SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng giờ dạy hát môn âm nhạc khối 8 ở trường THCS Nga Tân

SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng giờ dạy hát môn âm nhạc khối 8 ở trường THCS Nga Tân

Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho học sinh THCS không nhằm đào tạo các em trở thành những người làm nghề Âm nhạc chuyên nghiệp mà thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà trường, mục tiêu cấp học.

 Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên các môn văn hóa truyền thống như: Toán, Văn, Lý, Hóa môn Âm nhạc cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì sự lôi cuốn kỳ diệu không ngờ của Âm nhạc nên loài người đã biết vận dụng nó như một phương tiện để làm cho đời sống tinh thần của mình thêm phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 Mục đích của giáo dục Âm nhạc trong nhà trường là đưa Âm nhạc vào đời sống, bắt đầu cho việc giáo dục văn hóa Âm nhạc góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất cho học sinh, khích lệ các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cộng đồng, định hình nhân cách sống cho các em. Vai trò của Âm nhạc từ lâu nay đã được xã hội thừa nhận như một yếu tố văn hóa lành mạnh. Âm nhạc từ khi xuất hiện nó đã gắn bó mật thiết cùng với con người đến suốt cuộc đời.

 Là giáo viên Âm nhạc ta phải làm gì để tiết học Âm nhạc đạt kết quả tốt nhất,có chất lượng nhất? Đó không chỉ là câu hỏi của riêng cá nhân tôi mà đó còn là tâm huyết của không ít những nhà sư phạm Âm nhạc khác. Mỗi người giáo viên khi thực giảng một nội dung nào đó trong chương trình học đều có một cách cảm nhận khác nhau, cách cảm nhận đó dẫn đến một tư duy và phương pháp giảng dạy khác nhau riêng bản thân tôi, tôi luôn lấy học sinh làm trung tâm, nghĩ như cách nghĩ của học sinh, thích theo cách thích của học sinh, tưởng tượng theo cách tưởng tượng của học sinh để biết mình nên làm gì, truyền đạt cái gì thì sẽ hiệu quả và gây được hứng thú cho các em. Muốn học sinh học được môn học của mình , trước tiên người giáo viên cần phải tạo cho các em một niềm vui, sự thích thú với môn học. Chính vì vậy giảng dạy không thể giáo điều, không thể chỉ có lý thuyết mà cần thực hành và trực quan sinh động.Học sinh phải được nghe, được nhìn để cảm nhận sâu sắc hơn nội dung của bài học Âm nhạc mà các Thầy,các Cô muốn thông qua tiết học.

 

doc 20 trang thuychi01 13334
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng giờ dạy hát môn âm nhạc khối 8 ở trường THCS Nga Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho học sinh THCS không nhằm đào tạo các em trở thành những người làm nghề Âm nhạc chuyên nghiệp mà thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà trường, mục tiêu cấp học. 
	 Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên các môn văn hóa truyền thống như: Toán, Văn, Lý, Hóamôn Âm nhạc cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì sự lôi cuốn kỳ diệu không ngờ của Âm nhạc nên loài người đã biết vận dụng nó như một phương tiện để làm cho đời sống tinh thần của mình thêm phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
 Mục đích của giáo dục Âm nhạc trong nhà trường là đưa Âm nhạc vào đời sống, bắt đầu cho việc giáo dục văn hóa Âm nhạc góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất cho học sinh, khích lệ các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cộng đồng, định hình nhân cách sống cho các em. Vai trò của Âm nhạc từ lâu nay đã được xã hội thừa nhận như một yếu tố văn hóa lành mạnh. Âm nhạc từ khi xuất hiện nó đã gắn bó mật thiết cùng với con người đến suốt cuộc đời. 
