SKKN Quản lí, giáo dục học sinh nữ chậm tiến bằng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực tại trường THPT Quảng Xương 1

SKKN Quản lí, giáo dục học sinh nữ chậm tiến bằng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực tại trường THPT Quảng Xương 1

 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói

 “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Trong sự nghiệp đổi mới chung của đất nước hiện nay, chúng ta nhận thức được một cách sâu sắc vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”[1]. Để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, giáo dục cũng từng bước tiến hành đổi mới.

 Luật giáo dục 2005 đã quy định: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” [6].

Để thực hiện chủ trương của Đảng có hiệu quả ngành giáo dục không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn phải thay đổi quan niệm nhận thức và hành vi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực (GD KLTC). Điều này càng có ý nghĩa khi đa số học sinh hiện nay tuy chăm ngoan, có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, nhân cách, trau dồi kiến thức, kĩ năng để trở thành công dân có ích cho xã hội, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh – trong đó có học sinh nữ - do nhiều nguyên nhân khác nhau có nhiều biểu hiện chậm tiến thậm chí sa ngã. Trong khi đó tâm lí của một số các đồng chí giáo viên chủ nhiệm(GVCN) thường hay chú ý đến các em HS nam có biểu hiện nghịch ngợm hoặc quậy phá nên việc quan tâm đến các biểu hiện bất thường ở các HS nữ có phần xem nhẹ, từ đó những biện pháp nhằm quản lí, giáo dục HS nữ có phần không phù hợp và chưa hiệu quả.

Xuất phát từ thực tế trên đồng thời qua kinh nghiệm thực tiến của một giáo viên làm công tác chủ nhiệm đã lâu năm, tôi quyết định lựa chọn đề tài SKKN là “ Quản lí, giáo dục học sinh nữ chậm tiến bằng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực tại trường THPT Quảng Xương 1”

 

docx 18 trang thuychi01 6031
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Quản lí, giáo dục học sinh nữ chậm tiến bằng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực tại trường THPT Quảng Xương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. MỞ ĐẦU 
1.1 Lý do chọn đề tài
 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói
 “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. 
Trong sự nghiệp đổi mới chung của đất nước hiện nay, chúng ta nhận thức được một cách sâu sắc vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”[1]. Để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, giáo dục cũng từng bước tiến hành đổi mới.
 Luật giáo dục 2005 đã quy định: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” [6].
Để thực hiện chủ trương của Đảng có hiệu quả ngành giáo dục không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn phải thay đổi quan niệm nhận thức và hành vi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực (GD KLTC). Điều này càng có ý nghĩa khi đa số học sinh hiện nay tuy chăm ngoan, có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, nhân cách, trau dồi kiến thức, kĩ năng để trở thành công dân có ích cho xã hội, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh – trong đó có học sinh nữ - do nhiều nguyên nhân khác nhau có nhiều biểu hiện chậm tiến thậm chí sa ngã. Trong khi đó tâm lí của một số các đồng chí giáo viên chủ nhiệm(GVCN) thường hay chú ý đến các em HS nam có biểu hiện nghịch ngợm hoặc quậy phá nên việc quan tâm đến các biểu hiện bất thường ở các HS nữ có phần xem nhẹ, từ đó những biện pháp nhằm quản lí, giáo dục HS nữ có phần không phù hợp và chưa hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế trên đồng thời qua kinh nghiệm thực tiến của một giáo viên làm công tác chủ nhiệm đã lâu năm, tôi quyết định lựa chọn đề tài SKKN là “ Quản lí, giáo dục học sinh nữ chậm tiến bằng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực tại trường THPT Quảng Xương 1”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ( GDKLTC) giúp giáo viên giảm được áp lực quản lí lớp học do HS hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. Từ đó GV tạo được sự tin tưởng nơi HS, được HS tôn trọng, quý mến. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, xây dựng được khối đoàn kết nhất trí trong lớp, giúp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
 Học sinh – nhất là học sinh nữ - có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ. được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến, tích cực, chủ động hơn trong giờ học, tự tin trước mọi người.từ đó các em sẽ tìm thấy niềm vui trong học tập và hạn chế được những sai lầm, sa ngã của mình trước cám dỗ của xã hội.
Gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có những công dân tốt, có thể phục vụ , cống hiến cho gia đình, XH trong tương lai, giảm thiểu được nạn bạo hành, bạo lực
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
 Đề tài nhằm nghiên cứu vấn đề quản lí, giáo dục HS nữ chậm tiến tại trường THPT Quảng Xương 1 bằng các biện pháp GD KLTC.
1.4. Phương pháp nghiên cứu : 
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các tác phẩm về phương pháp dạy học, sách tham khảo...thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Điều tra khảo sát thực tế: Tìm hiểu hoạt động giáo dục của GV và rút ra kinh nghiệm về áp dụng biện pháp GDKLTC trong việc quản lí học sinh nữ chậm tiến tại lớp 12C3 trường THPT Quảng Xương 1.
- Tổng kết kinh nghiệm : tổng kết kinh nghiệm qua thực tiễn giáo dục, GV có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và chính kinh nghiệm của bản thân trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Thống kê, xử lí số liệu : xử lí số liệu qua bảng đánh giá xếp loại học lực hạnh kiểm của lớp C3- K54 trường THPT Quảng Xương 1 qua khóa học 2014-2017.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Sự cần thiết phải áp dụng GDKLTC trong trường phổ thông
1.1 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT 
Về phát triển thể chất : Cơ thể các em đã đạt tới mức phát triển như người trưởng thành nhưng chưa hoàn thiện so với người lớn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này các em dễ bị kích động, thích bắt chước, thích thể hiện là người lớn. Sự phát triển thể chất có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em.
 Về phát triển trí tuệ : Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách nhạy bén, tuy nhiên đôi khi kết luận còn vội vàng cảm tính.
Về phát triển nhân cách: Ý thức làm người lớn khiến các em thích khẳng định mình, muốn thể hiện cá tinh của mình một cách độc đáo , muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình. Nhất là học sinh nữ do đặc thù về giới lại càng thích được quan tâm chú ý của các bạn khác giới.
Sự hình thành thế giới quan :Đây là nét chủ yếu trong tâm lý học sinh THPT vì các em sắp trở thành người lớn chuẩn bị bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá về thế giới tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người. Tuy nhiên nhiều HS do ảnh hưởng của giáo dục gia đình nên có những tư tưởng không lành mạnh nên dễ trở thành HS cá biệt 
 Hoạt động giao tiếp: Ở tuổi HS THPT các em có nhu cầu sống tự lập, có nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể. Thích được giao lưu, thích tham gia các hoạt động tập thể. Tình bạn, tình yêu nam nữ bắt đầu nảy nở. Tuy nhiên tình cảm này chưa phân biệt rõ ràng nên các em thoắt vui thoắt buồn, rất dễ ảnh hưởng tới học tập, nhiều em không làm chủ được bản thân dẫn đến học hành sa sút.
Từ đó các em dễ hư hỏng, trở thành HS chậm tiến, HS cá biệtgây khó khăn cho nhà trường trong việc quản lí, giáo dục HS.
1.2.Quan niệm sai lầm về giáo dục HS thông qua sử dụng các hình thức kỉ luật mang tính trừng phạt
Trong giáo dục truyền thống, quan niệm “ thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” cho đến nay vẫn được nhiều giáo viên áp dụng. “ Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời” nên một bộ phận giáo viên vẫn sử dụng hình thức trừng phạt thân thể khi HS mắc lỗi với hi vọng làm trẻ sợ, trẻ sẽ nhớ lâu và không tái phạm.Việc sử dụng hình thức giáo dục này đã làm tổn thương đến thể xác, tinh thần của học sinh, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo.
1.3 Hậu quả của việc sử dụng các biện pháp kỉ luật mang tính trừng phạt
Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần sẽ làm sai lệch hành vi tính cách của HS. Tùy theo tính cách mỗi em mà các em sẽ có những phản ứng khác nhau trước việc bị trừng phạt. Có HS tự ti, mặc cảm, mất lòng tin trở nên thụ động khó hòa nhập với cộng đồng. Có em bất mãn trở nên lì lợm ,hung dữ, nghiện ngập..
Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của GV sẽ phá hủy mối quan hệ tốt đẹp giữa GV và HS, làm giảm sự kính trọng và niềm tin của HS đối với thầy cô giáo.
