SKKN Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy Lịch sử lớp 10 (Tiết tự chọn: Văn hóa cổ đại)

SKKN Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy Lịch sử lớp 10 (Tiết tự chọn: Văn hóa cổ đại)

 Mục tiêu chung của giáo dục THPT đã được xác định rất rõ trong Luật giáo dục sửa đổi 2010 “ Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề học đi vào cuộc sống lao động”. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về Lịch sử dân tộc và Lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.

 Trong thực tiễn lập kế hoạch và tiến hành dạy học, người thầy giáo thường xuyên đối diện với câu hỏi: làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp và có hiệu quả ? Các nhà lí luận dạy học, các thầy cô giáo bộ môn thường đưa ra lời khuyên: Mỗi PPDH có một giá trị riêng, không có PPDH nào là vạn năng, giữ vị trí độc tôn trong dạy học, cần phối hợp sử dụng các PPDH

 Môn lịch sử là 1 trong những môn học có khối lượng kiến thức phải nhớ nhiều có thể nói là môn học khó đối với HS vì các em phải học thuộc nhiều, nhớ nhiều nhất là khi thi trắc nghiệm càng đòi hỏi các em phải biết nhiều, hiểu nhiều, nhớ nhiều hơn (không phải học thuộc như trước), điều đó đòi hỏi người GV phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học đơn giản mà học sinh có thể hiểu bài, nắm bài ngay tại lớp nhất là khi khối lượng kiến thức các em phải nhớ càng ngày càng nhiều trong khi thời lượng học trên lớp chỉ có 1 tiết/tuần. Chính vì thế là một GV giảng dạy lịch sử ở trường THPT, tôi luôn trăn trở trong mỗi tiết dạy của mình để có thể truyền đạt cho học sinh tình yêu đối với môn học thế nhưng không phải bài học nào, tiết học nào cũng mang lại hiệu quả theo ý muốn, đặc biệt là đối với những phần dạy, bài dạy nhiều dung lượng kiến thức cần có sự kết hợp đa phương pháp giảng dạy

 

doc 20 trang thuychi01 15434
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy Lịch sử lớp 10 (Tiết tự chọn: Văn hóa cổ đại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài....................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:...........................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:..........2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:.................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:.............................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...........3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
2.3.1. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong day học:...................4-6
2.3.2. Phương pháp tích hợp môn CNTT, Địa Lí :..6-8
2.3.3. Phương pháp tích hợp môn Ngữ văn :............................. 8-9
2.3.4. Phương pháp tích hợp các môn khoa học khác (Toán, Lí) và những 
hiểu biết về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc:............................................ 9-18
Giáo án cụ thể
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..........................................................18
3. Kết luận, kiến nghị.................................................................................... 19
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục
 1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài:
 Mục tiêu chung của giáo dục THPT đã được xác định rất rõ trong Luật giáo dục sửa đổi 2010 “ Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề học đi vào cuộc sống lao động”. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về Lịch sử dân tộc và Lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. 