	Là giáo viên Âm nhạc ta phải làm gì để tiết học Âm nhạc đạt kết quả tốt nhất,có chất lượng nhất? Đó không chỉ là câu hỏi của riêng cá nhân tôi mà đó còn là tâm huyết của không ít những nhà sư phạm Âm nhạc khác. Mỗi người giáo viên khi thực giảng một nội dung nào đó trong chương trình học đều có một cách cảm nhận khác nhau, cách cảm nhận đó dẫn đến một tư duy và phương pháp giảng dạy khác nhauriêng bản thân tôi, tôi luôn lấy học sinh làm trung tâm, nghĩ như cách nghĩ của học sinh, thích theo cách thích của học sinh, tưởng tượng theo cách tưởng tượng của học sinh để biết mình nên làm gì, truyền đạt cái gì thì sẽ hiệu quả và gây được hứng thú cho các em. Muốn học sinh học được môn học của mình , trước tiên người giáo viên cần phải tạo cho các em một niềm vui, sự thích thú với môn học. Chính vì vậy giảng dạy không thể giáo điều, không thể chỉ có lý thuyết mà cần thực hành và trực quan sinh động.Học sinh phải được nghe, được nhìn để cảm nhận sâu sắc hơn nội dung của bài học Âm nhạc mà các Thầy,các Cô muốn thông qua tiết học.
 Giảng dạy môn Âm nhạc có gì khác với các môn văn hóa ?Tại sao nó lại là bài toán khó đối với nhiều nhà sư phạm Âm nhạc đến vậy?
 Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi phải có sự hứng thú cao trong học tập.
 Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn, tiếp nhận kiến thức mới.
 Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 8, là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động và yêu thích ca hát. Nếu giáo viên có phương pháp dạy tốt có hiệu quả gây được hứng thú trong giờ dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả.
 	Với những lý do trên tôi quyết định thực hiện sáng kiến “Phương pháp nâng cao chất lượng giờ dạy hát môn âm nhạc khối 8 ở trường THCS Nga Tân ”. Để nghiên cứu về thực trạng và tìm ra cách dạy giờ hát sao cho hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
	Đánh giá thực trạng việc dạy – học môn hát nhạc lớp 8, tìm ra cách dạy hiệu quả nhất.
	Khích lệ và thu hút học sinh với bộ môn Âm nhạc ở trường THCS, động viên các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ khả năng và phát triển toàn diện, hứng thú mỗi khi đến giờ học Âm nhạc. Xóa bỏ tư duy phân biệt môn chính môn phụ trong mỗi học sinh và giáo viên đồng thời khẳng định vị trí quan trọng của bộ môn Âm nhạc trong trường THCS.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
	Nghiên cứu phương pháp dạy – học giờ dạy hát môn Âm nhạc lớp 8 trường Trung học cơ sở.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 - Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu tµi liÖu: Đọc, phân tích tài liệu SGK, c¸c lo¹i sách nâng cao, s¸ch tham kh¶o có liên quan đến hát nhạc.
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Ph­¬ng ph¸p điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê, xử lý số liệu, tổng kết kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
 	Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, Âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
 	Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo Âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh trở thành những con người toàn diện.
 	Bởi vậy việc dạy Âm nhạc ở trường THCS nói chung và lớp 8 nói riêng là rất quan trọng. Giáo dục Âm nhạc là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.Mặt khác, qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ và không giống những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm “Học để mà vui - vui để mà học”. Vì vậy tạo cho các em sự say mê hứng thú học tập là rất cần thiết.
Ta đã biết rằng bất kỳ làm việc gì nếu có hứng thú thì sẽ đi đến thành công. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 8, do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các em. Nếu thích thú thì các em sẽ làm tốt và khi hoạt động, nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng.
	Hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm bắt kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới, tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn.
 Là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, bản thân tôi nhận thấy đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần làm cho chất lượng dạy và học Âm nhạc tốt hơn.
	Không phải hiện nay mà đã từ lâu sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn học Âm nhạc là một môn phụ, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học, tạo nên sự khô khan cứng nhắc trong môn học.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
II.1. Thực trạng việc dạy và học phân môn học hát lớp 8 ở trường THCS Nga Tân- Nga Sơn -Thanh Hoá.
 Trường THCS Nga Tân nằm cách trung tâm Huyện Nga Sơn chừng 7 km về phía Đông Nam, là một trong những ngôi truờng khó khăn nhất về cơ sở vật chất; nhưng trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến rất tích cực về công tác nâng cao chất lượng dạy học.
Điều kiện gia đình, sự quan tâm về tinh thần từ phía gia đình đối với các em không được đồng đều, sự khập khiểng về ý thức nhận thức giữa học sinh ở thị trấn và nông thôn cũng gây không ít khó khăn cho các em trong quá trình học tập...
