SKKN Phương pháp giải các dạng bài tập giảm phân và thụ tinh dùng ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc Gia

SKKN Phương pháp giải các dạng bài tập giảm phân và thụ tinh dùng ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc Gia

Trong quá trình dạy học sinh học cũng như các bộ môn khác ở trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng là pháp triển tư duy cho học sinh. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, vì thế bên cạnh việc nắm vững lý thuyết, người học còn phải biết vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức thu được thông qua hoạt động thực nghiệm, thực hành, giải bài tập. Việc giải bài tập sinh học không những giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu, mở rộng kiến thức đã học mà còn có tác dụng phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, năng lực quan sát, rèn luyện kĩ năng sinh học cho học sinh, giúp các em nâng cao hứng thú học tập. Chính vì thế, việc giải bài tập sinh học ở trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy và học sinh học, đặc biệt là việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập có sử dụng phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực.

 Do đó việc nghiên cứu hệ thống các câu hỏi và bài tập trong dạy học sinh học là các bài tập cần có kỹ năng lôgic nhằm giúp cho học sinh phát triển năng nhận thức và tư duy, góp phần đào tạo con người theo định hướng đổi mới giáo dục của Đảng là sự cần thiết. Việc nghiên cứu các vấn đề về bài tập sinh học đã có nhiều tác giả quan tâm và cũng có nhiều công trình được áp dụng ở các mức độ khác nhau, đề tài về bài tập giảm phân và thụ tinh được nhắc đến nhưng chưa nhiều và chưa có hệ thống.

 Qua một số năm dạy học môn Sinh học ở trường THPT, luyện thi cho học sinh trong các kì thi tuyển sinh đại học khối B và thi học sinh giỏi các cấp, tôi nhận thấy những năm gần đây bài tập liên quan đến giảm phân và thụ tinh bắt đầu được quan tâm khai thác sử dụng và được nhiều thầy cô, học sinh chú ý. Kì thi THPT Quốc gia năm nay và những năm sắp tới đổi mới giáo dục phổ thông . Tuy nhiên, trên thực tế trong chương trình Sinh học phổ thông, học sinh có rất ít thời gian trên lớp dành cho các giờ bài tập mà trong các đề thi học sinh giỏi, đề thi THPT Quốc gia thì phần bài tập chiếm một tỉ lệ khá cao, trong đó có bài tập liên quan đến giảm phân và thụ tinh. Đây là dạng bài tập tương đối hay và có vai trò quan trọng trong phát triển tư duy sâu, suy luận khoa học cho học sinh. Thực tế, khi tôi giảng dạy các dạng bài tập giảm phân và thụ tinh đa số học sinh làm được một cách máy móc theo công thức, chỉ một số ít các em hiểu sâu sắc cơ chế để vận dụng giải bài tập một cách chính xác, linh hoạt, đặc biệt là dạng bài tập giảm phân và thụ tinh khi có đột biến nhiễm sắc thể.

 Tôi xin được trình bày những suy nghĩ và việc làm của mình trong những năm học qua với đề tài "Phương pháp giải các dạng bài tập giảm phân và thụ tinh dùng ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc Gia ".

