SKKN Phương pháp kiểm tra, đánh giá, theo định hướng phát triển năng lực của học sinh đối với môn học lịch sử ở trường trung học phổ thông

SKKN Phương pháp kiểm tra, đánh giá, theo định hướng phát triển năng lực của học sinh đối với môn học lịch sử ở trường trung học phổ thông

Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay thì “Đổi mới kiểm tra, đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Thực tế từ trước đến nay, trong mục tiêu của mỗi bài học đều bao gồm đầy đủ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, nhưng trong quá trình dạy học giáo viên chủ yếu chú trọng đến mục tiêu kiến thức vì thi cử chú yếu thiên về kiểm tra kiến thức sách vở, không chú ý đến kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh, không kiểm tra xem các em đã đạt được kỹ năng gì trong quá trình học tập, cũng như năng lực ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, học sinh cũng không có cơ hội được bày tỏ chính kiến, quan điểm, tình cảm, thái độ của mình trước những vấn đề nảy sinh trong học tập. Cách kiểm tra đánh giá như vậy nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến phương pháp dạy học và chất lượng giáo dục. Vì vậy, phương án đổi mới kiểm tra đánh giá chú trọng đến năng lực của học sinh sẽ là bước đột phá giúp cho quá trình dạy học gắn liền với thực tiễn cuộc sống hơn.

Việc giáo dục nói chung bao giờ cũng gắn liền với kiểm tra, đánh giá nhận thức và năng lực của người học, kiểm tra đánh giá không chỉ để nhận xét học sinh học tập thế nào rồi cho điểm, xếp loại mà còn thúc đẩy các em có ý thức trong học tập và rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống thực tiễn, đồng thời thông qua kiểm tra đánh giá giáo viên còn nắm bắt được kết quả giảng dạy của bản thân nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế.

Môn học Lịch sử là môn học quan trọng trong trường phổ thông, qua môn học này học sinh hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, đất nước, ngoài ra còn giáo dục cho học sinh có ý thức trách nhiệm, giữ gìn, bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống, có trách nhiệm với bản thân , quê hương đất nước. Học sinh học lịch sử không phải chỉ để biết về quá khứ, hay những câu truyện đời xưa, mà phải biết lấy “chuyện xưa răn đời nay”, “ Lịch sử là tấm gương soi”. Đặc biệt trong hội nhập với cộng đồng thế giới hiện nay, chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn về dân tộc mình, đồng thời nên “Khép lại quá khứ chứ không thể quên đi quá khứ”.

 

doc 17 trang thuychi01 19164
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp kiểm tra, đánh giá, theo định hướng phát triển năng lực của học sinh đối với môn học lịch sử ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2
3
3
3
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề
2.3. Giải pháp thực hiện 
2.4. Kết quả đạt 
4
4
5
6
11
3. Kết luận
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay thì “Đổi mới kiểm tra, đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Thực tế từ trước đến nay, trong mục tiêu của mỗi bài học đều bao gồm đầy đủ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, nhưng trong quá trình dạy học giáo viên chủ yếu chú trọng đến mục tiêu kiến thức vì thi cử chú yếu thiên về kiểm tra kiến thức sách vở, không chú ý đến kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh, không kiểm tra xem các em đã đạt được kỹ năng gì trong quá trình học tập, cũng như năng lực ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, học sinh cũng không có cơ hội được bày tỏ chính kiến, quan điểm, tình cảm, thái độ của mình trước những vấn đề nảy sinh trong học tập. Cách kiểm tra đánh giá như vậy nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến phương pháp dạy học và chất lượng giáo dục. Vì vậy, phương án đổi mới kiểm tra đánh giá chú trọng đến năng lực của học sinh sẽ là bước đột phá giúp cho quá trình dạy học gắn liền với thực tiễn cuộc sống hơn.
Việc giáo dục nói chung bao giờ cũng gắn liền với kiểm tra, đánh giá nhận thức và năng lực của người học, kiểm tra đánh giá không chỉ để nhận xét học sinh học tập thế nào rồi cho điểm, xếp loại mà còn thúc đẩy các em có ý thức trong học tập và rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống thực tiễn, đồng thời thông qua kiểm tra đánh giá giáo viên còn nắm bắt được kết quả giảng dạy của bản thân nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế.
