SKKN Phương pháp ôn tập dạng đề đọc-Hiểu cho học sinh trung học phổ thông

SKKN Phương pháp ôn tập dạng đề đọc-Hiểu cho học sinh trung học phổ thông

 Trong nhà trường Trung học phổ thông, môn Ngữ văn cùng với các bộ môn khác có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những kỹ năng nhất định. Không những thế, môn Ngữ văn còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hình thành thái độ sống tích cực mang tính nhân văn. Bởi vậy, việc dạy - học văn trong nhà trường phải luôn mang tính chủ động hướng học sinh đến những bài học nhận thức, hành động cụ thể.

 Theo tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc đổi mới ra đề thi Ngữ văn trong kỳ thi THPT Quốc gia, mỗi đề thi gồm hai phần: Phần Đọc-hiểu và phần làm văn. Thực chất của đổi mới đề thi là hướng đến tính tích cực của học sinh, hướng tới việc đánh giá năng lực của học sinh thay cho việc chỉ tập trung đánh giá kiến thức và kỹ năng một cách rời rạc; chuyển việc thi cử, kiểm tra liên quan đến việc ghi nhớ máy móc kiến thức, học thuộc những bài văn mẫu sẵn có sang những dạng đề yêu cầu sáng tạo, dám thể hiện những chính kiến và bản lĩnh của bản thân mình trước một vấn đề được đặt ra của văn học và cuộc sống, chuyển từ hướng thi từ lý thuyết khô khan sang yêu

doc 19 trang thuychi01 6200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp ôn tập dạng đề đọc-Hiểu cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP DẠNG ĐỀ ĐỌC-HIỂU
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG"
Người thực hiện: Lương Thị Bình
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn 
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
I. Mở đầu.........................................................................................................	2
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................	2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.........................................................................	2
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................	3
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................	3
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm................................................................	3
1. Cơ sở lý luận................................................................................................	3
2. Thực trạng ôn tập và làm đề phần Đọc-hiểu của HS THPT........................	3
III.Giải pháp.....................................................................................................	4
1. Nhận dạng đề thi Đọc-hiểu..........................................................................	4
2. Những kiến thức tiếng Việt cần ôn tập cho học sinh...................................	5
3. Những lưu ý khi làm bài..............................................................................	6
4. Kiểm nghiệm...............................................................................................	15
IV. Kết luận, kiến nghị....................................................................................	16
1. Kết luận........................................................................................................	16
2. Kiến nghị......................................................................................................	17
 I. MỞ ĐẦU:
	1- Lý do chọn đề tài:
	Trong nhà trường Trung học phổ thông, môn Ngữ văn cùng với các bộ môn khác có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những kỹ năng nhất định. Không những thế, môn Ngữ văn còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hình thành thái độ sống tích cực mang tính nhân văn. Bởi vậy, việc dạy - học văn trong nhà trường phải luôn mang tính chủ động hướng học sinh đến những bài học nhận thức, hành động cụ thể.
	Theo tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc đổi mới ra đề thi Ngữ văn trong kỳ thi THPT Quốc gia, mỗi đề thi gồm hai phần: Phần Đọc-hiểu và phần làm văn. Thực chất của đổi mới đề thi là hướng đến tính tích cực của học sinh, hướng tới việc đánh giá năng lực của học sinh thay cho việc chỉ tập trung đánh giá kiến thức và kỹ năng một cách rời rạc; chuyển việc thi cử, kiểm tra liên quan đến việc ghi nhớ máy móc kiến thức, học thuộc những bài văn mẫu sẵn có sang những dạng đề yêu cầu sáng tạo, dám thể hiện những chính kiến và bản lĩnh của bản thân mình trước một vấn đề được đặt ra của văn học và cuộc sống, chuyển từ hướng thi từ lý thuyết khô khan sang yêu cầu vận dụng, giải quyết vấn đề trong những tình huống tương tự
	Tôi thiết nghĩ việc đổi mới trong ra đề thi THPT Quốc gia là mang tính tích cực, đúng đắn. Phần Đọc - hiểu có số điểm là 3 điểm. Bởi vậy, ôn tập để học sinh có trọn vẹn 3 điểm phần này là rất cần thiết.
