SKKN Một số biện pháp xây dựng cảnh quan trường học “xanh - Sạch - đẹp” ở Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh

SKKN Một số biện pháp xây dựng cảnh quan trường học “xanh - Sạch - đẹp” ở Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh

Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay và đã có một số chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường. (Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT)

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay môi trường ngày càng bị ô nhiễm, bị suy thoái do các khí thải và rác thải của các nhà máy, các khu công nghiệp và do hoạt động của con người. Mặt khác, việc khai thác nguồn tài nguyên rừng không hợp lý dẫn đến diện tích rừng ngày một bị thu hẹp lại, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn tới sự sống, sự tồn tại của mỗi con người và cộng đồng. Vì vậy, mỗi người trong cộng đồng phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường đó là nhiệm vụ rất cấp bách và cần thiết không chỉ riêng của mỗi cá nhân, tập thể nào mà là toàn xã hội.

Trong tình hình chung như vậy, hiện nay đối với ngành giáo dục việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Nhưng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải đảm bảo tính giáo dục toàn diện.

Môi trường và ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội đặc biệt quan tâm, nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Trong hoạt động sống cũng như trong công việc môi trường và không gian làm việc cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, vì có một môi trường “xanh - sạch - đẹp” thì sẽ tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Tại các trường học hiện nay không thể thiếu cây xanh, cây bóng mát. Để có được khuôn viên đẹp cũng như trong lành mát mẻ giúp các em học sinh có một môi trường học tập lành mạnh thì việc trồng cây xanh trong trường học là rất quan trọng.

Chính vì vậy, công tác giáo dục môi trường cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Mục tiêu của giáo dục môi trường là giúp các em học sinh có thể mở rộng tầm hiểu biết của mình về môi trường sống của con người, mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường, hiểu biết được một số nguyên nhân, hậu quả của việc môi trường sống bị ô nhiễm và biện pháp bảo vệ môi trường. Đồng thời, giáo dục học sinh có tình cảm, yêu quý, tôn trọng thiên nhiên từ đó hình thành và phát triển một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường ở học sinh, tạo cho học sinh có thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, tiết kiệm; biết trồng cây xanh, làm cho môi trường “xanh - sạch - đẹp”, thoáng mát.

 

doc 19 trang thuychi01 5701
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng cảnh quan trường học “xanh - Sạch - đẹp” ở Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay và đã có một số chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường. (Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT)
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay môi trường ngày càng bị ô nhiễm, bị suy thoái do các khí thải và rác thải của các nhà máy, các khu công nghiệp và do hoạt động của con người. Mặt khác, việc khai thác nguồn tài nguyên rừng không hợp lý dẫn đến diện tích rừng ngày một bị thu hẹp lại, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn tới sự sống, sự tồn tại của mỗi con người và cộng đồng. Vì vậy, mỗi người trong cộng đồng phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường đó là nhiệm vụ rất cấp bách và cần thiết không chỉ riêng của mỗi cá nhân, tập thể nào mà là toàn xã hội.
Trong tình hình chung như vậy, hiện nay đối với ngành giáo dục việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Nhưng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải đảm bảo tính giáo dục toàn diện.
Môi trường và ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội đặc biệt quan tâm, nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Trong hoạt động sống cũng như trong công việc môi trường và không gian làm việc cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, vì có một môi trường “xanh - sạch - đẹp” thì sẽ tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Tại các trường học hiện nay không thể thiếu cây xanh, cây bóng mát. Để có được khuôn viên đẹp cũng như trong lành mát mẻ giúp các em học sinh có một môi trường học tập lành mạnh thì việc trồng cây xanh trong trường học là rất quan trọng.
Chính vì vậy, công tác giáo dục môi trường cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Mục tiêu của giáo dục môi trường là giúp các em học sinh có thể mở rộng tầm hiểu biết của mình về môi trường sống của con người, mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường, hiểu biết được một số nguyên nhân, hậu quả của việc môi trường sống bị ô nhiễm và biện pháp bảo vệ môi trường. Đồng thời, giáo dục học sinh có tình cảm, yêu quý, tôn trọng thiên nhiên từ đó hình thành và phát triển một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường ở học sinh, tạo cho học sinh có thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, tiết kiệm; biết trồng cây xanh, làm cho môi trường “xanh - sạch - đẹp”, thoáng mát. 
Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh những năm học gần đây cũng đã bắt
đầu thực hiện việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường  vào các môn học. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao. Giáo viên giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh chủ yếu còn mang tính tùy tiện, tự phát, thiếu tính chủ định, tính tập trung, giáo viên giáo dục học sinh bảo vệ môi trường còn qua loa, đại khái, chưa chú ý tới việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, chưa nghiên cứu một cách khoa học. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: Một số biện pháp xây dựng cảnh quan trường học “xanh - sạch - đẹp” ở Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Giáo dục học sinh cách sống khỏe mạnh; ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
 - Hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo cho học sinh một môi trường học tập và sinh hoạt, vui chơi an toàn thoáng mát và sạch sẽ.
 - Thông qua phong trào trên nhằm tăng cường, kiện toàn công tác quản lí môi trường và bảo vệ môi trường của Trung tâm, sự quan tâm của các cấp ban, ngành, chính quyền địa phương, sự phối hợp hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài đơn vị, góp phần giáo dục nếp sống văn minh trong Trung tâm.
- Tuyên truyền cho CBGV - NV và học sinh đối với việc tạo cảnh quan môi trường, đảm bảo trường, lớp luôn “xanh - sạch - đẹp”.
 - Tiếp tục củng cố cơ sở vật chất, tạo môi trường sư phạm, trong sạch, lành mạnh đáp ứng được các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chăm sóc giáo dục để xây dựng khuôn viên của Trung tâm luôn “xanh - sạch - đẹp”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp xây dựng mô hình cây xanh khu vực sân trường, thu gom và xử lí rác thải học đường để nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh trong năm hoc 2016 - 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo, sách giáo khoa môn sinh học về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục lồng ghép dạy kỹ năng sống cho học sinh cấp THPT, các văn bản chỉ đạo của ngành về phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các cuộc vận động lớn của ngành.
 - Quan sát thực tế việc giáo dục của giáo viên, việc thực hiện hàng ngày của học sinh tại đơn vị.
 - Nghiên cứu, so sánh các tài liệu lưu trữ như các báo cáo tổng kết năm học 2014 - 2015 và năm học 2015 - 2016 của Trung tâm; các buổi quét dọn, làm vệ sinh ở các lớp học; các buổi trực tuần của các lớp; các báo cáo, bảng chấm điểm việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hàng năm.
 - Trao đổi với cán bộ giáo viên, các em học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ giáo viên và học sinh trong Trung tâm để đúc rút kinh nghiệm thực hiện.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận: 
Trường học là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh, là nơi để lại nhiều dấu ấn đậm sâu trong cuộc đời của mỗi con người, mái trường không chỉ là người bạn mà là nơi cất giấu những kỷ niệm buồn vui của quảng đời học trò thơ ngây, trong trắng. Trong nhà trường, học sinh cần được tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người trong một môi trường thuận lợi - đó chính là môi trường giáo dục. 
Mặt khác, môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng trong cuộc sống học tập, sinh hoạt hàng ngày của các em.
Trong mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn được sống, học tập, vui chơi, làm việc trong một môi trường thật sự “xanh - sạch - đẹp”. Trường học “xanh - sạch - đẹp” tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, thú vị, hấp dẫn đối với các em học sinh, làm cho các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè.
Trường học “xanh - sạch - đẹp” còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn vệ sinh trường lớp và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình, cộng đồng nơi các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường.
Ngoài ra, việc giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển xã hội bền vững về sinh thái. Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, phòng tránh biến đổi khí hậu và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
Môi trường hiện nay càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại. Ngày nay, con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Do đó, bảo vệ môi trường là vấn đề mà nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển của toàn cầu con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và trồng cây xanh, chăm sóc bảo vệ cây xanh.
Những năm qua công tác giáo dục môi trường trong trường phổ thông đã được ngành giáo dục quan tâm và từ năm học 2008 - 2009 việc giáo dục và bảo vệ môi trường đã được các nhà trường lồng ghép trong các bộ môn văn hóa như: GDCD, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Công nghệ. 
