SKKN Phương pháp dạy văn nghị luận trong chương trình THPT theo đặc trưng thể loại

SKKN Phương pháp dạy văn nghị luận trong chương trình THPT theo đặc trưng thể loại

Cuộc đổi mới chương trình THPT bắt đầu từ năm học 2006-2007 đã đặt ra cho giáo viên bộ môn Ngữ văn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đó là đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa; đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; đổi mới việc sử dụng thiết bị dạy học; mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy – học. Mọi phương pháp phải được bắt nguồn từ nội dung công việc, cụ thể là từ nội dung chương trình của sách giáo khoa, từ đối tượng học sinh Vì vậy, công việc đầu tiên mà giáo viên muốn đáp ứng được yêu cầu của chương trình đổi mới là phải nghiên cứu, tìm hiểu chương trình sách giáo khoa.

Sách giáo khoa Ngữ văn THPT biên soạn lần này có nhiều thay đổi. Chương trình được sắp xếp theo thể loại và các thời kì văn học lớn. Việc sắp xếp này nhằm làm nổi bật vai trò của thể loại văn học, nhân vật chính của lịch sử văn học, đồng thời phù hợp với việc đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Do cấu tạo chương trình, nhất là phần Văn học, coi trọng sự phát triển của thể loại nên các nhà biên soạn sách đã đưa vào nhiều hình thức thể loại văn học mới mà có những thể loại giáo viên chưa từng dạy, thậm chí có những thể loại nhiều giáo viên có biết nhưng chưa (hoặc ít) được tiếp xúc với văn bản như Bình sử, Văn bia, Điều trần Cũng có những thể loại tuy giáo viên được tiếp xúc nhiều nhưng mới được dạy một vài bài trong chương trình Văn học trước đây, nay được đưa vào chương trình Ngữ văn khá nhiều và trở thành trọng tâm của các thể loại mới được bổ sung vào chương trình Ngữ văn, đó là văn Nghị luận.

Mục đích của văn bản nghị luận: phát ngôn cho một tư tưởng, một quan

điểm, một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Đặc điểm: khô khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh; ít tính văn chương, khó đi vào cảm xúc của người đọc; ý tưởng thâm thuý khó nắm bắt, ; nguồn tư liệu bổ trợ khan hiếm.

 

doc 19 trang thuychi01 10291
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy văn nghị luận trong chương trình THPT theo đặc trưng thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN I
BÁO CÁO KHOA HỌC
ĐỀ TÀI :
PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN NGHỊ LUẬN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
Người thực hiện : Trương Thị Liên
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THPT Đông Sơn 1 
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2016
A- PHẦN MỞ ĐẦU
I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1- Lí do khách quan
 MỤC LỤC
A- PHẦN MỞ ĐẦU Trang 
I- Lí do chọn đề tài 1
II- Mục đích nhiệm vụ của đề tài ..4
III-Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài ...5
VI- Phương pháp nghiên cứu 5
B-PHẦN NỘI DUNG 
I- Những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận .6
1. Các văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn chuẩn6
2. Những đặc trưng về thể loại của văn nghị luận và phương pháp đọc hiểu6
2.1. Luận đề của văn bản9
2.2. Hệ thống luận điểm................................................................................10
2.3. Phong cách nghị luận của nhà văn.11
2.4. Tính hình tượng là đặc trưng của văn chương thẩm mĩ.11
2.5.Văn bản nghị luận thời kì trung đại11
2.6. Vận dụng phương pháp tích hợp................................................................12
II- Ý tưởng thiết kế dạy học một tác phẩm văn nghị luận trên phương diện thể loại.. . 12
C- KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.. 15
D – KẾT LUẬN ..16
A- PHẦN MỞ ĐẦU
I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1- Lí do khách quan
Cuộc đổi mới chương trình THPT bắt đầu từ năm học 2006-2007 đã đặt ra cho giáo viên bộ môn Ngữ văn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đó là đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa; đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; đổi mới việc sử dụng thiết bị dạy học; mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy – học. Mọi phương pháp phải được bắt nguồn từ nội dung công việc, cụ thể là từ nội dung chương trình của sách giáo khoa, từ đối tượng học sinhVì vậy, công việc đầu tiên mà giáo viên muốn đáp ứng được yêu cầu của chương trình đổi mới là phải nghiên cứu, tìm hiểu chương trình sách giáo khoa.