 Trong thực tiễn lập kế hoạch và tiến hành dạy học, người thầy giáo thường xuyên đối diện với câu hỏi: làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp và có hiệu quả ? Các nhà lí luận dạy học, các thầy cô giáo bộ môn thường đưa ra lời khuyên: Mỗi PPDH có một giá trị riêng, không có PPDH nào là vạn năng, giữ vị trí độc tôn trong dạy học, cần phối hợp sử dụng các PPDH 
 Môn lịch sử là 1 trong những môn học có khối lượng kiến thức phải nhớ nhiều có thể nói là môn học khó đối với HS vì các em phải học thuộc nhiều, nhớ nhiều nhất là khi thi trắc nghiệm càng đòi hỏi các em phải biết nhiều, hiểu nhiều, nhớ nhiều hơn (không phải học thuộc như trước), điều đó đòi hỏi người GV phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học đơn giản mà học sinh có thể hiểu bài, nắm bài ngay tại lớp nhất là khi khối lượng kiến thức các em phải nhớ càng ngày càng nhiều trong khi thời lượng học trên lớp chỉ có 1 tiết/tuần. Chính vì thế là một GV giảng dạy lịch sử ở trường THPT, tôi luôn trăn trở trong mỗi tiết dạy của mình để có thể truyền đạt cho học sinh tình yêu đối với môn học thế nhưng không phải bài học nào, tiết học nào cũng mang lại hiệu quả theo ý muốn, đặc biệt là đối với những phần dạy, bài dạy nhiều dung lượng kiến thức cần có sự kết hợp đa phương pháp giảng dạy
 Trong phần lịch sử lớp 10, học sinh được tiếp cận với phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy cổ đại và trung đại. Đây là 1 thời kỳ có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử nhân loại, phần này có một khối lượng kiến thức rất phong phú, đa dạng . Với sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy, sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và nhà nước; sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa khác nhau...
 Nhận thấy được tầm quan trọng của giai đoạn lịch sử này đối với chương trình học, trong mỗi bài dạy, tôi thường tìm tòi và áp dụng những phương pháp giảng dạy mới, sinh động, có tính thuyết phục để lôi cuốn học sinh.Trong đó phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, tích hợp môn công nghệ thông tin, Địa Lí, Ngữ văn, Toán, Lý vào giảng dạy phần này là một trong số các phương pháp đem lại hiệu quả cao đồng thời giúp các em nâng cao kĩ năng tự học và thực hành bài tập. 
 Từ thực tế giảng dạy, từ yêu cầu đổi mới giáo dục về nội dung và phương pháp, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử lớp 10 ( Tiết tự chọn: Văn hóa cổ đại ) làm sáng kiến kinh nghiệm. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Chúng ta đều biết rằng: Lịch sử loài người là một quá trình phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ chế độ nguyên thủy dã man mông muội đến xã hội chủ nghĩa văn minh tiến bộ. Hơn nữa, nhận thức của học sinh THPT khôn dừng lại ở cảm tính mà ở cấp độ nhận thức, lý tính. Nhận thức là cơ sở để hình thành tư tưởng, tình cảm đúng đắn tốt đẹp. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại là 3 giai đoạn phát triển liền kề xa xưa nhất đối với các em. Bởi vậy để khôi phục lại hình ảnh lịch sử quá khứ và để học sinh nhận thức đúng đắn, sâu sắc về lịch sử, tránh “hiện đại hóa” lịch sử là một điều không hề dễ dàng. Để đạt được yêu cầu này, giáo viên phải tìm mọi biện pháp, giúp học sinh khắc sâu, hiểu rõ và thấy được khả năng quy luật, vận động phát triển của lịch sử qua mỗi giai đoạn.
 Tuy nhiên thời lượng các em được học chính khóa chỉ có 1 tiết/tuần, chính vì thế có những phần dung lượng kiến thức lớn giáo viên không thể cung cấp hết cho học sinh buộc giáo viên phải sử dụng tiết tự chọn theo quy định để củng cố kiến thức, mở rộng, liên hệ...giúp học sinh hiểu rõ, hiểu sâu và nhớ lâu vấn đề đã học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Chủ đề tự chọn: Văn hóa cổ đại, chủ đề này sẽ được học trong 2 tiết (dạy vào tiết tự chọn) sau khi đã học xong bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây-Hi Lạp và Rô-ma.
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh Lớp10A5,10A7 trường THPT Trần Ân Chiêm
( trong đó lớp 10A7 tôi dạy thực nghiệm, lớp 10A5 tôi dạy đối chứng không áp dụng phương pháp của đề tài)
- Thời gian thực hiện: cuối học kì II, năm học 2015-2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong đề tài này tôi đã sử dụng phối kết hợp các nhóm phương pháp dạy học như sau:
- Phương pháp sơ đồ tư duy.