 

doc 23 trang thuychi01 14162
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải các dạng bài tập giảm phân và thụ tinh dùng ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC 	 1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
I. Lí do chọn đề tài
2
II. Mục đích yêu cầu và phạm vi ứng dụng 
1. Mục đích yêu cầu
3
2. Phạm vi nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Giới hạn đề tài
3. Phương pháp nghiên cứu 
3
3
3
3
4
PHẦN II. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
5
 I. NỘI DUNG CẢI TIẾN 
5
1. Cải tiến việc kiểm tra bài cũ
5
2. Cải tiến nội dung bài dạy
5
3. Cải tiến phương pháp giảng dạy
6
	II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH 6
1. Cở sở lí luận 	 7
2. Phương pháp giải bài tập giảm phân và thụ tinh	 10
A. Giảm phân và thụ tinh có đột biến:	 10	 
B. Giảm phân và thụ tinh không có đột biến:	 14
PHẦN III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 21
A.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 21
B. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 21
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
	I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
	 Trong quá trình dạy học sinh học cũng như các bộ môn khác ở trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng là pháp triển tư duy cho học sinh. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, vì thế bên cạnh việc nắm vững lý thuyết, người học còn phải biết vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức thu được thông qua hoạt động thực nghiệm, thực hành, giải bài tập. Việc giải bài tập sinh học không những giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu, mở rộng kiến thức đã học mà còn có tác dụng phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, năng lực quan sát, rèn luyện kĩ năng sinh học cho học sinh, giúp các em nâng cao hứng thú học tập. Chính vì thế, việc giải bài tập sinh học ở trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy và học sinh học, đặc biệt là việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập có sử dụng phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực.
	Do đó việc nghiên cứu hệ thống các câu hỏi và bài tập trong dạy học sinh học là các bài tập cần có kỹ năng lôgic nhằm giúp cho học sinh phát triển năng nhận thức và tư duy, góp phần đào tạo con người theo định hướng đổi mới giáo dục của Đảng là sự cần thiết. Việc nghiên cứu các vấn đề về bài tập sinh học đã có nhiều tác giả quan tâm và cũng có nhiều công trình được áp dụng ở các mức độ khác nhau, đề tài về bài tập giảm phân và thụ tinh được nhắc đến nhưng chưa nhiều và chưa có hệ thống.
	Qua một số năm dạy học môn Sinh học ở trường THPT, luyện thi cho học sinh trong các kì thi tuyển sinh đại học khối B và thi học sinh giỏi các cấp, tôi nhận thấy những năm gần đây bài tập liên quan đến giảm phân và thụ tinh bắt đầu được quan tâm khai thác sử dụng và được nhiều thầy cô, học sinh chú ý. Kì thi THPT Quốc gia năm nay và những năm sắp tới đổi mới giáo dục phổ thông . Tuy nhiên, trên thực tế trong chương trình Sinh học phổ thông, học sinh có rất ít thời gian trên lớp dành cho các giờ bài tập mà trong các đề thi học sinh giỏi, đề thi THPT Quốc gia thì phần bài tập chiếm một tỉ lệ khá cao, trong đó có bài tập liên quan đến giảm phân và thụ tinh. Đây là dạng bài tập tương đối hay và có vai trò quan trọng trong phát triển tư duy sâu, suy luận khoa học cho học sinh. Thực tế, khi tôi giảng dạy các dạng bài tập giảm phân và thụ tinh đa số học sinh làm được một cách máy móc theo công thức, chỉ một số ít các em hiểu sâu sắc cơ chế để vận dụng giải bài tập một cách chính xác, linh hoạt, đặc biệt là dạng bài tập giảm phân và thụ tinh khi có đột biến nhiễm sắc thể.
	Tôi xin được trình bày những suy nghĩ và việc làm của mình trong những năm học qua với đề tài "Phương pháp giải các dạng bài tập giảm phân và thụ tinh dùng ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc Gia ".
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG:
1.Mục đích yêu cầu :
-Nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy độc lập, kỹ năng tính toán suy luận lôgic.
-Giúp các em chủ động làm các bài tập, không chỉ đơn thuần là các bài tập thầy giáo ra trên lớp, cho về nhà mà còn tự làm các bài tập ở các tài liệu, các đề thi đại học, cao đẳng và đề thi học sinh giỏi các cấp.
- Rèn luyện phương pháp chuyên môn và kiến thức chuyên sâu cho bản thân giáo viên.
	2.Phạm vi ứng dụng : 
	Bài tập giảm phân và thụ tinh là dạng bài tập hay, tương đối khó, đi sâu vào nghiên cứu thì nó sẽ phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi phải tư duy lôgic tính toán khá nhiều. Do vậy nội dung đề tài chủ yếu dùng để ôn thi học sinh khá, giỏi trường THPT Lê Lợi nói riêng học sinh toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung áp dụng vào thi học sinh giỏi các cấp và thi THPT Quốc gia .
III. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài :
1. Đối tượng nghiên cứu :Dùng để dạy các em học sinh ôn thi THPT Quốc gia và thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, Quốc gia.
2. Giới hạn đề tài : 
Xây dựng phương pháp giải các dạng bài tập giảm phân và thụ tinh không có đột biến ở các lớp 10 và bài tập giảm phân và thụ tinh có đột biến ở các lớp 12 cho việc ôn thi THPT Quốc gia và thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, Quốc gia.
Các dạng bài tập gồm:
a. Giảm phân và thụ tinh có đột biến NST:
Dạng 1: Giảm phân và thụ tinh có đột biến cấu trúc NST.
Dạng 2: Giảm phân và thụ tinh có đột biến số lượng NST.
b. Giảm phân và thụ tinh không có đột biến:
Dạng 1: Xác định số nhiễm sắc thể (NST) đơn, số NST kép, số sợi cromatit, số tâm động qua các kì giảm phân.
Dạng 2: Xác định số giao tử  được sinh ra trong giảm phân.
Dạng 3: Tính hiệu suất thụ tinh và số hợp tử được tạo thành.
Dạng 4: Xác định số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình giảm phân tạo giao tử.
Dạng 5. Xác định số loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử được tạo thành. Số tổ hợp giao tử và số kiểu tổ hợp giao tử khác nhau:
Trường hợp 1: Khi không có trao đổi chéo
Trường hợp 2: Khi có trao đổi chéo: Tại một điểm, tại hai điểm không đồng thời, trao đổi chéo kép.
Dạng 6: Xác định nguồn gốc NST trong quá trình giảm phân và hình thành giao tử.
3.Phương pháp nghiên cứu:
	- Nghiên cứu về phương pháp dạy và học của GS Trần Bá Hoành, Bài tập di truyền của Vũ Đức Lưu
	- Nghiên cứu cấu trúc đề thi của các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Quốc gia và đề thi Đại học, cao đẳng .
- Kết hợp giữa cơ sở lí luận và phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết, phương pháp thống kê thực nghiệm.
- Nhận dạng từng dạng bài tập đã nêu trên, vận dụng linh hoạt các bước giải toán, đưa ra phương pháp tính toán tối ưu, chính xác.
- Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp các dạng bài tập giảm phân và thụ tinh trên từng đối tượng học sinh.
- Sử dụng các dạng bài tập cụ thể để kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức, mức độ hình thành kĩ năng của các đối tượng học sinh. 
- Rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại và bổ sung phương pháp cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách phù hợp. 
PHẦN II. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
I. NỘI DUNG CẢI TIẾN
Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ thuần tuý là sự đổi mới cục bộ về phương pháp giảng dạy, mà phải hiểu đổi mới phương pháp dạy học là sự đổi mới kết hợp logic nhiều mặt, nhiều yếu tố thì mới tạo ra tính đồng bộ chung (đổi mới phương pháp soạn - giảng, đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn - giảng, đổi mới cách kiểm tra đánh giá, kể cả đổi mới phong cách sư phạm.....). Nhìn chung đổi mới vấn đề gì thì cái đích cũng phải hướng tới mục tiêu là học sinh hiểu bài, học sinh chủ động tham gia khai thác kiến thức và thể hiện khả năng của mình. Trước hết theo tôi nghĩ phải làm cách nào đó thu hút được học sinh học tập và yêu thích bộ môn mình đang giảng dạy. Làm được điều này sẽ là bước thành công đầu tiên trong quá trình đổi mới.