Sách giáo khoa Ngữ văn THPT biên soạn lần này có nhiều thay đổi. Chương trình được sắp xếp theo thể loại và các thời kì văn học lớn. Việc sắp xếp này nhằm làm nổi bật vai trò của thể loại văn học, nhân vật chính của lịch sử văn học, đồng thời phù hợp với việc đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Do cấu tạo chương trình, nhất là phần Văn học, coi trọng sự phát triển của thể loại nên các nhà biên soạn sách đã đưa vào nhiều hình thức thể loại văn học mới mà có những thể loại giáo viên chưa từng dạy, thậm chí có những thể loại nhiều giáo viên có biết nhưng chưa (hoặc ít) được tiếp xúc với văn bản như Bình sử, Văn bia, Điều trầnCũng có những thể loại tuy giáo viên được tiếp xúc nhiều nhưng mới được dạy một vài bài trong chương trình Văn học trước đây, nay được đưa vào chương trình Ngữ văn khá nhiều và trở thành trọng tâm của các thể loại mới được bổ sung vào chương trình Ngữ văn, đó là văn Nghị luận.
Mục đích của văn bản nghị luận: phát ngôn cho một tư tưởng, một quan 
điểm, một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Đặc điểm: khô khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh; ít tính văn chương, khó đi vào cảm xúc của người đọc; ý tưởng thâm thuý khó nắm bắt,; nguồn tư liệu bổ trợ khan hiếm. 
Một điểm thay đổi đáng kể nữa là số văn bản nghị luận được đưa vào sách Ngữ văn THPT cũng không thuần nhất. Không thuần nhất về thời gian và không gian văn hóa : có văn nghị luận trung đại (Chiếu cầu hiền ; Xin lập khoa luật,), văn nghị luận hiện đại (Tuyên ngôn Độc lập ; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ;), có văn nghị luận Việt Nam và văn nghị luận nước ngoài (Đô-xtôi-ép-xki ; Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ;). Không thuần nhất về phạm vi nghị luận : có nghị luận văn học (Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ; Mấy ý nghĩ về thơ ;) và nghị luận xã hội chính trị (Hiền tài là nguyên khí quốc gia ; Về luân lí xã hội ở nước ta ; Bàn về vốn văn hóa dân tộc ;). Như vậy xét về thể loại, văn nghị luận được dạy – học trong chương trình khá đa dạng.
So với phần văn chương nghệ thuật (nhiều văn bản mới được đưa vào song với đa số giáo viên, những văn bản ấy cũng không phải là mới lạ, không gặp nhiều khó khăn trong cảm nhận) thì dạy văn nghị luận là một vấn đề khá nan giải đối với người đứng lớp, nhất là những người tuổi nghề còn ít. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường chỉ chú ý khai thác nội dung làm toát lên những quan điểm tư tưởng của các tác giả mà ít chú ý đến vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Việc dạy học tác phẩm nghị luận thường khó, không hấp dẫn đối với học sinh nên dẫn đến tình trạng học sinh chán học, không hứng thú với thể loại văn này. Vì vậy, để dạy tốt những văn bản thuộc văn nghị luận quả không hề dễ dàng. Giáo viên không chỉ phải hiểu được đặc trưng chung của thể loại mà còn phải hiểu những nét riêng biệt của từng tiểu loại. Trên cơ sở đó mới có thể hướng dẫn học sinh đọc hiểu một cách có hiệu quả. Có thể nói, trong đổi mới phương pháp dạy học, việc dạy các văn bản nghị luận là một vấn đề cấp thiết và không hề đơn giản đối với nhiều giáo viên. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là một vấn đề mang tính thời sự của nước ta hiện nay. Các nhà chiến lược giáo dục đã và đang đưa ra nhiều phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn để góp phần đưa nền giáo dục nước ta bắt kịp sự phát triển của giáo dục thế giới. Hệ thống các phương pháp dạy học văn đó có thể nói là đã khá phong phú, đa dạng, song dạy học văn theo đặc trưng thể loại vẫn là phương pháp dạy học căn bản. 
Những năm gần đây việc rèn luyện kĩ năng lập luận cũng như kĩ năng sống cho học sinh THPT qua văn học đang được rất nhiều giáo viên quan tâm, nhất là ở thể loại văn nghị luận. Trong các đề thi tốt nghiệp THPTQG câu hỏi NLXH chiếm số lượng 3điểm. Như vậy có nghĩa là dạy cho học sinh biết làm văn NLXH thông qua dạy thể loại văn nghị luận sẽ có tác động rất lớn đến việc giáo dục nhận thức xã hội và khả năng lập luận của học sinh trước nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Ví dụ: 
Từ việc dạy văn bản “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” của tác giả Trần Đình Hượu, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thức về vai trò của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thời kì hội nhập, sao cho văn hóa Việt Nam hòa nhập mà không hòa tan. Vấn đề này xuất hiện trong câu NLXH của đề thi là: Trong bài “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc”, tác giả Trần Đình Hượu viết:
“Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá các giá trị văn hoá bên ngoài”.
