SKKN Phương pháp “Dùng thơ” để hỗ trợ luyện tiết tấu trong phân môn tập đọc nhạc cho học sinh khối 4 - 5
Trong nền giáo dục của cả nước nói chung, giáo dục Huyện Thiệu Hoá nói riêng, mục đích hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đỏi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái hay cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Chính vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là vô cùng thiết thực và không thể thiếu được.
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biêt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hiền hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Những tuần cuối của lớp 3, các em bắt đầu được làm quen, tiếp cận với các ký hiệu âm nhạc như khuông nhạc, khoá son, với 7 nốt nhạc cũng như các hình nốt cơ bản. Việc học Âm nhạc ở lớp 3 chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với các hoạt động phụ hoạ, thông qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu bài hát.
MỤC LỤC 1 1. Mở đầu.....................................................................................................................................2 - Lí do chọn đề tài. 2 - Mục đích nghiên cứu. 3 - Đối tượng nghiên cứu. 3 - Phương pháp nghiên cứu. 3 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm4 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 5 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để 5 giải quyết vấn đề. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 9 với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 3. Kết luận, kiến nghị..9 - Kết luận. 9 - Kiến nghị. 10 - Đánh giá. . 11 1. MỞ ĐẦU. - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong nền giáo dục của cả nước nói chung, giáo dục Huyện Thiệu Hoá nói riêng, mục đích hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đỏi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái hay cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Chính vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là vô cùng thiết thực và không thể thiếu được. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biêt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hiền hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Những tuần cuối của lớp 3, các em bắt đầu được làm quen, tiếp cận với các ký hiệu âm nhạc như khuông nhạc, khoá son, với 7 nốt nhạc cũng như các hình nốt cơ bản. Việc học Âm nhạc ở lớp 3 chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với các hoạt động phụ hoạ, thông qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu bài hát. Sang lớp 4, Âm nhạc được tách riêng, có sách giáo khoa và hướng dẫn riêng. Từ đây ngoài việc học các bài hát, các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập đọc nhạc. Như vậy, lên lớp 4 việc học âm nhạc của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Việc học Âm nhạc không chỉ đơn thuần là thông qua các bài hát nữa mà các em đã trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son. Bước lên lớp 5, ngoài việc ôn lại các kiến thức đã học ở lớp 4, chương trình Âm nhạc lớp 5 giúp các em củng cố các kĩ năng ca hát, đọc nhạc như: Tư thế, cách lấy hơi, giữ hơi, tập hát rõ lời, đọc rõ nốt, phát âm gọn tiếng. Hơn thế nữa, ở lớp 5 việc thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát cũng đòi hỏi cao hơn. Một bài hát, bài đọc nhạc không chỉ đòi hỏi các em hát đúng, đọc đúng, mà khi thể hiện còn cần các em phải ít nhiều gửi gắm được những tình cảm của mình cũng như tình cảm của tác giả sáng. Tuy nhiên, việc thể hiện tình cảm đó không yêu cầu các em phải làm được như các ca sỹ, nghệ sỹ chuyên nghiệp. Như vậy, sang lớp 5, chương trình âm nhạc đã mở rộng thêm vốn kiến thức của của các em. Tiếp tục bồi dưỡng tình cảm phong phú, lành mạnh, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động âm nhạc. Đặc biệt là giúp các em có một nền tảng kiến thức cơ bản sơ đẳng vững chắc trước khi kết thúc một cấp học, bước vào một cấp học mới, với khối lượng kiến thức cao hơn. - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo và được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích bộ môn này. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây, đặc biệt là năm học 2015 – 2016 tôi nhận thấy rằng trước một bài hát, một bài tập đọc, ghi chép nhạc, hoặc khi nghe các bản nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài học cũng như nêu được những cảm nhận ban đầu của mình về giai điệu các bản nhạc, người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học. Trong thực tại, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ môn Âm nhạc ở Tiểu học đang còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên đứng lớp giảng dạy, không có giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt các phương tiện dạy học, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ kỹ, chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng khô cứng. Do đó kết quả đạt được là chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn. Từ thực tế đó, qua những dòng chữ này, tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp giúp cho học sinh lớp 5 đọc nhạc tốt hơn. Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong những năm giảng dạy tại trường Tiểu học Thiệu Thành. - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số, nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu hát, những lời ca, những nốt nhạc, những cử chỉ, những điệu bộ, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc trong bài tập đọc nhạc. Vì vậy đối tượng nghiên cứu phải là học sinh khối 4 – 5. - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vậy làm thế nào để các em đọc đúng độ cao, trường độ, tiết tấu của các nốt nhạc trong một bài tập đọc nhạc ? * Đối với phương pháp dạy môn tập đọc nhạc cho học sinh khối 4-5 mà xưa nay chúng ta đã làm và đang làm là giáo viên cho học sinh làm theo tất cả các bước trong sách giáo khoa. Trong sách giáo khoa tiến trình dạy một bài tập đọc nhạc là cho các em luyện tập cao độ trước sau đó cho các em luyện tiết tấu và dạy từng câu nhạc cho học sinh theo lối móc xích, cuối cùng là ghép lời ca. Việc thể hiện tiết tấu như hướng dẫn của sách giáo khoa có thể là vừa đọc theo âm hình tiết tấu vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ, hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Như vậy là giáo viên đã dạy cho các em xong một bài tập đọc nhạc nhưng chua có hiệu quả cao nhất mà mới chi được khoảng 30 % số học sinh đọc đúng nhạc và đúng tiết tấu, nhưng trong 30% số học sinh đó sau một tuần các em lại quên mất tiết tấu của bài nhạc của tuần trước. Chính vì vậy tôi thấy hiệu quả của phương pháp mà lâu nay chúng ta đã làm và đang làm là chưa có hiệu quả cao nhất. * Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm Âm nhạc cho cấp Tiểu học, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề, mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình, bản thân ít nhiều đã đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Đứng trước những hạn chế thực tại, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm để hướng dẫn các em tập đọc nhạc tốt hơn đó là phương pháp. “ Dùng thơ để hỗ trợ luyện tiết tấu trong phân môn tập đọc nhạc cho học sinh khối 4 – 5” . 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SANG KIẾN KINH NGHIỆM. Để có một tiết học tập đọc nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn tập đọc nhạc. Ở lớp dưới, các em đã được làm quen với các kỹ năng ca hát, đó là các kỹ thuật cơ bản như tư thế ngồi hát, kỹ năng phát âm, nhả tiếng, quan sát, nghe và cảm nhận tầm cữ giọng, âm sắc, giai điệu.... Sang lớp 5 các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, luyện tập cao độ xong. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Vì vậy giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN. * Thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học ở nước ta. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội. phương pháp dạy môn tập đọc nhạc cho học sinh khối 4-5 mà xưa nay chúng ta đã làm và đang làm là giáo viên cho học sinh làm theo tất cả các bước trong sách giáo khoa. Trong sách giáo khoa tiến trình dạy một bài tập đọc nhạc là cho các em luyện tập cao độ trước sau đó cho các em luyện tiết tấu và dạy từng câu nhạc cho học sinh theo lối móc xích, cuối cùng là ghép lời ca. Việc thể hiện tiết tấu như hướng dẫn của sách giáo khoa có thể là vừa đọc theo âm hình tiết tấu vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ, hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Như vậy là