	Đặc biệt ở học sinh lớp 8 , đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý, các em bắt đầu có sự e ngại, chất giọng cũng có sự thay đổi, có em đã thể hiện giọng điệu của người lớn, sự hồn nhiên của trẻ em đã có sự giảm sút. Một số em đã tỏ ra không thích hay còn e ngại khi trình bày một bài hát trước tập thể lớpTừ thực tế giảng dạy âm nhạc trong nhiều năm qua, đặc biệt là tình hình và kết quả trong hai tháng học kỳ I vừa qua tôi nhận thấy rằng việc tạo cho học sinh hứng thú trong học tập là một điêù hết sức cần thiết.
II.2. Kết quả của thực trạng
 Thời gian trước đây mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp và phương tiện trong dạy Âm nhạc nhưng kết quả cho thấy đa số HS muốn học âm nhạc .Cụ thể trong những tiết dạy hát cho thấy kết qủa không đồng đều về chất:
 - 60 % học sinh thích học thích tiết học hát 
 - 20 % học sinh học bị động ( một cách gượng ép)
 - 20 % học sinh không chú ý trong bài dạy thậm chí dựa vào tiết học hát để thỏa mãn tính quấy phá của mình. 
STT
Lớp
Số lượng HS
 Giỏi
 Khá
Trung bình
 Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 1
 8A
 34
 4
11.8
 17
 50.0
 10
 29.4
 3
 8.8
 2
 8B
 32 
 3
 9.4
 16
 50.0
 9
 28.1
 4
 12.5
 Kết quả khảo sát thực tế:
Để cung cấp kiến thức khoa học giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, giáo viên phải làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác, tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em tinh thần học tập, mạnh dạn trước tập thể, tạo được hưng phấn đồng đều giữa các em để giữa các em có được sự hòa đồng trong nhận thức và học tập. Bất kỳ môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú học tập đối với học sinh. Bản thân nghệ thuật âm nhạc nói chung và môn âm nhạc ở trường là nguồn cảm hứng là sự kích thích, sự say mê học tập của học sinh nhưng không phải dạy như thế nào cũng gây được hứng thú cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 8.
Xuất phát từ thực tế hiện nay là đang đổi mới phương pháp dạy học, học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển, việc tạo hứng thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học .
 Bằng suy nghĩ đó tôi đã rất cố gắng trong từng tiết dạy, trong từng nội dung với nhiệt huyết sẵn có của tuổi trẻ. Những năm gần đây, nhờ việc xã hội hóa giáo dục mà điều kiện dạy và học của trường đã được đáp ứng khá đầy đủ. Tôi bắt đầu đặt ra cho mình những hướng đi và nghiên cứu cơ bản để dần đưa bộ môn vốn dĩ bị xem nhẹ và bị coi là phụ được nâng dần vị trí, tìm cho nó một chỗ đứng vững chắc trong lòng mỗi giáo viên và học sinh.
Quan sát từ thực tế tôi nhận thấy một số vấn đề tưởng như không ảnh hưởng mấy đến mốn học nhưng thực tế lại gây khó khăn rất lớn đến môn học, làm cho môn học đã khó dành được sự ưu ái lại càng thêm khó hơn:
* Việc xem nhẹ môn học của đại đa số học sinh của trường, hầu hết các em chỉ thích học môn tự nhiên, ngay cả các môn xã hội cơ bản như môn Văn, môn Sử, môn Địa các em cũng không mấy hứng thú thì việc tiếp nhận môn Âm nhạc quả thật không dễ dàng gì, thậm chí các em còn không hề quan tâm đến việc giáo viên giảng gì trong giờ âm nhạc gây cho người dạy nhiều ức chế. Việc thờ ơ với bộ môn đã trở thành bài toán khó cho mỗi giáo viên khi thực giảng, đôi khi làm nhụt giảm ý trí của người giáo viên mỗi khi lên lớp. Đôi khi dẫn đến việc giáo viên đối phó với bộ môn và không muốn phấn đấu trước đối tượng học sinh như thế.