Môn học Lịch sử là môn học quan trọng trong trường phổ thông, qua môn học này học sinh hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, đất nước, ngoài ra còn giáo dục cho học sinh có ý thức trách nhiệm, giữ gìn, bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống, có trách nhiệm với bản thân , quê hương đất nước. Học sinh học lịch sử không phải chỉ để biết về quá khứ, hay những câu truyện đời xưa, mà phải biết lấy “chuyện xưa răn đời nay”, “ Lịch sử là tấm gương soi”. Đặc biệt trong hội nhập với cộng đồng thế giới hiện nay, chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn về dân tộc mình, đồng thời nên “Khép lại quá khứ chứ không thể quên đi quá khứ”.
Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh, hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh nhằm giúp học sinh tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, qua đó hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, khả năng tự học và giải quyết vấn đề trong môi trường giao tiếp, hợp tác, kích thích sự đam mê của học sinh trong quá trình giáo dục.
Trong những năm gần đây, qua trao đổi với các đồng chí đồng nghiệp cùng chuyên môn, đồng thời cũng do nhu cầu của xã hội chúng tôi nhận thấy, học sinh ở các trường phổ thông hiện nay không có sự đam mê đối với môn học lịch sử. Vì thiếu sự đam mê nên rất ít học sinh giỏi môn lịch sử. Khi trao đổi với các em chúng tôi nhận được những thông tin phản hồi rằng: học lịch sử là môn học cứng nhắc, có nhiều sự kiện, khó nhớ, khó học, vì thế các em tạo cho mình một thói quen ngại học, ngại đọc và nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng, thái độ và năng lực tự học của người học, sẽ không hình thành cho người học được tình cảm đối với môn học. 
Từ những thực tế trên, cùng với những yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, để kiểm tra đánh giá năng lực người học, tôi đã mạnh dạn viết một sáng kiến kinh nghiệm với đề tài là: “phương pháp kiểm tra, đánh giá, theo định hướng phát triển năng lực của học sinh đối với môn học lịch sử ở trường trung học phổ thông”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng, phát huy tính, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao kết quả dạy học.
 Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động có quan hệ trặt trẻ với nhau, đổi mới kiểm tra, đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học và ngược lại đổi mới phương pháp dạy học phải đổi mới phương pháp kiểm tra, đáng giá cho phù hợp.
 Thấy được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá trong việc nâng cao chất lượng giái dục hiện nay tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ phương pháp kiểm tra, đánh giá, theo định hướng phát triển năng lực của học sinh đối với môn học lịch sử ở trường trung học phổ thông”.
 1. 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Chương trình lịch sử lớp 10,11,12 của học sinh ở trường THPT bằng phương pháp kiểm tra tại các lớp 10 chương trình cơ bản.
 1. 4. Phương pháp nghiên cứu:
Thông qua chương trình dạy học ở trường THPT và kiểm tra đánh giá thí điểm kết quả dạy học, qua tìm hiểu phiếu thăm dò học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỷ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu ở trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”1. “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”.2
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng có tầm quan trong đặc biệt. Nó là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn quá trình dạy học. Giáo viên nhất thiết phải có nhận thức đúng và thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh giá thì dạy học mới có hiệu quả cao. Bởi vì thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên có những biện pháp sư phạm phù hợp nhằm năng cao chất lượng dạy học.
1.nghị quyết hội nghị W8-khóa XI. 2. Tài liệu tập huấn môn lịch sử.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ thông, hoạt động đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng được nhà trường và các tổ chức đặc biệt quan tâm và cũng thu được những kết quả bước đầu. Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể là:
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một triều vẫn là phương páp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên tích cực chủ động sáng tạo, trong việc phối hợp các phương tiện dạy học còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm.
Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng, kiểm tra chủ yếu, chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số, dẫn đến học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy vì thế nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong học tập, khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.
Vì vậy đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và ngược lại đổi mới phương pháp dạy học phải đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá cho phù hợp. Nhưng trước đây quan niệm việc kiểm tra, đánh giá là do giáo viên giữ độc quyền về kiểm tra, đánh giá còn học sinh là đối tượng được kiểm tra, đánh giá. Ngày nay, trong dạy học, người ta coi trọng chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo, theo hướng phát triển đó, việc kiểm tra , đánh giá không chỉ dừng lại ở việc tái hiện các kiến thức, rèn luyện kỹ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động, sự sáng tạo trước những vấn đề của đời sông gia đình và xã hội. Muốn đạt được điều đó phải có phương pháp kiểm tra, đánh giá thích hợp. Đó là những trăn trở và lý do để tôi chọn đề tài: “ Phương pháp kiểm tra, đánh giá, theo định hướng phát triển năng lực của học sinh đối với môn học lịch sử ở trường trung học phổ thông”.
2.2. Thực trạng của vấn đề
 Qua các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học, số điểm thi môn lịch sử cho thấy kiến thức lịch sử của học sinh hiện nay quá kém. Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém về chất lượng môn lịch sử theo tôi đó là:
Thứ nhất, phương pháp dạy học truyền thống cùng với cách kiểm tra đánh giá còn mang nặng tính chủ quan của người dạy, chưa phát huy được năng lực của người học, lối kiểm tra mạng tính áp đặt không phát huy được sự năng động, sáng tạo, kỹ năng giải quyết tình huống vào thực tiễn của cuộc sống vì thế học sinh không có sự đam mê đối với môn học. Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Trong phạm vi 1 tiết, không đủ thời gian cho mọi hoạt động của học sinh theo hướng hoạt động tích cực, dẫn đến nếu sử dụng phương pháp dạy học tích cực cũng chỉ mạng tính hình thức, chưa thực sự phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, hiệu quả của việc khai thác các phương tiện dạy học cũng bị hạn chế vì thời gian có hạn.
Thứ hai, bộ môn lịch sử là một trong những bộ môn ít giờ trong tuần, sự tiếp xúc giữa thầy và trò trên lớp là rất ít thời gian, cụ thể : 
- Khối 10: 
Số tiết học môn Lịch sử 1,5 tiết/tuần
 - Khối 11: 
Số tiết môn Lịch sử là 1 tiết/tuần (bằng số tiết khi chưa cải cách SGK), môn GDCD cũng 1 tiết/tuần. Trong khi môn Văn 3,5 tiết/tuần, môn Ngoại ngữ là 3 tiết/tuần, cũng xin nêu rõ: môn Văn, Ngoại ngữ không phải là môn học nâng cao của Ban KHTN và KHCB. Như vậy, môn Lịch sử và môn GDCD ở vị trí nào?
 - Khối 12: 
Số tiết môn Lịch sử là 1,5 tiết/tuần, còn môn Văn và môn Ngoại ngữ là 3 tiết/tuần (cả ba môn Lịch sử, Văn, Ngoại ngữ đều không phải là môn nâng cao của Ban KHTN và KHCB).
Thứ ba, do sự thực dụng về môn học, theo tôi đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng yếu kém về kiến thức môn Lịch sử ở rất nhiều người, kể cả những học sinh đã và chưa tốt nghiệp. Bởi vì, có thể nói 99% ngành nghề không cần người lao động phải am hiểu về lịch sử, mà chỉ cần trình độ Tin học, Ngoại ngữ hay Toán, Lý, Hoá, Sinh mà thôi. Môn Lịch sử không phải là môn bắt buộc thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc khi phỏng vấn xin việc làm hoặc là thi vào biên chế Nhà nước, nên dần dà trong học sinh, thầy cô và cả mọi người tồn tại một lối ứng xử ngầm: Lịch sử chỉ là môn học phụ, học chỉ mang tính đối phó, học để biết, nhưng “Biết để làm gì?” khi không vận dụng vào “thực tiễn” công việc. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự nhàm chán của học sinh đối với môn học. Vì vậy đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh đối với môn học là nhu cầu cần thiết.
2.3. Giải pháp thực hiện 
 Nếu người thầy có phương pháp dạy tốt thì hiệu quả của bài dạy càng cao, để đạt hiệu quả đó giáo viên không chỉ dừng lại ở việc dạy mà phải nhận biết được kết quả đó thông qua hình thức kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá vừa là để nhận xét kết quả học tập của học sinh nhưng đồng thời cũng là để rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình, nhằm khắc phục những hạn chế đối với mỗi tiết dạy trong quá trình lên lớp.