giáo viên đã dạy cho các em xong một bài tập đọc nhạc nhưng chua có hiệu quả cao nhất mà mới chi được khoảng 30 % số học sinh đọc đúng nhạc và đúng tiết tấu, nhưng trong 30% số học sinh đó sau một tuần các em lại quên mất tiết tấu của bài nhạc của tuần trước. * Khảo sát cụ thể 2 lớp khối 5 trước khi áp dụng SKKN Lớp Tổng số HS Hoàn thành tốt % Hoàn thành % Ghi chú 5A 23 8 34,7 % 15 65,3 % 5B 23 7 30,4 % 16 69,6 % Cộng 46 15 32,6 % 31 67,4 % Chính vì vậy tôi thấy hiệu quả của phương pháp mà lâu nay chúng ta đã làm và đang làm là chưa có hiệu quả cao nhất. 2.3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HOẶC CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. * Xây dựng phương pháp dùng thơ để hỗ trợ luyện tiết tấu trong phân môn môn tập đọc nhạc cho học sinh khối 4 - 5. Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – xi. Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp ; dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Phương pháp thực hành dùng thơ để thực hiện phần tiết tấu của bài nhạc trước khi tập đọc nhạc, thay cho học sinh tập tiết tấu bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng. Để đỡ nhàm chán có thể thay bằng Đọc thơ theo tiết tấu. Giáo viên chép lên bảng phụ một đoạn thơ hay vài khổ thơ, mỗi câu có 4 chữ, 5 chữ hoặc 6 chữ. Làm sao cho phù hợp với tiết tấu của bài nhạc và cho HS tập đọc thơ theo mẫu âm hình tiết tấu của một nhạc đó để các em nhận biết tiết tấu dễ dàng hơn. Muốn các em thực hiện tốt bài tập đọc nhạc, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, về cao gồm nốt gì? Về trường độ gồm hình nốt gì? Trong bài có sử dụng các ký hiệu âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức: Dùng nhạc cụ gõ tiết tấu, vỗ tay theo tiết tấu, đọc theo âm hình tiết tấu... Nhưng cách để các em thể hiện tiết tấu tốt hơn, thích thú hơn trong việc luyện tiết tấu đó là phương pháp ( dùng thơ để luyện tiét tấu của bài tập đọc nhạc) sau đó cho HS thể hiện theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ (Giáo viên nhận xét). Khi các em đã thực hiên tốt tiết tấu của bài tập đọc nhạc bằng thơ, như vậy là chúng ta đã nắm chắc được 50 % bài tập đọc nhạc, khi giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu mà các em đã đọc thơ, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc. Giáo viên nên đọc mẫu trước 2 hoặc 3 lần để các em so sánh với cao độ của đàn. Tập đọc từng câu theo giai điệu của đàn và cho các em so sánh với tiết tấu mà các em đã đọc thơ, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên giành khoảng 2 phút cho các em tự ghép lời. Sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm các loại nhạc cụ, chia lớp làm 2 tổ, tổ 1 đọc nhạc – tổ 2 gõ tiết tấu và đổi lại. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên có thể bằng lời hoặc bằng điểm số ngay cả khi các em thực hiện bài đọc nhạc chưa thật tốt. Phương pháp luyện tập củng cố bài tập đọc nhạc rất đa dạng. Xin đưa ra một phương pháp nữa rất hữu hiệu, có thể nói là “Một mũi tên trúng hai đích” mà tôi đã áp dụng tai trường Tiểu học Thiệu Thành đó là luyện tập bài tập đọc nhạc trên cây kèn Melodion. Đối với những trường học 2 buổi/ ngày, theo đúng yêu cầu của Bộ đề ra, học sinh phải được làm quen với ít nhất một loại nhạc cụ. Cây kèn Melodion là hoàn toàn thích hợp. Bắt đầu từ tuần 5, song song với chương trình chính khoá, giáo viên giới thiệu và cho các em tập thổi bài tập đọc nhạc số 1 trên kèn Melodion là hoàn toàn hợp lý. Việc tập các bài tập đọc nhạc trên kèn này vừa giúp các em đọc tốt bài nhạc vừa giúp các em thay đổi cách học, tạo sự thoải mái, gây sự to mò hứng thú, kết quả thu được lại rất khả quan. * Phương pháp thực hành dùng thơ để thực hiện phần tiết tấu của bài nhạc trước khi tập đọc nhạc, thay cho học sinh tập tiết tấu bằng tên gọi các hình nốt đen, đơn, trắng, chúng ta cáo thẻ thay bằng Đọc thơ theo tiết tấu. Giáo viên chép lên bảng phụ một đoạn thơ hay, vài khổ thơ, mỗi câu có 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ hoặc 6 chữ.. Làm sao cho phù hợp với tiết tấu của bài tập đọc nhạc và cho HS tập đọc từng câu thơ theo mẫu âm hình tiết tấu của một bài tập đọc nhạc đó để các em nhận biết về tiết tấu của bài nhạc một cách dễ dàng hơn, ngoài ra thông qua các bài thơ đó để giúp