Hậu quả lâu dài nhất của việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần là nó trở thành biện pháp GD truyền thống dẫn đến HS tiếp nhận một thông điệp sai lầm là dùng bạo lực là có thể giải quyết mọi vấn đề. Từ đó HS bắt chước người lớn dùng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn xung quanh . Đây chính là mầm mống bạo lực trong XH
1.4 Lợi ích của việc áp dụng các biện pháp GD KLTC
“ Việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ( GDKLTC) giúp giáo viên giảm được áp lực quản lí lớp học do HS hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. Từ đó GV tạo được sự tin tưởng nơi HS, được HS tôn trọng, quý mến. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, xây dựng được khối đoàn kết nhất trí trong lớp, giúp phần nâng cao hiệu quả giáo dục” [7].
 Học sinh – nhất là học sinh nữ - có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ. được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến, tích cực, chủ động hơn trong giờ học, tự tin trước mọi người.từ đó các em sẽ tìm thấy niềm vui trong học tập và hạn chế được những sai lầm, sa ngã của mình trước cám dỗ của xã hội.
2. Vấn đề quản lí, giáo dục HS nữ tại các trường THPT
2.1 Hiện tượng HS nữ có nhiều biểu hiện chậm tiến
Sự nghiệp GD&ĐT hiện đang được toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền hai nhiệm vụ vừa giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm với mục đích đào tạo nên những HS vừa có kiến thức văn hoá vừa có phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay những cám dỗ, ảnh hưởng tiêu cực của XH dội vào nhà trường, tác động đến HS từng ngày từng giờ. Riêng đối với đối tượng HS THPT - đặc biệt là HS nữ - 3 năm học cấp 3 cũng là giai đoạn tâm sinh lý có nhiều biến đổi : từ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thiếu nữ. Các em muốn khẳng định mình bằng sự hiểu biết chưa hoàn thiện, cuộc sống nội tâm của các em đôi khi rất "khó hiểu". Do vậy nếu không có được nền tảng giáo dục vững chắc cùng bản lĩnh cá nhân các em rất dễ trượt dốc và sa ngã .Trên thực tế đã có nhiều HS nữ bỏ bê học hành lập băng đảng để quậy phá thâm chí còn dính vào các tệ nạn xã hội 
 Một số hình ảnh đánh nhau của HS nữ
 Từ tình yêu học trò .	
 Đến hậu quả đau lòng
2.2 Các biện pháp giáo dục chưa đạt hiệu quả như mong muốn trong việc quản lí giáo dục học sinh
HS THPT đang ở độ tuổi phát triển rất mạnh về thể chất và tinh thần, đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Do vậy các em thích thể hiện bản thân, hiếu động, cảm tính nên rất dễ mắc lỗi. Việc xử lí HS mắc lỗi đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, nhà trường và gia đình
Trong thực tế phần lớn GV đó thành chỗ dựa tin cậy của HS, rất tinh tế khi HS phạm lỗi. Do vậy việc kỉ luật HS khi các em mắc lỗi là một phương pháp GD hữu hiệu, nhiều HS đó trở thành những công dân có ích cho XH. Tuy nhiên cùng với những thay đổi của xã hội những biện pháp giáo dục truyền thống đã bộc lộ nhiều bất cập nên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. 
Viết tự kiểm: Đây là hình thức đầu tiên và cũng là xưa cũ nhất. Đi muộn, áo quần không đúng quy định, nam sinh để tóc dài, nữ sinh nhuộm đầu, sử dụng son phấn, nghe điện thoại trong giờ học.... là phải viết tự kiểm. Viết mãi các em đâm lờn vì chẳng có hiệu quả. Có học sinh phấn khởi vì được nghỉ tiết học và cùng hàng chục bạn khác lên văn phòng viết tự kiểm!
Dù nhà trường thông báo nếu viết tự kiểm ba lần trong tháng học sinh sẽ phải bị hạ bậc hạnh kiểm, nhưng xem ra kết quả chưa như mong muốn. Nội dung tờ tự kiểm chỉ vẻn vẹn mấy dòng không nói lên được nhận thức đúng sai của người viết về vi phạm của bản thân, chưa nói thời gian hoàn thành chỉ trong vài phút để nộp cho xong. Vì vậy, cuối học kỳ có giáo viên chủ nhiệm được giao lại hàng trăm tờ tự kiểm của học sinh lớp mình để đọc trước khi xếp loại hạnh kiểm. Nhưng cũng không thể hạ hạnh kiểm nhiều em được vì sẽ không đạt chỉ tiêu trường giao. Học sinh vi phạm biết chắc sẽ viết tự kiểm nên khi thấy thầy cô xuống lớp liền tự động lấy giấy bút ra kèm câu hỏi: Viết tự kiểm hả cô? Và sau thời gian cho viết tự kiểm hàng loạt như vậy mà không có hiệu quả, việc vi phạm nội quy cứ xảy ra, nhà trường chuyển sang hình thức mới.