Với đề bài này học sinh sẽ phải trình bày nhận thức và lập luận của bản thân về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài.
Dạy văn nghị luận sẽ giúp học sinh làm đề về nghị luận xã hội một cách dễ dàng cũng như khi ra ngoài đời biết cách trình bày quan điểm của bản thân về những vấn đề xã hội .
2- Lý do chủ quan
Là một giáo viên tuổi nghề chưa cao, thời gian theo nghiệp mà mình lựa chọn chưa dài nhưng trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy việc dạy văn bản nghị luận trong trường THPT còn nhiều khó khăn đối với giáo viên cũng như sự lĩnh hội của học sinh đối với kiểu văn bản này. Đặc biệt sau công cuộc cải cách giáo dục và thay sách giáo khoa vừa qua việc đòi hỏi phải tìm ra những phương án tối ưu để dạy văn nghị luận đạt hiệu quả là một vấn đề tôi rất trăn trở.Việc áp dụng phương pháp mới và tìm ra cách dạy cụ thể cho từng thể loại văn nghị luận ở cấp học này không chỉ là nỗi lo đối với tôi mà còn là sự băn khoăn của nhiều giáo viên khác. Tôi tự nhận thấy đây cũng là trách nhiệm của bản thân mình đối với chính cái nghệp mà mình đã theo đuổi. Vì thế trong suốt thời gian qua tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy văn nghị luận dựa trên cơ sở những phương pháp dạy học văn nói chung áp dụng những phương pháp ấy ở nhiều tiết học và nhiều lớp qua vài năm. Cho đến năm học này tôi đã có những kết quả khả quan.
Vì những lí do trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu này với hi vọng bản thân mình trong những năm tới không còn trăn trở và e ngại khi tiếp xúc hay hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn nghị luận nữa. Từ đó góp phần tháo gỡ một vài khó khăn cho giáo viên trong việc dạy văn nghị luận ở trường THPT, tạo hứng thú cho học sinh khi học thể loại văn học này.
II-MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1-Mục đích của đề tài
Quan điểm mới trong biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn là chương trình được sắp xếp theo thể loại và các thời kì văn học lớn. Như vậy chương trình lấy lịch sử phát triển của các thể loại văn học là chính, lấy thể loại văn học làm trục chính để sắp xếp và phân chia tiết học. Trong tiêu chí đánh giá một tiết dạy học do giáo sư Phan Trong Luận đưa ra, ta thấy việc dạy đúng đặc trưng thể loại là một tiêu chí rất quan trọng. Mục đích của việc học theo sự phát triển của thể loại là, từ việc học một loại thể nào đó của văn học, giáo viên phải giúp học sinh hiểu được những đặc trưng thể loại, sao cho, qua một cụm văn bản cùng thể loại được học, học sinh có phương pháp đọc - hiểu được những văn bản khác cùng thể loại. Như vậy dạy và học hiện nay là dạy và học phương pháp.
Đề tài này không đi vào nghiên cứu phương pháp, kĩ thuật dạy-học bộ môn Ngữ văn theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh như dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác...; kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn phủ bàn v.v.. Đề tài đi vào nghiên cứu dạy học theo đặc trưng thể loại văn bản nghị luận theo chương trình Chuẩn. Trong các kiểu văn bản nghị luận, đi sâu vào tìm hiểu những nét riêng của một số tiểu loại để từ đó có cách dạy học sinh đọc – hiểu hiệu quả hơn.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả báo cáo này cố gắng tìm ra được những nét riêng của văn nghị luận, đặc biệt là của một số tiểu loại thuộc kiểu văn bản nghị luận được học trong chương trình Ngữ văn THPT. Từ những nét riêng ấy, đề xuất cách dạy đọc – hiểu văn bản nghị luận nói chung từ đặc trung thể loại và áp dụng cho một bài dạy cụ thể.
III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
Văn bản nghị luận học trong nhà trường THPT khá phong phú và đa dạng. Đối tượng nghiên cứu là đặc trưng của các loại và tiểu loại của các văn bản ấy. Trên cơ sở đó tìm ra cách dạy đọc - hiểu theo đặc trưng thể loại nghị luận cho học sinh trường THPT Đông Sơn I. Với đối tượng học sinh, tôi chọn các lớp học có trình độ trung bình theo chương trình Chuẩn. Đề tài nghiên cứu cũng chỉ ứng dụng trong giới hạn đối tượng ấy.