Giáo dục môi trường trong trường phổ học nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là mỗi học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu bởi một nền tảng đạo lý môi trường. Là một chủ thể mang tính xuyên suốt trong sự hòa nhập với các môn học khác, giáo dục môi trường mang lại cho học sinh cơ hội hiểu biết về môi trường, hiểu biết các quyết định về môi trường của con người. Giáo dục môi trường cũng tạo ra cơ hội để sử dụng tất cả các kỹ năng liên quan tới cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả những điều này đưa chúng ta đến một hy vọng học sinh có nhiều ý kiến sáng tạo và tham gia tích cực cho sự lành mạnh của thế giới. 
Tuy nhiên, để có được một  ngôi trường “xanh - sạch - đep” trong điều kiện của một vùng  xa, vùng miền núi đặc biệt khó khăn là một việc làm rất khó đối với cán bộ quản lí, công việc vừa đòi hỏi phải có kinh phí, vừa phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành các cấp, vừa phải có tầm nhìn chiến lược, vừa đòi hỏi nhân lực thực hiện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm: 
Lang chánh là một trong 64 huyện miền núi nghèo nhất cả nước nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm 50,9%, Trung tâm GDTX-DN là một trong những đơn vị trực thuộc sự quản lý của UBND huyện Lang Chánh, trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền huyện nhà. Trung tâm đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và phòng học khang trang, rộng rãi, đẹp đẽ và thoáng mát. Trung tâm có tổng diện tích khoảng 9240m2, được chia làm 05 khu chính: Khu văn phòng, khu phòng học văn hóa, khu học nghề, khu ký túc xá và khu nhà công vụ.
Trong năm học 2016 - 2017, Trung tâm có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ổn định, Tổng số là: 17 CBGV - NV. Trong đó:
 + Cán bộ quản lý: 03 đồng chí.
  + Giáo viên: 11 đồng chí.
  + Nhân viên: 03 đồng chí.
	Hiện nay, cán bộ giáo viên và nhân viên của Trung tâm có trình độ chuyên
chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn đảm bảo cho việc dạy học theo yêu cầu, như: Thạc sỹ: 05; Đại học: 11; cao đẳng: 0; Trung cấp: 01. Trong đó  có 01 đồng chí đang theo học lớp đại học.
Trong những năm gần đây, hưởng ứng lời kêu gọi phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ giáo dục - Đào tạo. Trung Tâm GDTX - DN Lang chánh chú trọng, xây dựng cảnh quan trường học “xanh - sạch - đẹp” triển khai tổ chức trồng cây xanh trên khuôn viên nhà trường, lao động làm vệ sinh trường lớp, phân công học sinh các lớp làm vệ sinh hàng tuần. Tuy nhiên, do ý thức của học sinh và một số ít cán bộ, viên chức chưa thật sự quan tâm đến vấn đề môi trường nên ý thức bảo vệ môi trường “xanh - sạch - đẹp” vẫn còn nhiều hạn chế, giáo viên chủ nhiệm chỉ nhắc nhở học sinh làm vệ sinh lớp học hàng ngày chưa để ý đến khu vực xung quanh. Trước đây, do Trung tâm được đầu tư và xây dựng liên tục nên việc quy hoạch trồng cây xanh gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, công tác chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường “xanh - sạch - đẹp” chưa mang lại hiệu quả thiết thực, khuôn viên của Trung tâm thiếu bóng mát của cây xanh, công tác vệ sinh trường lớp nhiều lúc không đảm bảo nhất là trong thời gian thi học kì và cuối năm, ý thức của học sinh khi ăn quà vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, khu xử lí rác chưa đảm bảo, chưa có hoặc có ít hố chứa rác nên đỗ rác bừa bãi, khâu xử lí rác còn mang tính truyền thống.
Trước đây, công tác kiểm tra việc làm vệ sinh của các lớp học chưa thường xuyên, có nhiều lớp sau khi làm vệ sinh xong chưa tập kết rác về nơi quy định. Sân chơi chưa được bê tông hóa, hệ thống xử lí rác không có, hố rác nhỏ, cạn, lại ở phía trước trường, không có thùng rác lưu động, cống rãnh thoát nước không được khơi thông, nhà vệ sinh chỉ là nhà tạm không có hầm tự hoại, mùi hôi, thối không được xử lí. Học sinh vẫn còn thói quen vứt rác ra đường đi, sân trường, một số em còn vẽ bẩn lên tường, nhà vệ sinh đang còn dùng chung cho cả giáo viên và học sinh. Khuôn viên trường chưa được quy hoạch theo một mô hình tổng thể, mặt bằng chưa được san sửa, trồng cây theo tự phát, bồn hoa, cây cảnh không có.
