxi hoá nhận”. Hay “Tổng số mol e do chất khử nhường bằng tổng số mol e mà chất oxi hoá nhận”. [7]
Ví dụ: Cr ª Cr+3 + 3e , N+5 + 3e ª N+2 
 x x 3x t 3t
	 Cu ª Cu+2 + 2e 
 y y 2y
	 Fe ª Fe+3 + 3e 
 z z 3z
 Áp dụng phương pháp bảo toàn e thì : 3x + 2y + 3z = 3t
 Khi áp dụng phương pháp này ta chỉ cần nhận định đúng trạng thái đầu và trạng thái cuối của các chất oxi hoá và chất khử, ta không cần quan tâm đến việc cân bằng phản ứng oxi hoá khử của bài toán.
d. Phương pháp bảo toàn điện tích(BTĐT):
Cơ sở: Nguyên tử, phân tử, dung dịch luôn trung hòa về điện:
Nguyên tắc : Trong một dung dịch, tổng số đơn vị điện tích dương bằng tổng số đơn vị điện tích âm. S + = S - [7]
VD1 : Một dd chứa a mol K+, b mol Fe3+, c mol Cl-, d mol SO42- . Biểu thức liên hệ giữa các đại lượng trên là:
A) 2a + b = 2c + d 	 	B) a + 3b = c + 2d
C) 3a + b = 2c + d  	 	D) a + 2b = c + 2d
Giải : S n đt + = a + 3b và S n đt – = c + 2d. Chọn B.
e. Phương pháp phương trình ion thu gọn, phương trình ion-electron:
Để làm tốt các bài toán bằng phương pháp ion, đầu tiên ta phải nắm chắc phương trình phản ứng dưới dạng các phân tử từ đó suy ra các phương trình ion, đôi khi có một số bài tập không thể giải theo các phương trình phân tử được mà phải giải dựa theo phương trình ion. Việc giải bài toán hóa học bằng phương pháp ion-eletron giúp chúng ta hiểu kỹ hơn về bản chất của các phương trình hóa học. Từ một phương trình ion có thể đúng với rất nhiều phương trình phân tử. 
Ví dụ phản ứng giữa hỗn hợp dung dịch axit với dung dịch bazơ đều có chung một phương trình ion là: H+ + OH- ¾® H2O
Hoặc phản ứng của Cu kim loại với hỗn hợp dung dịch NaNO3 và dung dịch H2SO4 là: 3Cu + 8H+ + 2NO3- ¾® 3Cu2+ + 2NO­ + 4H2O... [7]
2Trong trang này: mục 1.2.a; mục 1.2.b ; mục 1.2.c; mục 1.2.d; mục 1.2.e được trích dẫn từ các TLTK số 7.
g. Phương pháp quy đổi: 
Phương pháp quy đổi giúp tìm ra đáp số rất nhanh và đó là phương pháp tương đối ưu việt, có thể vận dụng vào các bài tập trắc nghiệm để phân loại học sinh.
Các chú ý khi áp dụng phương pháp quy đổi:
1. Khi quy đổi hỗn hợp nhiều chất (hỗn hợp X) (từ ba chất trở lên) thành hỗn hợp hai chất hay chỉ còn một chất ta phải bảo toàn số mol nguyên tố và bảo toàn khối lượng hỗn hợp.
2. Có thể quy đổi hỗn hợp X về bất kỳ cặp chất nào, thậm chí quy đổi về một chất. Tuy nhiên ta nên chọn cặp chất nào đơn giản có ít phản ứng oxi hóa khử nhất để đơn giản việc tính toán.
3. Trong quá trình tính toán theo phương pháp quy đổi đôi khi ta gặp số âm đó là do sự bù trừ khối lượng của các chất trong hỗn hợp. Trong trường hợp này ta vẫn tính toán bình thường và kết quả cuối cùng vẫn thỏa mãn.
4. Khi quy đổi hỗn hợp X về một chất là FexOy thì oxit FexOy tìm được chỉ là oxit giả định không có thực.
Ngoài ra : Các công thức tính nhanh hóa học vô cơ tôi đã từng giới thiệu trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2011-2012 cũng là tài liệu tham khảo hiệu quả cho đề tài này. Khi tôi thực hiện đề tài thì hầu hết các em học sinh đã thuộc và nắm vững các công thức tính nhanh.
2. CÁC KIỂU KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP VÔ CƠ KHÓ: 
2.1. Loại 1: Kết hợp 2 phương pháp : 
2.1.1. Phương pháp ion-electron và phương pháp bảo toàn:
Ví dụ 1: Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: 
A. 2,40.	B. 4,06.	C. 3,92.	D. 4,20. [3]
Hướng dẫn giải: 
 Để làm được bài này yêu cầu học sinh nắm chắc được bản chất của phản ứng xảy ra là: 
3Fe + 8H+ + 2NO3-→ 3Fe2+ + 2NO + 4H2O 
Fe + 4H+ + NO3-→ Fe3+ + 2NO + 2H2O
Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+
nFe3+ = 2nCu = 2. 0,0325 mol = 0,065 mol
Tổng số mol NO = 0,07 mol
3Trong trang này: mục 2.1.1. ví dụ 1 được trích dẫn từ các TLTK số 3.