- Phương pháp tích hợp: tích hợp môn Địa lí, môn công nghệ thông tin, môn Văn học, Nghệ thuật, Toán, Lý...vào trong bài học.
- Phương pháp trực quan: quan sát tranh, gợi nhớ, liên tưởng
- Phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử:
- Phương pháp nhận thức lịch sử:
- Phương pháp tìm tòi nghiên cứu:
- Sử dụng kĩ thuật dạy học: các mảnh ghép
- GV kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp...
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM.
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
 Trong việc khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động thì phương tiện trực quan là một yếu tố hết sức cần thiết. Do đó, bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy và học là phương pháp tối ưu nhằm phát huy tính tích cực và khả năng tư duy của học sinh, sơ đồ tư duy - phương pháp dạy học bằng cách sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực không chỉ tạo hứng thú trong học tập của học sinh mà còn góp phần đổi mới và làm phong phú các phương pháp giáo dục tích cực. Dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu và nhớ chính xác những nội dung bài học làm cho các em không thấy nhàm chán vì bài học dài dòng mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học đồng thời sẽ nâng cao hiệu quả trong việc củng cố kiến thức, rèn các kỹ năng và phát triển tư duy lôgíc cho HS
 Ngoài sử dụng sơ đồ tư duy, trong mỗi bài lịch sử giáo viên còn có thể vận dụng phương pháp dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông. Dạy học liên môn thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử. Dạy học liên môn là cho người học sử nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức.
2.2. Thực trạng vấn đề .
 Đối với giáo viên: Trên thực tế, qua khảo sát tình hình giảng dạy của giáo viên trường tôi công tác cũng như một số trường THPT, việc sử dụng sơ đồ tư duy, và tích hợp kiến thức một số môn học khác có liên quan vào trong bài giảng chưa thực sự có hiệu quả. Rất nhiều giáo viên ít khi sử dụng sơ đồ tư duy và tích hợp liên môn vào giảng dạy, nếu có sử dụng chỉ mang tính hình thức, nêu qua loa đại khái làm cho bài giảng thiếu hứng thú, chất lượng bài học vì thế không cao. Cũng có một số giáo viên dạy giỏi, có phương pháp giảng dạy trong đó biết cách sử dụng sơ đồ tư duy, phương pháp vận dụng- tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy làm cho giờ học sinh động, lôi cuốn được học sinh, HS thích và ham học lịch sử và thông qua các biện pháp thực hiện đã nâng cao kỹ năng làm bài tập lịch sử cho học sinh.
 Đối với học sinh: Kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong học lịch sử chưa có, không biết vận dụng so sánh sự kiện, hiện tượng lịch sử và kĩ năng sử dụng kiến thức liên môn trong bài học còn rất yếu. Điều đó dẫn tới việc kĩ năng tự học và thực hành bài tập lịch sử rất kém. Kết quả học lịch sử của học sinh không cao
 Từ thực trạng trên, đòi hỏi mỗi giáo viên phải cần có một phương pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả giảng dạy lịch sử trong từng tiết học, để khơi dậy niềm ham mê lịch sử cho học sinh, giúp học sinh hiểu được bức tranh quá khứ thật chân thực và sinh động.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Vì đây là tiết tự chọn GV có thể chọn một hay nhiều vấn đề quan trọng của một hay nhiều bài học có mối quan hệ với nhau để củng cố, khắc sâu cho HS, giúp các em có thêm thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về những vấn đề quan trọng mà trong giờ học chính khóa(45 phút) các em chưa tìm hiểu hết. Ở tiết tự chọn này GV cho HS tìm hiểu về Văn hóa cổ đại (bao gồm văn hóa cổ đại phương đông và văn hóa cổ đại phương Tây) thông qua các phương pháp: sơ đồ tư duy, tích hợp, liên môn để HS có được cái nhìn chung nhất về 2 nền văn hóa lớn của thế giới thời cổ đại.
2.3.1. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy.
 Đây là một phương pháp tương đối khó với HS vì thế GV cần phải có sự hướng dẫn đối với học sinh thông qua các bước:
Bước 1: Cho học sinh đọc hiểu sơ đồ tư duy cho trước.
Bước 2: Học cách thiết kế sơ đồ tư duy bằng cách cho học sinh hoàn thiện các sơ đồ tư duy do GV vẽ sẵn nhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội dung
Bước 3: Thực hành vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng.
GV hướn dẫn HS lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy:
	1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh (hoặc từ khóa) của chủ đề. Tại sao nên dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp cho trí tưởng tượng được phát huy một cách tốt nhất. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ khiến tư duy tập trung cao vào chủ đề chính và tạo nên sự hưng phấn hơn.
	2. Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
	3. Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,.... bằng các đường kẻ. 
	4. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường nối.
	5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,...)
	6. Nên dùng các đường nối cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
	7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
Cụ thể:
 Mục 1. Văn hóa cổ đại phương Đông.
GV đặt câu hỏi cho HS: Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì? 
Sau khi HS biết thế nào là sơ đồ tư duy và cách tạo lập sơ đồ “ thô”, GV yêu cầu cả lớp học theo hình thức ghi vở bằng sơ đồ, các em chuẩn bị tâm thế, vật dụng - tạo lập sơ đồ tư duy của cá nhân trong vở. Hướng dẫn HS tìm ý trung tâm bằng cách chắt lọc ý từ đề mục 1. Có thể có những từ khóa như thế nào? => “ thành tựu văn hóa p.Đông cổ đại”, hoặc “ Văn hóa cổ đại phương Đông ”
Tiếp tục tìm ý lớn cấp 1 bằng cách tìm trong các đoạn tư liệu nội dung sgk mục 5 (trang 16) .
	Ở đây có 4 đoạn, mỗi đoạn nói về một lĩnh vực văn hóa => có 4 ý lớn cấp 1, đó là 4 lĩnh vực nào? => Thiên văn; Chữ viết; Toán học; Kiến trúc.
-Trong lĩnh vực thiên văn, họ đã biết được điều gì? => Sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh.=> ý cấp 2. 
-Tại sao họ cần quan tâm tới điều đó? => ý cấp 3. Vì họ cần biết để thuận lợi cho việc cày cấy đúng thời vụ và năng suất mùa vụ cao hơn.
-Từ những hiểu biết đó, người p.Đông đã sáng tạo ra điều gì? => ý cấp 2, nhánh 2 và 3: Sáng tạo ra lịch; Biết làm đồng hồ. 
 Cứ như thế, hoàn thiện nội dung của 3 nhánh ý cấp 1 còn lại là : Chữ viết, Toán học, và Kiến trúc.
-Sau khi HS các nhóm lên trình bày và hoàn thiện sơ đồ tư duy, GV đưa ra sơ đồ tư duy hoàn chỉnh.
 Mục 2. Văn hóa cổ đại phương Tây
GV đưa ra câu hỏi: Người Hi Lạp và Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?
 Cả lớp chia thành 4 nhóm, hoàn thiện sơ đồ tư duy còn dở dang của GV thành 4 sơ đồ tư duy của riêng 4 nhóm hoặc chia lớp thành 4 nhóm hoàn thiện 4 nhánh lớn cấp 1 của 1sơ đồ tư duy như sau:
 Thông qua việc hoàn thiện sơ đồ tư duy của GV đưa cho HS sẽ củng cố vững chắc được kiến thức đã học, không bị nhầm giữa văn hóa cổ đại phương Đông với văn hóa cổ đại phương Tây, qua đó HS càng hiểu rõ hơn những đóng góp to lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây vào nền văn hóa của nhân loại.
