SKKN Phương pháp sử dụng Bản đồ tư duy kết hợp phương pháp trực quan trong dạy và học môn Mĩ Thuật
Mỹ thuật là một trong những môn học đặc thù, giữ vai trò quan trọng trong giáo dục thẫm mỹ ở trường phổ thông hiện nay. Đó là môn học về cái đẹp, khơi dậy tư duy sáng tạo tâm hồn trong sáng, thơ ngây và đáng yêu của lứa tuổi thiếu nhi. Dạy nghệ thuật nói chung và dạy mỹ thuật nói riêng, không phải là đưa ra một công thức cứng nhắc để làm, để vẽ mà điều cốt lõi quan trọng là lối tư duy, tạo điều kiện cho sự phát triển trí tưởng tượng, khả năng quan sát, sáng tạo của các em. Chính những điều này? làm thế nào để các em chủ động trong học tập là điều mà giáo viên như tôi luôn trăn trở.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng Bản đồ tư duy kết hợp phương pháp trực quan trong dạy và học môn Mĩ Thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ TƯ DUY VÀ KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY - HỌC MÔN MĨ THUẬT 1. Lý do chọn đề tài : Mỹ thuật là một trong những môn học đặc thù, giữ vai trò quan trọng trong giáo dục thẫm mỹ ở trường phổ thông hiện nay. Đó là môn học về cái đẹp, khơi dậy tư duy sáng tạo tâm hồn trong sáng, thơ ngây và đáng yêu của lứa tuổi thiếu nhi. Dạy nghệ thuật nói chung và dạy mỹ thuật nói riêng, không phải là đưa ra một công thức cứng nhắc để làm, để vẽ mà điều cốt lõi quan trọng là lối tư duy, tạo điều kiện cho sự phát triển trí tưởng tượng, khả năng quan sát, sáng tạo của các em. Chính những điều này? làm thế nào để các em chủ động trong học tập là điều mà giáo viên như tôi luôn trăn trở. 2. Mục đích nghiên cứu : - Là một giáo viên mĩ thuật, việc tìm hiểu đề tài này nhằm củng cố kiến thức đầy đủ, phong phú về các phân môn trong bộ môn mỹ thuật THCS, phong phú về kiến thức về thường thức mỹ thuật cũng như kĩ năng thực hành, cảm quan mỹ thuật để tạo một tâm thế vững vàng khi đứng trên bục giảng. Bên cạnh đó, giáo viên còn thông qua thực tế đối tượng giảng dạy nhằm nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo ra phương pháp dạy học tích cực, có khoa học nhằm truyền đạt kiến thức và rèn luyện kĩ năng sư phạm. Đồng thời tạo được chất lượng tốt cho học sinh. Từ đó, giáo viên có biện pháp cụ thể để động viên, khuyến khích các học sinh có tư duy mỹ thuật và kiến thức bổ trợ tốt đồng thời khắc phục những hạn chế kiến thức ở một số học sinh. - Học sinh có vốn kiến thức cơ bản về thường thức mĩ thuật, có kiến thức kĩ năng cảm nhận thẩm mĩ, có kiến thức kĩ năng mĩ thuật và phương pháp học có hiệu quả. - Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của một số kiến thức mĩ thuật trong trong cuộc sống và trong việc học tập. - Kích thích và làm cơ sở cho sự “sáng tạo”,“sự hứng khởi, sôi nổi” và “tích cực” của học sinh qua từng tiết học. Từ đó, tạo không khí “học mà chơi, chơi mà học” gạt bỏ được áp lực học tập, tạo cảm giác cho học sinh thích thú trong giờ học. Hình thành ý thức học tập chủ động và nghiên cứu vấn đề có hiệu quả. - Giáo dục học sinh có ý thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng của Việt Nam và thế giới. Thông qua đó, học sinh hình thành cảm quan cái đẹp trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống. - Đặc biệt, qua phương pháp này, giúp học sinh tiếp cận một phương pháp học tập mới, tích cực, năng động và sáng tạo, kích thích tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Học sinh cũng có thể áp dụng phương pháp “Biểu đồ tư duy” cho một số môn học khác có hiệu quả hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : a) Đối tượng nghiên cứu : Học sinh từ khối 6 đến khối 9 của THCS. b) Phạm vi nghiên cứu : Học sinh Trường THCS - Minh Khai - TP.Thanh Hóa - Phân loại học lực của tất cả học sinh. - Tìm hiểu thái độ học tập của học sinh. 4. Phương pháp nghiên cứu : a) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết (Nghiên cứu qua các văn bản, chương trình, giáo trình, tài liệu sách báo về phương pháp dạy học môn Mĩ thuật.) b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Để tìm hiểu thành công đề tài với kết quả áp dụng được hiệu quả thì phương pháp nghiên cứu góp một phần chủ yếu quan trọng. Đồng thời cần có sự kết hợp hài hòa giữa các phương pháp sau: - Phương pháp “biểu đồ tư duy”. - Phương pháp trực quan, quan sát sư phạm, minh họa. - Phương pháp điều tra, có phiếu điều tra. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp gợi trí tò mò cho học sinh. - Phương pháp đặt vấn đề và giao nhiệm vụ. - Phương pháp hoạt động nhóm. - Dự học các chuyên đề trao đổi, dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật. - Tìm giải pháp rút kinh nghiệm. - Cho HS hoạt động tham quan ngoài trời, tổ chức ngoại khóa. Tùy theo nội dung từng bài học mà có sự kết hợp phương pháp dạy học phù hợp để mang lại hiệu quả tốt cho quá trình dạy và học. 5. Dự kiến đóng góp của đề tài : - Đóng góp cho bản thân. - Đóng góp cho đồng nghiệp khác. Với đề tài tôi chọn nghiên cứu hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc dạy và học môn Mĩ thuật ở Trường THCS đạt kết quả cao. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở khoa học liên quan đến đề tài : 1.1. Cơ sở pháp lý : Nghị quyết TW II khoá VIII tiếp tục khẳng định đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phát triển hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo. 1.2. Cơ sở lý luận : Mĩ thuật là một trong những môn học đặc trưng của chương trình phát triển con người toàn diện, học mĩ thuật trong trường THCS nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về thẩm mĩ của cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Hỗ trợ các em ở các môn học khác giúp các em phát triển toàn hiện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Những năm qua giáo dục thẩm mĩ đã trở thành môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, là một môn học độc lập, môn Mĩ thuật có mục tiêu chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật dân tộc đảm bảo cho các em có thể giải quyết được các bài tập hàng ngày và hiểu về vẻ đẹp, về nền mĩ thuật truyền thống, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn học khác. 1.3. Cơ sở thực tiễn : Từ thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật tôi thấy: Các em rất yêu thích Mĩ thuật, vì qua đó các em được tiếp xúc, làm quen với một số tác phẩm hội hoạ nổi tiếng của thiếu nhi không những ở trong nước mà cả của quốc tế. Các em được vẽ tranh, vẽ những gì mình mơ ước, mình yêu thích, tập trung trang trí góc học tập của mình, ... Song, bên cạnh việc giảng dạy cho học sinh tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản đó thì tôi thấy còn gặp nhiều hạn chế như: nhận thức của phụ huynh học sinh, chưa thật coi trọng môn học, còn cho rằng đó là môn phụ, cho nên đồ dùng học sinh còn thiếu thốn, ít đầu tư. Mặt khác một số giáo viên chưa có phương pháp dạy thích hợp để giúp học sinh thấy hết cái hay, cái đẹp của môn học. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa có phòng chức năng. Phòng học chưa có đủ đồ dùng cần thiết để phục vụ môn học, bàn ghế còn thô sơ, tư liệu có liên quan còn hạn chế. Vì thế trong quá trình giảng dạy, tôi luôn phải cố gắng chuẩn bị tốt các khâu để kích thích động viên học sinh thường xuyên, kịp thời. Và tôi cũng gặt hái được một số thành quả đáng kể, phần lớn học sinh say xưa với môn học và hiểu được cái hay, cái đẹp trong môn học, góp phần hình thành ở các em khả năng cảm thụ thẩm mĩ. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp sử dụng biểu đồ tư duy và kết hợp phương pháp trực quan.” * Như: - Qua phân môn vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài: - Áp dụng trong hoạt động: tích hợp lí thuyết trong các phần hướng dẫn cách vẽ. Chúng ta cần giúp các em căn bản lại những màu gốc (màu cơ bản), màu nhị hợp hay các màu bổ túc. Qua đó hướng dẫn các em hiểu rõ sự phong phú, hài hoà của màu sắc khi sử dụng vào bài vẽ đồng thời giúp các em hiểu rõ sự hài hoà của màu sắc trong trang trí nói chung và trong trang trí ứng dụng nói riêng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đi sâu vào các bài trang trí ứng dụng, qua các bài trang trí ứng dụng trong chương trình, các em sẽ hiểu rõ hơn về cách trang trí ứng dụng phải như thế nào, màu sắc trong các bài trang trí ứng dụng phải phù hợp với thời gian., không gian và thích hợp với đối tượng cần trang trí. Ví dụ như trong trang trí đĩa tròn, màu sắc trong trang trí đĩa đựng thức ăn cần nhẹ nhàng, hài hoà. Còn màu sắc trong trang trí đĩa treo tường cần sử dụng màu phong phú phóng khoáng hơn. Hay màu sắc khi “kẻ chữ trang trí” cần rõ ràng, sử dụng một đến hai màu chứ không nhất thiết phải sử dụng nhiều màu, tránh loè loẹt trong bài kẻ chữ dẫn đến chưa phù hợp với yêu cầu bài trang trí. Để các em cảm thụ được màu sắc theo nội dung cần đạt, giáo viên phải lồng ghép các kiến thức màu sắc của ở lớp 6 vào chương trình bài giảng. Đồng thời, sưu tầm và giới thiệu cho các em các bài vẽ trang trí ứng dụng, những đồ vật trang trí ứng dụng thực tế đẹp mắt. Qua đó, giúp các em biết phân tích kết hợp các màu sắc đặt cạnh nhau, kết hợp giữa các mảng chính, mảng phụ của bài vẽ... nhằm tạo tiền đề về khả năng hoà sắc, khả năng sử dụng gam màu chủ đạo trong một bài trang trí sau này. 1 2 4 - Đối với phân môn thường thức mỹ thuật: Biểu đồ tư duy là công cụ hổ trợ, bổ trợ kiến thức quan trọng trong việc tiếp nhận những thông tin về tác giả, tác phẩm hay giá trị nghệ thuật. Biểu đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học giúp cho học sinh nắm kiến thức một cách ngắn gọn và logic. Hình thành tư tưởng, thái độ yêu quí trân trọng giá thù trị nghệ thuật của nhân loại ngay bây giờ là vấn đề cần thiết. Nói cách khác theo tôi: dạy cho HS THCS hình thành được thái độ biết trân trọng giá trị nghệ thuật, hình thành kĩ năng tẫm mỹ là nhiệm vụ cần thiết và yêu cầu quan trọng hơn giáo dục để các em hình thành những kĩ năng thực hành cao siêu về mỹ thuật. Biểu đồ tư duy còn hình thành cho học sinh kĩ năng vận dụng màu sắc hình vẽ, bố cục...Sự hứng thú của học sinh sẻ được kích thích thông qua việc thực hành đó. Bên cạnh đó, phương pháp tực quan bằng hình ảnh miêu tả, bổ trợ nội dung sẻ giúp cho học sinh nắm kĩ hơn nội dung bìa học, từ đó mang lại hiệu quả hơn cho tiết học. Ví dụ: Khi nói đến giá trị nghệ thuật của tác phẩm Ấn tượng mặt trời mọc: Tác phẩm Ấn tượng mặt tròi mọc là đặc trưng và đại diện cho phong cách nghệ thuật của trường phái hội họa Ấn tượng. Nét vẽ phóng khoáng, bằng những nét cọ mạnh mẽ không trau chuốt. Sự lấp lánh của buổi bình minh mờ ẩn qua từng nét vẽ chấm phá xa gần tạo nên sự lung linh muôn sắc của buổi bình minh thơ mộng. Nếu chỉ nghe như vậy, học sinh không thể hình dung hết được giá trị nghệ thuật của tác phẩm được. Đến đây, phương pháp trực quan làm được điều đó bằng việc cho học sinh xem trực tiếp bức tranh. Học sinh sẽ quan sát một bức tranh với nội dung, đường nét và màu sắc rõ ràng kết với hoạt động tư duy và tổng hợp theo nhóm sẽ giúp cho các em hiểu vấn đề nhanh và hiệu quả hơn. Chương II. Thực trạng của việc dạy và học môn Mĩ thuật ở Trường THCS. Người ta cho rằng, thế kỉ XXI là thế kỉ của bộ nảo. Con người đứng trước kỉ nguyên của trí tuệ, của sự sáng tạo với sức mạnh tiềm tàng của bộ nảo gần như vô tận. Hai bán cầu đại nảo của con người có chức năng đặc trưng rất khác nhau. Bán cầu nảo trái thiên về khả năng lôgíc khoa học như từ vựng, tư duy lôgíc, xử lí dữ liệu, thứ tự, tuyến tính, khả năng phân tích, giải quyết tuần tự. Trong khi đó, bán cầu nảo phải thiên về tiết tấu, tri giác không gian, tư duy tưởng tượng, mơ mộng, màu sắc, ý thức chỉnh thể, do vậy nảo phải thiên về các hoạt động nghệ thuật, sáng tạo, tình cảm. Mặt khác, khi chất xám ở vỏ nảo phải hoạt động thì chất xám ở vỏ nảo trái ở trạng thái tĩnh và suy tưởng. Cũng như vậy, khi chất xám ở vỏ nảo trái hoạt động thì chất xám ở vỏ nảo phải lại thư giản và tĩnh lặng. - Con người luôn yêu cái đẹp, luôn muốn làm đẹp cho cuộc sống. Từ trong gia đình đến ngoài xã hội, ở đâu cũng có sự sắp xếp, tô điểm của con người nhằm làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi. - Trong nhu cầu cao về thẩm mĩ đó, mỹ thuật đóng vai trò quan trọng với chức năng thu hút và điều tiết cái gọi là “cảm thụ thẩm mĩ” ở mỗi con người. - Con người tạo ra cái đẹp nhưng đôi lúc không hiểu hết nó. Vậy, câu hỏi là: Tại sao con người lại không hiểu được hết nó? Phải chăng kiến thức về cái đẹp chưa thực sự đủ? Vậy thì phương pháp dạy và học này sẻ giúp ích rất nhiều cho viêc bổ trợ kiến thức nhanh và hiệu quả nhằm bù lấp vào chổ thiếu ấy. 2.1: Thuận lợi Môn Mĩ thuật giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng hơn nữa học tốt môn mĩ thuật còn giúp học sinh học tốt những môn học khác. Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy mĩ thuật, phong trào học Mĩ thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật. Vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng. - Dạy học bằng biểu đồ tư duy và kết hợp trực quan hình ảnh là phương pháp dạy học tích cực, kích thích được sự chủ động, tích cực làm việc theo cá nhân độc lập suy nghĩ rồi tổng kết theo nhóm. Phát huy được khả năng sáng tạo tư duy và tinh thần tập thể. Đây là cách àm việc khoa học, năng động, sáng tạo, phù hợp với nhu cầu hiện đại hóa hiện nay. - Sư dụng được nguồn tư liệu một các phong phú và hiệu quả. - Qua đó, giúp học sinh tiếp cận tri thức, kiến thức nhanh và hiệu quả. - Học sinh khắc sâu lượng kiến thức của bài học. - Dạy học bằng cách sử dụng biểu đồ tư duy và kết hợp trực quan hình ảnh có thể tích hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Mặt khác có thể khai thác CNTT tối đa và nguồn tư liệu phong phú, dể trình bày. - Dạy học bằng cách sử dụng biểu đồ tư duy và kết hợp trực quan hình ảnh có thể áp dụng cho tất cả các môn học khác. Cũng có thể sử dụng trong công tác quản lí, công tác chuyên môn... - Minh hoạ đẹp, phong phú, phương pháp trực quan sinh động sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn của tiết học và thuyết phục học sinh, nó có tác động quan trọng đến việc cảm nhận tác phẩm, hình thành nên nhận thức thẩm mỹ của các em, rèn - Nhà trường quan tâm đầu tư công nghệ thông tin cho dạy học. Vì thế góp phần thuận tiện cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Học sinh lúc nào cũng có đủ đồ dùng, không bị quên ở nhà. 2.2 . Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn sau: - Nhà trường chưa có phòng học chức năng dành riêng cho bộ môn nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, thu hút, tạo hứng thú cho học sinh học tập. Bên cạnh đó trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn quá nhiều, chủ yếu là các tranh đã có ở SGK, các tranh minh họa chưa thực sự tốt về bố cục, hình mảng, màu sắc... - Từ khi bộ môn được đưa vào giảng dạy, nhà trường chưa tạo điều kiện cho học sinh tham quan thực tế để các em có thêm kiến thức, thêm vốn hiểu biết đẻ làm bài tốt hơn. - Những bức tranh đẹp của học sinh chưa có phòng trưng bày để khuyến khích khả năng sáng tác tranh của học sinh, đồng thời còn để tạo điều kiện cho học sinh học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau học tốt hơn. - Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế đời sống dân