SKKN Phương pháp dạy phân môn âm nhạc thường thức kết hợp trò chơi nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh THCS

SKKN Phương pháp dạy phân môn âm nhạc thường thức kết hợp trò chơi nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh THCS

 Lí do chọn đề tài: “Cuộc sống nếu không có Âm nhạc thì không còn màu hồng. Âm nhạc bồi dưỡng tâm hồn con người sống hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ nhiều hơn. ”

Đúng vậy. Âm nhạc dành cho thiếu nhi là một bộ phận nhỏ trong toàn bộ nền Âm nhạc Việt Nam, song lại có tầm quan trọng đặc biệt bởi sức ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của thế hệ tương lai. Môn học Âm nhạc trong trường học không chỉ mang lại những kiến thức bổ ích, những giờ học vui vẻ mà quan trọng hơn, nó cũng góp phần phát triển con người một cách toàn diện, hướng tới chân- thiện - mỹ. Vì vậy, việc dạy Âm nhạc ở trường THCS mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi, yêu cuộc sống. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất tâm sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi, tạo điều kiện để các em phát triển hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.

 

doc 17 trang thuychi01 14521
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy phân môn âm nhạc thường thức kết hợp trò chơi nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&œ
PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC KẾT HỢP TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT HUY TÍNH 
SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THCS
 Người thực hiện: Vũ Thị Minh
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Đông Văn
 SKKK thuộc môn: Âm nhạc
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
TT 
 NỘI DUNG
TRANG
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1
2
PHẦN II: NỘI DUNG
2
3
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
5
4
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
6
5
3. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
7
6
3.1. Tính hiệu quả của việc “Dạy phân môn Âm nhạc thường thức kết hợp các trò chơi ”
7
7
3.2. Các biện pháp sử dụng khi dạy phân môn Âm nhạc thường thức kết hợp trò chơi.
7
8
3.3. Áp dụng vào bài giảng cụ thể:
8
9
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 
19
10
PHẦN III : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC 
KẾT HỢP TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH THCS
I-MỞ ĐẦU
 	Lí do chọn đề tài: “Cuộc sống nếu không có Âm nhạc thì không còn màu hồng. Âm nhạc bồi dưỡng tâm hồn con người sống hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ nhiều hơn... ”
Đúng vậy. Âm nhạc dành cho thiếu nhi là một bộ phận nhỏ trong toàn bộ nền Âm nhạc Việt Nam, song lại có tầm quan trọng đặc biệt bởi sức ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của thế hệ tương lai. Môn học Âm nhạc trong trường học không chỉ mang lại những kiến thức bổ ích, những giờ học vui vẻ mà quan trọng hơn, nó cũng góp phần phát triển con người một cách toàn diện, hướng tới chân- thiện - mỹ. Vì vậy, việc dạy Âm nhạc ở trường THCS mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi, yêu cuộc sống... Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất tâm sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi, tạo điều kiện để các em phát triển hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò...
Mặt khác, qua môn học có thể phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ và không giống những môn học khác, môn học Âm nhạc mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm “Học vui - Vui học”. Vì vậy tạo cho các em sự say mê hứng thú học tập là rất cần thiết, cần khẳng định rằng dạy âm nhạc ở trường trung học cơ sở có những đặc điểm riêng không thể giống phương pháp dạy học ở trường Âm nhạc chuyên nghiệp hay các lớp học đàn, học hát ở ngoài trường học. Đối tượng học âm nhạc ở trường trung học cơ sở là tất cả học sinh bất kể có năng khiếu hay không có năng khiếu, yêu thích âm nhạc hay không quan tâm đến âm nhạc đều được học một cách nghiêm túc ... Môn Âm nhạc được coi như một môn văn hoá bắt buộc. 
Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu dạy âm nhạc cho học sinh phổ thông cơ sở không nhằm đào tạo những người làm nghề âm nhạc mà chủ yếu nhằm trang bị cho các em một trình độ văn hoá, một trình độ tối thiểu về âm nhạc. Một điểm nữa đó là thời lượng dành cho môn học chỉ có 1 tiết/ tuần, Nếu học hết cả cấp THCS cho đến nửa năm lớp 9 số tiết học dành cho Âm nhạc cũng chỉ có khoảng trên 100 tiết. Trong chương trình Âm nhạc ở trường THCS có 3 phân môn Học hát, phân môn Nhạc lý – Tập đọc nhạc và phân môn Âm nhạc thường thức.