Mặt khác, khi đã quy hoạch và xây dựng trồng cây xanh thì việc thu gom rác và xử lí rác cũng là việc làm cần được quan tâm. Nhất là vào mùa thu thời tiết khô hanh, lá rụng nhiều hoặc sau hai ngày nghỉ cuối tuần số lượng lá cây rụng xuống tồn đọng lại nhiều.
Qua thực trạng công tác giáo dục môi trường và dọn vệ sinh phòng học, khu vực sân trường ở Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh tôi nhận thấy rằng công tác này được đưa vào trường học là một việc làm hết sức cần thiết, Trung tâm đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai kế hoạch và quản lí chỉ đạo cụ thể song chưa quán triệt được tất cả những yêu cầu của nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD - ĐT phát động, do ảnh hưởng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đã có một số tồn tại đáng kể. Trên cơ sở những mặt đã làm được và những mặt tồn tại nêu trên, tôi xin nêu một số biện pháp đã và đang thực hiện tại đơn vị như sau.
2.3. Một số biện pháp xây dựng cảnh quan trường học “xanh - sạch - đẹp” ở Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh:
2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Công tác quy hoạch.
 - Lập quy hoạch tổng thể hệ thống các phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, hệ thống công trình vệ sinh cho cán bộ giáo viên và học sinh.
 - Quy hoạch xây dựng hệ thống sân chơi, đường đi, sân tập thể dục trong khuôn viên của trung tâm.
 - Quy hoạch phân chia các khu vực trồng cây bóng mát, cây cảnh, vườn hoa, vườn cây học tập.
	Trong quá trình quy hoạch từng phần phải đảm bảo hài hòa cân đối giữa các hạng mục xây dựng và cảnh quan chung của khuôn viên. Tất cả đều phải được sự góp ý xây dựng, đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên trong đơn vị, phê duyệt của các cấp lãnh đạo
 - Lập sơ đồ tổng thể khuôn viên theo tỷ lệ nhất định về diện tích của khuôn viên, tỷ lệ hệ thống phòng học, phòng chức năng, sân chơi, các khu vực bố trí trồng cây và vườn hoa.
2.3.2. Biện pháp thứ hai: Công tác tuyên truyền, giáo dục.
Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhận thức đối với con người, nó có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục. Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thực hiện với các hình thức cụ thể như:
 - Thông qua các hội nghị của Đảng bộ, HĐND - UBND và hội nghị của các ban ngành đoàn thể để tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, tính hiệu quả trong quy hoạch xây dựng cảnh quan khuôn viên của Trung tâm. Từ đó nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh, quần chúng nhân dân trên địa bàn trong việc xây dựng cảnh quan trường học “xanh - sạch - đẹp”.
 - Tuyên truyền thông qua hội nghị phụ huynh nhằm tạo ra sự đồng thuận của phụ huynh học sinh trong quá trình tham gia cùng Trung tâm và công tác xây dựng cảnh quan khuôn viên.
 - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên trong Trung tâm, từ đó giúp cho từng cán bộ giáo viên trở thành một tuyên truyền viên tích cực đối với phụ huynh học sinh, quần chúng nhân dân trên địa bàn trong qúa trình cùng Trung tâm xây dựng cảnh quan khuôn viên.
 - Tuyên truyền giáo dục ý thức về môi trường cho học sinh và cộng đồng. Tổ chức những buổi hoạt động vệ sinh môi trường, tổ chức thi vẽ tranh về đề tài môi trường, treo các khẩu hiệu tuyên truyền: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Không vứt rác là văn minh”,... dán ảnh, các bài báo về biến đổi khí hậu, tác hại của ô nhiễm môi trường đến đời sống của con người, ...
 - Học sinh phải có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường “xanh - sạch - đẹp” ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến trường và thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy cần phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục các em thường xuyên vào các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp, các tiết học... 
 - Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các em việc thực hiện bảo vệ môi trường “xanh - sạch - đẹp” trong giờ chào cờ thứ 2 đầu tuần: nhận xét, đánh giá, biểu dương lớp làm tốt, nhắc nhở lớp chưa thực hiện tốt để các em nhắc nhở nhau cùng chung tay bảo vệ môi trường luôn “xanh - sạch - đẹp”.