Cảnh cáo dưới cờ: Đây là phần không thể thiếu trong buổi sinh hoạt đầu tuần nhằm thông báo đến học sinh toàn trường về những vi phạm của cá nhân nào đó. Thường là các em đó viết tự kiểm quá nhiều lần mà vẫn không tiến bộ hay do sai phạm quá lớn cần nhắc nhở ngay. Nhưng cách làm này cũng không mang đến hiệu quả giáo dục cao, các em bước ra sân trường mà vẫn tươi cười hồn nhiên như không có lỗi gì cả. Các học sinh khác cũng chưa thấy được lỗi lầm của bạn để tự rèn luyện bản thân, đôi khi ngầm thán phục! Học sinh nào yếu bóng vía hơn thì nghỉ tiết chào cờ hôm đó. Thế là nhà trường chỉ biết phê bình chay vì không có mặt học sinh vi phạm.
Chép phạt: Đối với thầy cô bộ môn, để khỏi phải vướng vào “những điều giáo viên không được làm” mà điều lệ trường phổ thông đó quy định, một hình thức phạt được áp dụng là yêu cầu học sinh chép phạt.. Cuối cùng, với số lần chép phạt khủng khiếp kia, các em cũng hoàn thành nhưng không hiểu bài vẫn là không hiểu, vi phạm vẫn là vi phạm, chỉ có thầy cô là thỏa mãn sự tức giận của mình. Thay vì hướng dẫn các em học tập, các thầy cô áp dụng việc phạt nhưng như thế không mang lại hiệu quả gì. 
Nộp phạt: Có lớp, thầy cô chủ nhiệm đề ra quy định: học sinh vi phạm nội quy, bị viết tự kiểm sẽ phải nộp một số tiền hay hiện vật như tập, sách cho lớp. Số tiền, hiện vật này sẽ dùng thưởng cho các bạn có thành tích cao trong học tập và phong trào hằng tháng của lớp. Học sinh khi có lỗi, vô tư nộp phạt xong là yên chuyện, nói gì đến chuyện phấn đấu, rèn luyện. Việc một học sinh nộp phạt nhiều lần trong tuần không phải là hiếm.
Cách ly: Một số thầy cô xem việc cách ly các học sinh chậm tiến là hữu hiệu nhất. Các em này cứ đến giờ học là phải ngồi riêng ra, thường là dồn vào cuối lớp. Lý luận của các thầy cô theo phương pháp này là “thà hi sinh một nhóm còn hơn cả lớp tiêu tùng”. 
 Đặc biệt một bộ phận GV do nhiều nguyên nhân đã sử dụng các hình thức kỉ luật không phù hợp làm tổn thương thể xác hoặc tinh thần cho HS gây hậu quả nghiêm trọng. 