	Với những suy nghĩ như trên khiến tôi chọn đề tài: 
"Phương pháp ôn tập dạng đề Đọc-hiểu cho học sinh Trung học phổ thông".
	2- Mục đích nghiên cứu đề tài:
	Mục đích ủa đề tài là giúp học sinh ôn tập một cách có hệ thống dạng đề Đọc - hiểu, từ đó vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào từng đề thi cụ thể để đạt kết quả cao nhất.
	3- Đối tượng nghiên cứu:
	Đối tượng nghiên cứu là học sinh Trung học phổ thông, đặc biệt là học sinh lớp 12, các em đang tiến gần tới kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	4- Phương pháp nghiên cứu:
	Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu, xử lý tài liệu thành hệ thống kiến thức ôn tập cho học sinh. Kết hợp giữa việc giảng dạy kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh với việc tìm hiểu thái độ, hứng thú của học sinh trong ôn tập.
	II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
	1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Dạng đề Đọc-hiểu (3 điểm) là dạng đề mới được đề ra trong năm 2014 và có định hình tương đối rõ nét từ năm 2015, là một điểm nhấn khá quan trọng của nền giáo dục và thi cử những năm gần đây.
	Với phần làm văn (7 điểm) học sinh đã quá quen thuộc, nhưng với phần Đọc-hiểu (3 điểm) học sinh có thể bất ngờ và nhiều lúng túng.
	Kiến thức của phần Đọc-hiểu khá rộng, văn bản đưa ra trong phần Đọc-hiểu có thể không nằm trong chương trình. Mặt khác, câu hỏi Đọc-hiểu thường rất ngắn gọn, không yêu cầu học sinh phải trình bày một cách dài dòng, được chia làm 8 ý hỏi nhỏ. Một sơ suất nhỏ cũng có thể làm các em mất điểm và đó cũng là ranh giới giữa đỗ với trượt đối với các em.
	2. Thực trạng ôn tập và làm đề phần Đọc-hiểu của học sinh THPT.
	Thực tế giảng dạy tôi thấy rằng: Có rất nhiều học sinh còn lúng túng trong khi ôn tập và làm đề phần Đọc-hiểu. Thường thì các em hay nhầm lẫn giữa phong cách nghệ thuật với phương thức biểu đạt, xác định chưa chính xác các biện pháp nghệ thuật tu từ hoặc chưa có kỹ năng viết đoạn văn.
	Điều đáng nói là khi các em thiếu tinh thần tự tin làm phần Đọc-hiểu sẽ làm mất thời gian, giảm hứng thú làm bài và tất nhiên kết quả sẽ không được như mong muốn.
	III. GIẢI PHÁP.
	1. Nhận dạng đề thi Đọc-hiểu:
	Phần này gồm 8 câu hỏi. Trong đó câu 1 đến câu 4 yêu cầu thí sinh thực hiện đọc-hiểu một đoạn trích văn bản thông tin, văn bản nhật dụng; câu 5 đến câu 8 yêu cầu thí sinh thực hiện đọc-hiểu một đoạn trích văn bản nghệ thuật.
	Có thể khái quát các dạng câu hỏi trong phần Đọc-hiểu như sau:
	- Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ gì ?
	- Chỉ ra những biện pháp tu từ có trong đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.
	- Nhận dạng một loại từ đặc biệt nào đó có ý nghĩa nghệ thuật trong văn bản (ví dụ từ láy, từ tượng hình...) và nêu ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ đó trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của văn bản.
	- Tìm những từ ngữ thể hiện một nội dung nào đó của văn bản.
	- Chỉ ra những đặc điểm dễ nhận thấy của văn bản (có thể hỏi về thể thơ, cách gieo vần...).
	- Thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn trích.
