SKKN Phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở môn Lịch sử THCS

SKKN Phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở môn Lịch sử THCS

Hiện nay, việc dạy và học lịch sử trong các nhà trường phổ thông đang là một trong những vấn đề khó khăn đối với các nhà trường đặc biệt là đối với giáo viên giảng dạy lịch sử.Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hầu như học sinh không còn ham thích học tập bộ môn lịch sử . Điều này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán đó là do đặc trưng bộ môn quá nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử mà yêu cầu các em phải nhớ.

Bên cạnh đó phương pháp dạy học của giáo viên chưa thật sự gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học bộ môn lịch sử .

Trong giảng dạy một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho các em, các em ghi quá nhiều sự kiện lịch sử ,làm cho học sinh phải tiếp nhận một khối lượng thông tin quá lớn, học sinh không nhớ nỗi rồi dẫn đến chán học .

Khi vận dụng phương pháp dạy và học lịch sử, giáo viên ít chú ý đến kênh hình. Vì vậy khi giới thiệu nhân vật lịch sử,giáo viên thường giới thiệu qua loa, chỉ cho học sinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không giới thiệu về đặc điểm, tính cách, hình dáng , quan điểm của nhân vật lịch sử, từ đó không những không khắc sâu kiến thức cho học sinh, mà không gây cho các em có những xúc cảm đối với nhân vật lịch sử đó . Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học vai trò các nhân vật lịch sử đó rất quan trọng, đóng vai trò trung tâm về nội dung bài giảng trong suốt một tiết học .

 Hơn nữa, thời gian dành cho bộ môn lịch sử còn ít, phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu đặc trưng của bộ môn, trong bài giảng lịch sử nếu chúng ta đưa ra những sự kiện lịch sử khô khan, mà không “thổi hồn,” “truyền lửa”vào bài giảng hoặc lồng khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử, miêu tả những trận đánh, những chiến công oai hùng một cách sinh động thì chắc chắn mục tiêu hình thành thái độ, tư tưởng tình cảm cho học sinh sẽ hạn chế rất nhiều. Là giáo viên dạy lịch sử bản thân tôi mong muốn học sinh mình học tốt, nắm kiến thức sâu hơn, vì vậy tôi đã tổ chức dạy học bằng nhiều phương pháp như: tổ chức hoạt động nhóm, đàm thoại, kể chuyện, vấn đáp, và trong đó có phương pháp khắc họa nhân vật lịch sử.

 

doc 22 trang thuychi01 13105
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở môn Lịch sử THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Muc lục
1. Mở đầu. 
.Lí do chọn đề tài. 
Hiện nay, việc dạy và học lịch sử trong các nhà trường phổ thông đang là một trong những vấn đề khó khăn đối với các nhà trường đặc biệt là đối với giáo viên giảng dạy lịch sử.Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hầu như học sinh không còn ham thích học tập bộ môn lịch sử . Điều này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán đó là do đặc trưng bộ môn quá nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử mà yêu cầu các em phải nhớ.
Bên cạnh đó phương pháp dạy học của giáo viên chưa thật sự gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học bộ môn lịch sử .
Trong giảng dạy một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho các em, các em ghi quá nhiều sự kiện lịch sử ,làm cho học sinh phải tiếp nhận một khối lượng thông tin quá lớn, học sinh không nhớ nỗi rồi dẫn đến chán học . 
Khi vận dụng phương pháp dạy và học lịch sử, giáo viên ít chú ý đến kênh hình. Vì vậy khi giới thiệu nhân vật lịch sử,giáo viên thường giới thiệu qua loa, chỉ cho học sinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không giới thiệu về đặc điểm, tính cách, hình dáng , quan điểm của nhân vật lịch sử, từ đó không những không khắc sâu kiến thức cho học sinh, mà không gây cho các em có những xúc cảm đối với nhân vật lịch sử đó . Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học vai trò các nhân vật lịch sử đó rất quan trọng, đóng vai trò trung tâm về nội dung bài giảng trong suốt một tiết học .