	1. Cải tiến việc kiểm tra bài cũ
	Theo tôi đổi mới phương pháp dạy học phải được bắt đầu cả từ việc đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ (từ nội dung đến hình thức). Kiểm tra bài cũ nếu chỉ áp dụng rập khuôn, đơn điệu thì sẽ không có tác dụng khuyến khích được việc học bài ở nhà của học sinh. Tôi xin đưa ra một số giải pháp thay thế cách làm cũ trước đây bằng những hình thức kiểm tra mới mà tôi đã áp dụng trong năm học qua.
	1.1. Về nội dung kiểm tra bài cũ trong tiết học tập trung vào phần trọng tâm, đơn giản, phù hợp với trình độ học sinh. Nhận xét cho điểm khách quan (không quá khắt khe nhưng cũng không quá dễ dãi), làm sao cốt yếu là để động viên, khích lệ tinh thần học tập của học sinh.
	1.2. Để quản lý và khuyến khích việc học bài cũ của học sinh ở nhà, tôi đã tiến hành thường xuyên phát đề cương về nhà làm những câu hỏi, bài tập xoáy sâu vào các dạng bài tập di truyền quần thể. Thông báo với học sinh đó là các câu hỏi, bài tập kiểm tra bài cũ vào buổi học hôm sau, học sinh thấy vậy sẽ cố gắng học thật tốt để hôm sau xung phong lên bảng lấy điểm. Những học sinh khác ở dưới lớp giáo viên có thể kiểm tra nhanh bài chuẩn bị ở nhà và cũng có thể đánh giá cho điểm.
	1.3. Hoặc một hình thức khác để kiểm tra bài cũ: Phát trước câu hỏi kiểm tra bài cũ cho các tổ về nhà chuẩn bị vào bảng phụ (nội dung ngắn gọn). Hôm sau đến lớp đưa bảng phụ lên cho các tổ thảo luận để chấm điểm lẫn nhau, như vậy học sinh sẽ rất hăng hái tìm tòi ra các nội dung kiến thức đúng sai để chấm điểm cho tổ khác. Học sinh thấy mình được đánh giá người khác đồng thời lại bị người khác đánh giá nên về nhà học bài rất kỹ. Ngoài ra có thể kiểm tra bài cũ bằng phương pháp dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan qua sự hỗ trợ của máy chiếu....
	2. Cải tiến nội dung bài dạy
Ở đây cải tiến nội dung bài học không phải là thay đổi nội dung của chương trình, sách giáo khoa mà là sự chọn lọc nội dung cơ bản của bài học đồng thời thực tế hoá các nội dung đó.
	2.1. Giáo viên trước khi đến lớp phải chuẩn bị kĩ bài dạy. Đặc biệt nên tìm tòi các bài tập có liên quan đến bài học để tạo ra hứng thú cho học sinh khi học, đồng thời giúp học sinh dễ hiểu và nhớ bài nhanh hơn. Trong tiết học giáo viên nên cố gắng gắn lý thuyết bài học với thực tế sinh động, việc làm này rất hấp dẫn học sinh, có khi chỉ cần một liên hệ nhỏ mà học sinh đối chiếu với thực tế thấy đúng sẽ rất có tác dụng cho việc hiểu và nhớ bài, còn hơn cứ thao thao nói suông hàng tràng kiến thức.
	2.2. Nội dung bài dạy tôi thống nhất cần được tinh giản nhưng không cắt xén, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. Nhấn mạnh trọng tâm, xoáy sâu những nội dung mấu chốt. Tránh dạy dàn trải làm lu mờ trọng tâm, không nhất thiết phải dạy tất cả các đơn vị kiến thức tại tiết học, có thể giao một số nội dung phù hợp với năng lực để học sinh về nhà nghiên cứu, kiểm tra lại vào thời điểm thích hợp. Bài dạy chúng tôi thiết kế các hoạt động theo hướng tinh giản, dễ hiểu, dễ nhớ tránh nặng nề về lý thuyết, dành nhiều thời gian cho hoạt động luyện tập, rèn luyện kĩ năng của học sinh.
