SKKN Phương pháp giảng dạy và sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục sai lầm thường mắc khi thực hiện tư thế “bước bộ trên không” trong môn nhảy xa cho học sinh lớp 11 trường THPT Thiệu Hóa
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, nó được hình thành và phát triển trong thực tiễn cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu.
Hệ thống Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, hoạt động thể dục thể thao nó có vị trí vai trò quan trọng đặc biệt, vì nó ngày càng góp phần to lớn, đảm bảo cho con người sự phát triển và hoàn thiện về mặt thể chất, chuẩn bị tốt cho cuộc sống, học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc với hiệu quả cao.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Con người là vốn quý nhất của xã hội, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho con người là nhiệm vụ trọng tâm, nghiệm vụ hàng đầu của ngành thể dục thể thao”.
Vì thế việc giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, như trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tháng 6 / 1991 của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “. về công tác thể dục thể thao cần coi trọng, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học .”
Càng thấy rõ hơn mục đích của giáo dục thể chất nước ta là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện về mọi mặt: Có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn giỏi, có sức khỏe để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay đất nước ta đang chuyển mình để bước vào nền kinh tế trí thức, thì nhân tố sức khỏe của nhân dân nói chung và của học sinh nói riêng, lại càng phải được các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội quan tâm hơn nữa. Vì muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh thì không chỉ có phát triển con người về mặt trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lành mạnh về lối sống mà cần phải có con người cường tráng về mặt thể chất.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM KHẮC PHỤC SAI LẦM THƯỜNG MẮC KHI THỰC HIỆN TƯ THẾ “BƯỚC BỘ TRÊN KHÔNG” TRONG MÔN NHẢY XA CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA Người thực hiện: Tống Văn Huệ Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Thể dục THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài ...... 1 1.2.Mục đích nghiên cứu ....... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu .... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .......... 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận ......... 2 2.2. Thực trạng vấn đề .... 3 2.3. Các SKKN hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đ ề.. 3 2.3.1. Công tác chuẩn bị: ..... 3 2.3.2. Nội dung thực hiện cho lớp thực nghiệm:.... 3 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 4 2.4.1 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục . 4 2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 5 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận .... 5 3.2. Kiến nghị ...... 6 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, nó được hình thành và phát triển trong thực tiễn cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu. Hệ thống Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, hoạt động thể dục thể thao nó có vị trí vai trò quan trọng đặc biệt, vì nó ngày càng góp phần to lớn, đảm bảo cho con người sự phát triển và hoàn thiện về mặt thể chất, chuẩn bị tốt cho cuộc sống, học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc với hiệu quả cao. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Con người là vốn quý nhất của xã hội, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho con người là nhiệm vụ trọng tâm, nghiệm vụ hàng đầu của ngành thể dục thể thao”. Vì thế việc giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, như trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tháng 6 / 1991 của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “... về công tác thể dục thể thao cần coi trọng, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học ...” Càng thấy rõ hơn mục đích của giáo dục thể chất nước ta là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện về mọi mặt: Có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn giỏi, có sức khỏe để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngày nay đất nước ta đang chuyển mình để bước vào nền kinh tế trí thức, thì nhân tố sức khỏe của nhân dân nói chung và của học sinh nói riêng, lại càng phải được các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội quan tâm hơn nữa. Vì muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh thì không chỉ có phát triển con người về mặt trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lành mạnh về lối sống mà cần phải có con người cường tráng về mặt thể chất. Thời đại mới, bên cạnh sự hội nhập của nền kinh tế là các hoạt động giao lưu văn hóa thể thao để tăng cường thêm tình đoàn kết hữu nghị, sự học hỏi lẫn nhau giữa các địa phương, quốc gia hay các châu lục. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn ... Môn điền kinh nói chung và môn nhảy xa nói riêng là một trong những môn đang phát triển rất mạnh mẽ ở trong nước cũng như trên thế giới, đặc biệt là ở các trường học, nó trở nên là môn phổ biến, môn thế mạnh ở các cuộc thi giành cho học sinh các cấp. Mặt khác nhảy xa là môn đặc trưng biểu thị sức mạnh bột phát đầy hưng phấn và cảm xúc, nó cũng là phương tiện trong giáo dục thể chất, góp phần giáo dục người tập hoàn thiện về các mặt: Đạo đức, ý trí, thẩm mỹ, tính trung thực và lòng dũng cảm, đặc biệt là nâng cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và tinh thần tập thể gắn bó. Như chúng ta đã biết, trong quá trình học tập và thi đấu môn nhảy xa, người thực hiện không chỉ có sức mạnh bật mà cần thành thục kỹ thuật động tác,để tận dụng tối đa sức mạnh bật để nâng cao thành tích. Trong quá trình giảng dạy và ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn nhảy xa, ban đầu tôi quan sát thấy đa số học sinh thường mắc sai lầm khi thực hiện giai đoạn trên không dẫn đến sai về kỹ thuật động tác làm ảnh hưởng không nhỏ tới thành tích của chính các em học sinh. Vì giai đoạn trên không của môn nhảy xa diễn ra rất nhanh, với thời gian rất ngắn nên khi thực hiện các em hay mắc sai lầm là bỏ qua tư thế “bước bộ trên không”. Mặt khác do tác động của suy nghĩ của đại đa số các em về môn học giáo dục thể chất, cho rằng đó là môn phụ, nên khiến các em thiếu động lực tập trung cố gắng. Vì vậy vấn đề đặt ra để khắc phục những sai lầm thường mắc đó, là hướng dẫn cho học sinh những bài tập bổ trợ để giúp các em từng bước hình thành kỹ năng đến kỹ xảo trong thực hiện kỹ thuật động tác. Mà hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này. Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu thực tế đó, tôi mạnh dạn viết đề tài Sáng kiến kinh nghiệm về “Phương pháp giảng dạy và sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục sai lầm thường mắc khi thực hiện tư thế “bước bộ trên không” trong môn nhảy xa cho học sinh lớp 11 trường THPT Thiệu Hóa” 1.2 Mục đích nghiên cứu: Mục đích nhằm đưa ra giải pháp để khắc phục sai lầm thường mắc giúp tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nâng cao chất lượng trong giảng dạy cũng như huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi và giúp học sinh phát huy tối đa khả năng năng lực của mình để nâng cao thành tích. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 11 trường THPT Thiệu Hóa, cụ thể: + Nhóm thực nghiệm là 16 học sinh lớp 11H + Nhóm đối chứng là 16 học sinh lớp 11H Sau đó so sánh kết quả của hai nhóm thông qua thành tích để rút ra kết luận 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế và phương pháp thống kê xử lý số liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Dựa vào bản chất của quá trình dạy học là sự tác động biện chứng giữa hai yếu tố cơ bản là dạy và học. Trong đó yếu tố học tập của học sinh giữ vai trò quan trọng của quá trình nhận thức. Theo quan niệm mới hiện nay thì học sinh giữ vai trò chủ thể của nhận thức, còn thầy giáo chỉ là người điều khiển nhận thức. Dựa vào tâm lý học và lý luận là phản ánh của triết học thì ý thức con người là sự phản ánh của thế giới khách quan. Sự phản ánh đó là sự sáng tạo tích cực, là hoạt động có mục đích, có nhu cầu ý thức. Tính tích cực tự giác của học sinh xuất phát từ nhận thức, nhiệm vụ yêu cầu của học tập. Học cái gì? Học như thế nào? Để làm gì? Do đó đã đưa tới tính tự giác tích cực, chủ động độc lập tìm tòi, suy nghĩ, biến những tri thức trang bị thành tri thức riêng của bản thân. Nắm kiến thức không chỉ đơn thuần là học thuộc lòng, bắt trước làm theo mà phải hiểu bản chất của nó áp dụng trong hoạt động thực tiễn. Phát huy tính tự giác, tích cực tìm tòi, độc lập suy nghĩ say xưa môn học là điều kiện quan trọng để ghi nhớ, lĩnh hội tri thức, vì không ai học thay mình. Tự giác sẽ dẫn tới hào hứng học tập, độc lập suy nghĩ là điều kiện để học những tri thức khó, là điều kiện để đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo, nắm bắt các thông tin mở mang kiến thức hiểu biết không ngừng phát huy khả năng hoạt động thực tiễn. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Cơ sở để sử dụng các bài tập nhằm khắc phục sai lầm thường mắc này vì giai đoạn trên không của kỹ thuật nhảy xa diễn ra rất nhanh, với thời gian rất ngắn nên khi thực hiện các em thường mắc sai lầm là bỏ qua tư thế “bước bộ trên không”, dẫn đến ở kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi thì các em giậm nhảy xong là thu chân giậm về tư thế ngồi trên không ngay và thụ động tiếp cát từ tư thế đó, không có động tác vươn tiếp cát tích cực nên ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích, cũng như ở kỹ thuật nhảy xã kiểu ưỡn thân các em cũng giậm nhảy xong là duỗi ngay chân lăng, lúc này không có tư thế bước bộ, các em không miết được chân lăng dẫn tới tư thế các em ở trên không nhìn thân người thẳng đứng và cũng thụ động tiếp cát ở tư thế này, làm cho các em không thể đẩy hông về phía trước, tư thế thân người không ưỡn như hình cánh cung vậy nên không thể gập thân để vươn tối đa về trước tiếp cát và điều này khiến thành tích bị ảnh hưởng vậy nên sai lầm thường mắc này là lý do khiến các em không thể tận dụng tối đa khả năng và sức bật của mình để nâng cao thành tích. 2.3 Các SKKN hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1 Công tác chuẩn bị: Để đảm bảo nhận biết sự khác biệt cũng như góp phần thành công quá trình nghiên cứu và thực nghiệm sáng kiến, cần tuân thủ đầy đủ các bước trong công tác chuẩn bị sau: - Bước 1: Điều tra chất lượng học sinh và phân thành hai nhóm, ban đầu hai nhóm có tương quan về số học sinh và tỷ lệ học sinh nam, nữ. Năng lực và ý thức học tập tương đối tốt, chăm ngoan. - Bước 2: Biên chế tổ học tập cho nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm - Bước 3: Quán triệt trang phục, cơ sở vật chất, dụng cụ, đồ dùng thiết bị và tác phong tập trung học tập. Đảm bảo đúng quy định, đầy đủ và nhanh chóng. 2.3.2 Nội dung thực hiện dành cho lớp thực nghiệm. Bắt đầu vào phần cơ bản của tiết học, giáo viên giới thiệu nội dung trọng tâm bài và triển khai nội dung cụ thể cho từng nhóm. Theo phân phối chương trình lớp 11, nội dung nhảy xa từ tiết 37 đến tiết 49 Giáo viên triển khai nội dung, hướng dẫn thực hiện các bài tập, phân công vị trí và nhiệm vụ hoạt động của các tổ học tập. * Bài tập 1: Học sinh tại chổ tập mô phỏng tư thế “bước bộ trên không”. - Hướng dẫn tư thế động tác “bước bộ trên không” + Tư thế chuẩn bị: Chân trước chân sau, chân thuận (chân giậm) đứng trước. + Cử động 1: trọng lượng toàn thân dồn lên chân giậm, chân lăng đưa lên trước đùi nâng cao vuông góc thân người và cẳng chân. Tay bên chân giậm đưa lên trước, cánh tay nâng cao vuông góc với cẳng tay, tay bên chân lăng mở sang bên và cánh tay nâng cao, cẳng tay hướng lên. + Cử động 2: về tư thế chuẩn bị. * Bài tập 2: Đi bộ 1-3 bước đà thực hiện mô phỏng tư thế “bước bộ trên không” * Bài tập 3: Một bước đà giậm nhảy thực hiện tư thế “bước bộ trên không” rơi xuống bằng chân giậm. * Bài tập 4: Ba bước đà chậm, giậm nhảy thực hiện tư thế “bước bộ trên không” rơi xuống bằng chân giậm. - Phương pháp: + Giáo viên hướng dẫn làm mẫu, quản lý luyện tập và quan sát bao quát để kịp thời giải đáp những thắc mắc của học sinh và sửa sai (nếu có). + Học sinh tư duy động tác sau đó theo tổ nhóm tự giác luyện tập. + Thực hành áp dụng các bài tập theo nhóm, tổ học tập. Có sự quan sát góp ý lẫn nhau về kỹ thuật động tác (nếu có) - Thời gian: Thời gian áp dụng các bài tập ở mỗi tiết cụ thể. + Nhận lớp, phổ biến nội dung, khởi động và kiểm tra bài cũ: 5 phút (cả lớp) Nhóm 1: (nhóm thực nghiệm) + Thực hiện bốn bài tập bổ trợ: 8 phút + Thực hiện hoàn thiện kỹ thuật động tác: 7 phút Nhóm 2: (nhóm đối chứng) + Thực hiện nội dung đá cầu theo phân phối chương trình Sau đó hai nhóm đổi nội dung tập. (Khi đổi tập nhóm 2 không sử dụng 4 bài bổ trợ của sáng kiến mà tập theo giáo trình chung) + Nội dung chạy bền, thả lỏng và nhận xét xuống lớp: 5 phút (Nếu tiết trong phân phối không có nội dung chạy bền thì tăng thời gian luyện tập hoàn thiện kỹ thuật động tác thêm 3 phút nữa, 2 phút còn lại giáo viên nhận xét và xuống lớp) 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 2.4.1 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục. - Học sinh hưng phấn và tự giác tích cực trong tập luyện - Sử dụng các bài tập sáng kiến giúp cho học sinh tiến bộ rõ rệt và phát huy tối đa khả năng của mình, như đã trình bày vai trò rất quan trọng của tư thế “bước bộ trên không” trong nhảy xa cụ thể ở kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi thì các em giậm nhảy xong là thu chân giậm về tư thế ngồi trên không ngay và thụ động tiếp cát từ tư thế đó, không có động tác vươn tiếp cát tích cực nên ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích, cũng như ở kỹ thuật nhảy xã kiểu ưỡn thân các em cũng giậm nhảy xong là duỗi ngay chân lăng, lúc này không có tư thế bước bộ, các em không miết được chân lăng dẫn tới tư thế các em ở trên không nhìn thân người thẳng đứng và cũng thụ động tiếp cát ở tư thế này, làm cho các em không thể đẩy hông về phía trước, tư thế thân người không ưỡn như hình cánh cung vậy nên không thể gập thân để vươn tối đa về trước tiếp cát và điều này khiến thành tích bị ảnh hưởng. Mặt khác qua bài tập sáng kiến học sinh dễ định hình được động trên không, nhanh hiểu và ghi nhớ khắc sâu hơn - Thông qua kiểm tra đánh giá, kết quả thực hành kỹ thuật động tác được nâng cao rõ rệt: + Kiểm tra kỹ thuật: Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau: Tiêu Kết quả trí đánh giá KT Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Số học sinh đạt được Tỷ lệ % Số học sinh đạt được Tỷ lệ % Thực hiện được tư thế “bước bộ trên không” 16 100 12 75 Hoàn thiện chuẩn kỹ thuật động tác 15 94 11 69 + Kiểm tra thành tích: Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau: Kết quả Thành tích tăng Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Số học sinh đạt được Tỷ lệ % Số học sinh đạt được Tỷ lệ % Dưới 20cm so với ban đầu 16 100 16 100 Dưới 40cm so với ban đầu 13 81 12 75 Dưới 60cm so với ban đầu 9 56 6 38 Trên 60 cm so với ban đầu 3 2 1 0.6 Lưu ý: Hai nhóm đều thực hiện với thời gian chương trình như nhau, chỉ khác nhóm thực nghiệm có áp dụng các bài tập sáng kiến vào chương trình giảng dạy Như vậy: Thông qua kết quả thực tiễn cho thấy, số học sinh ở nhóm thực nghiệm được hướng dẫn áp dụng bốn bài tập bổ trợ đã có được kết quả cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng. Điều đó ghi nhận sự khác biệt giữa hai nhóm đồng thời thể hiện về việc sử dụng phương pháp hướng dẫn thực hành mới có tác dụng và tác động tích cực đến kết qủa học tập của học sinh. 2.4.2 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Có tác dụng thiết thực cho bản thân và đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy nội dung nhảy xa, dễ mô phỏng, dễ thị phạm động tác kỹ thuật, giúp nâng cao chất lượng chuyên môn tiết dạy cũng như thành tích đạt được của học sinh góp phần vào thành tích chung của nhà trường, điều đó có ảnh hưởng tích cực đến phong trào giáo dục trong nhà trường. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận: Muốn giảng dạy có hiệu quả thì nguyên tắc đầu tiên cần phải tìm hiểu đối tượng, phải luôn trau dồi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, để có cơ sở trang bị đầy đủ kiến thức cho học sinh, không bớt xén chương trình , trong quá trình giảng dạy phải tạo hứng thú cho học sinh hăng say và yêu thích môn học cũng như từng nội dung bài học. Giáo viên không những có kiến thức tốt mà cần phải có lòng say mê nghề nghiệp của mình bằng cả trí tuệ, tình cảm và lương tâm. Rèn luyện hành vi thói quen, ý thức tình cảm đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã tích luỹ, để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống mang tính giáo dục ứng dụng cao. Thường xuyên khuyến khích đề cao khả năng và thói quen tự học, tự rèn luyện, tự sáng tạo. Thường xuyên kiểm tra đánh giá nghiêm túc theo chủ chương của bộ giáo dục, để đánh giá lấy chất lượng thật của học sinh. Giảng dạy thực hành giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo các bài tập bổ trợ kỹ thuật giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu và hình thành kỹ năng thực hiện kỹ thuật động tác. Với phạm vi của một sáng kiến tôi chỉ đưa ra giải pháp nhằm khắc phục sai lầm thường mắc ở tư thế “bước bộ trên không” trong kỹ thuật nhảy xa. Tuy có ít về khối lượng, nhưng thực sự đó là kinh nghiệm mà tôi đã nung nấu, tích luỹ và thấy có hiệu quả mà có thể áp dụng rộng rãi trong các trường THPT nói chung ở nội dung này. 3.2 Kiến nghị: Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đưa ra, chắc chắn sẽ còn những điểm tồn tại vì thế rất mong sự góp ý chân thành của cấp trên và các đồng nghiệp. Để sáng kiến của tôi được bổ sung hoàn thiện hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chung của ngành. Xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết không sao chép nội dung của người khác Người viết Tống Văn Huệ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_giang_day_va_su_dung_mot_so_bai_tap_nham_kh.doc