 Phân môn Âm nhạc thường thức là một phân, môn khó cho cả giáo viên và học sinh cả về phương pháp dạy học của giáo viên cũng như phương pháp học của trò. Trên thực tế cho thấy học sinh ở các trường trung học cơ sở thì mức độ tiếp cận thông tin còn chậm. Bên cạnh đó một bộ phận nhiều giáo viên và học sinh coi môn này là môn học phụ nên chưa đầu tư thích đáng về thời gian nghiên cứu tài liệu cho các giờ dạy học, đặc biệt là các giờ dạy học phân môn Âm nhạc thường thức, Một thực trạng chưa tốt nữa là hiện nay ở các trường THCS điều kiện cơ sở vật chất còn rất khó khăn, nghèo nàn, không có điều kiện mua sắm thêm cơ sở vật chất và phương tiện dạy học dẫn đến chất lượng học còn thấp và chưa gây đươc hứng thú cho học sinh trong phân môn học Âm nhạc thường thức.
Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn học tâp của học sinh ở các trường THCS nói chung và trường THCS Đông Văn nói riêng ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập. Từ những lí do trên bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Âm nhạc được đào tạo đúng chuyên ngành sau 21 năm giảng dạy tại trường THCS Đông Văn - Huyện Đông Sơn. Trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng học tập và gây hứng thú cho học sinh trong khi học phân môn Âm nhạc thường thức là một trong những giải pháp hết sức quan trọng. Vì vậy, nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phương pháp dạy phân môn Âm nhạc thường thức kết hợp trò chơi” để phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Vì theo tôi phân môn Âm nhạc thường thức giúp cho học sinh có một “trình độ văn hoá âm nhạc nhất định”. Âm nhạc thường thức còn đem đến cho học sinh những hiểu biết sơ lược mang tính phổ biến về các hoạt động của nghệ thuật âm nhạc như sáng tác,biểu diễn, các phong tục sinh hoạt văn hóa âm nhạc ở các vùng miền, các loại nhạc cụ, các vấn đề của đời sống âm nhạc xưa và nay, hiểu biết một số tác giả, tác phẩm âm nhạc có ảnh hưởng trong xã hội nhằm trang bị cho học sinh một số hiểu biết nhất định về bộ môn Âm nhạc để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục cho học sinh có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, bao gồm sự hiếu biết, năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảm thụ Âm nhạc tốt nhất.
Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp tổ chức thực hiện phương pháp dạy học phân môn Âm nhạc thường thức kết hợp các trò chơi trong dạy học.
Với cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của môn Âm nhạc được trang bị ở các trường THCS như hiện nay mới chỉ đảm bảo được yêu cầu cần thiết khi dạy 2 phân môn Hát, nhạc lý - Tập đọc nhạc theo phương pháp mới. Riêng phân môn Âm nhạc thường thức thì thiết bị phục vụ cho phân môn này còn quá ít, trong khi đó để dạy phân môn Âm nhạc thường thức đạt biệu quả cao thì cần phải có đầy đủ các thiết bị như máy nghe nhìn, băng đĩa nhạc, tranh ảnh và một số giáo cụ trực quan khác... Mặt khác giáo viên muốn tìm thêm các thông tin, tư liệu ngoài sách giáo khoa bộ môn để giới thiệu cho các em thì tài liệu về âm nhạc lại quá ít. Do vậy một vấn đề được đặt ra đối với giáo viên dạy âm nhạc ở trường THCS là phải tìm ra một giải pháp nào đó sinh động, hấp dẫn để thu hút được các em học sinh say mê và hứng thú học phân môn Âm nhạc thường thức đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm “Dạy âm nhạc thường thức kết hợp các trò chơi ” để thu hút các em say sưa học tập phân môn Âm nhạc thường thức hơn. Hiệu quả học tập sẽ cao hơn .
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Để xây dựng được cơ sở lí thuyết phải trải qua quá trình thu thập và nghiên cứu tài liệu, xử lí và tóm tắt tài liệu có liên quan đến ý tưởng, đề tài nghiên cứu từ các nguồn cung cấp tài liệu chính yếu - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Trực tiếp quan sát, khảo sát thực tế bằng những dạng câu hỏi như
 	 II- NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như chúng ta đã biết nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo Âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người phát triển toàn diện. Bởi vậy việc dạy Âm nhạc nói chung và phân môn Âm nhạc thường thức nói riêng ở trường THCS mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc cho các em, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi, hồn nhiên hơn. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em phát triển hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò... Riêng phân môn Âm nhạc thường thức đem đến cho học sinh những hiểu biết sơ lược mang tính phổ biến về các hoạt động của nghệ thuật âm nhạc như sáng tác, biểu diễn, các sinh hoạt âm nhạc, các loại nhạc cụ, các vấn đề của đời sống âm nhạc xưa và nay, hiểu sơ lược về các tác giả, tác phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước. Âm nhạc có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống xã hội nhằm trang bị cho học sinh một số hiểu biết để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục cho học sinh có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, bản thân tôi nhận thấy đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong việc giáo dục âm nhạc cho các em.