	2.3. Tôi cũng xin lưu ý mỗi bài dạy ngoài nội dung kiến thức cần nghiên cứu thì các hoạt động vào bài, chuyển tiếp cũng rất quan trọng, cần thiết. Chính các hoạt động ấy tạo ra tính liên tục, sự lozic của bài học và chương học, sự kế thừa kiến thức từ phần này sang phần kia, tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển cho bài học tăng cường sức hấp dẫn của bài học. Nhận thức rõ điều đó nên trong mỗi bài dạy tôi rất quan tâm đến hoạt động này, xem đây là sự đổi mới bắt buộc.
	3. Cải tiến phương pháp giảng dạy
	3.1. Tuỳ từng nội dung kiến thức mà giáo viên phải chọn ra phương pháp dạy học phù hợp chứ không phải loại bỏ hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thống mà kết hợp chúng với phương pháp dạy học mới. Ví dụ những phần kiến thức mới có tính tách biệt, độc lập mà học sinh không thể suy luận được thì vẫn phải dùng phương pháp dạy học thuyết trình nhưng kết hợp trình chiếu các mô phỏng ảo, chẳng hạn công thức tổng quát
	3.2. Tăng cường tổ chức thảo luận nhóm, hợp tác nhóm nhỏ...phương pháp dạy học này phù hợp với các nội dung kiến thức mới, có tính tổng quát nhưng có liên quan đến phần bài học trước. Như vậy học sinh đưa ra các ý kiến thảo luận thấy mình được làm chủ kiến thức, chính mình khám phá ra kiến thức mới. Chính giáo viên đã tìm cách kích thích học sinh phát huy óc sáng tạo, sự say mê và hứng thú trong học tập bộ môn. Học sinh là trung tâm giải quyết các vấn đề, thầy giáo chỉ là người hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề.
	3.3. Để thu hút, ràng buộc sự tập trung của học sinh trong giờ học cũng như kiểm tra mức độ hiểu và nắm bài tại lớp, cuối mỗi buổi dạy giáo viên gọi học sinh bất kỳ đứng lên nhắc lại một số vấn đề cơ bản của bài học, kiểm tra bài tập xem học sinh vận dụng vào làm bài tập như thế nào?
	3.4. Để học sinh có lòng yêu thích bộ môn Sinh học chúng tôi còn tổ chức các tiết ôn tập có nội dung thiết thực vào thời gian gần các kỳ thi học kỳ hoặc cuối năm, để thông qua đó cho học sinh ôn tập lại các kiến thức cơ bản.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Quá trình giảm phân:
Xảy ra ở tế bào sinh dục chín
Gồm 2 lần phân bào nhưng chỉ có một lần ADN, NST nhân đôi tại kì trung gian trước lần phân bào I. Qua giảm phân: một tế bào mẹ ban đầu phân chia thành 4 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
a. Giảm phân I:
Các kì
Đặc điểm
Kì đầu I
NST kép bắt cặp với nhau thành từng cặp NST kép tương đồng và có thể xảy ra trao đổi chéo các đoạn NST tương đồng giữa 2 sợi cromatit không chị em với nhau (Sự trao đổi chéo này dẫn tới hoán vị gen). Sau khi tiếp hợp, các NST kép dần co xoắn.Thoi phân bào hình thành, NST đính với sợi tơ vô sắc của thoi phân bào tại tâm động. Cuối kì đầu, màng nhân và nhân con dần tiêu biến. 
Kì giữa I
NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Dây tơ phân bào từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
Kì sau I
Các NST kép trong từng cặp NST kép tương đồng tách nhau ra và di chuyển về hai cực tế bào theo sự co rút của sợi tơ vô sắc.
Kì cuối I
NST kép dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến, sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi. 
b. Giảm phân II: Giống cơ chế nguyên phân. 
Kết quả qua 2 lần phân bào: Tế bào mẹ 2 tế bào 4 tế bào mới
 (2n đơn) (n kép) (n đơn) 
c. Sự hình thành giao tử sau giảm phân:
- Ở cơ thể đa bào nhân thực, sau giảm phân hình thành giao tử:
+Ở động vật: Đối với giới đực: 1 tế bào sinh tinh sau giảm phân tạo ra 4 tinh trùng.