2.3.2. Phương pháp tích hợp môn CNTT, Địa lý vào giảng dạy:
Khi tìm hiểu về văn hóa cổ đại, học sinh cần phải vận dụng kiến thức môn CNTT để cung cấp thêm tư liệu và môn địa lý để xác định vị trí của các quốc gia đồng thời qua việc tìm hiểu điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây, các em sẽ hiểu được ảnh hưởng của địa lý đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị cũng như văn hóa của các quốc gia này.
 Ví dụ:Mục I. Khi tìm hiểu về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông. học sinh sẽ biết được vai trò của các con sông đối với sự phát triển của khu vực này. 
 Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông
Do nằm ven các con sông lớn: Trung Quốc có sông Hoàng Hà và Trường Giang, Ai Cập có sông Nin, Ấn Độ có sông Ấn và sông HằngCác con sông đã cung cấp phù sa, mặt khác đem lại nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Chính vì vậy, đất đai ở đây tơi xốp màu mỡ, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Điều này lí giải tại sao nhà nước ra đời sớm ở các quốc gia phương Đông cổ đại, mặt khác tại sao ở đây lại có nền văn minh ra đời sớm nhất trên thế giới ( Lịch, Thiên văn học ra đời sớm xuất phát từ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, chữ viết, Toán, Kiến trúc.)
 Chữ tượng hình Ai Cậo cổ Giấy Papyrut
 Thông qua môn CNTT, giáo viên cung cấp thêm kiến thức cho HS: Cư dân Babilon ở Lưỡng Hà cũng là những người đầu tiên trên thế giới tạo ra bản đồthế giới. Vào thế kỉ VI T.C.N, bản đồ được làm ra trước khi Chúa Jesus ra đời 600 năm. Bản đồ được điêu khắc trên một phiến đá lớn, miêu tả Babylon được bao quanh bởi các thành phố như Assyria, Urartu Ngoài cùng là một dòng sông lớn có tên là Bitter, với các hòn đảo tạo thành một ngôi sao bảy cánh. Tuy bản đồ Babylon được đánh giá chỉ mang tính tượng trưng, chứ không thật sự chính xác nhưng đây cũng là một thành tựu của cư dân phương Đông thời cổ đại.
 Ở Mục II: Tìm hiểu về văn hóa cổ đại phương Tây, học sinh cần xác định được vị trí của Hi Lạp và Rô Ma cổ đại, qua đó hiểu được vị trí địa lí có ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển của lịch sử phương Tây cổ đại nói chung và văn hóa phương Tây cổ đại nói riêng: Phải biết được các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp - Rô Ma nằm tiếp giáp biển Địa Trung Hải, đây là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi. Nó đã quy định nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là thủ công nghiệp và thương nghiệp, đồng thời cũng mở ra một chân trời mới cho nền văn hóa phương Tây cổ đại. Bởi khi gần biển, cư dân ở đây đã giao lưu học hỏi và tiếp thu được thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông,trên cơ sở đó phát triển thành thành tựu riêng của mình
 Lược đồ quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rô Ma
2.3.3. Phương pháp tích hợp môn Văn học :
 Khi dạy mục I: Văn hóa cổ đại phương Đông phần kiến trúc, GV tích hợp với kiến thức trong “Almanach những nền văn minh thế giới” để giới thiệu cho HS kiến trúc của Kim tự tháp. Giáo viên có thể miêu tả công trình kiến trúc này để học sinh thấy được sự đồ sộ của nó: Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập, xây dựng vùng Tây Nam Cai rô ngày nay. Trong số các kim tự tháp ở Ai Cập, cao lớn nhất, tiêu biểu nhất là Kim tự tháp của Kê ốp 
 Kim tự tháp Ai Cập 
 Kim tự tháp Kê ốp xây thành hình chóp, đáy là hình vuông mỗi cạnh 230 mét, bốn mặt là những hình tam giác ngoảnh về bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Toàn bộ kim tự tháp được xây bằng những tảng đá vôi mài nhẵn, mỗi tảng nặng 2,5 tấn, có tảng nặng 30 tấn. Để xây kim tự tháp này, người ta đã dùng đến 2.300.000 tảng đá với một khối lượng là 2408000 m3. Phương pháp xây kim tự tháp là ghép các tảng đá được mài nhẵn với nhau chứ không dùng vữa, thế mà các mạch ghép kín đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được”. 