	- Phép liên kết chủ yếu trong đoạn trích.
	- Chọn ra câu chủ đề của đoạn trích hoặc của toàn bộ văn bản đưa ra.
	- Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích.
	- Đoạn trích thuộc trào lưu văn học nào.
	- Đặt tựa đề cho văn bản.
	- Viết đoạn văn về một chủ đề cụ thể dựa vào nội dung của văn bản cho trước.
	- Vận dụng kiến thức để sửa lỗi sai trong văn bản.
	- Ý kiến, đánh giá của bản thân về vấn đề sẵn có.
	- Bình luận, phân tích vấn đề theo kinh nghiệm bản thân.
	Trên đây là các dạng câu hỏi có thể ra trong phần Đọc-hiểu. Sự thống kê đó chỉ mang tính chất tương đối để định hướng cho nội dung ôn tập. Bên cạnh các dạng đề kể trên, khi ra đề, người ra đề có thể hình thành những biến thể khác nhau dựa trên những dạng đó, do vậy cần tạo cho học sinh tâm thế thật vững vàng khi gặp bất cứ dạng đề nào. Bởi chìa khóa để làm tốt dạng Đọc-hiểu là nắm kiến thức tiếng Việt thật vững vàng, cũng như nắm được những dạng đề cơ bản nhất để biết cách làm bài. Việc học tập máy móc mà không gắn với bản chất kiến thức tiếng Việt gắn với từng dạng (chỉ biết làm các bài thuộc các dạng tương tự) sẽ gây khó khăn cho các em. Do đó, giáo viên phải củng cố kiến thức tiếng Việt cho học sinh sau đó mới áp dụng chúng vào các dạng bài cụ thể các em mới chủ động làm tốt dạng đề này.
	2. Những kiến thức tiếng Việt cần ôn tập cho học sinh:
	Giáo viên thống kê các đơn vị kiến thức của tiếng Việt giúp học sinh dễ nhớ bản chất của mỗi đơn vị kiến thức để không lúng túng và tránh những sai lầm đáng tiếc khi làm bài.
	* Kiến thức về từ vựng - ngữ nghĩa trong tiếng Việt:
	- Phân loại từ theo cấu tạo: Từ đơn, từ láy, từ ghép,
	- Phân loại từ theo nghĩa: Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm-khác nghĩa.
	* Kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt:
	- Cấp độ từ, cụm từ: Động từ, tính từ, danh từ; cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ.
	- Cấp độ câu: Các thành phần câu, các kiểu câu.
	- Cấp độ đoạn văn, văn bản: Các thao tác lập luận, liên kết trong đoạn văn
	* Kiến thức về phong cách ngôn ngữ tiếng Việt:
	- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
	- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
	- Phong cách ngôn ngữ chính luận.
	- Phong cách ngôn ngữ báo chí.
	- Phong cách ngôn ngữ khoa học.
	- Phong cách ngôn ngữ hành chính.
	* Kiến thức về phương thức biểu đạt:
	- Phương thức miêu tả.
	- Phương thức tự sự.
	- Phương thức biểu cảm.
	- Phương thức nghị luận.
	- Phương thức thuyết minh.
	- Phương thức hành chính - công vụ.
	* Kiến thức về yêu cầu sử dụng tiếng Việt:
	- Yêu cầu về chính tả, về diễn đạt.
	- Yêu cầu về ngữ pháp.
	- Yêu cầu về phong cách văn bản.
	3. Những lưu ý khi làm bài:
	Thứ nhất, điểm cho phần Đọc-hiểu của một đề thi Ngữ văn là 3 điểm. Thời gian tương ứng thích hợp để làm phần này là khoảng 30% thời gian của toàn bộ bài thi. Do đó cần lưu ý học sinh tranh thủ tối đa thời gian để làm bài.
	Thứ hai, cần có hình thức viết phù hợp cho mỗi ý. Có những ý ít điểm, yêu cầu trả lời phải ngắn gọn nhưng diễn đạt phải rõ ràng, có đầu có đũa, tránh trả lời cộc lốc. Có những ý lớn phải viết đủ kiến thức theo yêu cầu, diễn đạt khoa học, có tính văn chương.