Bảo toàn electron: 3nFe3+ + 2nFe2+ = 3nNO
=> nFe2+ = 7,5.10-3 => mFe = 56.( 0,065 + 7,5.10-3) = 4,06 gam. Chọn B.
Việc áp dụng phương pháp không phù hợp dẫn đến mất thời gian mà không mạng lại hiệu quả.
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là
A. 29,24.	B. 30,05.	C. 34,10.	D. 28,70. [3]
Hướng dẫn giải:
  4H+ + NO3- +   3e → NO + 2H2O 
Bđ:  0,25     0,05 
Pư:   0,2 ← 0,05 → 0,15 
 => H+ dư, NO3- hết, 
ADĐLBT số mol electron suy ra: Fe → Fe2+ ; Cu → Cu2+
 => dd X gồm: Fe2+ = 0,05 mol; Cu2+= 0,025 mol; Cl- = 0,2 mol ; H+ = 0,05 mol
Cho X tác dụng với dd AgNO3  có pư:          
 4H+ + NO3- + 3Fe2+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O  
 0,05 → 0,0375 mol.
 Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓ 
        0,0125 → 0,0125 mol
 Ag+ + Cl- → AgCl↓ 
 0,2 → 0,2 mol
Kết tủa gồm AgCl và Ag: m↓ = 28,7 + 0,0125*108 = 30,05 g. Chọn B.
Chú ý: Với bài này học sinh rất dễ bỏ qua phản ứng: 
4H+ + NO3- + 3Fe2+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O do không để ý tới sự có mặt của NO3- và dung dịch còn dư H+ .Vì vậy kết quả dẫn đến khối lượng kết tủa là 34,1 g. Chọn C, nhưng trên thực tế phản ứng trên xảy ra trước cả 2 phản ứng sau:
	Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓ 
        Ag+ + Cl- → AgCl↓ 
Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Cu(NO3)2 (trong đó số mol Cu bằng số mol CuO) vào 350 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng), thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất, và có khí NO thoát ra. Phần trăm khối lượng Cu trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 23,8 %.	B. 30,97%.	C. 26,90%.	D. 19,28%. 
Hướng dẫn giải: 
4Trong trang này: ví dụ 2 được trích dẫn từ các TLTK số 3, ví dụ 3 là “của” tác giả.
Khi cho X + H2SO4 , sau phản ứng hết và muối thu được là CuSO4 .
 Phương trình ion thu gọn và pt ion-eletron: 
 a → 2a
8H+ + 2NO3- + 3Cu → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O  
8a/3 ← a
 ADĐLBT mol H → a + 8a/3 = nH+ = 1,4 mol → a= 0,3 mol
 → nNO3- = 2.a/3 = 0,2 mol → nCu(NO3)2 = 0,1 mol.
Cu trong X là : . Chọn B
Bài tập áp dụng:
Áp dụng 1: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 7,36.	B. 8,61.	C. 9,15.	D. 10,23. [4]
Áp dụng 2: Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là
 A. FeCl3, NaCl. B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl.
 C. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3. D. FeCl2, NaCl.	[5]
Áp dụng 3: Cho 13,36 gam hỗn hợp X gồm Cu và FexOy tác dụng hết với V lít dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 1M và KNO3 1M thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa có tổng khối lượng 55 gam và 1,344 lít NO( sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư trong môi trường không có oxi thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A.55,92 g	B.70,42 g	 	 C.62,5 g 	 	D.74,5 g. 
2.1.2. Phương pháp quy đổi và phương pháp công thức tính nhanh:
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 9,0.	B. 9,5.	C. 8,0.	D. 8,5.	[3]
Hướng dẫn giải: 
	mKl=0,75m g; 	 mO=0,25m g
5Trong trang này: áp dụng 1 được trích dẫn từ các TLTK số 4; áp dụng 2 được trích dẫn từ các TLTK số 5; ví dụ 1 được trích dẫn từ các TLTK số 3
Từ sơ đồ đường chéo ta có: nCO2=nCO=0,03mol = nO(trong oxit đã pư
Quy đổi hỗn hợp X thành hỗn hợp gồm: Al, Cu, Fe và O 
Như vậy ta đã biến bài tập thành dạng hỗn hợp kim loại tác dụng với axit nên có thể áp dụng công thức tính nhanh như sau: 
nNO3- tạo muối= 2nO+3nNO=0,25m/8 + 0,06 (*)
Mặt khác: mmuối=mKl + mNO3- => mNO3- tạo muối = 3,08m- 0,75m= 2,33m gam
 => nNO3- tạo muối= 2,33m/62 (**)
từ (*) và (**) ta có: m= 9,477= 9,5 gam. Chọn B.