Xin trích dẫn một vài thông tin : Báo dân trí ra ngày 2/3/2016 có bài:
 Đi dạy mang theo cả ớt hiểm
Với hình phạt bắt học sinh (HS) ăn ớt khi nói chuyện riêng trong giờ học, cô N.T.N (giáo viên (GV) Trường THPT T.V.T, Kiờn Giang) khiến các em sợ mối khi nhắc tên. Một HS lớp 7 của trường cho biết: “Em thấy ngày nào đi dạy cô N. cũng mang theo túi ớt hiểm trong cặp. Khi phát hiện HS nào nói chuyện riêng trong giờ học thì hình phạt cho các bạn ấy là ăn ớt hiểm. Vì sợ cay nên nhiều bạn cho ớt vào miệng nuốt chửng nhưng bị cô phát hiện, cô bắt nhai chứ không được nuốt. Có bạn ăn xong miệng sưng phồng, nước mắt, nước mũi chảy tèm lem”[8] 
 Bắt HS tụt quần treo cây
Ông N.N.T (GV Trường THPT T.L2, Kiên Giang) còn bắt HS tụt quần treo lên cây khi mặc sai đồng phục. Một HS trường này rụt rè nói: “Em cũng từng bị thầy bắt tụt quần treo lên đọt cây trước lớp vì xắn quần đi học”. Sau khi bị ông T. phạt, HS này không chịu đi học và cũng không dám nói với ba mẹ việc này. Cho tới khi bạn cùng lớp tới nhà chọc, mẹ HS này mới biết và bắt con đi học lại 
 Bắt HS nhúng đầu vào hố xí
V.V.H, HS một trường tiểu học ở H.Nghi Lộc, Nghệ An từng bị GV bắt lựa chọn một trong hai hình phạt là nhúng đầu vào hố xí hoặc nhúng đầu vào bể nước ở nhà vệ sinh vì tội không thuộc bài cũ. Ngoài H., còn có 9 HS khác bị phạt tương tự. Tuy nhiên, chỉ có 5 HS thực hiện hình phạt vì thấy nước trong nhà vệ sinh quá bẩn.
 Bắt HS liếm ghế
 Một GV Anh văn ở H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh cũn bắt 47 HS của mình liếm ghế khi thấy ghế GV và hai bàn đầu của lớp học bị vẽ bẩn[8]
 GV đánh học sinh 
Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần sẽ làm sai lệch hành vi tính cách của HS. Tùy theo tính cách mỗi em mà các em sẽ có những phản ứng khác nhau trước việc bị trừng phạt. Có HS tự ti, mặc cảm, mất lòng tin trở nên thụ động khó hòa nhập với cộng đồng. Có em bất mãn trở nên lì lợm ,hung dữ, nghiện ngập..
Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của GV sẽ phá hủy mối quan hệ tốt đẹp giữa GV và HS, làm giảm sự kính trọng và niềm tin của HS đối với thầy cô giáo.
Hậu quả lâu dài nhất của việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần là nó trở thành biện pháp GD truyền thống dẫn đến HS tiếp nhận một thông điệp sai lầm là dùng bạo lực là có thể giải quyết mọi vấn đề. Từ đó HS bắt chước người lớn dùng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn xung quanh . Đây chính là mầm mống bạo lực trong XH
2.3. Vấn đề quản lí HS nữ ở trường THPT Quảng Xương 1
Trường tôi đóng ở trung tâm huyện, cách thành phố không xa nên văn minh đô thị tác động đến các em theo 2 mặt tốt - xấu. Các cửa hàng làm đẹp , ăn úông, mua sắm xuất hiện dày đặc chính là những sức hút khá lớn đối với các em
Khoảng 50% HS trong trường tôi là nữ. Đa số các em đều chăm ngoan, chịu khó học tập và tu dưỡng đạo đức. Nhưng vẫn có bộ phận các em HS nữ do môi trường sống tác động, do hoàn cảnh gia đình ,do ảnh hưởng từ bạn bè xấu .......nên lơ là trong học tập, ăn chơi đua đòi. Trong khi đó tâm lí của 1 số các đồng chí GVCN thường hay chú ý đến các em HS nam có biểu hiện nghịch ngợm hoặc quậy phá nên việc quan tâm đến các biểu hiện bất thường ở các HS nữ có phần xem nhẹ .
Vì đặc thù giới tính nên HS nữ chậm tiến rất ít khi bộc lộ rõ ràng như HS nam, có em rất khôn khéo giữ mình để không vi phạm nội quy nhà trường. Đây là khó khăn cho GV CN khó phát hiện và có hình thức xử lí phù hợp. Nhiều GV CN đã áp dụng các biện pháp như phạt trực nhật lớp, phạt lao động ở trường, phạt tiền, hạ hạnh kiểm cuối tháng, cuối kỳ, mời phụ huynh thậm chí đình chỉ học nhưng hiệu quả không được lâu dài. Hiện tượng HS nữ nhuộm tóc, tô son phấn, dùng điện thoại trong giờ họ, ăn cắp vặt, chửi bới nhau trên Facebook, yêu đương vẫn tiếp tục diễn ra ở hầu hết các lớp
Lớp C3 đa số là nữ nên nhìn chung các em đều chăm chỉ, chịu khó trong học tập, có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức, chấp hành nghiêm túc nội quy quy định của nhà trường. Nhưng với tập thể 41 nữ/ 45 HS nên cũng phức tạp, đôi khi tính đoàn kết chưa cao, có hiện tượng nói xấu , chửi nhau trên Facebook và đã có lần xảy ra xô xát giữa phe phái trong lớp. Các em cũng thích làm đẹp, đua đòi, sao lãng học tập và yêu đương với nhiều đối tượng khác nhau.