	Thứ ba, khi viết đoạn văn theo yêu cầu nhất thiết phải bám yêu cầu của đề ra. Phải đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn. Tránh viết những đoạn văn không rõ chủ đề, những đoạn văn lan man, nhiều ý thừa không cần thiết. Trong khi viết, phải đưa ra được chính kiến của bản thân. Lập luận, bài viết chặt chẽ, thuyết phục. Cũng cần phải có thái độ đúng mực trước vấn đề bàn luận.
	* Một số đề dạng Đọc-hiểu (3 điểm) và hướng dẫn cách làm bài cụ thể cho học sinh:
	Đề 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
	(1) Tranh Tết Đông Hồ rất phong phú về nội dung, có tranh đơn chiếc, nhưng đa số là tranh bộ đôi, bộ tứ, dường như chịu ảnh hưởng từ thế biền ngẫu trong văn học. Chúng đối với nhau từ màu nền, nội dung và cả chữ trên tranh. Chủ đề trừ tà, cầu phúc, chúc tụng như các tranh: Gà đại cát, Gà trống, Tiến tài Tiến lộc, Ông tướng trấn môn... Chủ đề cảnh vật, cảnh sinh hoạt quan hệ gia đình, xã hội có: Lợn đàn, Gà đàn, thầy đồ cóc, Trạng chuột vinh quy, Đánh vật, Rước trống, Hứng dừa, Đánh ghen, Rước rồng, Múa kỳ lân... Hay những tranh có nội dung ca ngợi anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Triệu Ẩu xuất quân, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo; hoặc bắt nguồn cảm hứng từ các tác phẩm văn học cổ điển như: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên,...
	(2) Hầu hết tranh Đông Hồ đều có thơ hoặc phương ngôn bằng chữ Nôm hay chữ Hán. Trong thơ có họa và trong họa có thơ đã thể hiện mĩ cảm của người phương Đông. Thơ và họa gắn bó với nhau vừa tạo nên vẻ đẹp hoàn chỉnh của bố cục, vừa nói lên tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ dân gian "đối cảnh sinh tình".
(Đặng Thế Minh, Thuyết minh Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, 2000)
	Câu 1: Anh (chị) hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên.(0,25điểm)
	Câu 2: Đoạn văn (1) đã sử dụng phép tu từ gì ? Chỉ ra tác dụng của phép tu từ ấy. (0,5 điểm).
	Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết trong đoạn trích trên. (0,5 điểm).
	Câu 4: Nhiều làng nghề truyền thống ngày nay đang bị mai một. Trong khoảng 5-7 dòng, thể hiện suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc gìn giữ các làng nghề truyền thống ấy. (0,25 điểm).
	Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến câu 8:
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện ước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Sương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời tây chiếu bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa.
(Thề non nước, Tản Đà, Thơ văn Tản Đà, NXB Giáo dục, 1993)
	Câu 5: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? (0,25 điểm).
	Câu 6: Anh (chị) hãy chỉ ra các biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm).
	Câu 7: Có ý kiến cho rằng: Thề non nước thể hiện tình yêu quê hương thầm kín của Tản Đà. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? (0,5đ).
	Câu 8: Câu thơ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày có bản ghi là Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày. Theo anh (chị), cách diễn đạt nào hay hơn? Tại sao? (0,25 điểm).
HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH GIẢI ĐỀ:
	Câu 1: Đây là câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời ở mức độ nhận biết. Học sinh đọc từ đầu đến cuối đoạn trích, tìm ra những từ ngữ quan trọng thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn trích từ đó chỉ ra nội dung của đoạn trích là gì.
	Nội dung chính của đoạn trích trên: đoạn trích trên nói về những đề tài chính và nội dung phản ánh của tranh Đông Hồ. (0,25 điểm).