Ví dụ 2: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
A. 38,72g 	B. 35,50g	C. 49,09g 	D. 34,36 g [3]
Hướng dẫn giải: 
 Quy về dạng bài toán của Fe tác dụng với HNO3 
AD CT tính nhanh ta có: mFe = 0,7.mhh + 5,6.(5-2)nN+2 
 = 0,7.11,36 + 5,6.3.0,06 = 8,96g 
=> nFe = nFe(NO3)3=8,96/56 = 0,16mol 
=> mFe(NO3)3muối khan = 0,16.242= 38,72g. Chọn A.
Bài tập áp dụng:
Áp dụng 1: Hòa tan hoàn toàn 17,91 g hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Mg, MgCO3, Zn, ZnCO3 trong dung dịch chứa 0,62 mol NaHSO4 và 0,08 mol HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam muối trung hòa và 4,256 lít(đktc) khí Z gồm 2 khí CO2, NO và 0,03 mol H2. Giá trị của m là?	
A.78,28	B.80,62	C.84,52	D.86,05
2.1.3. Phương pháp bảo toàn khối lượng và phương pháp bảo toàn mol nguyên tố:
Ví dụ 1: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15.	B. 20.	C. 25.	D. 30. 	[5]
Hướng dẫn giải: 
Muối có thể gồm: FeSO4 , Fe2(SO4)3 , (NH4)2SO4, K2SO4, Al2(SO4)3 
 Do MtbZ = 5 nên hỗn hợp là NO, H2. nNO=0,05mol; nH2=0,4mol và mZ=2,3(g) 
 6Trong trang này: ví dụ 2 được trích dẫn từ các TLTK số 3, mục 2.1.3 ví dụ 1 được trích dẫn từ các TLTK số 5.
 Theo ĐLBTKL : 66,2 + 3,1.136=466,6+0,45.469 + mH2O 
 → mH2O=18,9(g) → nH2O=1,05(mol) 
Đặt nNH4+=x(mol). 
Theo ĐLBTNT H ta có: 3,1=4x+2.1,05 + 2.0,4 → x= 0,05(mol) 
Vậy nNO3- = 0,05 + 0,05=0,1 mol → nFe(NO3)2=0,05(mol) 
Theo ĐLBTNT O ta được: 4a + 0,05.6 =1,05 + 0,05 → a=0,2(mol) (Với a=nFe3O4) 
→ mAl =66,2-0,2.232-180.0,05=10,8(g) → %Al=16,1%. Chọn đáp án A.
Ví dụ 2: Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là:
A. 31,08	B. 29,34.	C. 27,96.	D. 36,04.[6]
Hướng dẫn giải: 
Khí B gồm NO ( 0,06 mol ) và H2 ( 0,02 mol ) ; nMg (pư) = 0,19 mol 
ADĐLBT mol H: nNH4+ = (0,19.2 – 0,06.3 - 0,02.2)/8 = 0,02 mol
Do tạo H2 nên NO3- hết : nKNO3 = 0,06 + 0,02 = 0,08 mol
ADĐLBT mol nguyên tử và ĐLBT điện tích: 
Dung dịch A gồm : Mg2+( 0,19 mol) ; K+ (0,08 mol); NH4+ ( 0,02 mol ) và SO42- ( 0,24 mol )
m = 0,19.24 + 0,08. 39 + 0,02. 18+ 0,24 .96 = 31,08 gam. Chọn A.
Bài tập áp dụng:
Áp dụng 1: Hòa tan hoàn toàn 16,55 g hỗn hợp X gồm Fe3O4, Al,và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,755 mol KHSO4 loãng thu được dung dịch Y chỉ chứa 116,65 gam muối sunfat trung hòa và 2,52 lít(đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỉ khối của Z so với H2 là 23/9. Mặt khác ho toàn bộ lượng X trên vào nước, sau khi phản ứng kết thúc, thu được m gam chất rắn T. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây nhất?
A. 13,7	B. 14,8	C. 12,5	 	D. 15,6	[6]
Áp dụng 2: Hòa tan hoàn toàn 33,1 g hỗn hợp X gồm Fe3O4, Al,và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 210,8 gam KHSO4 loãng thu được dung dịch Y chỉ chứa 233,3 gam muối sunfat trung hòa và 5,04 lít(đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỉ khối của Z so với H2 là 23/9. Phần trăm khối lượng của Al trong X gần với giá trị nào sau đây nhất?
A.30	 	B. 20	 C. 25	D. 15 [6]
2.2. Loại 2: Kết hợp 3 phương pháp : 
2.2.1. Phương pháp quy đổi, phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp bảo toàn mol e:
7Trong trang này: ví dụ 2, áp dụng 1 và áp dụng 2 được trích dẫn từ các TLTK số 6.
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_ki_nang_ket_hop_mot_so_phuong_phap_giai_nhanh_lam_b.docx
  • docbìa.doc
  • docxMỤC LỤC.docx