SKKN Phương pháp tìm số điểm cực đại giao thoa trên đoạn thẳng bất kì

SKKN Phương pháp tìm số điểm cực đại giao thoa trên đoạn thẳng bất kì

Trong quá trình dạy học môn Vật lí, các bài tập vật lí có tầm quan trọng đặc biệt. Hiện nay để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa và dạy học theo phương pháp đổi mới có hiệu quả thì việc hướng dẫn học sinh biết phân loại, nắm vững phương pháp và làm tốt các bài tập trong chương trình sách giáo khoa, đặc biệt giúp các em biết cách tìm nhanh đáp án của câu hỏi trắc nghiệm, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công công tác dạy học theo phương pháp đổi mới cũng như mục tiêu của ngành giáo dục đề ra.

 Trong chương trình Vật lí 12. Ở phần giao thoa sóng thì hiện tượng giao thoa sóng cơ là hiện tượng khá trừu tượng và khó đối với học sinh, các bài tập giao thoa cũng vô cùng phong phú và phức tạp. Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy học sinh thường lúng túng khi gặp những bài toán về giao thoa. Trong khi đó chương trình sách giáo khoa chỉ đưa ra những kiến thức cơ bản nhất về sự giao thoa của hai nguồn kết hợp cùng pha, các tài liệu tham khảo cũng không hệ thống rõ ràng, mỗi tài liệu khai thác một khía cạnh, hơn nữa học sinh trường chúng tôi chủ yếu là học sinh trung bình, không có khả năng tự mình khai thác tài liệu và hệ thống hoá kiến thức, nhất là bài toán tìm số điểm cực đại hoặc số điểm cực tiểu giao thoa trên một đoạn thẳng, là một trong những bài toán cơ bản, mà hầu hết trong các đề thi Tốt nghiệp THPH, đề thi Cao đẳng và Đại học trước đây cũng như đề thi trung học phổ thông Quốc gia hiện nay rất hay có.

 Đối với loại bài toán này sách giáo khoa không đưa ra một công thức cụ thể cho lời giải vì nó có rất nhiều cách giải khác nhau, ví dụ như là sử dụng các công thức hình học, giải hệ phương trình hoặc biện luận. Qua quá trình giảng dạy cũng như tham khảo nhiều tài liệu tôi thấy để đưa ra công thức và đáp án cuối cùng thì các phương pháp trên đều rất dài và phức tạp, hơn nữa mỗi một bài lại có một cách giải khác nhau vì thế học sinh sẽ mất nhiều thời gian nhất là những học sinh trung bình như trường chúng tôi, nên nó sẽ ảnh hưởng trong việc làm bài thi trắc nghiệm (Thời gian làm một câu khoảng một đến hai phút). Chính vì vậy việc giải loại bài toán này cần nhanh và chính xác là một yêu cầu quan trọng trong việc thi trắc nghiệm vì thế việc đưa ra một phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh trung bình về bài toán tìm số điểm cực đại giao thoa trên đoạn thẳng là rất quan trọng nên tôi chọn đề tài: “Phương pháp tìm số điểm cực đại giao thoa trên đoạn thẳng bất kì” để làm đề tài nghiên cứu.

 

doc 13 trang thuychi01 9340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp tìm số điểm cực đại giao thoa trên đoạn thẳng bất kì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
Mục lục
1
1. Mở đầu
1.1
Lí do chọn đề tài
2, 3
1.2
Mục đích nghiên cứu
1.3
Đối tượng nghiên cứu
1.4
Phương pháp nghiên cứu
1.5
Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung
2.1
Cơ sở lí luận
411
2.2
Thực trạng của vấn đề
2.3
Các biện pháp đã thực hiện
2.4
Hiệu quả của sáng kiến
3. Kết luận, kiến nghị
Kết luận, kiến nghị
12
Tài liệu tham khảo
13
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong quá trình dạy học môn Vật lí, các bài tập vật lí có tầm quan trọng đặc biệt. Hiện nay để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa và dạy học theo phương pháp đổi mới có hiệu quả thì việc hướng dẫn học sinh biết phân loại, nắm vững phương pháp và làm tốt các bài tập trong chương trình sách giáo khoa, đặc biệt giúp các em biết cách tìm nhanh đáp án của câu hỏi trắc nghiệm, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công công tác dạy học theo phương pháp đổi mới cũng như mục tiêu của ngành giáo dục đề ra.