 Cụ thể: 
Khi dạy chương trình lớp 10 ban cơ bản, chương trình cả năm gồm có 51 tiết thực dạy trong đó có các tiết kiểm tra định kỳ theo phân phối chương trình của bộ quy định và các bài kiểm tra thường xuyên, thì ở các trường phổ thông hiện nay giáo viên thường kiểm tra theo phương pháp truyền thống gồm các dạng kiểm tra như :
Bài kiểm tra tự luận
Bài kiểm tra trắc nghiệm
Kiểm tra vấn đáp
Kiểm tra thực hành
Đối tương sử dung các phương pháp kiểm tra đánh giá này thường là giáo viên, học sinh ít có cơ hội được tham gia vào quá trình đánh giá.
Ví dụ cụ thể: 
Chương trình lớp 10 cơ bản tiết 11 kiểm tra 1 tiết, theo phương pháp kiểm tra truyền thống thì giáo viên sẽ ra một đề kiểm tra 1 tiết cụ thể như:
Câu 1(4.0đ) : 
Hãy nêu những thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc?
Câu 2(6.0đ) : 
Xã hội cổ đại Phương Đông gồm những tầng lớp nào? Tại sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó ?
 Với phương pháp đánh giá truyền thống này chủ yấu tập trung vào đánh giá nhận thức và kỹ năng cứng của người được đánh giá, và chủ yếu là quan tâm đến kiến thức trong sách giáo khoa, không phát triển được năng lực của người học. đặc biệt đối với môn học Lịch Sử thì phải hình thành cho các em tình cảm đối với quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, cho các em những bài học trong cuộc sống, có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn, từ đó mới thúc đẩy việc dạy học bộ môn lịch sử gắn liền với cuộc sống thực tiến hơn.
 Ngoài những phương pháp kiểm tra đánh giá trên, các phương pháp đánh giá nhằm phát triển năng lực của học sinh theo hướng mở còn sử dụng các phương pháp sau :
- Quan sát
- Trao đổi
- Hồ sơ đánh giá
- Đánh gia sản phẩm dự án
- Đánh giá qua các tình huống thực tế.
 Các phương pháp kiểm tra đánh giá này tập trung vào việc đánh giá vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ của người được đánh giá vào những tình huống cụ thể hoặc những tình huống gắn liền với thực tiễn. Đối tượng sử dụng các phương pháp đánh giá này có thể là giáo viên và học sinh, điều đó đồng nghĩa với việc học sinh có thể được tham gia vào quá trình đánh giá.
 Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong dạy học được thực hiện qua các bài kiểm tra gồm các dạng câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu sau :
Nhận biết : học sinh nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kỹ năng đã học khi được yêu cầu
Thông hiểu : học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kỹ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kỹ năng đã biết để giải quyết các tình huống, các vấn đề trong học tập.
Vận dụng thấp : học sinh biết kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kỹ năng đã học, để giải quyết thành công các tình huống, các vấn đề đã học.
Vận dụng cao : học sinh vận dung được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn, đưa ra những phản hồi hợp lý trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập, trong cuộc sống.
 Ví dụ cụ thể : Cũng chương trình lớp 10 cơ bản tiết 11, kiểm tra 45 phút. Tiết kiểm tra này được tiến hành sau khi học sinh đã được học 4 chương vì thế tiết kiểm tra này được tiến hành nhằm, tìm hiểu, đánh giá kiến thức chung đã học, làm cơ sở cho việc học tiếp phần sau và kết quả kiểm tra là cơ sở đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì vậy câu hỏi kiểm tra đánh giá phải đảm bảo ba yêu cầu sau :
Học sinh phải biết lịch sử (sự kiện đã diễn ra như thế nào ?)
Học sinh phải hiểu lịch sử (Vì sao sự kiện lại diễn ra như vậy? Tác động của nó...)