trí còn nghèo, hầu hết là con em thuần nông nên điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em. Vì vậy, là một giáo viên tâm huyết với nghề tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em có thể tư duy, sáng tạo trong bài vẽ của mình, đó chính là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Phương pháp sử dụng biểu đồ tư duy và kết hợp phương pháp trực quan.” Chương III. “Phương pháp sử dụng biểu đồ tư duy và kết hợp phương pháp trực quan.” 3.1: Biểu đồ tư duy là gì? Trước tiên, chúng ta hiểu biểu đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mỡ rộng và đào sâu ý tưởng. Ở giữa biểu đồ là ý tưởng trung tâm, từ ý tưởng này phát triển ra các nhánh tượng trưng cho các ý chính (nhánh chính). Các nhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ để nghiên cứu ở mức độ sâu hơn. Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân thành những nhánh nhỏ hơn. Cứ như thế tạo nên biểu đồ tư duy. Có thể nói biểu đồ tư duy là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện thì não bộ còn có khả năng tạo sự liên kết giữa các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng của bộ não. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng biểu đồ tư duy, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách biểu diễn như vậy, các dữ liệu được ghi nhớ và hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, Biểu đồ tư duy biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ trợ giữa các khái niệm có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn. 3.2: Phương pháp Trực quan là gì? Phương pháp Trực quan hay nói một cách khác là hình thức sử dụng trong quá trình dạy học, có vai trò là công cụ để Giáo viên và học sinh tác động vào đối tượng; có chức năng khơi dậy, dẫn truyền, tăng cường khả năng hoạt động của các giác quan, góp phần tạo nên cảm giác cảm tính của đối tượng nhận thức nhằm đạt được các mục đích dạy học cụ thể hay nói cách khác: Phương pháp Trực quan là hình thức hay phương pháp dạy học đống vai trò công cụ, được giáo viên hay học sinh làm khâu trung gian tác động tới đối tượng dạy học. Phương pháp Trực quan chính là phương tiện để nhận thức, chúng có chức năng làm cho đối tượng nhận thức được bộc lộ một cách trực quan. Phương pháp trực quan là nhóm phương pháp tổ chức dạy học sao cho học sinh có thể sử dụng nhiều giác quan vào quá trình học tập. Phương pháp này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn, nhớ chính xác hơn và vận dụng kiến thức linh hoạt hơn. Trong nhóm phương pháp trực quan đối với dạy học môn Mỹ thuật có thể sử dụng một số phương pháp sau: * Phương pháp minh họa: - Phương pháp minh họa là phương pháp đưa ra những tư liệu trực quan bao gồm như: tranh, ảnh, băng đĩa, máy chiếu...để minh họa cho nội dung mà giáo viên cần trình bày. Ví dụ: Muốn học sinh hiểu được giá trị tác phẩm nghệ thuật, đặc điểm của một trào lưu, trường phái nghệ thuật thì phải cho học sinh thấy được tác phẩm dù chỉ là phiên bản. Muốn thực hiện được mục tiêu bài dạy cần phải có phương tiện trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng sau khi giáo viên đó thuyết trình. Phương tiện trực quan bao gồm: Tranh, ảnh, băng, đĩa hình, máy chiếu Để minh hoạ đạt được kết quả tốt phương tiện trực quan để minh hoạ cần đảm bảo một số yêu cầu sau: + Tư liệu minh họa phải sát với nội dung giáo viên truyền đạt. + Tư liệu minh hoạ cần đưa ra đúng lúc, hợp lý, vừa đủ và gắn bó với nội dung bài giảng. Minh hoạ phải chọn lọc. Không nên đưa ra quá nhiều dẫn đến học sinh không tập trung vào vấn đề trọng tâm của bài học. Những tác phẩm được chọn lọc phải có đặc trưng tiêu biểu làm sáng tỏ nội dung cần truyền thụ. Minh họa đẹp, phong phú
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_su_dung_ban_do_tu_duy_ket_hop_phuong_phap_t.doc