           Hơn nữa, thời gian dành cho bộ môn lịch sử còn ít, phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu đặc trưng của bộ môn, trong bài giảng lịch sử nếu chúng ta đưa ra những sự kiện lịch sử khô khan, mà không “thổi hồn,” “truyền lửa”vào bài giảng hoặc lồng khắc họa biểu tượng  nhân vật lịch sử, miêu tả những trận đánh, những chiến công oai hùngmột cách sinh động thì chắc chắn mục tiêu hình thành thái độ, tư tưởng tình cảm cho học sinh sẽ hạn chế rất nhiều. Là giáo viên dạy lịch sử bản thân tôi mong muốn học sinh mình học tốt, nắm kiến thức sâu hơn, vì vậy tôi đã tổ chức dạy học bằng nhiều phương pháp như: tổ chức hoạt động nhóm, đàm thoại, kể chuyện, vấn đáp, và trong đó có phương pháp khắc họa nhân vật lịch sử.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm
Nêu ra phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở môn lịch sử THCS.
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Sách giáo khoa lớp lịch sử 7
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học.
- Tài liệu tham khảo.
- Tài liệu chuẩn kiến thức – Kĩ năng.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: 
Học sinh khối lớp 7 Trường THCS Thọ Thế -Năm học 2018- 2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thử nghiệm, kể chuyện, liên môn.
 - Phương pháp điều tra.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nhìn chung vấn đề học tập của các em học sinh ở trường THCS về bộ môn lịch sử còn rất nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần để đưa ra bàn luận. Như việc giảng dạy của giáo viên đối với học sinh và ngược lại việc học tập của các em đối với bộ môn lịch sử thì như thế nào?Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường ở nước ta đang được xã hội quan tâm. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc đổi mới dạy học môn Lịch sử trong trường THCS là một nhiệm vụ quan trọng đối với ngành giáo dục trong đó giúp học sinh hứng thú học tập. Chúng ta thấy có một thực trạng phổ biến nhất đối với các em học sinh là việc học bài cũ một cách thụ động, học vẹt, khi ngồi học trên lớp với một tình trạng gò bó, o ép nhận kiến thức cho nên dẫn đến tình trạng các em không nắm được kiến thức lịch sử, khi giáo viên kiểm tra bài cũ thì đa số các em không nhớ, hay quyên mất một từ đầu câu thì sẽ quên hết nội dung kiến thức đã học. Vậy làm thế nào các em học sinh không thụ động, có say mê hứng thú học, nắm được kiến thức lịch sử.
Việc quan tâm bồi dưỡng thay đổi phương pháp dạy học hàng năm vận được tiến hành đồng bộ, thường xuyên cũng đã góp phần làm cho cách học và cách dạy của giáo viên, học sinh có phần khởi sắc. Bản thân không ngừng tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách truyền đạt mới với phương châm lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên là người hướng dẫn cho học sinh giải quyết vấn đề.
Như chúng ta đã biết, nhân vật lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng. Nhân vật lịch sử là bằng chứng cho sự hình thành và phát triển cho một quá trình lịch sử. Nếu không có nhân vật lịch sử thì các sự kiện lịch sử trở nên nhà chán thiếu sinh động, thiếu tính trung thực.Do đó phương pháp: Khắc họa nhân vật trong dạy học lịch sử lớp 7 đóng một vai trò quan trọng đối với việc giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn này. 
Trong chương trình lịch sử lớp 7 cả phần lịch sử thế giới và phần lịch sử Việt Nam có nhiều nhân vật lịch sử vì vậy khi lên lớp giáo viên cần chú ý khắc sâu các nhân vật lịch sử đó trong giờ dạy nhằm gây sự hứng thú cho học sinh, đồng thời giúp các em khắc sâu kiến thức cụ thể các sự kiện quan trọng trong baì mà còn giáo dục các em học tập noi gương những đức tính tốt đẹp của các nhân vật lịch sử.
Chương trình lịch sử lớp 7 Phần Lịch sử Việt Nam có những nhân vật giáo viên cần khắc sâu như Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 sứ quân , Lê Hoàn đã có công trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 – lập ra nhà Tiền Lê; Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã có công trong cuộc kháng chiến chống giặc Tác – ta ( giặc Mông Nguyên) ; Lê Lợi – Lập ra nhà Hậu Lê; Quang Trung- Nguyễn Huệ...
2.2 Thực Trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 
nghiệm.