.
Trường hợp HS nữ châm tiến điển hình em Trịnh Hồng Lý.
Đây là học sinh có hoàn cảnh khá đặc biệt. Bố em mất sớm khi em móí được 2 tuổi. Mọi gánh nặng dồn lên vai mẹ em nên sự quan tâm của mẹ đối với em đôi lúc chưa đầy đủ, kịp thời và sát sao. Nguồn thu nhập chính của gia đình em là từ tiền lương của mẹ làm công nhân in báo và dọn vệ sinh trong nhà in nên rất eo hẹp. Em chuyển từ Triệu Sơn về sống cùng mẹ tại Quảng Thịnh là nơi môi trường sống khá phức tạp.
 Môi trường như vậy đã tạo nên cho em một tính cách rất khác biệt. Nổi bật ở em là tính lì lợm, hay nói dối, rất liều lĩnh nhưng lại rất giữ gìn để không vi phạm nội quy trong khuôn khổ nhà trường. Ở nhà em không bao giờ tâm sự với mẹ. Có khi cả tuần em và mẹ em không nói chuyện với nhau. Nhiều lần em lấy trộm tiền của mẹ với số lượng lớn (có lần em lấy nguyên cả tháng lương mẹ vừa nhận) để ăn chơi cùng bạn bè xấu. Đâù năm lớp 11 em lấy trộm xe máy của mẹ em - phương tiện đi lại duy nhất và là đồ dùng có giá trị duy nhất trong nhà - đem đi cắm lấy tiền trả nợ cho những lần đi chơi cùng bạn bè, tham gia đánh nhau ngoài trường , quan hệ tình cảm với đối tượng đã nghỉ học không có việc làm
3. Những biện pháp KLTC đã áp dụng để quản lí, giáo dục HS nữ chậm tiến
3.1 Xác định đặc điểm từng đối tượng HS để có phương pháp quản lí phù hợp. 
 May mắn là trong 15 năm công tác tôi đã được giao chủ nhiệm nhiều đối tượng HS khác nhau : có HS đại trà (12K), HS chuyên khối C (2 khóa C7 ) – đây là một thuận lợi vì tôi dạy lịch sử. Cũng có khóa tôi chủ nhiệm HS chuyên khối A (12T5), HS chuyên khối D (12C3). Bên cạnh đó có lớp tôi chủ nhiệm từ đầu, cũng có lớp tôi nhận giữa chừng như 11T5, 11C3. Chính vì vậy trước mỗi khóa chủ nhiệm tôi đều phải quan tìm tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp để tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong nhiệm vụ của mình . 
Riêng với lớp 11C3 là đối tượng HS tôi có khó khăn vì tôi không dạy môn các em ôn thi đại học nên sự gắn kết về học tập ít hơn, và các em đã trải qua 1 năm lớp 10 mọi thứ đó đi vào khuôn khổ nên GV CN hơi vất vả nếu muốn tiến hành “chương trình cải cách” để điều chỉnh lớp theo ý đồ của mình. Hơn nữa đây là lớp có số lượng học sinh nữ rất đông ( 41/45 HS ), các em có hoàn cảnh gia đình khác nhau, tính cách khác nhau và quan trọng nhất là năm lớp 10 lớp đã mất đoàn kết trầm trọng. Hiện tượng nói xấu nhau thậm chí đánh nhau đã diễn ra liên tục và kéo dài khiến các em gần như không có sự gắn kết với tập thể lớp. Hiểu được đặc điểm này nên tôi dễ dàng xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm lớp đồng thời chú ý phân loại một số em nữ có biểu hiện chậm tiến để có cách “ điều trị”
3.2 Tìm hiểu hoàn cảnh HS, thiết lập mối liên kết và tình cảm giữa GVCN và tập thể lớp
Người xưa từng nói “ biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_quan_li_giao_duc_hoc_sinh_nu_cham_tien_bang_bien_phap_g.docx