Xuất phát từ những thực tế dạy học bộ môn Âm nhạc nói chung và phân môn Âm nhạc thường thức nói riêng ở trường THC Đông Văn hiện nay, các em học sinh chưa hứng thú lắm với phân môn học Âm nhạc thường thức mà đa số các em chỉ thích học phân môn Học hát là chủ yếu. Vì vậy để thu hút các em yêu thích và hứng thú học phân môn Âm nhạc thường thức giống như phân môn Học hát và cũng để đạt được mục tiêu giáo dục trong nhà trường đã thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài “Dạy phân môn Âm nhạc thường thức kết hợp các trò chơi” nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh có nhiều cơ hội chơi các trò chơi trong các tiết học phân môn Âm nhạc thường thức, chắc chắn các em sẽ yêu thích và hứng thú học phân môn học này hơn, và tiết học sẽ mang đậm màu sắc của một môn học nghệ thuật hơn rất nhiều.
2. THỰC TRẠNG 
1. Ưu điểm.
* Về phía giáo viên:
Giáo viên phụ trách môn học nhiệt tình và luôn cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học, và qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kế chuyện, hoặc nêu đặc điểm của các danh nhân âm nhạc nổi tiếng trong và ngoài nước, các làn điệu dân ca của các vùng miền, thông qua việc giới thiệu tác giả tác phẩm trong mỗi tiết học...Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bảng phụ, phim đèn chiếu, phim vi deo....và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dạy học phân môn âm nhạc thường thức...
* Về phía hoc sinh :
- Phần đông các em học sinh đều yêu thích môn học Âm nhạc.
- Đa số các em chăm ngoan.
2. Hạn chế :
* Về phía giáo viên :
- Điều kiện giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm bổ sung cho nhau về kiến thức âm nhạc còn hạn chế.
Chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học phân môn Âm nhạc thường thức phù hợp với từng tiết dạy...
* Về phía học sinh :
- Một bộ phận học sinh chưa nhận thức đầy đủ về môn học cho là môn học phụ nên chưa hứng thú học. Trình độ học tập môn âm nhạc của học sinh không đồng đều. Một số học sinh không có năng khiếu về âm nhạc, và các em còn xem đây là môn học phụ nên chưa chú trọng đến việc học tập môn học này, nhất là phân môn Âm nhạc thường thức.
Vì thế chất lượng học tập ở phân môn Âm nhạc thường thức này chưa cao. Qua khảo sát đầu năm cho thấy kết quả như sau:
Khối lớp
Số HS
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
6
36
20
55.6
16
44.4
7
36
28
77.8
3
22.2
8
37
30
81.1
7
18.9
9
47
40
85.1
7
14.9
Từ kết quả trên đã luôn làm tôi trăn trở, suy nghĩ với những kiến thức, phương pháp lên lớp thế nào để thu hút học sinh yêu thích học phân môn Âm nhạc thường thức hơn, và để nâng cao chất lượng môn học hơn nữa, tạo điều kiện cho các em Học vui - Vui học,
3. CÁC GIẢI PHÁP TỒ CHỨC THỰC HIỆN.
3.1. Tính hiệu quả của việc “Dạy phân môn Âm nhạc thường thức kết hợp các trò chơi ”
Để dạy được một tiết Âm nhạc thường thức có hiệu quả cao, ngoài việc giáo viên lựa chọn các phương pháp phù hợp với phân môn và phù hợp với từng tiết dạy mà giáo viên còn cần có khả năng hát, đàn, biểu diễn và kiến thức đầy đủ về các tác giả tác phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước, biết một số các làn điệu dân ca ở các vùng miền, một số phong tục đời sống văn hóa các vùng dân tộc ít người... Rồi cần phải có các phương tiện kèm theo để minh hoạ như: Máy nghe nhìn, băng tiếng, băng hình, nhạc cụ, tranh ảnh v.v...Và rất cần nhiều tư liệu để tham khảo. Nhưng hiện nay phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học của nhà trường còn hạn chế nhiều, vì vậy việc truyền đạt của giáo viên đến học sinh chưa đạt chất lượng cao. Đó là điều khiến tôi trăn trở và suy nghĩ cân phải tìm ra một giải pháp để giúp học sinh có hứng thú hơn khi học phân môn Âm nhạc thường thức, giúp các em có những kiến thức vững chắc về phân môn này. Và phương pháp đưa các trò chơi vào tiết học Âm nhạc thường thức đã được tôi lựa chọn để áp dụng.