2.2.1. Phía giáo viên. 
 * Thuận lợi:
 	- Được sự giúp đỡ và động viên của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và nhiều cộng sự, bản thân học hỏi, tìm tòi và rút ra kinh nghiệm, do đó cũng đạt được kết quả đáng khích lệ.
 - Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác, trình độ đạt trên chuẩn.
 * Khó khăn: 
 - Những năm giảng dạy, mặc dù luôn nổ lực tìm tòi học hỏi tuy nhiên việc dạy học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra: học sinh chưa hăng say học tập, chất lượng giáo dục môn học còn thấp đặc biệt là các em nhớ các nhân vật lịch sử còn ít .
 - Quỹ thời gian dành cho mỗi bài học còn ít vì vậy khi lên lớp giáo viên chủ yếu là dành thời gian cho việc hoàn thiện tiết theo phân phối chương trình mà chưa có thời gian nhấn mạnh đến đóng góp của các nhân vật lịch sử. Vì vậy vai trò của nhân vật lịch sử nhiều khi không được làm rõ.
Việc giảng dạy đôi lúc bị lặp lại làm cho hứng thú dạy học có lúc bị hạn chế. Sử dụng sự kiện, tiến trình lịch sử khô khan làm cho tiết dạy đôi lúc còn nặng nề.
- Tài liệu nghiên cứu chưa đầy đủ.
- Hiện vật khó sưu tầm.
- Khả năng vẽ còn hạn chế.
- Trang thiết bị cho bộ môn còn thiếu, cho nên rất tốn thời gian chuẩn bị.
- Các tài liệu, hiện vật địa phựơng rất ít.
2.2.2 Về phía học sinh:
*Thuận lợi:
Thứ nhất, đa số các em học sinh trong trường THCS Thọ Thế có tinh thần cố gắng trong học tập, nghe lời thầy cô.
Thứ hai, đối tượng học sinh từ 12 tuổi đến 15 tuổi ở bậc THCS – tuổi hiếu động ưa thích điều mới, ham khám phá học hỏi, thích độc lập.
Thứ ba, các em được sự quan tâm động viên của toàn thể xã hội, được nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học tốt như: trang bị máy chiếu ở hầu khắp các phòng học, kết nối internet để các em dễ dàng tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học tập.
* Khó khăn:
       Thứ nhất, thực tế cho thấy trong những năm gần đây, học sinh các trường trung học cơ sở  hiện tượng học sinh hổng kiến thức lịch sử. Tình trạng học sinh “học vẹt,” “học tủ” bằng những sự kiện lịch sử khô khan cũng diễn ra rất phổ biến.Trong đó việc học sinh nhận thức về các nhân vật lịch sử tỏ ra rất mơ hồ. 
Ngay cả nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng vĩ đại  như Nguyễn Huệ một số học sinh vẫn còn rất mơ hồ: có học sinh lớp 9 còn cho rằng Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai người khác nhau,hai anh em.
Thứ hai, đối với học sinh trường THCS , đa số các em là con em gia đình nông nghiệp phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến học sinh , cách trình bày trong sách hầu như các em không chốt ra được ý chính. Ví dụ: khi học về người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Hương Khê giáo viên nêu câu hỏi : Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ngoài Phan Đình Phùng còn có ai ? Học sinh trả lời còn có Vua Hàm Nghi và Tôn Thât Thuyết ...
Thứ ba, một số học sinh chưa say mê môn học, nhiều em chưa tự giác học tập, vẫn còn hiện tượng học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ trên lớp, các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử .... còn chưa rõ ràng, tường tận, đa số các em chỉ dừng lại mức độ nhận biết sự kiện lịch sử chưa biết liên hệ so sánh các sự kiện, các nhân vật lịch sử .Càng chưa biết vận dụng các môn học khác để giúp hiểu một bài học lịch sử. 
Còn một số học sinh bỏ học chơi game, quên sách vở, không ghi bài , có thái độ không tích cực trong giờ học hay nói tự do, nói xuyên tạc...điều này đòi hỏi những người làm công tác giáo dục nói chung, giáo viên giảng dạy lịch sử nói riêng cần phải giáo dục nhân cách cho các em thông qua mỗi bài học lịch sử.
 -Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi xin đưa ra Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử « Một vài kinh nghiệm khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong dạy học môn lịch sử lớp 7 trường THCS Thọ Thế » nhằm phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
* TẦM QUAN TRONG CỦA VIỆC KHẮC HỌA BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG BÀI GIẢNG.