	Câu 2: Câu hỏi này yêu cầu học sinh giải quyết ở mức độ thông hiểu. Nghĩa là học sinh phải nắm được các kiến thức tiếng Việt về các biện pháp tu từ để từ đó chỉ ra biện pháp tu từ nào đã được sử dụng, biện pháp tu từ đó được sử dụng như thế nào. Cụ thể như sau:
	- Đoạn văn (1) sử dụng phép liệt kê. Ở đây, tác giả đã kể ra hàng loạt các đề tài, cảm hứng xuất hiện trong tranh Đông Hồ. (0,25 điểm).
	- Việc sử dụng phép tu từ liệt kê đã cho thấy sự phong phú, đa dạng trong đề tài, cảm hứng, nội dung của tranh Đông Hồ. Các chủ đề ấy bao phủ nhiều mảng của cuộc sống, từ những đề tài giản dị, dân dã, gần gũi với đời sống lao động nhưng cũng có những chủ đề mang tính bác học, cổ điển. (0,25 điểm).
	Câu 3: Câu hỏi này ở mức độ thông hiểu, tương tự như câu hỏi trên nhưng yêu cầu kiến thức phức tạp hơn - phép liên kết trong đoạn văn. Để làm được dạng câu hỏi này, học sinh cần biết đoạn văn có các phép liên kết sau: phép điệp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng. Từ đó đọc đoạn văn và nhận ra sự liên kết chủ đề trong đoạn trích có được từ phép liên kết nào, từ ngữ nào thể hiện điều đó.
	Các phép liên kết trong đoạn trích trên:
	- Phép điệp: tranh, Đông Hồ.
	- Phép liên tưởng: tranh Tết Đông Hồ, màu nền, tranh bộ đôi, bộ tứ, chủ đề, cảm hứng, thơ, họa, bố cục, thẩm mĩ, nghệ sĩ dân gian.
	- Phép thế: chúng. (0,25 điểm).
	Câu 4: Câu hỏi thứ 4 (đối với văn bản thông tin và câu hỏi thứ 8 đối với văn bản nghệ thuật) thường yêu cầu học sinh ở mức độ vận dụng thấp hoặc vận dụng cao khi phải liên hệ từ vấn đề trong tác phẩm đến vấn đề liên quan. Đối với câu hỏi này, học sinh cần phải tích lũy vốn kiến thức xã hội nhất định có liên quan đến vấn đề được đưa ra hoặc có cái nhìn biện chứng một cách thích hợp để bảo vệ quan điểm của mình.
	Học sinh trình bày suy nghĩ của cá nhân, có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
	- Trước tình trạng nhiều làng nghề đang bị mai một, những người trẻ càng phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống đó.
	- Mỗi người cần phải trang bị một thái độ trân trọng, tích cực tìm hiểu về những làng nghề truyền thống, đồng thời, thay vì sử dụng nhiều vận dụng hiện đại không cần thiết, người trẻ có thể sử dụng chính những sản phẩm thủ công của người lao động nước ta. Bên cạnh đó, tuyên truyền và giới thiệu những sản phẩm truyền thống của dân tộc đến bạn bè quốc tế cũng là một việc làm có ý nghĩa. (0,25 điểm).
	Câu 5: Câu hỏi này yêu cầu học sinh ở mức độ nhận biết từ những đặc điểm dễ nhận thấy của văn bản.
	Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. (0,25 điểm).
	Câu 6: Câu hỏi về biện pháp tu từ có nét tương đồng đối với câu 2 ở trên.
	Biện pháp tu từ nổi bật của đoạn thơ trên là biện pháp ẩn dụ (0,25 điểm).
	- Nước ở đây có thể hiểu là người con trai. Non ở đây có thể hiểu là người con gái. Mượn cặp hình ảnh nước - non, tác giả thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa hai con người. Phép ẩn dụ giúp cho lời thơ trở nên tình tứ hơn, hình ảnh thơ sinh động, gợi cảm hơn. (0,25 điểm).