các em hiểu biết thêm về xã hội và và giúp các em có thêm kiến thức trong cuộc sống. 2. Ví dụ cụ thể cho từng bài nhạc. a/ Khối 4. + Bài TĐN số 1 và TĐN số 4: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo khổ thơ sau: “ Bàn tay mẹ, bế chúng con Bàn tay mẹ, chăm chúng con.... + Bài TĐN số 2: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo khổ thơ sau: ....Thầy, Cô ra sức truyền tri thức Con trẻ thi đua gắng học hành Luyện đức rèn tài mau lớn mạnh Mai này tiếp bước trí cha anh .... + Bài TĐN số 3 và TĐN số 5: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo 2 khổ thơ sau: .. Mùa xuân hoa đào nở ... Ba là cây nến vàng Trên khắp nẻo đường xa ( Hoặc) Mẹ là cây nến xanh Hương thơm toả mát nhà Con là cây nến hồng Cùng đón mùa xuân tới... Ba ngọn nến lung linh... + Bài TĐN số 6: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo khổ thơ sau: ... Mùa thu đi, mùa thu đến, mùa thu lá vàng rơi Em rất yêu, em rất quý, mùa thu em tới trường... + Bài TĐN số 7: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo khổ thơ sau: ... Một là ông bà; Hai là cha mẹ, Ba là anh em, Cả gia đình, ta kết đoàn... + Bài TĐN số 8: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo khổ thơ sau: .. Trên đường đi học về - phải - Nhớ nghe lời cô dạy, Đi bên phải của đường - để - Tránh tai nạn giao thông... b/ Khối 5. + Bài TĐN số 1: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo khổ thơ sau: .... Trên đường đi học về - phải - Nhớ nghe lời cô dạy, Đi bên phải của đường - để - Tránh tai nạn giao thông... + Bài TĐN số 2: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo khổ thơ sau: .....Hãy nên đội mũ - Để bảo vệ sức khoẻ..... + Bài TĐN số 3: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo khổ thơ sau: .... Anh em ơi, ta đi nhanh lên thôi Trống trường đã điểm, Tùng tùng tùng tùng, Nhớ xếp hàng.... + Bài TĐN số 4: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo câu thơ sau: ... Tới lớp tới trường là ? hạnh phúc của chúng ta .... + Bài TĐN số 5: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo khổ thơ sau: .... Em rửa tay thật sạch - để vào ăn cơm .... + Bài TĐN số 6: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo khổ thơ sau: ....Một hai ba, chúng ta là chiến sĩ, Súng chắc trong tay, giành độc lập cho quê mình... + Bài TĐN số 7: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo khổ thơ sau: ... Phải giữ gìn vệ sinh; Rửa tay cho thật sạch Nếu không rửa, vi khuẩn kia, Sẽ gây hại cho ta.... + Bài TĐN số 8: Chúng ta có thể luyện tiết tấu của bài nhạc này theo khổ thơ sau: ....Nhớ lời cô, học hành cho tiến bộ, Nghe lời thầy, chăm chỉ là trò ngoan..... Trên đây là một số khổ thơ dùng để áp dụng, hỗ trợ phần luyện tiết tấu trong các bài tập đọc nhạc (TĐN) cho học sinh khối 4 – 5. 2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN. Sau khi tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy môn tập đọc nhạc với phương pháp theo các bước trên và thấy các em học sinh rất say mê, hứng thú học môn âm nhạc. Do đó kết quả đã nâng lên một cách rõ rệt. * Khảo sát cụ thể 2 lớp khối 5 sau khi áp dụng SKKN Lớp Tổng số HS Hoàn thành tốt % Hoàn thành % Ghi chú 5A 23 14 60,8 % 9 39,2 % 5B 23 13 56,5 % 10 53,5 % Cộng 46 27 58,7 % 19 41,3 % Khi quan sát những con số thu đuợc, ta nhận thấy số học hoàn thành tốt đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, đó mới chỉ phần nào thấy những tiến bộ của cac em. Trong thực tế, các em đã yêu thích bộ môn âm nhạc hơn, thích học hát, thích đọc nhạc hơn do đó kỹ năng ca hát, tập đọc nhạc của các em cũng được nâng lên. Các hoạt động, phong trào văn hoá văn nghệ trong và ngoài nhà trường cũng sôi nổi hơn, kết quả thu được cũng khả quan hơn. Thực tế, năm học 2015 - 2016 là năm học mà các phong trào văn hoá văn nghệ của các em được phòng giáo dục và đào tạo, hội đồng Đội huyện Thiệu Hoá đặc biệt quan tâm. Trong cuộc thi “tiếng hát và kể chuyện học sinh tiểu học” vừa qua, do có sự chuẩn bị chu đáo cùng với khả năng ca hát vượt trội, khả năng biểu diễn sinh động, kể chuyện đi vào lòng người, cả 2 nội dung thi của học sinh trường Tiểu Học Thiệu Thành đều đạt giải cao cấp huyện, được xếp thứ 3
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_dung_tho_de_ho_tro_luyen_tiet_tau_trong_pha.doc