 -Việc khắc họa biểu tượng lịch sử trong bài học lịch sử giúp học sinh nhớ lâu, nhớ đúng theo trình tự xuất hiện của nhân vật lịch sử gắn với những công lao của họ.
 -Giáo dục học sinh lòng yêu nước, lòng biết ơn đối với các nhân vật lịch sử đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời biết đánh giá, so sánh các nhân vật lịch sử, biết yêu ghét phân minh đối với các nhân vật lịch sử. Từ đó góp phần xây dựng, phát triển nhân cách cho các em.
Vì vậy khi xây dựng biểu tượng nhân vật lịch sử thường gắn với cống hiến của họ đối với giai đoạn lịch sử, điều đó sẽ giúp học sinh nắm chắc các giai đoạn lịch sử và tiến trình lịch sử hơn.
 * NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TRONG VIỆC KHẮC HỌA BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG BÀI GIẢNG.
- Trước tiên tư liệu chúng ta tiếp cận phải có tính tin cậy cao, đầy đủ và cùng một tính chất, chúng ta không được“ tô hồng”hay“bôi đen” nhân vật lịch sử. Khi nhận định về nhân vật lịch sử cần có tính khách quan, công bằng để cho học sinh có cách nhìn đúng đắn.
          Tính đầy đủ ở đây là chọn lựa một số sự kiện điển hình nhất vừa sức tiếp thu của học sinh làm nổi bật được bản chất của nhân vật .
         Truyền thống quê hương gia đình dòng họ là quan trọng nhưng không phải là bất biến, càng không thể phủ nhận ý trí vươn lên của những người từ tầng lớp cần lao.
        Ví dụ: Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi mẹ. Ông là gia nô của Trần Hưng Đạo và ông đã trở thành vị tướng giỏi cận vệ trung thành của Trần Hưng Đạo
         Trái lại cũng không hiếm trường hợp cha ông là anh hùng tái thế nhưng con chỉ là lũ hư đốn như Lê Uy Mục. Lê Uy Mục vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê - dòng tộc Hậu Lê có nhiều vị vua sáng nhất của chế độ phong kiến Việt Nam nhưng Uy Mục lại là một vị Hoàng đế tàn bạo, hoang dâm, và "điềm loạn đã xuất hiện từ đấy"[10].
          Như vậy trong việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử thì yếu tố chính xác,đầy đủ và khoa học đóng một vai trò rất quan trọng, bên cạnh nhân vật chính diện, giáo viên có thể trình bày cả nhân vật phản diện nhưng phải thật khéo léo để giáo dục nhân cách cho học sinh.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 2.3.1 Khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử nhằm tạo ra sự kích thích và gây hứng thú học tập cho học sinh.
Vậy hứng thú học tập học sinh là gì? Theo I.Fkharla Noops ( nhà tâm lí giáo dục) “Hứng thú đó là nhu cầu nhuốm màu xúc cảm, xúc cảm đi trước gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có tính hấp dẫn.” Một bài giảng lịch sử mà nghèo nàn, tẻ nhạt thì chắc chắn sẽ làm cho học sinh mệt mỏi, chán học. Chính vì vậy, việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc kích thích hứng thú học tập của học sinh. Bởi vì trong khi lĩnh hội kiến thức khoa học hoàn thành nhiệm vụ nhận thức thì đồng thời học sinh cũng phát triển năng lực nhận thức kích thích phát triển tư duy của mình. Hơn nữa mỗi nhân vật lịch sử đều có cá tính, đặc điểm riêng nên không tạo sự nhàm chán cho học sinh.