Trong Phân môn Âm nhạc thường thức bao gồm các nội dung:
- Giới thiệu tác giả tác phẩm: Qua việc giới thiệu tác giả, tác phẩm trong chương trình, học sinh biết được cơ bản về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của một số nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho thiếu nhi, một số nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam và thế giới.
- Giới thiệu về một số thể loại bài hát, một số thể loại nhạc cụ dân tộc và một số nhạc sĩ nước ngoài, giúp cho học sinh bước đầu có hiểu biết, cũng như những kiến thức mang tính thường thức âm nhạc.
- Các bài đọc thêm và kể chuyện âm nhạc trong chương trình cung cấp cho học sinh những hiểu biết thêm về âm nhạc và tác dụng của âm nhạc đối với đời sống của con người.
3.2. Các biện pháp sử dụng khi dạy phân môn Âm nhạc thường thức kết hợp trò chơi.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: 
+ Đọc trước bài âm nhạc thường thức ở nhà.
+ Tìm hiểu về tác giả (Nếu là phần giới thiệu tác giả tác phẩm)
+ Tìm hiểu về bài hát (Nếu là phần giới thiệu tác giả tác phẩm)
+ Sưu tầm một số ca khúc nổi tiếng và quen thuộc của tác giả (Nếu là phần giới thiệu tác giả tác phẩm) v.v...	
Ví dụ tiết 6 Âm nhạc lớp 7 - Phân môn Âm nhạc thường thức: “Sơ lược về nhạc cụ phương Tây”.
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem trước về các loại nhạc cụ phương Tây sẽ được giới thiệu, yêu cầu học sinh tìm hiểu về cấu tạo, tác dụng, âm thanh của các loại nhạc cụ. Nếu nhà em nào có một trong số các loại nhạc cụ trên thì có thể mang đến lớp giới thiệu với các bạn về loại nhạc cụ đó, hoặc giáo viên phải tự sưu tầm, cho học sinh sưu tầm các loại nhạc cụ đó để làm đồ dùng trực quan.
Ví dụ tiết 11 Âm nhạc lớp 6 - Phân môn Âm nhạc thường thức: “Sơ lược về dân ca Việt Nam”
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm và nhớ lại một số bài hát dân ca các vùng miền mà các em đã được biết, đã được học và sưu tầm thêm một số bài dân ca mới.
Giáo viên chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài giảng.
+ Các phương tiện đồ dùng dạy học, áp dụng CNTT vào bài giảng.
+ Các hình thức tổ chức trò chơi.
+ Sưu tầm thêm các dữ liệu, tranh ảnh, đĩa nhạc về phần Âm nhạc thường thức.
+ Phương án tổ chức hoạt động dạy học trên lớp.
Các trò chơi có thế áp dụng trong tiết dạy Âm nhạc thường thức:
+ Tìm ra chân dung các nhạc sĩ trong tiết học.
+ Thi hát, kể tên các ca khúc của các nhạc sĩ, các bài hát dân ca.
+ Tập làm các nhạc cụ đơn giản để phục vụ cho việc học.
+ Thi bắt chước làm theo tiếng các loại nhạc cụ.
+ Trò chơi nhanh tay nhanh mắt.,.
+ Trò chơi ghi nhớ nhanh những dữ liệu về phần Âm nhạc thường thức vừa được học rồi viết ra giấy.v.v...
3.3. Áp dụng vào bài giảng cụ thể:
Ví dụ Tiết 11 - Âm nhạc lớp 6 :
- Ôn tập bài hát Hành khúc tới trường
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam
Đối với phần Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam giáo viên sẽ tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn.
- Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và được lắng nghe một số các làn điệu dân ca các vùng miền giáo viên sẽ tổ chức trò chơi.
- Giáo viên hướng dẫn luật chơi: Nghe Giáo viện đàn (hoặc hát) một bài hát nảo đó, các em nghe xem bài hát đó thuộc thể loại dân ca vùng miền nào sẽ dơ nhanh tay lấy quyền trả lời, nếu trả lời đúng sẽ được 10 điểm.
Bộ bài hát giáo viên đưa ra là: Bài Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa), Lý cây đa (Dân ca Quan họ Bắc Nỉnh), Giận mà thương (Dân ca nghệ Tĩnh), Lý ngựa ô (Dân ca Nam bộ) ...
Ví dụ 2: Tiết 6 - Âm nhạc lớp 7
- Nhạc lý: Nhịp lấy đà
- Tập đọc nhạc: TĐN số 3.