* Đối với giới cái: 1 tế bào sinh trứng sau giảm phân tạo ra 1 trứng và 3 tế bào nhỏ khác (gọi là tế bào thể cực) không làm nhiệm vụ sinh sản. Sau đó tinh trùng (n) kết hợp với trứng (n) trong quá trình thụ tinh để ra hợp tử (2n).
Hình 1: Sơ đồ phát sinh giao tử ở động vật
+ Ở thực vật: Sau khi giảm phân các tế bào con phải trải qua một số lần phân bào để hình thành hạt phấn hoặc túi phôi.
d. Ý nghĩa giảm phân:	
- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong quá trình giảm phân và thụ tinh tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. 
- Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm bảo việc duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định cho loài.
1.2. Quá trình giảm phân bị đột biến NST:
a. Sự rối loạn trong giảm phân gây đột biến cấu trúc NST:
 Sự rối loạn trong giảm phân gây đột biến cấu trúc NST khi tiếp hợp và trao đổi chéo không cân có thể gây nên các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn.
b. Sự rối loạn trong giảm phân gây đột biến số lượng NST:
- Đột biến lệch bội: Trong giảm phân sự không phân li của một hay một số cặp NST tạo ra các giao tử thừa hay thiếu 1 hặc vài NST, trong thụ tinh các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo nên các thể lệch bội. Có thể xảy ra ở NST thường hoặc xảy ra ở NST giới tính. Gồm các dạng thường gặp: Thể một (2n - 1); Thể ba (2n + 2); Thể không (2n - 2); Thể không kép (2n -2 -2); Thể một kép (2n - 1 - 1); Thể ba kép (2n + 1 + 1).  
- Đột biến đa bội: Trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay giao tử (2n) kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ tạo thể tam bội 3n.
1.3. Ứng dụng toán xác suất:
a. Định nghĩa xác suất:
- Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử với không gian mẫu Ω chỉ có một số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện. 
Ta gọi tỉ số là xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A) = 
- Xác suất của một sự kiện là tỉ số giữa khả năng thuận lợi để sự kiện đó xảy ra trên tổng số khả năng có thể.
b. Công thức nhị thức Niu-tơn:
(a + b)n = C0nan + C1nan-1b + ... Cknan-kbk + ... Cn-1nabn-1 + Cnnbn
c. Công thức tổ hợp:
Giả sử tập A có n phân tử (n ≥ 1). Mỗi tập con gồm k phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phân tử đã cho.
Ckn = n!/ k!(n - k)!, với (0 ≤ k ≤ n) 
2. Phương pháp giải bài tập giảm phân và thụ tinh:
A. Giảm phân và thụ tinh có đột biến:
1. Dạng đột biến cấu trúc NST và tỉ lệ giao tử: 
* Khi 1 tế bào có 2 cặp NST không tương đồng mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ trong kì đầu giảm phân I: mỗi cặp NST tương đồng khi đó ở dạng kép tức gồm 4 cromatit do đó sẽ có 2 khả năng phân li khác nhau và khi đó tổng tỉ lệ giao tử bình thường là 9/16 còn tỉ lệ giao tử mang đột biến là 7/16.