            Ví dụ: Khi dạy bài 14 : Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên thế kỷ XIII, giáo viên có thể gợi ý cho học sinh về nhân vật Trần Quốc Tuấn: 
 Hơn bảy trăm năm trước, cả Á- Âu đang trong cơn kinh hoàng khiếp đảm về cái họa Tác – ta (giặc Mông- Nguyên) khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn sát hết nước này đến nước khác.Giặc Tác –ta ( Mông- Nguyên) rất hùng mạnh, vó ngựa của quân Mông -Nguyên đi đến đâu thì nhà tan, cửa nát tới đó, khắp Á- Âu chưa có một danh tướng nào ngăn cản được.Giáo hoàng La Mã sợ hải đến nổi “tủy khô, thân gầy, sức kiệt”[10].Vậy mà ở miền Đông Nam Châu Á lũ giặc Tác- ta phải kinh hồn, lạc phách trước ý chí chiến đấu và tài nghệ thuật quân sự tuyệt vời của quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy thiên tài của Quốc Công Tiết Chế, Hưng Đạo Đại Vương, Trần Quốc Tuấn. Vua tôi nhà Trần đồng lòng đã đánh bại 3 lần quân xâm lược hung hãn,đánh cho chúng thất điên bát đảo, Trấn Nam Vương thoát Hoan chui vào ống đồng có người kéo qua biên ải mới thoát chết, trong đó linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2 và 3 là Tiết chế Hưng Đạo Vương -Trần Quốc Tuấn –không chỉ sống mãi trong lòng mọi người dân đất Việt mà còn vang danh khắp năm châu bốn biển, sau này được thế giới công nhận  là một trong mười vị tướng tài nhất thế giới.
   Ví dụ: Khi nói đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thì chúng ta phải gợi mở cho học sinh lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa đó là Lê Lợi và nêu những công lao to lớn của ông đối với cuộc khởi nghĩa và với lịch sử dân tộc.
       	Thông qua cách giới thiệu gợi mở và hấp dẫn về các nhân vật lịch sử sẽ kích thích học sinh chuẩn bị bài ở nhà và đó là cơ sở để tiết học tiếp theo sinh động, hấpdẫn.
 	Từ kết quả thực trạng điều tra cho thấy, ta có thể khắc phục nâng cao độ hiểu biết bài, sự sinh động trong tiết học Lịch sử . Làm cho học sinh thấy được sự sinh động, trổi dậy giữa các sự kiện, nhân vật, hình ảnh lịch sử một cách sôi động, hưng phấn của một tiết dạy trước tạo tâm lí phấn khởi chờ đợi một tiết học tiếp theo đối với môn lịch sử.
Việc đầu tiên là phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác tìm tòi của học sinh đối với sự kiện lịch sử và biết cách trình bày một sự kiện đó sinh động. Muốn như vậy thì người giáo viên phải có sự đầu tư vào xây dựng một hệ thống câu hỏi từ gởi mở đến tư duy lôgic, phân tích, tổng hợp phù hợp với mức hiểu biết của các em học sinh ở tùng vùng miền. Không nên đánh đồng học sinh vùng sâu, xa với các tiểu vùng phát triển hơn.
 Đặc biệt khi có một cá thể trình bày xong một sự kiện người giáo viên phải cho lớp tuyên dương một tràng pháo tay để kích lệ động viên, từ đó tạo cho các em niềm tin và sự phấn chấn trong tiết học.
 	Từ đó nội dung kiến thức, hình ảnh nhân vật sẽ được toát lên một cách sinh động. Câu thơ sẽ đi theo năm tháng cùng với các em về cuộc khởi nghĩa, mà học sinh không cần phải học thuộc lòng cứng nhắc ở trong sách giao khoa. Tuy nhiên đòi hỏi người giáo viên phải có giọng truyền đạt thật hấp dẫn sinh động đối với câu thơ.
2.3.2  Khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
         Về mặt đạo đức, tình cảm, việc xây dựng biểu tượng nhân vật lịch sử thì các em không chỉ nhận thức về quá khứ thông qua các tri giác mà các em còn biết “rung động”, biết yêu cái chính nghĩa, yêu cái chân ,thiện,mỹ, ghét cái xấu xa tội lỗi. 
        Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử cho các em có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm vì nó không những tác động lên trí tuệ mà còn tác động vào cả tâm hồn tình cảm của các em.
        Thông qua những hành động của các anh hùng những người đấu tranh quên mình vì chính nghĩa, vì hạnh phúc và hòa bình, điều này tạo ra sự kính phục, lòng tự hào đối với các vĩ nhân và trong một hoàn cảnh nhất định nó còn thổi bùng ngọn lửa cách mạng của tuổi trẻ.