 Hơn 2000 năm sau, nhà sử học Hi Lạp Hê rô đốt đến Ai Cập còn được nghe cư dân ở đây kể lại quá trình xây dựng kim tự tháp. Hê rô đốt cho biết, sau khi quyết định xây dựng kim tự tháp Kê ốp đã huy động toàn thể nhân dân lao động trong nước đến công trường làm việc. Họ được tổ chức thành từng đội gần 100.000 người, cứ 3 tháng thì thay phiên một lần. Kim tự tháp được xây dựng ở tả ngạn sông Nin, nhưng nơi khai thác đá lại ở hữu ngạn. Vì vậy, người ta phải dùng thuyền chở đá từ nơi khai thác đến xây kim tự tháp. Từ bến đá đến khu lăng mộ, người ta phải xây một con đường bằng những tảng đá mài nhẵn, dài hơn 900 m, rộng 18 m và chỗ cao nhất là 15 m. Chỉ riêng việc xây con đường này đã mất 10 năm. Không kể thời gian làm đường và hầm mộ dưới đất, việc xây kim tự tháp đã kéo dài 20 năm mới hoàn thành. Việc xây dựng kim tự tháp đã "đem lại cho nhân dân Ai Cập không biết bao nhiêu tai họa". Nhưng nhân dân Ai Cập cổ đại, bằng bàn tay và khối óc của mình đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá. Trải qua gần 5000 năm, các kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập bất chấp thời gian và mưa nắng. Vì vậy, người A rập đã có câu: "Tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời gian sợ kim tự tháp".
 Hay khi dạy về Vạn lí trường Thành một trong những công trình lớn của Trung Quốc thời cổ đại, GV có thể giới thiệu qua câu thơ:
 “Vạn lý trường thành giăng ải bắc,
 Trùng trùng điệp điệp đá liền mây.
 Hai lăm thế kỷ xây trên núi,
 Hai góc chân trời đông nối tây”.
 Hoặc GV có thể kể cho HS nghe câu truyện truyền thuyết về “Tiếng khóc nàng Mạnh Khương ở Vạn lí trường thành”đã làm xúc động lòng người từ bao đời nay: “Nàng Mạnh Khương đợi chồng đi xây Vạn lí trường thành đã 10 năm và không đợi được nữa, nàng đã lên đường đi tìm chồng. Nàng đã đi dọc bức trường thành dài vạn dặm, nhưng không tìm thấy chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, bức trường thành xúc động trước tình yêu của nàng Mạnh Khương, đã nứt ra một mảng, trả lại bộ xương của chồng nàng bị chôn vùi trong đó. Sau khi làm lễ an táng cho chồng, nàng Mạnh Khương đã gieo mình xuống dòng sông tự vẫn”.
 Vạn lí trường thành
 Khi dạy Mục II: Văn hóa cổ đai Phương Tây tìm hiểu về nền văn học phương Tây, giáo viên tích hợp với môn Ngữ Văn lớp 10 để tìm hiểu cụ thể tác phẩm Iliat và Ô đi xê của nhà thơ mù Hômerơ.
 “Từ truyền thuyết về cuộc chiến tranh ở thành Tơroa ( cuộc chiến tranh ở thành Tơroa là 1 sự kiện lịch sử có thật đã diễn ra vào thế kỉ XII TCN), nhà thơ mù Homerơ đã sáng tác ra 2 bộ sử thi Il

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_su_dung_so_do_tu_duy_tich_hop_kien_thuc_lie.doc
  • docBÌA SKKN 2017 HIỀN.doc
  • docPHỤ LỤC SKKN.doc