	Trong chương trình Vật lí 12. Ở phần giao thoa sóng thì hiện tượng giao thoa sóng cơ là hiện tượng khá trừu tượng và khó đối với học sinh, các bài tập giao thoa cũng vô cùng phong phú và phức tạp. Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy học sinh thường lúng túng khi gặp những bài toán về giao thoa. Trong khi đó chương trình sách giáo khoa chỉ đưa ra những kiến thức cơ bản nhất về sự giao thoa của hai nguồn kết hợp cùng pha, các tài liệu tham khảo cũng không hệ thống rõ ràng, mỗi tài liệu khai thác một khía cạnh, hơn nữa học sinh trường chúng tôi chủ yếu là học sinh trung bình, không có khả năng tự mình khai thác tài liệu và hệ thống hoá kiến thức, nhất là bài toán tìm số điểm cực đại hoặc số điểm cực tiểu giao thoa trên một đoạn thẳng, là một trong những bài toán cơ bản, mà hầu hết trong các đề thi Tốt nghiệp THPH, đề thi Cao đẳng và Đại học trước đây cũng như đề thi trung học phổ thông Quốc gia hiện nay rất hay có.
	Đối với loại bài toán này sách giáo khoa không đưa ra một công thức cụ thể cho lời giải vì nó có rất nhiều cách giải khác nhau, ví dụ như là sử dụng các công thức hình học, giải hệ phương trình hoặc biện luận... Qua quá trình giảng dạy cũng như tham khảo nhiều tài liệu tôi thấy để đưa ra công thức và đáp án cuối cùng thì các phương pháp trên đều rất dài và phức tạp, hơn nữa mỗi một bài lại có một cách giải khác nhau vì thế học sinh sẽ mất nhiều thời gian nhất là những học sinh trung bình như trường chúng tôi, nên nó sẽ ảnh hưởng trong việc làm bài thi trắc nghiệm (Thời gian làm một câu khoảng một đến hai phút). Chính vì vậy việc giải loại bài toán này cần nhanh và chính xác là một yêu cầu quan trọng trong việc thi trắc nghiệm vì thế việc đưa ra một phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh trung bình về bài toán tìm số điểm cực đại giao thoa trên đoạn thẳng là rất quan trọng nên tôi chọn đề tài: “Phương pháp tìm số điểm cực đại giao thoa trên đoạn thẳng bất kì” để làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi đưa ra đề tài này với mục đích chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy về dạng bài toán tìm số điểm dao động cực đại và cực tiểu trên đoạn thẳng bất kì trong hiện tượng giao thoa sóng cơ, đưa ra những phương pháp giải bài tập một cách đơn giản nhất, sao cho hầu hết các học sinh sau khi được học tập có thể tìm nhanh được đáp án các bài tập về nội dung này.
Trong đề tài này cũng sẽ cung cấp các bài tập ví dụ mang tính điển hình có hướng dẫn cụ thể, vì vậy có thể dùng nó như một tài liệu dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này tôi nghiên cứu về cách xác định số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trên đoạn thẳng bất kì (hay giữa hai điểm bất kì). Xây dựng công thức tổng quát nhất cho các trường hợp. 
Tôi đã thực hiện phương pháp mới này để giảng dạy cho học sinh lớp 12C1, 12C2 Trường THPT Triệu Sơn 6 năm học 2016 – 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan.
Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin thông qua việc quan sát quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh và vận dụng vào làm bài tập.
Phương pháp thống kê và xử lí số liệu: sau khi vận dụng phương pháp vào quá trình giảng dạy, thống kê lại các kết quả (thông qua kiểm tra) sau đó so sánh với khi không vận dụng phương pháp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
	Học sinh phải biết chập hai điểm nào với nhau ?.