→ Nếu có x% số tế bào mang đột biến chuyển đoạn trên thì:
+ Tỉ lệ giao tử đột biến = x%.7/16. Tỉ lệ giao tử bình thường = x%.9/16
* Khi tế bào có 2 cặp NST không tương đồng mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ trong giảm phân II (hoặc không nói xảy ra ở thời điểm nào mà chỉ nói mang đột biến chuyển đoạn) thì tỉ lệ giao tử bình thường là 1/4 còn giao tử đột biến là 3/4 → nếu có x% số tế bào mang đột biến chuyển đoạn trên thì:
 + Tỉ lệ giao tử đột biến = x% . 3/4
 + Tỉ lệ giao tử bình thường = x% . 1/4
* Khi có n NST xảy ra đột biến cấu trúc thì tỉ lệ giao tử bình thường = tỉ lệ giao tử đột biến = 1/2 ở mỗi NST →tỉ lệ giao tử bình thường = (1/2)n.Tỉ lệ giao tử mang đột biến:1 – (1/2)n 
Ví dụ 1 : Một cơ thể bị đột biến: Cặp NST số 2 có 1 chiếc bị chuyển đoạn trên 1 NST và cặp số 3 có 1 chiếc bị lặp đoạn; các cặp NST khác bình thường. Cơ thể này tự thụ phấn thì tạo đời con F1. Tỉ lệ đời con F1 mang đột biến ở cả 2 cặp NST là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải: 
Cơ thể mang đột biến cấu trúc ở 1 NST của 1 cặp NST khi giảm phân cặp NST phân li tạo 2 loại giao tử: mang NST đột biến và không mang NST đột biến. Mỗi loại chiếm tỉ lệ 1/2. Như vậy xét cho mỗi cặp NST thì tỉ lệ hợp tử mang các NST bình thường khi cơ thể bị đột biến ở 1 chiếc của 1 cặp NST là (1/2)2 = ¼; còn tỉ lệ hợp tử mang đột biến về cặp NST : 1 – 1/4 =3/4.
Vậy cơ thể bị đột biến ở 2 chiếc thuộc 2 cặp NST (số 2 và số 3) tự thụ phấn thì tỉ lệ đời con F1 mang đột biến ở cả 2 cặp NST là (3/4)2 = 9/16.
Ví dụ 2: Trong một quần thể xuất hiện một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo đoạn, ở NST số 3 được lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ bao nhiêu? (Trích đề thi Olympic 30/4/2013)
Hướng dẫn giải: Ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc NST số 5 bị đảo đoạn, ở NST số 3 được lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu một cặp NST có 1 NST bị đột biến thì sẽ tạo 2 loại giao tử trong đó 1 giao tử mang NST bình thường và 1 giao tử mang NST đột biến (mỗi loại chiếm 1/2). Xét cả 3 cặp NSt trong đó mỗi cặp có 1 NST bị đột biến thì tỉ lệ giao tử mang các NST bình thường là (1/2)3 = 1/8. Vậy trong các giao tử được tạo ra, giao tử đột biến (có thể đột biến ở NST này hoặc NST khác hoặc nhiều NST đột biến) có tỉ lệ là 1 – 1/8 = 7/8 hay 87,5%. 
2. Dạng đột biến số lượng NST:
a. Đột biến dị bội: 
Bước 1: Xác định số cặp NST 
Bước 2: Áp dụng công thức:
+ Số dạng lệch bội đơn khác nhau: C1n 
+ Số dạng lệch bội kép khác nhau: C2n
+ Có a thể lệch bội khác nhau: Aan
Chú ý: Cơ thể 2n khi rối loạn phân li trong giảm phân I hoặc II sẽ tạo giao tử bình thường n; 2 loại giao tử đột biến là n + 1 và n – 1. 
+ Cách viết giao tử thể ba 2n + 1 (dễ nhầm với 3n) 
- Thực vật: Cơ thể 2n+1 ở hoa đực chỉ cho hạt phấn n có khả năng thụ tinh (giao tử n+1 bất thụ). Hoa cái cho cả giao tử n và (n + 1) có khả năng thụ tinh. Thể ba nhiễm sẽ tạo ra hai loại giao tử : n và n+1
- Sử dụng sơ đồ hình tam giác. Cạnh của tam giác chính là giao tử lưỡng bội cần tìm; đỉnh tam giác là giao tử đơn bội.
- Hoa đực: aaa chỉ cho giao tử a; Aaa: cho 1/3A+2/3a có khả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_cac_dang_bai_tap_giam_phan_va_thu_tinh.doc