Mặt khác đã có những khoảng thời gian tôi không mấy thiết tha với việc dạy học; tôi soạn giáo án giống như sách hướng dẫn, soạn liên tục nhiều bài cho xong mà không để ý đến hiệu quả và chất lượng bài giảng. Đôi khi cũng chẳng cần cảm thụ bài dạy làm gì, ỷ lại luôn và hát dựa dẫm vào băng đĩa. Nhiều học sinh không chịu hát không chịu học hỏi thậm chí còn làm việc riêng và la ó cũng giai điệu của bài hát.Bởi vậy tôi cũng cảm thấy ức chế và cảm thấy chán nản không muốn giảng dạy không có hứng thú để dạy . Do đó lại có tư tưởng chẳng cần chuẩn bị nhiều cho bài dạy, cứ lên lớp giảng đơn giản những nội dung trong SGK xong thật nhanh rồi cho học sinh ngồi “ tự học”. Dường như học sinh lại cảm thấy thích môn âm nhạc hơn những ngày đầu tôi dạy nghiêm túc thì phải! Thì ra các em được nghỉ ngơi, được ngồi chơi không phải học là các em thích. Tưởng các em học sinh đã thích bộ môn mình dạy nhưng thực tế thì không phải vậy, các em không hề có chút cảm nhận gì về môn học, đó là một điều tệ hại.
Từ đó dẫn đến việc học sinh thụ động trong quá trình học tập với bộ môn, chỉ chờ vào giáo viên để lặp lại nội dung bài học như một cái máy mà không hề có chút sáng tạo hay tư duy. Việc dạy hát theo phương pháp cổ là truyền miệng dần hình thành trong các em một cách học đối phó, không hề có hiệu quả.
* Qua những biểu hiện trên tôi thấy nổi bật lên một số nguyên nhân chính như sau:
- Do nhận thức của người giáo viên đối với ý nghĩa và vai trò của việc giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông chưa cao, chưa thực sự tâm huyết và say nghề, chưa biết đầu tư đúng mức và đầu tư thật sự đối với bộ môn, chưa có sáng tạo về phương pháp dạy, phương pháp tiếp cận học sinh.
 - Nhà trường và ban giám hiệu chưa thực sự nghiên cứu về đặc thù bộ môn, chưa thực sự quan tâm.
- Học sinh còn coi nhẹ việc học âm nhạc và không yêu thích môn học.
- Chương trình học của các em còn học quá nhiều môn nên không có nhiều thời gian cho bộ môn mang tính đặc thù này.
- Nhận thức của xã hội, của các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh chưa thực sự chính đáng, một điều đáng buồn là các em học sinh cũng chẳng mấy yêu thích các bài hát truyền thống nữa mà chỉ thích các bài hát người lớn, hình tượng các ca sĩ , các ban nhạc, các bài hát thị trường hời hợt tình cảm ủy mị thướt tha không hề phù hợp với lứa tuổi mình.
Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên khiến tôi phải băn khoăn trăn trở làm thế nào để có thể khắc phục được những khó khăn ấy, làm thế nào để học sinh hào hứng đón nhận môn học Âm nhạc với tất cả niềm hăng say thích thú chứ không học một cách thụ động như thế nữa. Thực ra đó là một bài toán khó giải .. và chính những băn khoăn ấy khiến tôi phải suy nghĩ để tìm tòi phương pháp và điều chỉnh lại phương pháp cũng như tâm huyết niềm say mê của chính .mình trên bục giảng. Và “ Sáng kiến” nhỏ nhoi ấy đã ra đời bằng tất cả tâm huyết của một nhà sư phạm âm nhạc trẻ tuổi.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
III.1. Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới:
Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.Âm nhạc giúp hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò. Mặt khác qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ không giống những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm “ Học vui- vui học”. Vì vậy, tạo cho các em say mê hứng thú học tập là rất cần thiết.
Ta đã biết rằng bất kỳ làm việc gì nếu có hứng thú thì sẽ đi đến thành công, đặc biệt là đối với học sinh do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các em. Nếu thích thú thì các em sẽ làm tốt, khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng.
	Hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới, tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn.
	Việc gây hứng thú cho học sinh phải được bắt đầu ngay từ khi giáo viên vào lớp. Đó là thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, ngày cả việc kiểm tra bài cũ hay giới thiệu bài mới đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới nhưng sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối với học sinh. 