	Trong đề tài tôi nêu tìm số cực đại trên đoạn thẳng AB, trong các bài tập học sinh phải nhận ra điểm nào đóng vai trò là điểm A, điểm nào đóng vai trò là điểm B, để từ đó xác định được khoảng cách từ A và B đến hai nguồn
Học sinh chỉ cần áp dụng một công thức cho tất cả các bài tập có liên quan.
2: NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 
Trong dạy học vật lí thì phương pháp vật lí đóng một vai trò hết sức quan trọng nó có nhiệm vụ tìm con đường ngắn nhất, hợp lí nhất để trang bị cho học sinh phổ thông kiến thức về những cơ sở khoa học và phương pháp vật lí đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo ứng dụng sáng tạo những kiến thức ấy vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Như vậy là góp phần trau dồi cho học sinh phương pháp năng lực nhận thức thế giới và cải tạo thế giới theo hướng tích cực có lợi cho loài người.
Đối với môn vật lí ở trường THPT thì bài tập vật lí đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc củng cố, đào sâu, mở rộng, hoàn thiện kiến thức lí thuyết và rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Giải bài tập vật lí đòi hỏi học sinh hoạt động trí tuệ tích cực, tự lập và sáng tạo. Vì vậy có tác dụng tốt đối với sự phát triển tư duy của học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thuận lợi 
Trường THPT Triệu Sơn 6 có đủ cơ sở vật chất đảm bảo việc phục vụ dạy học, có 12 phòng học kiên cố và có 02 phòng học bán kiên cố, 04 phòng bộ môn, 01 phòng thí nghiệm.
	Học sinh của trường có đầu vào thấp tuy nhiên các em cũng rất có ý vươn lên trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Học sinh có khả năng nắm bắt vấn đề nhanh khi được cung cấp nội dung kiến thức phù hợp với trình độ của các em.
Trong quá trình giảng dạy, khi tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của một số học sinh lớp 12 tôi được biết có rất nhiều học sinh thích học môn Vật lí, nhiều học sinh có nguyện vọng thi vào đại học khối A và khối A1 
Theo cấu trúc của chương trình và sách giáo khoa vật lí lớp 12 thì trước khi học bài giao thoa sóng cơ, học sinh đã được học một số kiến thức cơ bản như: tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số, phương trình sóng cơ và các tính chất của sóng v.v. Vì vậy giáo viên có thể giúp học sinh phát triển những kiến thức này lên các mức cao hơn như: giao thoa sóng cơ hai nguồn kết hợp cùng pha hoặc giao thoa sóng cơ hai nguồn kết hợp khác pha.
2.2.2. Khó khăn
Do điều kiện học sinh có đầu vào thấp, phần lớn học sinh có học lực trung bình, số ít là học sinh khá và số còn lại là dưới trung bình, hầu như không có học sinh giỏi. Trong khi đó bài tập về phần giao thoa khá đa dạng và khó. 
Là một giáo viên khi dạy tiết bài tập giao thoa sóng cơ, tôi thấy sách giáo khoa chỉ đề cập đến sự giao thoa của hai nguồn kết hợp cùng pha với số lượng bài tập không nhiều và còn đơn giản trong khi đó trong các bài tập phần này rất đa dạng và thường xuất hiện nhiều trong các đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học, cao đẳng. Khi gặp các bài toán thuộc dạng giao thoa của hai nguồn kết hợp khác pha, những câu hỏi lạ thì học sinh thường lúng túng không biết cách giải hoặc phải mất rất nhiều thời gian cho một bài, trong khi thời gian dành cho mỗi câu trong các đề thi trắc nghiệm lại rất ngắn. Ngay cả khi giải các bài toán thuộc loại giao thoa hai nguồn kết hợp cùng pha, gặp các loại bài tập như tìm số cực đại và cực tiểu giao thoa trên đoạn thẳng nối hai nguồn, nhiều học sinh cũng chưa giải được hoặc chưa có công thức để giải nhanh. Bằng chứng là sau khi tôi dạy cho học sinh các công thức tính số điểm cực đại như bấy lâu nay tôi vẫn sử dụng và cho học sinh lớp 12C1 và lớp 12C2 làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, kết quả đạt được như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 8-10
Điểm 6-7
Điểm 5
Điểm 3-4
Điểm 1-2
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C1
37
0
0
2
5
4
11
12
33
19
51
12C2
36
0
0
1
3
3
8
10
28
22
61
Qua kết quả kiểm tra tôi thấy rất lo lắng. Sau đó qua nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo, tôi đã đưa ra được phương pháp tìm số điểm cực đại giao thoa trên đoạn thẳng bất kì với các bước như sau:
2.3.Các biện pháp đã thực hiện.