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý thuyết
Đọc, nghiên cứu các tài liệu về loại thể văn học, phương pháp dạy học, phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại. Tham khảo các tài liệu viết về đổi mới phương pháp dạy học, các thiết kế bài dạy có chất lượng của đồng nghiệp, tìm kiếm các tư liệu cần thiết trên Intơnet có thể phục vụ được cho báo cáo này
2. Nghiên cứu thực tiễn.
 	+ Dự một số giờ dạy bài của các đồng nghiệp.
+ Khảo sát trình độ học sinh.
Chọn 2 lớp có trình độ ngang nhau, 1 lớp dạy thực nghiệm, 1 lớp dạy không chú ý đến đặc trưng thể loại. Đối chiếu, so sánh kết quả giờ học, chất lượng của học sinh qua bài kiểm tra để rút ra kết luận.
B- PHẦN NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1- Các văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn Chuẩn
Các văn bản nghị luận trong Ngữ văn THPT theo chương trình Chuẩn có một số văn bản sau :
Lớp 10 : Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung) Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên) Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên).
Lớp 11 : Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ), Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh), Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh), Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng ghen), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh).
Lớp 12 : Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đốt-xtôi-ép-xki (X. X vai gơ), Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, (Phạm Văn Đồng), Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu).
2. Những đặc trưng của văn nghị luận và phương pháp đọc – hiểu.
Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa, văn nghị luận 
có từ thời Khổng Tử (551- 479TCN). Ở Việt Nam, văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Văn nghị luận là một thể loại có từ rất sớm và có giá trị hết sức to lớn trong đời sống của dân tộc qua nhiều thời kì lịch sử. Ngay từ thời kì đầu của nhà nước phong kiến đã xuất hiện Chiếu dời đô (Lí Thái Tổ). Các cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc đã sinh ra những áng văn nghị luận lưu lại muôn đời: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Chiếu Cần Vương (Hàm Nghi), Tuyên ngôn Độc Lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quí hơn Độc lập - Tự do (Hồ Chí Minh) Trong thời bình, thể văn nghị luận cũng rất phát triển, đề cập đến nhiều mặt trong đời sống chính trị văn hóa xã hội: Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, bản điều trần Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ, Văn bia trong Văn miếu – Quốc Tử giám và khắp các làng xã Việt Nam v.v.. Nhìn vào thế kỉ XX, ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có hàng loạt chí sĩ yêu nước đồng thời là các nhà chính luận cự phách như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn An Ninh... Rồi đến những nhà cách mạng, những nhà văn hóa như Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp...và rất nhiều nhà viết văn nghị luận nổi tiếng như Hải Triều, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên , Nguyễn Đình Thi...
Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, văn nghị luận đã phản ánh rất rõ tinh thần, tư tuởng, ý chí và khát vọng của cả nhân dân ta. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào về một dân tộc có truyền thống lịch sử -văn hóa lâu đời. Đó là ý chí  "Không có gì quý hơn độc lập tự do", là khát vọng hòa bình: " Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng", là tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh: "Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" (Hồ Chí Minh)... Đó là khát vọng muốn xây dựng một quốc gia hùng cường, độc lập thể hiện rõ trong Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi ; là tư tưởng coi trọng người hiền tài trong bài văn bia do Thân Nhân Trung soạn thảo (1442) đặt ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đặc biêt trong Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung ban bố năm 1788. Có thể nói càng ngày văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ, càng trở nên đa dạng, và phong phú cả về nội dung lẫn hình thức thể loại. Tuy nhiên căn cứ vào nội dung đề tài, ta có thể chia văn nghị luận làm hai loại lớn: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
+ Nghị luận xã hội là những văn bản bàn về các vấn đề xã hội- nhân sinh: một tư tưởng đạo lí, một lối sống cao đẹp; một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống; một vấn đề về thiên nhiên môi trường...
+ Nghị luận văn học là những văn bản bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật: phân tích, bàn luận về vẻ đẹp của tác phẩm văn học, trao đổi về một vấn đề lí luận văn học, hoặc làm sáng tỏ một vấn đề văn học sử...
Các văn bản nghị luận theo chương trình Chuẩn như đã nêu ở trên, dựa vào nội dung đề tài, ta sắp xếp như sau :
+ Nghị luận xã hội : Tựa “Trích diễm thi tập” (Tựa), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Văn bia), Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần Thủ Độ (Bình sử), Chiếu cầu hiền (Chiếu), Xin lập khoa luật (Điều trần), Về luân lí xã hội ở nước ta, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, Tuyên ngôn Độc lập, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Những ngày đầu của nước Việt Nam mới.