Học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã học (Giải thích những điểm đã biết và liên hệ thực tế
 Để đảm bảo được ba yêu cầu trên đối với tiết kiểm tra này giáo viên sẽ thiết lập một ma trận cho đề kiểm tra đó với những nội dung cụ thể như sau :
4. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN, TRẮC NGHIỆM 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
Biết được địa điểm con người xuất hiện, đặc điểm của người nguyên thủy
Hiểu được đời sống của bầy người nguyên thủy
Số câu :
Số điểm :
Tỷ lệ :
Số câu : 4
Số điểm :1.0
Tỷ lệ :
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ :
2.Các quốc gia cổ đại Phương Đông
Biết được cơ sở kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông
Vì sao nhàn nước lại hình thành sớm trên lưu vực các dòng sông
Số câu :
Số điểm :
Tỷ lệ :
Số câu : 2
Số điểm :0.5
Tỷ lệ :
Số câu : 2
Số điểm: 0.5
Tỷ lệ :
Số câu :
Số điểm :
Tỷ lệ :
3. Các Quốc gia Cổ đại Hylap roma
Biết được cơ sở hình thành và phát triển của các quốc gia cổ Đại phương Tây Hy lạp và Rôma
Hiểu dược khái niệm thị Quốc và nguyên nhân thị quốc hình thành, hoạt động kinh tế của thị quốc
Sự khác nhau cơ bản của các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây trên các lĩnh vực
Số câu :
Số điểm :
Tỷ lệ :
Số câu : 4
Số điểm : 1.0
Tỷ lệ :
Số câu : 2
Số điểm :0.5
Tỷ lệ : 30%
Số câu : 2
Số điểm: 0.5
Tỷ lệ : 20%
4. Trung Quốc thời Phong Kiến
Biết được đôi nét về quá trình hình thành và phát triển, suy vong của Trung Quốc Phong Kiến
Trình bày những nét chính về quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc
Hiểu được tổ chức bộ máy nhà nước thời phong kiến Trung Quốc
Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam
Số câu :
Số điểm :
Tỷ lệ :
Số câu : 2
Số điểm : 0.5
Tỷ lệ :
Số câu : 1
Số điểm : 2
Tỷ lệ :
Số câu : 1
Số điểm : 2..0
Tỷ lệ :
Số câu :
Số điểm :
Tỷ lệ
Số câu : 12
Số điểm : 3.0
Tỷ lệ : 30%
Số câu : 1
Số điểm : 2
Tỷ lệ :20%
Số câu : 4
Số điểm : 1
Tỷ lệ :10%
Số câu : 6
Số điểm : 1.5
Tỷ lệ :15%
Số câu : 2
Số điểm : 0.5
Tỷ lệ : 5%
Số câu : 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ : 20%
Sau khi đã hoàn thành các bước trên giáo viên có thể tiến hành ra đề kiểm tra 45 phút cho các lớp theo các nội dung trên bảng mô tả và số điểm theo ma trận đề kiểm tra đã thiết lập.
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
 KHỐI 10- MÔN : LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM(6.0 ĐIỂM)
Hãy khoanh tròn trước câu trả lời đúng
1. Nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông có nguồn gốc từ 
a. nông dân công xã
b. nông dân lệ thuộc
c. tù binh, nông dân nghèo không trả được nợ
d. người thân của nô lệ
2. Cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi sống bằng nghề
a. sản xuất thủ công
b. buôn bán
c. nông nghiệp trồng lúa
d. đánh cá và các loại thuỷ sản khác
3. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội phương Đông là
a. nông dân công xã
b. nô lệ
c. quý tộc
d. bình dân
Câu 4. Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?
A. Chữ tượng hình        B. Chữ tượng ý        C. Chữ tượng thanh         D. Chữ Nôm
Câu 5. Ngành kinh tế chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là gì?
A. Thủ công nghiệp       B. Thương nghiệp     C. Nông nghiệp            D. Công nghiệp
Câu 6. Bắc Kinh và Nam Kinh vừa là trung tâm kinh tế vừa là trung tâm chính trị vào thời kì nào ở Trung Quốc?
A. Thời Minh - Thanh.                                       B. Thời Đường - Tống
C. Thời Tần - Hán                                                D. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc
Câu 7. Chế độ quân điền dưới thời nhà Đường là gì?	
A. Lấy ruộng đất của địa chủ, quan lại chia cho nông dân
B. Lấy ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo
C. Lấy ruộng đất của nhà nước chia bình quân cho mọi người
D. Lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân
Câu 8. Khi tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?
A. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa
B. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến phân chia thành giai cấp
C. Những người giàu có phung phí của cải thừa
D. Người tối cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ.
Câu 9. Người tối cổ đã có những phát minh lớn gì ghi dấu ấn trong thời nguyên thuỷ?
A. Giữ lửa trong tự nhiên                           B. Ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc.
C. Chế tạo công cụ bằng đá           

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_kiem_tra_danh_gia_theo_dinh_huong_phat_trie.doc