Từ thực tế như trên tôi đã đề ra một số biện pháp khắc phục như sau:
2.3.1. Các yêu cầu chung. 
Trước khi giảng dạy tiết bài tập giao thoa sóng cơ, giáo viên yêu cầu học sinh phải ôn lại những kiến thức đã học như: 
 	Công thức tìm bước sóng λ, tìm độ lệch pha giữa hai nguồn Δφ
	Điều kiện để một điểm có biên độ giao thoa cực đại, hoặc cực tiểu.
2.3.2. Phương pháp.
	Để tìm số cực đại giao thoa tôi tiến hành 4 bước sau:
Bước 1: Tìm bước sóng λ và độ lệch pha giữa hai nguồn Δφ. 
Bước 2: Xác định khoảng cách từ điểm A đến hai nguồn S1 và S2 ( d11 và d12 ), khoảng cách từ điểm B đến hai nguồn S1 và S2 ( d21 và d22 ). 
Trong trường hợp hai điểm mà chập lại với nhau thì khoảng cách giữa chúng bằng 0, ví dụ: điểm A chập với điểm S1 thì d11 = 0
Bước 3: Tìm hiệu khoảng cách: ΔdA = d11 – d12 và ΔdB = d21 – d22.
Bước 4: Số điểm cực đại giao thoa trong đoạn AB là số giá trị của k thỏa mãn:
Với k = 0, ±1, ±2, ±3, 
2.3.3. Các ví dụ:
Ví dụ 1: Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 40 cm luôn dao động cùng pha, có bước sóng 6 cm. Hai điểm A, B nằm trên mặt nước mà S1ABS2 là một hình chữ nhật, S1A = 30 cm. Tìm số điểm cực đại trên đoạn AB? [1] 
Giải
Hình minh họa
Bước 1: λ = 6cm, Δφ = 0.
Bước 2: d11 = S1A = 30 cm, d12 = = 50 cm.
	 d21 = 50 cm, d22 = 30 cm.
Bước 3: ΔdA = d11 – d12 = 30 – 50 = -20 
 và ΔdB = d21 – d22 = 50 – 30 = 20.
Bước 4: Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB là số giá trị của k thỏa mãn:
Suy ra: – 3,33 k 3,33. Vậy k = 0, ±1, ±2, ±3, có 7 điểm cực đại trên đoạn AB 
 A B
 S1 S2
Ví dụ 2: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 20 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u1 = 2.cos(40πt) (mm) và u2 = 2.cos(40πt + π) (mm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông S1ABS2 thuộc mặt chất lỏng. Tìm số điểm cực đại trên đoạn AS2 ? [5]
Giải
Hình minh họa
Bước 1: ω = 40π T = = 0,05 s
λ = v.T = 1,5 cm, Δφ = π.
Bước 2: d11 = S1A = 20 cm, 
 d12 = = 20 cm.
 Trong trường hợp này điểm B sẽ chập lại trùng với điểm S2 nên: 
 d21 = S2S1 = 20 cm, d22 = 0 cm.
Bước 3: ΔdA = d11 – d12 = 20 – 20 
 và ΔdB = d21 – d22 = 20 – 0 = 20.