 - Phát động phong trào cho học sinh trồng cây xanh. Mỗi lớp hoặc mỗi nhóm học sinh có thể trồng một cây và chăm sóc chúng.
 - Nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lí, chỉ đạo giáo dục bảo vệ môi trường đây là một công tác để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục ý thức kỹ năng sống cho học sinh.
Việc tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì nó tác động vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, quét dọn lớp học của từng em học sinh trong mọi lúc, mọi nơi. Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo dục ý thức các em sẽ thực hiện theo nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc.
2.3.3. Biện pháp thứ ba: Phân định thời gian và huy động các nguồn lực.
 - Tùy theo từng hệ thống công trình xây dựng có kế hoạch phân đinh thời gian cho từng công trình cụ thể. Ưu tiên các cụm công trình cần thiết trước, theo từng giai đoạn, từng học kì, từng năm.
 - Xác dịnh các nguồn vốn cần đầu tư cho từng hạng mục, thời gian cách thức huy động và hình thức sử dụng trong quá trình thực hiện.
 - Huy động nguồn nhân công như: vận động phụ huynh học sinh, đoàn viên thanh niên, chi đoàn giáo viên, tạo ra sự cộng đồng trách nhiệm đóng góp chung cho sự nghiệp phát triển giáo dục.
2.3.4. Biện pháp thứ tư: Thành lập các tổ để thực hiện.
 - Tổ chỉ đạo chung: Gồm Ban giám đốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên.
 - Tổ sưu tập: Có nhiệm vụ ghi chép hình ảnh hoạt động môi trường, ghi tên các quà tặng của tập thể, cá nhân và tên các loại cây trồng trong khu vực trường học.
 - Tổ tuyên truyền: Gồm các đồng chí trong chi đoàn cán bộ giáo viên, chi đoàn
học sinh. Tuyên truyền giáo dục ý thức về môi trường cho học sinh và cộng đồng. Tổ chức những buổi hoạt động làm vệ sinh môi trường,
 - Tổ làm khuôn viên trường: Chọn giáo viên, người có kinh nghiệm và hiểu biết về các loài cây bóng mát, phân loại cây trồng và nắm được vai trò của các loại cây.
 - Tổ vệ sinh môi trường: Phụ trách công việc hàng ngày quản lí, xử lí rác thải, giúp học sinh phân biệt được hai loại rác “vô cơ - hữu cơ”. Do các giáo viên chủ nhiệm, bí thư đoàn thanh niên, bảo vệ, phục vụ theo dõi thường xuyên công việc này.
 - Tổ chăm sóc: Có nhiệm vụ tưới, trồng, chăm sóc cây, hoa trong thời gian thực hiện.
	Qua phân chia công việc theo từng tổ như trên để thực hiện kế hoạch đạt được kết quả và mang tính khoa học hơn.
2.3.5. Biện pháp thứ năm: Tổ chức thực hiện.
a. Trồng cây bóng mát:
	Tiếp tục chăm sóc một số cây còn lại như cây bàng, cây sà cừ, cây chân vịt, phải đắp mô cao và tưới thêm phân bón cho cây mau phát triển. Chọn thêm một số cây dễ trồng mau cho bóng mát như cây bàng, cây bằng lăng Tuy có hạn chế là lá rụng nhiều, phải quét dọn thường xuyên.
	Năm 2015 lớp học viên đã trồng một cây đa, loại cây này mọc tự nhiên nên rất phù hợp với vùng đất của Trung tâm đến nay cho tán lá sum xê và cũng ít rụng lá.
	Ngoài ra Trung tâm còn lựa chọn các cây như: cây sấu, cây sao đen, cây osaka, cây viết, lá cây ít sâu và ít rụng, xanh tốt bốn mùa. Các hoạt động tập thể của Trung tâm thường được tổ chức ngoài trời, những buổi chào cờ đầu tuần và những giờ ra chơi giữa giờ học sinh đều tập trung dưới những tán cây bóng mát.
b. Xây dựng vườn cây học tập:
	Hiện nay, Trung tâm vẫn chưa xây dựng được vườn cây để phục vụ cho công tác 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_canh_quan_truong_hoc_xanh_sac.doc