SKKN Phương pháp lồng ghép giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện vào: Chương II: Cảm ứng – phần B: Cảm ứng ở động vật - Sinh học 11 nâng cao
Ma túy là chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi thâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi tâm trạng, ý thức, trí tuệ con người, làm cho con người bị lệ thuộc vào các chất đó gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng. Do vậy việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc chất ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Lạm dụng ma túy và các chất gây nghiện gây tác hại đối với cá nhân và gia đình người nghiện ( ảnh hưởng tới sức khỏe, ảnh hưởng tới nhân cách đạo đức ), đối với xã hội ( ảnh hưởng tới trật tự an ninh xã hội, trật tự an toàn xã hội, một trong những nguyên nhân lan truyền HIV/AIDS .) , ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội ( xã hội chịu tốn kém tiền của để chạy chữa cho người nghiện, hàng vạn người nghiện sống bám vào xã hội .)
Giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện ở trường phổ thông giúp cho học sinh có hiểu biết cần thiết về ma túy và các chất gây nghiện, nguyên nhân tác hại của việc sử dụng ma túy ; các quy định của nhà trường, nhà nước liên quan đến ma túy và các chất gây nghiện .
Nhà trường là một kênh quan trọng truyền tải các thông tin và nghĩa to lớn của việc giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện cho đông đảo các thành viên trong xã hội.
Để học sinh nhận thức đúng về giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp lồng ghép giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện vào : Chương II : Cảm ứng – phần B : Cảm ứng ở động vật. Sinh học 11 nâng cao.
MỤC LỤC STT NỘI DUNG 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Đối tượng nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 6 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 7 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 8 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 9 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 10 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục đã được áp dụng trong thực tiễn dạy học. 11 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 12 1. Kết luận 13 2. Kiến nghị 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài : Ma túy là chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi thâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi tâm trạng, ý thức, trí tuệ con người, làm cho con người bị lệ thuộc vào các chất đó gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng. Do vậy việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc chất ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Lạm dụng ma túy và các chất gây nghiện gây tác hại đối với cá nhân và gia đình người nghiện ( ảnh hưởng tới sức khỏe, ảnh hưởng tới nhân cách đạo đức ), đối với xã hội ( ảnh hưởng tới trật tự an ninh xã hội, trật tự an toàn xã hội, một trong những nguyên nhân lan truyền HIV/AIDS ..) , ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội ( xã hội chịu tốn kém tiền của để chạy chữa cho người nghiện, hàng vạn người nghiện sống bám vào xã hội ..) Giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện ở trường phổ thông giúp cho học sinh có hiểu biết cần thiết về ma túy và các chất gây nghiện, nguyên nhân tác hại của việc sử dụng ma túy ; các quy định của nhà trường, nhà nước liên quan đến ma túy và các chất gây nghiện . Nhà trường là một kênh quan trọng truyền tải các thông tin và nghĩa to lớn của việc giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện cho đông đảo các thành viên trong xã hội. Để học sinh nhận thức đúng về giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp lồng ghép giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện vào : Chương II : Cảm ứng – phần B : Cảm ứng ở động vật. Sinh học 11 nâng cao. 2. Mục đích nghiên cứu - Giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện ở trường phổ thông giúp cho học sinh có hiểu biết cần thiết về ma túy và các chất gây nghiện, nguyên nhân tác hại của việc sử dụng ma túy ; các quy định của nhà trường, nhà nước liên quan đến ma túy và các chất gây nghiện . - Hình thành cho các em kỹ năng phòng tránh ma túy và lạm dụng các chất gây nghiện . - Có thái độ hành vi đúng, sống lành mạnh, không sử dụng buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sản xuất ma túy. Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống ma túy ở trường và ở địa phương. Để đạt được mục tiêu nêu trên, ở mỗi cấp học, bậc học cần căn cứ vào nội dung chương trình mà xác định nội dung giáo dục phòng chống ma túy cho phù hợp. 3. Đối tượng nghiên cứu - Giáo viên sử dụng tài liệu giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện vào bài dạy cho có hiệu quả - Đối với học sinh trong quá trình học tập: Áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh 11 học ban KHTN trong môn sinh học tại trường THPT. 4. Phương pháp nghiên cứu + Tích hợp toàn phần: Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học hoặc nội dung của bài học cụ thể cũng chính là các kiến thức về dùng năng lượng và các vấn đề ma túy . + Tích hợp bộ phận: Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thực của bài học có nội dung về phòng chống ma túy. + Hình thức liên hệ: Là hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan tới vấn đề phòng chống ma túy, song không nêu rõ trong nội dung của bài học. Trong trường hợp này giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung phòng chống ma túy PHẦN II : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Trước tình hình hiểm họa ma túy ngày càng gia tăng, ngày 22 tháng 12 năm 2000, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Phòng chống ma túy, trong đó xác định : “ Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm : 1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng chống ma túy; giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lí chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn xã hội; 2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lí, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy ” ( Trích điều 10, luật phong chống ma túy ). Điều 42 quy định: “ Bộ Giáo dục và đào tạo có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phòng, chống ma túy; xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác ”. Giáo dục phòng chống ma túy cho các cấp học, bậc học là nhiệm vụ quan trọng nhằm triển khai việc thực hiện Luật Phòng chống ma túy trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời góp phần thực hiện nghị quyết số 40/2000/QHX về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Quốc hội. Chương trình mục tiêu quốc gia đưa các nội dung giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện vào hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện vào môn học, phù hợp với từng cấp học, từ tiểu học đến THPT nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về vấn đề giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện nhằm phát triển bền vững đất nước. Để nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện, khắc phục những tồn tại, ngày 27-12-2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2596/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Nghiện ma túy là một trong những tệ nạn xã hội hết sức tiêu cực, đang đe dọa cuộc sống hàng ngày của cộng đồng xã hội. Nó phát triển lây lan từ ít tới nhiều, từ nơi này đến nơi khác trên phạm vi rộng. Theo thống kê của cơ quan thường trực phòng chống ma túy, tính đến cuối năm 2018, cả nước có 223.000 người nghiện có hồ sơ kiểm soát. Trong đó, học sinh, sinh viên có 5678 người và 10799 trẻ em nghiện ma túy, nhưng số người nghiện thực tế còn cao hơn nhiều và hàng năm có xu hướng tăng, đặc biệt tăng nhanh ở lứa tuổi trẻ. Hiện nay trên toàn quốc có khoảng 80 cơ sở cai nghiện, trong đó hầu hết các địa phương quản lí. Chúng ta thấy rằng, những đối tượng nghiện ma túy còn được coi là lực lượng hậu bị cho thể giới tội phạm. Tệ nạn ma túy là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, đe dọa bền vững an ninh quốc gia và sự trường tồn của dân tộc. Nghị quyết 06/CP, ngày 29/1/1993 của Chính phủ đã khẳng định về tệ nạn ma túy như sau : “ Ma túy là dấu hiệu nguy hiểm làm mất trật tự an ninh xã hội, xâm phạm đạo đức truyền thống, phá vợ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng đến nòi giống và sự tồn vinh của dân tộc ” Học sinh, sinh viên là lứa tuổi chưa trưởng thành, có đặc điểm tâm lí lứa tuổi riêng, suy nghĩ non nớt, dễ bị lôi kéo thích ăn chơi đưa đòi “ cho hợp thời đại ”,dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống gấp- lối sống hưởng thụ một cách cực đoan, thích thể hiện bản thân mình; đặc biệt đối với một số học sinh thiếu sự quan tâm chặt chẽ của gia đình, nhà trường. Đó là những nguyên nhân xô đẩy các em tới con đường nghiện ngập ma túy và trở thành tội phạm ma túy, Số lượng trẻ em nghiện hút thường tập trung nhiều ở vùng sâu, vùng xa (nơi có tập quán trồng và sử cây thuốc phiện) hoặc những vùng đô thị, thành phố đông dân cư. Năm 2017, nghiên cứu 8% đối tượng nghiện ở tuổi vị thành niên, học sinh cho phép chúng ta rút ra một số đặc điểm như sau: + Về giới tính: Đa số các em học sinh, sinh viên nghiện ma túy là nam giới (90%). + Về lứa tuổi: Số học sinh, sinh viên nghiện ma túy ở lứa tuổi từ 10 – 18 chiếm tỉ lệ cao (62%). Tuy số học sinh, sinh viên sử dụng ma túy gần đây có giảm nhưng nguy cơ những người trong độ tuổi này nghiện ma túy vẫn còn cao. Tới năm 2018, vẫn còn 7234 học sinh, sinh viên nghiện ma túy nằm trong hồ sơ kiểm soát. Từ nghiện ma túy dẫn đến trộm cắp, buôn bán ma túy, gây rối trật tự không chỉ ở các trường học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề mà còn ở cả các trường trung học phổ thông. Việt Nam đang trở thành thị trường tiêu thụ ma túy khá lớn trong vùng, là nơi bị bọn tội phạm quốc tế lợi dụng. Ma túy trở thành hiểm họa của Việt Nam và toàn cầu. Ma túy gây hại cho sức khỏe, làm ảnh hưởng tới lối sống, đạo đức, nhân cách con người, đặc biệt là lớp trẻ. Nó cũng gây tổn hại không nhỏ tới nền kinh tế quốc gia. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tệ nạn ma túy là do sự thiếu hiểu biết của con người. Trong tình hình diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy trong xã hội và ở cộng đồng, hơn 22 triệu học sinh, sinh viên, học viên (hơn ¼ dân số toàn quốc) với sự đa dạng, phức tạp về tâm lí (ở nhiều độ tuổi, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống khác nhau), là những đối tượng có nguy cơ để ma túy xâm nhập. Việc giáo dục phòng chống ma túy là cần thiết và cấp bách. Nó không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu phấn đấu nhà trường không có ma túy mà còn ngăn chặn sự phát triển của hiểm họa ma túy trong toàn quốc gia. Từ thực trạng trên để học sinh nhận thức đúng về giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp lồng ghép giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện vào : Chương II : Cảm ứng – phần B : Cảm ứng ở động vật. Sinh học 11 nâng cao. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 3.1. Nội dung giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện ở cấp trung học phổ thông Các nội dung giáo dục phòng chống ma túy được nhấn mạnh: - Tên, nguồn gốc và một vài đặc điểm chính, cơ chế và tính chất gây hại của các chất ma túy, chất gây nghiện phổ biến - Tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội - Cơ chế gây nghiện, cai nghiện và hội chứng đói thuốc - Nguyên nhân lạm dụng ma túy và biện pháp phòng tránh, một số phương pháp cai nghiện - Các điều luật về tội phạm ma túy trong bộ Luật Hình sự và Luật Phòng chống ma túy của nhà nước, các quy định của Bộ GD&ĐT, của nhà trường liên quan đến vấn đề ma túy và các chất gây nghiện - Kĩ năng từ chối và khuyên nhủ người khác không sử dụng ma túy và chất gây nghiện - Các hoạt động phòng chống ma túy và chất gây nghiện. Nội dung giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện có thể tích hợp qua các môn học và các hoạt động, trong đó có khả năng nhiều hơn cả là môn Sinh học, Hóa học, Giáo dục công dân, Ngữ văn và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3.2 .Hình thức giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện ở cấp trung học phổ thông a. Nội khóa - Tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện qua các môn học, đặc biệt là các môn học có liên quan trực tiếp và gián tiếp như: Sinh học, Hóa học, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,. - Thực chất việc tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện là việc dạy học gắn với cuộc sống, với hoạt động xã hội của học sinh nhằm phục vụ những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước. - Trong khi tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện cần chú ý: + Đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản của môn học, tiết học. + Đảm