Bước 4: Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AS2 là số giá trị của k thỏa mãn:
Suy ra: – 6,02 k 12,83. Vậy k = 0, ±1, ±2, ±3, ±4, ±5, ±6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, có 19 điểm cực đại trên đoạn AS2. 
 A B
 S1 S2
Ví dụ 3: Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 40 cm luôn dao động ngược pha, có bước sóng 6 cm. Hai điểm A, B nằm trên mặt nước mà S1ABS2 là một hình chữ nhật, S2B = 30 cm. Tìm số điểm cực đại trên đoạn BS1 ? [1]
Giải
Hình minh họa
Bước 1: λ = 6cm, Δφ = π.
Bước 2: Trong trường hợp này điểm A sẽ chập lại trùng với điểm S1 nên: d11 = 0 cm,
 d12 = S1S2 = 40 cm.
d21 = = 50 cm, d22 = 30 cm.
Bước 3: ΔdA = d11 – d12 = 0 – 40 = - 40 
 và ΔdB = d21 – d22 = 50 – 30 = 20.
Bước 4: Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BS1 là số giá trị của k thỏa mãn:
Suy ra: – 6,67 k+ 3,33
hay: – 7,17 k 2,83. 
Vậy k = 0, ±1, ±2, - 3, - 4, - 5, - 6, - 7, có 10 điểm cực đại trên đoạn BS1
A B
S1 S2
Ví dụ 4: Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 40 cm luôn dao động cùng pha, có bước sóng 6 cm. Hai điểm M, N nằm trên mặt nước mà S1MNS2 là một hình chữ nhật, S1M = 30 cm. Tìm số điểm cực đại trên đoạn MS1 ? [2]
Giải
Hình minh họa
Bước 1: λ = 6cm, Δφ = 0.
Bước 2: Trong trường hợp này điểm M(đóng vai trò là điểm A) sẽ chập lại trùng với điểm S1, còn điểm N(đóng vai trò là điểm B) chập lại trùng với điểm M nên: 
d11 = 0 cm, d12 = S1S2 = 40 cm. 
d21 = 30 cm, d22 = = 50 cm.
Bước 3: ΔdA = d11 – d12 = 0 – 40 = - 40 
và ΔdB = d21 – d22 = 30 – 50 = - 20 .
Bước 4: Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MS1 là số giá trị của k thỏa mãn:
Suy ra: – 6,67 k - 3,33. 
Vậy k = - 6, - 5, - 4, - 3, có 4 điểm cực đại trên đoạn MS1. 
M (B) N
S1 S2
(A)
Ví dụ 5: Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai viên bi nhỏ S1, S2 gắn ở cần rung cách nhau 2 cm và chạm nhẹ vào mặt nước. Khi cần rung dao động theo phương thẳng đứng với tần số f = 100 Hz thì tạo ra sóng truyền trên mặt nước với vận tốc v = 60 cm/s. Một điểm M nằm trên miền giao thoa và cách S1, S2 các khoảng d1 = 1,2 cm, d2 = 2,4 cm. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MS1? [4]
Giải
Hình minh họa
Bước 1: λ = = 0,6 cm, Δφ = 0.
Bước 2: Trong trường hợp này điểm A sẽ chập lại trùng với điểm S1, còn điểm B chập lại trùng với điểm M nên: 
d11 = 0 cm, d12 = S1S2 = 2 cm. 
d21 = 1,2 cm, d22 = 2,4 cm.
Bước 3: ΔdA = d11 – d12 = 0 – 2 = - 2 
 và ΔdB = d21 – d22 = 1,2 – 2,4 = - 1,2 
Bước 4: Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MS1 là số giá trị của k thỏa mãn:
Suy ra: – 3,33 k - 2. 
Vậy k = 0, ±1, ±2, - 3, có 6 điểm cực đại trên đoạn MS1. 
M(B)
 S1(A) S2
Ví dụ 6: Ở bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 20 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40πt mm và u2 = 5cos(40πt +π) mm. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s. Tìm số điểm cực đại trên đoạn S1S2. [1]
Giải
Hình minh họa
Bước 1: T = = 0,05 s λ = T.v = 4 cm
 Δφ = π.