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài nhạc cụ Phương Tây.
Đối với phần Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài nhạc cụ Phương Tây. Giáo viên sẽ tổ chức trò chơi: Nhận biết nhanh.
- Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và nhận biết cấu trúc một số loại nhạc cụ Phương Tây trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ tổ chức trò chơi.
- Giáo viên hướng dẫn luật chơi: Giáo viên dùng máy chiếu đưa ra từng loại nhạc cụ, học sinh nhận biết đó loại nhạc cụ đó có tên là gì? Nếu em nào giơ tay nhanh sẽ dành được quyền trả lời. Nếu trả lời đúng tên loại nhạc cụ đó sẽ được thưởng 1 chiếc bút bi.
Bộ đàn để giáo viên đưa ra đố học sinh:
Đàn pianô
Đàn Viôlông
 Đàn Ghita
Đàn ắc-coóc-đê-ông
Ví dụ 3: Tiết 10 - Âm nhạc lớp 7:
- Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa
Đối với phần Âm nhạc thường thức tìm hiểu về nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa: Giáo viên tổ chức trò chơi “Ghì nhớ nhanh”
Trước tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh xem trước phần Âm nhạc thường thức ở nhà, sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh về nhạc sĩ Đỗ Nhuận, các ca khúc của nhạc sĩ. Xem trước bài hát Hành quân xa về phần nội dung, hoàn cảnh ra đời, giai điệu của bài hát ( SGK).
Giáo viên sưu tầm thêm các nội dung và phương tiện liên quan đến bài gỉảng9 chuẩn bị phương án tổ chức trò chơi “Ghi nhớ nhanh”, chuẩn bị một vàỉ bảng phụ và vài cây bút cho trò chơi.
Khi tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp, đầu tiên giáo viên giới thiệu về nhạc sĩ Đô Nhuận và bài hát Hành quân xa với các dữ liệu trong sách giáo khoa và cảc dữ liệu mà giáo viên sưu tầm thêm để giới thiệu cho học sinh. Những nét chính về tác giả và bài hát thì giáo viên trình chiếu lên bảng. Bài hát giáo viên mở đĩa nhạc cho các em nghe, cảm thụ, nhận xét về nội dung và giai điệu của bài từ 2-3 lần.
Chân dung nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Sau khi hoàn thiện kiến thức bài dạy giáo viên bắt đầu tổ chức trò chơi. Một số câu hỏi có thể dùng trong trò chơi như sau:
+ Ngày tháng năm sinh và mất của nhạc sĩ Đỗ Nhuận?
+ Quê quán của nhạc sĩ Đỗ Nhuận?
+ Một số tác phấm tiêu biếu của nhạc sĩ Đỗ Nhuận?
+ Phong cách âm nhạc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận?
+ Giải thưởng mà nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã được nhận?
+ Bài hát Hành quân xa được sáng tác năm nào?
+ Nội dung của bài hát Hành quân xa?
+ Bài hát viết ở nhịp mấy?
+ Bài hát thuộc thể loại nào?
Những thông tin về nhạc sĩ
Đỗ Nhuận
Những thông tin về bài hát
Hành quân xa
- Sinh năm: 1922, mất năm 1991
- Quê quán: Sinh ra ở Tỉnh Hải Dương nhưng lớn lên ở Thành phố Hải Phòng.
- Vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam do ông sáng tác có tên là: Cô sao.
- Giải thưởng mà ông được nhà nước truy tặng là: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Bài hát ra đời năm 1954,
- Nội dung bài hát: Nói lên nỗi gian truân vất vả của các chiến sĩ quân đội Việt Nam trong chiến dịch DBF năm 1954 lịch sử.
- Bài hát viết ở nhip 2/4
- Bài hát thuộc thể loại hành khúc.
Sau đó giáo viên xóa toàn bộ dữ liệu về nhạc sĩ và bài hát trên bảng chiếu và tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ghi nhớ nhanh”
Luật chơi: Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm và giáo viên sẽ đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh gấp hết sách vở lại viết câu trả lời vào bảng phụ theo trí nhớ. Thời gian quy định là 3-4 phút. Hết thời gian, giáo viên cho học sinh dừng bút và cho các nhóm đem bảng phụ của nhóm mình lên bảng treo và giáo viên trình chiếu đáp án đúng để nhận xét cho điểm từng nhóm, nhóm nào nhớ được nhiều thông tin nhất và đúng nhất nhóm đó sẽ chiến thắng. Và giáo viên 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_phan_mon_am_nhac_thuong_thuc_ket_hop_tr.doc