bảo thời gian của tiết học, không vì tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện mà kéo dài tiết học, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ giữa các tiết học của giáo viên và học sinh. + Tiến hành một cách tự nhiên, không gò bó, không khiên cưỡng. Vì vậy, việc tích hợp có thể được tiến hành theo các mức độ khác nhau: *Mức độ 1: Nội dung giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện trùng hoàn toàn hay phần lớn nội dung của bài học. *Mức độ 2: Một số dơn vị tri thức của nội dung giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện được đưa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận của bài học. *Mức độ 3: Liên hệ nội dung bài học với nội dung giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện + Trong giảng dạy nội khóa và ngoại khóa cần đưa ra các vấn đề, các số liệu cụ thể có liên quan đến tệ nạn ma túy và chất gây nghiện ở địa phương để liên hệ vào bài học. b. Ngoại khóa - Tổ chức thi tìm hiểu về tệ nạn ma túy Hội thi chỉ thành công khi được chuẩn bị chu đáo. Cụ thể cần chuẩn bị: + Giáo viên phổ biến nội dung thi tìm hiểu, nêu mục đích yêu cầu. + Giáo viên chuẩn bị 15 – 20 câu hỏi về ma túy và chất gây nghiện. Có thể cho học sinh đọc trước để chuẩn bị câu trả lời. + Hướng dẫn học sinh sưu tầm sách báo, đọc thêm thông tin, những quy định pháp luật liên quan đến ma túy và chất gây nghiện. + Trang trí: ảnh Bác, cờ Đoàn ( Đội), khẩu hiệu, khăn trải bàn, + Chuẩn bị các giải thưởng. + Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. Điều tra về tình hình tệ nạn ma túy và chất gây nghiện ở địa phương + Giúp HS có ý thức quan tâm tới những người trong gia đình và hàng xóm. + Phát hiện được những vấn đề liên quan đến sức khỏa, kinh tế, hạnh phúc của những người hút thuốc lá, nghiện rượu hoặc nghiện ma túy (nếu có). + Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn ma túy và chất gây nghiện, nếu như có người mắc phải. + Đưa ra những khuyến nghị đối với gia đình, hàng xóm để xây dựng môi trường sống lành mạnh. + Điều cần lưu ý là giáo viên cần yêu cầu học sinh làm báo cáo kết quả điều tra (giáo viên nên hướng dẫn mẫu viết báo cáo) thì việc điều tra mới không hình thức và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Tổ chức cho học sinh viết, vẽ về chủ đề ma túy Giúp học sinh thấy rõ hơn nguyên nhân, tác hại của tệ nạ ma túy, chất gây nghiện và thể hiện ước mơ, nguyện vọng về cuộc sống không có ma túy bằng các sáng tác của mình Tổ chức biểu diễn tiểu phẩm giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện: Giúp học sinh củng cố những hiểu biết về ma túy và chất gây nghiện; thấy rõ hơn nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn ma túy; lựa chọn cách ứng xử khôn khéo trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống. 3.3 . Phương pháp lồng ghép giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện vào : Chương II : Cảm ứng – phần B : Cảm ứng ở động vật. Sinh học 11 nâng cao. Khi tiến hành giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện, giáo viên cần các phương pháp giảng dạy tích cực như: - Phương pháp trình bày có sự tham gia tích cực của học sinh: Giáo viên trình bày bài giảng trên lớp bằng cách: + Giới thiệu khái quát chủ đề. + Giải thích các điểm chính của bài. + Giải thích nội dung lồng ghép giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện. + Giao bài tập cho học sinh. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này: Đây là phương pháp truyền thống, giáo viên cần kết hợp với các phương pháp giảng dạy tích cực để học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức. - Phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp thực hành một số cách cư xử nào đó trong môi trường giả định và được giám sát trước khi xảy ra tình huống thực nhằm gây hứng thú, chú ý đối với học sinh, tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ra quyết định, xác định giá trị của học sinh. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này: + Xác định rõ tính mục đích của tình huống. + Người đóng vai phải hiểu rõ vai mình để đóng vai thành công. + Không nên đặt sẵn lời thoại để “diễn viên” khi “nhập vai” thể hiện tính sáng tạo, linh hoạt trong cách giải quyết tình huống. Phương pháp trò chơi: Trò chơi là một phương pháp dạy học có hiệu quả, thu hút được sự tham gia của học sinh và rèn luyện kỹ năng một cách tổng hợp, nhất là trong các giờ dạy có lồng ghép như lồng ghép giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện. Trong khi tham gia mọi người đều bình đẳng và cố gắng. Vì vậy, phương pháp trò chơi còn là biện pháp hữu hiệu tăng cường hứng thú trong học tập, nâng cao sự chú ý, chống căng thẳng, mỏi mệt trong quá trình học tập. Ngoài ra còn có tác dụng tăng cường giao tiếp, hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với nhau. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này: + Phải nắm rõ mục đích và nội dung của trò chơi. + Tổ chức trò chơi có thể có các mục đích sau: khởi động, thư giãn, chuyển tải kiến thức, + Phải nắm vững luật chơi và biết rút ra những kết luận hữu ích qua mỗi trò chơi. Phương pháp kể chuyện: Kể chuyện là phương pháp dạy học có hiệu quả, thông qua các câu chuyện, nội dung học tập và các nội dung giáo dục được chuyển tải cho người học. Kết cấu và cách giải quyết vấn đề trong câu chuyện sẽ giúp người học liên hệ thực tế và vận dụng vào bản thân một cách thoải mái, làm cho quá trình học tập trở thành nhẹ nhàng, hấp dẫn và có hiệu quả rõ rệt. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này: + Các thể loại: truyện dân gian (truyện cười, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, ); truyện do giáo viên, học sinh sáng tác, truyện thu thập trong thực tế đời sống. + Có nhiều cách kể truyện như: Kể theo nhóm, kể cá nhân, sắm vai, kể truyện theo ảnh, Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho tất cả học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập. Học sinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể, được chia sẻ kinh nghiệm, cùng tập thể nhóm giải quyết những vấn đề đặt ra trong học tập và cuộc sống. Có tác dụng phát triển năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách hợp lý cho học sinh. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này: + Phân nhóm: Nhóm 2,4,6 học sinh. + Trong nhóm cần phân công: nhóm trưởng, thư ký. Các thành viên trong nhóm luân phiên làm nhóm trưởng, thư ký. + Không nên tổ chức nhóm cố định. + Trong hoạt động nhóm cần lưu ý giúp đỡ các học sinh yếu, kém. - Phương pháp lập đề án: Phương pháp này có thể được vận dụng dưới nhiều hình thức. Có thể là học sinh xây dựng một kế hoạch học tập hoặc phòng chống ma túy và chất gây nghiện thông qua việc làm, tạo cơ hội rèn luyện những kỹ năng như: đặt và giải quyết vấn đề, giao tiếp, quyết định, Khi sử dụng phương pháp này cần tiến hành các bước: + Xác định mục tiêu. + Xác định cách thức để đạt được các mục tiêu đề ra. + Xác định người tham gia. + Thực hiện + Đánh giá kết quả. + Ứng dụng vào học tập và đời sống 3.4 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề và đồng thời chứng minh các giải pháp: T«i ®· chän líp 11B5 ®Ó gi¶ng d¹y lồng ghép giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện vào : Chương II : Cảm ứng – phần B : Cảm ứng ở động vật. Sinh học 11 nâng cao. Còn lớp B6 là lớp giảng dạy không có phần lồng ghép giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện - Bài 26, 27 : Cảm ứng ở động vật + Địa chỉ tích hợp: II.2.c – Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống III – Phản xạ - thuộc tính cơ bản của cơ thể có tổ chức thân kinh + Nội dung giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện: Chất ma túy tác động đến hệ thần kinh gây kích thích, ảo giác, bạo lực, hung dữ khi dùng liều cao, gây ra phản xạ có hại. + Mức độ tích hợp: Trao đổi , thảo luận - Bài 28 : Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động + Địa chỉ tích hợp: I – Điện thế nghỉ II- Điện thế hoạt động + Nội dung giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện: Các chất ma túy kích tế bào thần kinh, gây ảo giác , dùng nhiều có thể gây tử vong. + Mức độ tích hợp: Liên hệ - Bài 29 : Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ + Địa chỉ tích hợp: I. - Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ + Nội dung giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện: Chất ma túy tác động đến hệ thần kinh gây kích thích, ảo giác, bạo lực, hung dữ khi dùng liều cao, gây ra phản xạ có hại. + Mức độ tích hợp: Liên hệ - Bài 30 :
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_long_ghep_giao_duc_phong_chong_ma_tuy_va_ca.docx