Bước 2: Trong trường hợp này điểm A sẽ chập lại trùng với điểm S1, còn điểm B chập lại trùng với điểm S2 nên: 
d11 = 0 cm, d12 = S1S2 = 20 cm. 
d21 = S2S1 = 20 cm, d22 = 0 cm.
Bước 3: ΔdA = d11 – d12 = 0 – 10 = - 20 
và ΔdB = d21 – d22 = 10 – 0 = 20.
Bước 4: Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AS2 là số giá trị của k thỏa mãn:
Suy ra: – 5,5 k 4,5. 
Vậy k = - 5, 0, ±1, ±2, ±3, ±4, có 10 điểm cực đại trên đoạn S1S2. 
A B 
S1 S2
Ví dụ 7: Hai nguồn phát sóng cơ học S1, S2 trên bề mặt chất lỏng với phương trình lần lượt là u1 = acos(20πt +) cm; u2 = acos(20πt +) cm, vận tốc truyền sóng v = 25 cm/s. Xét điểm M trên bề mặt chất lỏng có MS1 = 15 cm, MS2 = 21 cm và điểm N trên bề mặt chất lỏng có NS1 = 23 cm, NS2 = 13 cm. Tìm số điểm cực đại trên đoạn MN ? [3]
Giải
Hình minh họa
Bước 1: λ = = 2,5cm, Δφ = .
Bước 2: Trong trường hợp này điểm M là điểm A, điểm N là điểm B
 d11 = 15 cm, d12 = 21 cm.
	 d21 = 23 cm, d22 = 13 cm.
Bước 3: ΔdA = d21 – d22 = 15 – 21 = - 6 
 và ΔdB = d11 – d12 = 23 – 13 = 10.
Bước 4: Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là số giá trị của k thỏa mãn:
Suy ra: – 2,56 k 3,83. Vậy k = 0, ±1, ± 2, 3, có 6 đường dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN
 M(A) 
 N(B) 
S1 S2
Ví dụ 8: Trên mặt nước có hai nguồn sóng S1, S2 cách nhau 10 cm dao động ngược pha theo phương vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng là 0,5 cm. M và N là hai điểm khác nhau trên mặt nước MN vuông góc với S1S2 tại I sao cho IS1 = 3 cm và MI = NI = 4 cm. Tìm số điểm cực đại trên đoạn MN ? [2] 
Giải
Hình minh họa
Số điểm cực đại trên đoạn MN gấp hai lần số điểm cực đại trên đoạn MI
Bước 1: λ = 0,5 cm, Δφ = π.
Bước 2: Trong trường hợp này điểm M là điểm B, điểm I là điểm A
 d11 = 3 cm, d12 = 7 cm.
Ta có: MS1 = = 5 d21 = 5 cm
MS2 = = 8,06 cm d22 = 8,06 cm
Bước 3: ΔdA = d11 – d12 = 3 – 7 = - 4.
 và ΔdB = d21 – d22 = 5 – 8,06 = - 3,06
Bước 4: Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MI là số giá trị của k thỏa mãn:
Suy ra: - 8,5 k - 6,62. Vậy k = - 8, - 7, có 2 điểm cực đại trên đoạn MI. Suy ra có 4 điểm cực đại trên MN 
 M (B)
 I (A)
S1 S2
 N
Ví dụ 9: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 13 cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 50 Hz, vận tốc truyền sóng v = 2 m/s. Hai điểm A, B nằm trên S1S2 và đối xứng nhau qua trung điểm I của S1S2. Biết AS1 = 2,5 cm. Tìm số điểm cực đại trên AB ? [1]
Giải
Hình minh họa
Bước 1: λ = = 4 cm, Δφ = 0.
Bước 2: d11 = 2,5 cm, d12 = 13 – 2,5 = 10,5 cm.
	 d21 = 10,5 cm, d22 = 2,5 cm.