         Ngược lại với những nhân vật lịch sử có những hành động đi ngược lại với quyền lợi của dân tộc, là nguyên nhân gây ra chiến tranh và tội lỗi, điều này sẽ tạo ra sự phản ứng từ các em, các em sẽ căm ghét trước những hành động hung bạo tàn ácVề ý nghĩa này giáo viên cần đưa ra những việc làm cụ thể của nhân vật, để học sinh cảm nhận, bày tỏ thái độ đối với nhân vật lịch sử.
  Trong bài  Phong trào Tây Sơn ngoài việc khắc hoạ nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ, tôi đề cập về Vua Lê Chiêu Thống như sau: Lê Chiêu Thống là một tên Vua bù nhìn bán nước, vì sự nhu nhược, yếu đuối , ích kỷ của bản thân và dòng họ để giữ chiếc ngai vàng mà Lê Chiêu Thống đã có hành động “ Rước voi về dày mả tổ”. Từ trước đến nay chưa có vị vua nào lại đê hèn đến như vậyThông qua một số hình ảnh khắc hoạ nhân vật Lê Chiêu Thống như vậy, học sinh sẽ rất bất bình, từ đó góp phần tạo nên nhân cách cho học sinh. Có thể nói biểu tượng nhân vật Lịch sử sẽ khơi dậy ở các em sự căm ghét hành vi hung bạo , độc ác của nhân vật đó, không chỉ có tác dụng tái tái tạo lịch sử quá khứ mà còn có “chức năng điều chỉnh hành động”[7].
  Điều này đòi hỏi người giáo viên luôn biết tìm tòi, khám phá để có kiến thức về xã hội, đặc biệt những bài văn thơ liên quan đến bài học lịch sử nói chung và nhân vật lịch sử nói riêng. Hơn nữa giáo viên cũng cần biết sử dụng kiến thức đúng lúc, đúng chỗ, biết vận dụng và kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tạo cho học sinh có cái nhìn tổng quát nhiều chiều trên phương diện lịch sử. Một điều tôi nhận thấy rằng: thường các nhân vật lịch sử lại chính là đề tài cảm hứng để các nhà văn, nhà thơ sáng tác.
Ví dụ :   Khi dạy bài Quang Trung xây dựng đất nước  ( Lịch sử 7) ,khi đánh giá vai trò của vua Quang Trung, giáo viên mượn lời thơ của công chúa Lê Ngọc Hân và phân tích cho học sinh biết về công lao to lớn của ông:
 “Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình”
    Chính những vần thơ này cùng với việc giáo viên cho học sinh xem hình ảnh sẽ tạo ra ấn tượng cho học sinh, giúp các em hứng thú say mê lĩnh hội kiến thức sâu sắc hơn về nhân vật lịch sử.
2.3.3. Thông qua việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về cả một thời kỳ lịch sử.
Thông qua những biểu tượng lịch sử chân thật và sinh động giúp học sinh nhận thức đúng vai trò của cá nhân trong lịch sử và mối quan hệ của cá nhân với quần chúng nhân dân. Không chỉ có một nhân vật lịch sử mà có thể có nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu cho thời đại. Những hoạt động của họ tạo nên bức tranh toàn diện của lịch sử.
Ở đây chúng ta không phải đề cao cá nhân lịch sử mà quên đi vai trò của quần chúng nhân dân, chính nhân dân là người làm nên lịch sử. Đồng thời thông qua đó cũng giúp các em hiểu rằng : Nếu cá nhân lịch sử nào có những hoạt động hợp với quy luật phát triển của thời đại nó sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội và có thể trở thành anh hùng, vĩ nhân. Ngược lại nếu cá nhân đó đi ngược lại với quy luật của lịch sử thì có thể bước đầu có một số kết quả nhất định nhưng cuối cùng cũng bị lịch sử đào thải và họ có thể trở thành tội đồ.
Tuy nhiên lịch sử cũng không phủ nhận đã có nhiều nhân vật có đóng góp to lớn tạo nên bước ngoặt trọng đại của mỗi quốc gia, dân tộc, thậm chí có tầm ảnh hưởng tới cục diện thế giới.
   Ví dụ : Trong Bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh , để giành thắng lợi trọn vẹn có biết bao người lính vô danh đã ngã xuống trong cuộc đọ sức với quân thù hung bạo. Nhưng trên ai hết Lê lợi, Nguyễn Trãi là biểu trưn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_o_mon_l.doc