*Ví dụ 1 : Để bước vào tiết học hát “Lí dĩa bánh bò” dân ca Nam Bộ (tiết 4 ÂN 8) giáo viên vào lớp trên tay cầm một đĩa Bánh và hỏi:
Hình ảnh chiếc Bánh bò Nam Bộ
? Các em có biết Cô đang cầm trên tay vật gì không nào? (Có thể có rất nhiều câu trả lời sai nhưng sẽ tạo được không khí vui tươi, rộn ràng vào đầu tiết học, gây được sự tò mò, suy nghĩ và sự tập trung ở học sinh), và sẽ hấp dẫn hơn khi thầy giáo nói thêm: Đây là chiếc Bánh Bò đấy các em ạ! Nó được làm bằng bột mì và là món quà rất có ý nghĩa của người dân Nam Bộ để tặng người thân khi đi đường xa! Thế là tiết học sẽ trở nên vui hẳn ra. 
 *Ví dụ 2 : Để bước vào tiết học hát “Mùa thu ngày khai trường” (tiết 1 âm nhạc 8) giáo viên vào lớp trên tay cầm một chiếc trống nhỏ hỏi.
 ? Em nào có thể đánh lại tiết tấu của tiếng trống ngày khai giảng?. (Có thể có rất nhiều cách đánh đúng và sai nhưng sẽ tạo được không khí vui tươi, rộn ràng vào đầu tiết học, gây được sự suy nghĩ và sự tập trung ở học sinh), và giáo viên sẽ nhận xét những bạn đánh đúng (có thể dành cho các em phần thưởng là một tràng vỗ tay). Từ đó giáo viên sẽ có nhiều cách để giới thiệu vào bài học.
Hoặc :
 Treo tranh và hỏi học sinh về hoạt động của người trong Tranh: 
 ? Các em có biết Thầy giáo trong bức tranh này đang làm gì không?
Học sinh xem tranh và rất dễ để các em trả lời là Thầy giáo đang đánh trống. Sau đó GV giới thiệu Thầy giaó trong tranh đang đánh trống khai trường.. Đó là tiếng trống thiêng liêng được cất lên trong mỗi dịp khai giảng năm học mới.. Và hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau nghe lại âm thanh yêu thương đó trong tác phẩm “ Mùa Thu ngày khai trường” của Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường..
Việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học không chỉ một lần mà phải rèn luyện thường xuyên từ phút đầu đến phút cuối giờ học. Hơn nữa phải làm cho mức độ hứng thú ngày càng tăng đến nổi các em không để ý thời gian trôi đi nhanh chóng và đến khi giờ học kết thúc học sinh còn luyến tiếc
 III.2. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh để gây hứng thú học tập cho các em.
	Thực chất của việc học tập là chuỗi vấn đề được đặt ra, được nhận thức rồi và được nhận thức ở mức độ cao hơn, đặc trưng của môn âm nhạc là thực hành. Thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy và học của bộ môn. Thông qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu (tránh thời gian chết ) để tất cả học sinh được nhìn nghe và luyện tập nhiều. Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh, học sinh dể hiểu dể nhớ, hay cho các em nghe, nhìn thể hiện nhiều thì học sinh rất có hứng thú học, tạo động cơ học tập tốt.
*Ví dụ: 
 Trong tiết học hát, sau khi học sinh đã hát tốt giai điệu lời ca 1 trong tác phảm thì giáo viên có thể yêu cầu các em tự ghép lời ca 2 , khuyến khích các em bằng hình thức đố vui hoặc cho điểmĐể các em có đc niềm vui trước sự ra đời sản phẩm tinh thần của mình kèm theo lời khen ngợi của giáo viên.
 - Lời 1 : Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng.
 - Lời 2 : Bao đường phố em qua nắng lên đứng chờ
III.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: 
	Tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt. Giáo viên phải nắm chắc đặc trưng môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm học vui - vui học. Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng thắng. Phải tìm mọi cách cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt ở mỗi bài học, mỗi tiết dạy.
 	 Muốn gây hứng thú cho học sinh trong một giờ học hát thì vai trò của giáo viên rất quan trọng, đó là quá trình chuẩn bị của giáo viên, giọng hát của giáo viên, phong cách biểu diễn ...từ việc chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học giáo viên phải luyện hát tốt, đàn đúng giai điệu của bài. Chuẩn bị các phương pháp dạy khác nhau để học sinh có thể hiểu được bài.
Ví Dụ : Khi dạy một bài hát ở các câu có giai điệu giống nhau thì giáo viên chỉ hát mẫu câu trước còn câu sau giáo viên đàn giai điệu và mời một học sinh hát mẫu.
Khi học 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_gio_day_hat_mon_am_nhac.doc