SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong Sinh học 10 và 12
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Ngày 17/10/2001, thủ tướng chính phủ kí quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “ Giáo dục học sinh hiểu biết về pháp luật và chuû trương chính sách của Đảng, nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”.
Ngày 15/11/2004, bộ chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “ Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là yếu tố bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “ Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông”
MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Lý do 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn 1 2 3 II. Phạm vi và đối tượng nhiên cứu 3 III. Mục đích nghiên cứu. 3 IV. Điểm mới trong nghiên cứu. 3 B. PHẦN NỘI DUNG 4 I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 1. Thuận lợi 2. Khó khăn 4 4 4 II. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 1. Định hướng phương pháp giảng dạy 2. Nội dung, phương pháp tích hợp 3. Những nội dung, biện pháp đã thực hiện 4 4 5 7 III. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. 27 C. PHẦN KẾT LUẬN 28 I. Những bài học kinh nghiệm. 28 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. 28 III. Những kiến nghị, đề xuất. 28 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 29 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do thực hiện đề tài 1. Cơ sở lí luận: Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Ngày 17/10/2001, thủ tướng chính phủ kí quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “ Giáo dục học sinh hiểu biết về pháp luật và chuû trương chính sách của Đảng, nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”. Ngày 15/11/2004, bộ chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “ Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là yếu tố bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “ Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông” Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có quy định về giáo dục bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: “Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và yù thức bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông” (trích điều 107 luật bảo vệ môi trường) Các chính sách nhà nước về bảo vệ môi trường được cụ thể hóa trong điều 5 Luật bảo vệ môi trường 2005. Cụ thể có nêu: - Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức , cộng đồng dân cư , gia đình và cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. - Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo , đẩy mạnh tái chế , tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. Theo điều 6, luận bảo vệ nôi trường 2005 , những hoạt động bảo vệ môi trường được nhà nước khuyến khích, có nêu: - Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường , giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. - Bảo vệ và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên - Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa , lai tạo , nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường. - Đóng góp kiến thức, công sức , tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường. Từ những chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị “ Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học. 2. Cơ sở thực tiễn Ô nhiểm môi trường gây ra những hậu quả trực tiếp và gián tiếp nặng nề đối với nền kinh tế của mổi quốc gia. Hơn thế nữa, hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong sinh học là trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường. Các em phải ý thức được rằng giữ gìn bảo vệ môi trường sống phải từ các hoạt động bình thường, ngay trong lớp học, giờ chơi, lúc nghỉ ngơi, sinh hoạt trong gia đình, nơi công cộng. Có khả năng cải tạo môi trường xung quanh bằng những việc làm đơn giản mà hiệu quả, cũng có thể nảy sinh những ý tưởng mới mẻ về bảo vệ môi trường trong học sinh và cả gia đình các em và cộng đồng. Giáo dục bảo vệ môi trường giúp học sinh hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên; nhận thức được yù nghĩa tầm quan trong của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Nhiệt độ tại 2 cực của trái đất tăng 2 lần so với số liệu trung bình toàn cầu. Ở Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nước biển khoảng 3mm/ năm. Diện tích có nguy cơ ngập: 20.876 Km2 (6,3%). Dự báo trên thế giới đến giữa thế kĩ XXI , mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kĩ XXI là 75cm so với thời kỳ 1980 – 1999. Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyễn nguy hại gấp nhiều lần cho phép. Sự xuất hiện nhiều thiên tai ngày một tăng, thất thường và hậu quả khó lường trước được. Những nguy cơ lớn nhất của con người phải đối mặt với tự nhiên trong lịch sử phát triển của mình. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành cấp bách không của riêng ai. Nhưng thực tế hiện ở nước ta mới chỉ đưa vào một số tiết học, thời gian và hình thức tổ chức cho học sinh nắm được nội dung "Thân thiện với môi trường" còn quá ít, trong khi môi trường cần có ý thức bảo vệ thường trực trong mỗi học sinh. Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường thực sự mang lại hiệu quả cao như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất. Mỗi thầy cô đang trực tiếp giảng dạy hàng ngày cần giúp các em có lượng kiến thức nhất định để góp phần bảo vệ môi trường. Khi đã có những hiểu biết cần thiết sẽ giúp cho học sinh có kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, tích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường, chung tay góp sức ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Học sinh phổ thông chiếm số lượng rất đông là nhân tố cơ bản để lan tỏa kiến thức bảo vệ môi trường trong xã hội. Vậy làm thế nào để có thể kịp thời đem các kiến thức bảo vệ môi trường để giải quyết vấn đề cấp bách trên vào bài học một cách tự nhiên và hiệu quả tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sinh học 10 và 12 ” II. Phạm vi đối tượng nghiên cứu. - Áp dụng ở môn sinh học 10 và 12 đã giảng dạy. - Đối tượng: học sinh lớp 10 và 12 đã giảng dạy trong năm học 2017 – 2018. III. Mục đích nghiên cứu. - Giúp cho học sinh biết được hiểm họa suy thoái môi trường hiện nay và tác hại của nó, một số vấn về đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên quan trực tiếp tới quá trình học tập môn Sinh học. - Giúp học sinh hiểu được bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mình và các thế hệ mai sau từ đó các em có ý thức góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi trường. - Định hướng giáo dục các em thành các tuyên truyền viên trong công tác bảo vệ môi trường. - Mục tiêu cuối cùng của giáo dục bảo vệ môi trường là phải thay đổi hành vi và cách ứng xử học sinh đối với môi trường. - Giúp học sinh ham mê, yêu thích bộ môn Sinh học. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Tìm ra giải pháp tối ưu trong giảng dạy Sinh học có lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường để công tác giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào một cách nhẹ nhàng, phù hợp, thuận lợi, thường xuyên và hiệu quả. B. PHẦN NỘI DUNG. I. Thực trạng nghiên cứu. 1. Thuận lợi: - Học sinh đã có học 1 số tiết về môi trường và lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp 2. Ngoài ra các môn Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý... cũng có lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. - Sinh học là môn khoa học rất thiết thực nếu có đầu tư suy nghĩ có nhiều bài có thể tích hợp được. - Thư viện nhà trường hỗ trợ thêm nhiều sách vở để tham khảo. Ngoài ra còn có nhiều nguồn khác để giáo viên thu thập thêm thông tin. - Phần lớn học sinh quan tâm đến những vấn đề về môi trường sống vì nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống các em. 2. Khó khăn: - Các em đã học ở cấp 2 về bảo vệ môi trường nhưng các bài dạy chỉ xoay quanh nguyên nhân và biện pháp khắc phục chưa nổi bật mức độ trầm trọng của ô nhiểm môi trường, mức độ cho phép là bao nhiêu ? Đã vượt mức cho phép bao nhiêu ? Hậu quả nghiêm trọng và lâu dài như thế nào ? Có những hậu quả nào hầu như không thể phục hồi được? Cụ thể nguy hại đến sức khỏe như thế nào? Học sinh chưa thấy rõ mức độ trầm trọng và cấp bách của vấn đề bảo vệ môi trường để từ đó đi đến hành động thiết thực. Điều này đòi hỏi giáo viên phải cung cấp thêm. Mặc dù có 2 chương học ở cấp 2 nhưng nếu giáo viên có tâm huyết có lẽ cũng không đũ thời gian để truyền tải hết được. - Đến cấp 3 rất cần thiết phải hâm nóng lại. Nhưng chỉ có 1 bài cũng là nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục ô nhiểm môi trường. Nên để cung cấp thêm nhiều kiến thức nữa giáo viên phải tích hợp hoặc liên hệ thực tế. Điều đó có thể vẫn đến khó đũ thời gian, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên nên làm sao vừa đảm bảo thời gian vừa không làm loãng đi phần trọng tâm bài học vừa tác động được đến học sinh. - Để học sinh quan tâm chú ý giáo viên phải làm rõ không chỉ là tác hại của ô nhiểm môi trường mà làm rõ thêm mức độ ô nhiểm hiện nay đó phải là những con số cụ thể đòi hỏi giáo viên phải có nhiều tài liệu để thu thập thêm thông tin. Hiện tại tài liệu này giáo viên không có nên phải lấy từ sách báo, tin tức thời sự của các phương tiện truyền thông. - Giáo viên phải mất nhiều thời gian cập nhật thông tin mới để có kiến thức thực tế sinh động. - Nhiều học sinh chưa có ý thức đầy đũ cũng như hiểu hết về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường. Một số các em có biết nhưng thờ ơ không thực hiện. - Bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường: xả rác bừa bãi, bẻ cây, giẩm đạp cỏ , phá tổ chim, bắt các sinh vật nhỏ chỉ để chơi dọa bạn rồi giết chết, không biết tắt quạt, đèn khi ra khỏi lớp. II. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 1. Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi trường. Để giảng dạy kiến thức có liên quan đến môi trường, giáo viên cần tích hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường với kiến thức môn học thành nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên mối liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Việc đưa kiến thức tích hợp vào phải bảm bảo đặc trưng bộ môn, phải tự nhiên nhẹ nhàng và phù hợp, không gượng ép hoặc làm nặng thêm kiến thức bài học, không làm ảnh hưởng nội dung bài học. Các mức độ nhận thức gồm có biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp đánh giá . Mức độ cao là tổng hợp và đánh giá. Phải tùy thuộc vào đối tượng học sinh , vào thời gian cho phép mà có mức độ riêng. Phần liên hệ thực tế, thực tế địa phương và liên hệ bản thân được đặt biệt chú ý. 2. Nội dung, phương thức tích hợp: 2.1. Nội dung: Giáo viên lựa chọn hình thức phù hợp nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu: - Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu của tiết học. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương. - Nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương phù hợp với độ tuổi. - Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào các quá trình học tập, tạo điều kiện cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. - Vận dụng tất cả cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của tiết học. 2.2. Phương thức tích hợp 2.2.1. Mức độ tích hợp Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. - Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phải phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic. Sinh học GDBVMT Liên hệ CÁC MỨC ĐỘ TÍCH HỢP 2.2.2. Phương pháp dạy học tích hợp Để giảng dạy kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đối với môn người giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau sao cho phù hợp mục tiêu bài học. Phương pháp đàm thoại Phương pháp giảng giải Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan Phương pháp thảo luận Phương pháp đóng vai Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề Phương pháp dạy học theo dự án. Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh Phương pháp hoạt động thực tiễn Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa Phương pháp nêu gương Các bài học ở lớp 10 và đặc biệt lớp 12 chủ yếu là tích hợp bộ phận và giáo viên cũng có rất ít thời gian nên phương pháp đưa vào vừa khéo léo nhẹ nhàng vừa có tính giáo dục cao là các sử dụng các phương tiện trực quan và đàm thoại. Trong một bài học phần liên hệ thực tế là phần không thể thiếu nên giáo viên có thể dùng phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. Bài thực hành tổ chức theo hình thức dạy học ngoại khóa có thể dùng phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa hoặc dạy học theo dự án. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề mang tính tư duy cao gây hứng thú tìm tòi suy nghĩ cho học sinh nên giáo viên cố gắng tìm cách đưa vào nhiều trong bài giảng. 2.2.3. Phương tiện dạy học tích hợp Những phương tiện dạy học cần thiết và phổ biến khi dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là: Tranh, ảnh; Băng; Mẫu thật; Thông tin cập nhật về các vấn đề môi trường,... Những tư liệu dạy học trên Internet rất dồi dào, phong phú. Gíao viên có thể thu thập thông tin qua tivi, sách báo đọc hằng ngày, đó là những thông tin mang tính thời sự, mới và cập nhật về hiện trạng cũng như tình hình các vấn đề môi trường ở địa phương, ở Việt Nam và trên thế giới. Dạy học có dùng giáo án điện tử rất phù hợp với đặc thù bộ môn và rất thuận lợi cho tích hợp: Giáo viên có thể dùng hình ảnh, phim thời sự để giáo dục và ít lo ngại việc không đũ thời gian hơn. 2.2.4. Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp Hình thức dạy học nội khóa Hình thức dạy học ngoại khóa 3. Những nội dung, biện pháp đã thực hiện mang lại hiệu quả: Sinh 10- bài 2: Các Giới sinh vật - Về kiến thức HS nắm được đại diện và các đặc điểm chính của mổi giới - GV làm cho HS thấy được thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú . - Phần tích hợp: Giáo viên đặt câu hỏi sự đa dạng đem lại lợi ích gì? Sau đó giáo viên bổ sung thêm kiến thức: + Duy trì cân bằng sinh thái. + Là nguồn cho năng suất và tính bền vững nông nghiệp. + Cung cấp cơ sở cho sức khỏe con người. + Làm giàu chất lượng cuộc sống - GV thông báo Việt Nam là 1 trong 15 nước được đánh giá là có mức độ đa dạng sinh học cao trên thế giới ( chiếm 6,5% số loài có trên thế giới ). Tuy nhiên hiện nay , Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có mức độ đa dạng suy giảm nhanh nhất. Trên thế giới ước tính mỗi ngày có 24 loài bị tuyệt chủng. - HS đi tìm hiểu nguyên nhân? GV bổ sung: + Mất và phá hủy nơi cư trú. + Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái. + Sự nhập nội các sinh vât lạ. + Gia tăng dân số + Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm thay đổi các điều kiện môi trường. + Ô nhiểm môi trường. - Giáo viên liên hệ tình hình địa phương những loài quí hiếm cần được bảo vệ. Học sinh thấy được nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới và việc bảo vệ đa dạng sinh học là cấp bách nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi. Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán động vật hoang dã Mặt khác phải thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học. Sinh 10- bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước Ở phần II-2 Vai trò của nước đối với tế bào, học sinh sẽ hiểu được tầm quan trọng của nước đối với tế bào: Nếu không có nước tế bào không thể chuyển hoá vật chất để duy trì sự sống được. - Phần tích hợp: Giáo viên đặt câu hỏi: nước dùng cho ăn uống trong gia đình lấy từ đâu? Giáo viên có thể liên hệ thực tế điều gì xảy ra khi nước các sông , giếng bị nhiểm các hóa chất: phân bón, thuốc trừ sâu , các chất thải từ nhà máy, rác thải xuống sông .Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh về ô nhiểm nguồn nước, thiếu nước, thảm họa do mưa axit Từ đó giáo dục học sinh sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước là bảo vệ sự sống cho gia đình, người thân và thế hệ mai sau. Nếu có thêm thời gian giáo viên có thể giới thiệu thêm tài nguyên nước không phải vô hạn mà trong tương lai nước có thể bị nhiểm các hóa chất không sử dụng được. Ví dụ ở Mỹ chất phóng xạ chôn bị rò rỉ đi vào nước ngầm. Những nơi có nước bị nhiểm hóa chất thì bệnh tật tăng lên. Ở Việt Nam có làng có nhiều người bị ung thư do nước bị nhiểm hóa chất. Sinh 10: Bài 17: Quang hợp Dàn bài không có nêu vai trò của quang hợp nên chỉ tích hợp được bộ phận qua phương trình của quang hợp : CO2 + H2O + năng lượng ánh sáng à (CH2O) + O2 Tích hợp: Qua việc lấy CO2 và thải O2 em hãy cho biết vai trò của thực vật? Học sinh có thể trả lời: - CO2 tăng cao sẽ gây ngộ độc sinh vật, thiếu O2 sinh vật không sống được. Cây xanh có vai trò rất quan trọng cho sự sống là lấy O2 và thảy CO2 điều hòa không khi, chống hiệu ứng nhà kinh, giảm nhiệt độ trong không khí, bảo vệ sức khỏe cho con người. - Cây xanh còn tạo ra chất hữu cơ (CH2O) cung cấp nguồn thực phẩm cho các sinh vật trên trái đất , thiếu cây xanh động vật trên trái đất không sống được. - Cây xanh còn giúp giử nước cho đất, không có cây xanh đất có thể biến thành sa mạc. Ngoài ra cây xanh còn chống xói mòn đất, giảm lượng bụi, nơi cư trú của các loài động vật Giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin là CO2 nhiều nơi tăng rất cao , đồng thời lượng O2 giảm và tiếp tục như vậy thì lượng O2 có thể giảm xuống dưới mức cho phép. Vậy cần phải làm gì ngặn chặn hiện tượng trên? Học sinh trả lời 1 trong các biện pháp quan trọng là phải bảo vệ rừng. trồng cây xanh. Giáo viên liên hệ với việc bảo vệ rừng của địa phương. Sinh 12 -Bài 4. Đột biến gen Tìm hiểu nguyên nhân gây đột biến và hậu quả: dạy học theo theo dự án giáo viên phân công tổ 1 tìm hiểu tác hại của tác nhân vật lí ( tia phóng xạ, tia tử ngoại...), tồ 2 tìm hiểu tác hại của hóa chất, tổ 3 tìm hiểu tác hại của sốc nhiệt và tác nhân sinh học ( vi rut ), tổ 4 tìm hiểu về nguyên nhân bên trong gây đột biến. Sau đó giáo viên và học sinh đi đến kết luận hậu quả chủ yếu đột biến là có hại, gây chết, gây dị tật, bệnh tật, giảm sức sống, ở người còn g
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_s.doc
- BIA sskn Oanh 2018.doc