	Câu 7: Câu hỏi này mang tính chất vận dụng thấp khi yêu cầu học sinh đưa ra quan điểm của mình trước một vấn đề trong văn bản.
	Thề non nước thể hiện tình yêu quê hương đất nước của Tản Đà. Trong hoàn cảnh đất nước bế tắc giữa cái cũ và cái mới, sự lưu luyến của nước và non là tấm lòng gắn bó với quê hương, với cội nguồn của Tản Đà và những trí thức đương thời. (0,25 điểm).
	Câu 8: Câu hỏi này mang tính chất vận dụng cao khi học sinh không chỉ dựa vào nội dung của bài thơ mà phải chú ý cả nghệ thuật của nó để thể hiện khả năng cảm thụ của mình.
	Cách diễn đạt của câu thơ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày hay hơn, vì đã đặc tả được nỗi buồn đến tận cùng của non. Tuôn tức là vẫn còn lệ, còn khô là nước mắt đã tuôn đến cạn, không thể khóc được nữa. Nỗi buồn ở cấu thơ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày bởi vậy cũng trở nên day dứt, xót xa hơn.
	Đề 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
	(1) Quốc gia nào cũng có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Việt Nam là một nước nhỏ, thấp và vị trí không thuận lợi. Ta không phải là dân tộc có nền văn minh kì vĩ, giàu có hay lâu đời như Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Nhật Bản, Nga, Pháp... Thậm chí một tôn giáo riêng, chữ viết riêng chúng ta còn phải vay mượn. Xét về hiện đại thì chúng ta càng không phải là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế, công nghệ. Nếu xét về tính cạnh tranh thì Việt Nam còn yếu tố bất lợi thứ ba, đó là đứng cạnh một quốc gia quá lớn mạnh hơn ta về nhiều mặt. Điều này tương tự như một con thuyền nhỏ sẽ rất khó lèo lái khi đi cạnh một hạm thuyền lớn.
	(2) Tuy nhiên, các yếu tố kể trên không hoàn toàn chỉ là bất lợi. Trên đường có nhiều xe chạy. Nếu khi tắc nghẽn, xe nhỏ có thể luồn lách, băng lên trước. Nếu va quệt, tai nạn thì đỡ thiệt hại hơn, dễ khắc phục hơn.
(Đặng Phong, Thuyền nhỏ phải lựa dòng, báo Tuổi trẻ chủ nhật ngày 17/12/2006)
	Câu 1: Anh (chị) hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn văn thứ nhất.(0,25đ)
	Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng các thao tác lập luận nào? (0,5 điểm).
	Câu 3: Đoạn văn (1) sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? Chỉ ra và phân tích giá trị của cách sử dụng biện pháp nghệ thuật đó. (0,5 điểm).
	Câu 4: Theo anh (chị), thế hệ trẻ ngày nay có những trách nhiệm gì trong việc khắc phục những điểm yếu của đất nước. Trong khoảng từ 5-7 dòng, anh (chị) hãy trình bày những trách nhiệm đó. (0,25 điểm).
	Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành.
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống !
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng !
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người !
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
	Câu 5: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào ? (0,25đ).
	Câu 6: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai ? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thể hiện với thái độ gì ? (0,5 điểm).
	Câu 7: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. (0,5 điểm).
	Câu 8: Trong khoảng từ 5-7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề lẽ sống của tuổi trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích. (0,25 điểm). 
GỢI Ý LÀM BÀI
	Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn (1) là chỉ ra những điểm bất lợi của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới. (0,25 điểm).
	Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng các thao tác lập luận:
	- Thao tác lập luận bình luận: Quốc gia nào cũng có những điểm mạnh, điểm yếu riêng; Tuy nhiên, các yếu tố kể trên không hoàn toàn chỉ là bất lợi. 
	- Thao tác lập luận giải thích: Ta không phải là dân tộc có nền văn minh kì

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_on_tap_dang_de_doc_hieu_cho_hoc_sinh_trung.doc