+ Nghị luận văn học : Một thời đại trong thi ca, Mấy ý nghĩ về thơ, Đốt-xtôi-ép-xki, Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Cùng là nghị luận song ở văn học trung đại có nhiều tiểu loại như Tựa, văn bia, bình sử Bài viết này sẽ lần lượt tìm hiểu những đặc trưng chung của thể loại và những nét riêng của tiểu loại, trên cơ sở đó, tìm phương pháp đọc – hiểu các loại văn bản này.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) của NXB Đại học Quốc gia năm 1999), các tác giả cho rằng, văn nghị luận “Viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa Mục đích của văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết – khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ”.
Căn cứ vào định nghĩa khái niệm trên, ta có thể thấy rõ, văn nghị luận  là một thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứđể bàn bạc một vấn đề nào đó trong cuộc sống và văn học. Từ nội hàm của khái niệm cũng như từ thực tế giảng dạy, có thể rút ra những đặc trưng chủ yếu văn nghị luận là : dùng lý lẽ, chứng cứ... để bàn bạc; sử dụng nhiều thao tác như: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ giúp người đọc hiểu vấn đề; bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ chính xác, giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm và mang tính xã hội, tính học thuật cao. Có thể lấy “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi) để soi sáng cho những nội dung trên.
Phần mở đầu của Đại cáo bình Ngô nêu nguyên lí, chân lí làm cơ sở lí luận, làm chỗ dựa để triển khai lập luận cho các phần tiếp theo. Phần thứ hai soi tiền đề đã được thừa nhận ở phần đầu vào thực tiễn để chỉ ra cái đúng, cái sai, cái chính nghĩa và phi nghĩa. Trên phương diện phi nghĩa, tác giả tố cáo mạnh mẽ và phê phán sâu sắc giặc xâm lược (phần bản cáo trạng tội ác giặc Minh). Trên phương diện chính nghĩa thì Nguyễn Trãi khẳng định và ngợi ca quân và dân ta (phần viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn). Cuối cùng là rút ra kết luận trên cơ sở tiền đề và thực tiễn: khẳng định chính nghĩa chiến thắng, kỉ nguyên mới của dân tộc đã mở ra, những bài học lịch sử. Hệ thống lí lẽ được bố cục rất rõ ràng, lôgic và hợp lí. Các thao tác nghị luận chủ yếu: phân tích, bác bỏ, so sánh, chứng minh
Có thể lập sơ đồ kết cấu của “Đại cáo bình Ngô” như sau :
Luận đề chính nghĩa
Luận đề chính nghĩa
Tư tưởng chính nghĩa
Quyền độc lập của dân tộc
Vua
Kẻ đi ngược với
nhân nghĩa
Lãnh thổ
Văn hóa
Hào kiệt anh hùng
Đối chiếu với hiện thực cuộc đấu tranh sống
Giặc Minh phi nghĩa 
Nhân dân Đại Việt chính nghĩa
Kết luận
Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là áng văn chính luận nhưng giàu sắc thái biểu cảm, mang tính hình tượng cao. Khi diễn tả tình cảnh thê thảm của người dân vô tội và tố cáo tội ác man rợ của giặc Minh, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh để biểu đạt tư tưởng và cảm xúc. Khi thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa, ông sử dụng lối văn tự sự. Khắc họa những trận đánh, ông sử dụng cả văn miêu tả.
Về cơ bản văn nghị luận là sản phẩm của tư duy lô gíc. Nhưng vẻ đẹp của một áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở những tư tưởng đúng đắn, sâu sắc, nó còn thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lý lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục và hấp dẫn cuốn hút bởi thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận.
Với tư cách là môn học công cụ, môn Ngữ văn THPT còn phải hướng tới mục tiêu 
hình thành cho học sinh phương pháp đọc-hiểu các kiểu, loại văn bản, nhất là các văn bản ở dạng thức sáng tạo nghệ thuật trong và cả ngoài sách giáo khoa, nhưng bắt đầu từ sách giáo khoa phổ thông. Học sinh “biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng” (Bộ GD&ĐT, Tài liệu bồi dưỡng GV dạy SGK Ngữ văn 11, NXBGD, 2005). Khi đã nắm được đặc trưng riêng của từng kiểu loại văn bản thì người học thể tiếp nhận được dễ dàng hơn những văn bản văn học cùng thể loại trong chương trình sách giáo khoa Ngữ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_van_nghi_luan_trong_chuong_trinh_thpt_t.doc