Bước 3: ΔdA = d21 – d22 = 2,5 – 10,5 = - 8 
 và ΔdB = d11 – d12 = 10,5 – 2,5 = 8.
Bước 4: Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB là số giá trị của k thỏa mãn:
Suy ra: – 2 k 2. Vậy k = 0, ±1, ± 2, có 5 đường dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB 
 A I B
S1 S2
Tương tự
Để tìm số cực tiểu giao thoa tôi tiến hành 4 bước sau:
Bước 1: Tìm bước sóng λ và độ lệch pha giữa hai nguồn Δφ. 
Bước 2: Xác định khoảng cách từ điểm A đến hai nguồn S1 và S2 ( d11 và d12 ), khoảng cách từ điểm B đến hai nguồn S1 và S2 ( d21 và d22 ). 
Trong trường hợp hai điểm mà chập lại với nhau thì khoảng cách giữa chúng bằng 0, ví dụ: điểm A chập với điểm S1 thì d11 = 0
Bước 3: Tìm hiệu khoảng cách: ΔdA = d11 – d12 và ΔdB = d21 – d22.
Bước 4: Số điểm cực đại giao thoa trong đoạn AB là số giá trị của k thỏa mãn:
Với k = 0, ±1, ±2, ±3, 
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
	Trong khi ôn luyện thi trung học phổ thông quốc gia cho học sinh, đến phần bài giao thoa sóng cơ, tôi đã dạy cho các em phương pháp tìm số điểm cực đại hoặc cực tiểu trên đoạn thẳng bất kì mà tôi đã trình bày ở trên. Sau đó cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, kết quả đạt được như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 8-10
Điểm 6-7
Điểm 5
Điểm 3-4
Điểm 1-2
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C1
37
9
24
11
30
15
41
2
5
0
0
12C2
36
7
20
10
28
16
44
3
8
0
0
Như vậy so sánh với kết quả kiểm tra trước, lần này các em học sinh đã tiến bộ rõ rệt
Tôi cũng đã trao đổi kinh nghiệm này của mình cho các thầy, cô trong tổ và được các thầy, cô phản hồi là sau khi dạy cho học sinh phương pháp của tôi và kết quả làm bài kiểm tra của học sinh là rất tốt.
3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	3.1. Kết luận:
 	Qua thực tế nếu có phương pháp cụ thể, sử dụng công thức gọn gàng, dễ nhớ để làm bài tập thì các em vận dụng công thức đó một cách thành thạo, từ đó tìm ra đáp án một cách nhanh chóng và chính xác, ngoài việc có kết quả cao trong bài thi còn tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó giúp các em thêm yêu khoa học tự nhiên nói chung và môn Vật lí nói riêng.
Khi sử dụng các công thức của đề tài này, học sinh có thể tìm được đáp án một cách nhanh chóng và chính xác các bài toán về xác định số điểm dao động cực đại, cực tiểu trên đoạn thẳng ( hay giữa hai điểm) trong hiện tượng giao thoa sóng cơ. Tôi mạnh dạn gửi đề tài này đến các thầy, cô giáo để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp trồng người của đất nước trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
	3.2. Kiến nghị: Không
 	Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, các thầy cô trong tổ bộ môn và nhà trường đã đóng góp nhiều ý kiến cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài SKKN này. 
XÁC NHẬN CỦA 
HIỆU TRƯỞNG 
Thanh Hóa, ngày 21 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viêt:
 Lê Minh Hưởng
Tài liệu tham khảo
1. Cẩm nang ôn luyện thi Đại học (Tác giả: Nguyễn Anh Vinh. NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM).
2. Những điều cần biết luyện thi Đại học, Cao đẳng (Tác giả: Chu Văn Biên. NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)
3. Phân loại và phương pháp giải nhanh bài tập Vật lí 12 (Tác giả: Lê Văn Thành. NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM).
4. Tài liệu trên mạng Internet.
5. Đề thi Đại học, Cao đẳng và THPT các năm trước

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_tim_so_diem_cuc_dai_giao_thoa_tren_doan_tha.doc