SKKN Phương pháp dạy học theo chủ đề nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần đại cương về hóa học hữu cơ – Hóa học 11

SKKN Phương pháp dạy học theo chủ đề nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần đại cương về hóa học hữu cơ – Hóa học 11

Nằm trong lộ trình đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, trong đó dạy học theo Chủ đề cũng được lựa chọn.

 Khác với chương trình hiện hành, nội dung Chương trình môn Hóa học cấp trung học phổ thông đổi mới không thiết kế theo bài/tiết, sắp xếp xen kẽ giữa các mạch nội dung mà theo hệ thống chủ đề, nghiên cứu các kiến thức cơ sở hóa học chung làm nền tảng, làm cơ sở lý thuyết chủ đạo để giúp học sinh có kỹ năng vận dụng sáng tạo các kiến thức cơ bản nhất vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề yêu cầu của môn học.

 Với những lí do trên đủ để tôi thấy rằng phải nghiên cứu dạy học từng vấn đề thật tốt để học sinh dễ học nhất và dễ nhớ nhất, và đặc biệt là có thể tự học được, cầm được đề thi là có thể hình dung được cách làm.

Qua quá trình dạy học cho học sinh khối lớp 11 tôi thấy các em rất sợ học hóa hữu cơ vì các hợp chất này khó nhớ, công thức phức tạp nên các em thường không có hứng thú khi học phần hóa hữu cơ. Qua thời gian giảng dạy tôi đã rút ra được việc học của học sinh đối với hóa hữu cơ, từ đó tôi cũng rút ra được nội dung căn bản đầu tiên để tôi giúp học sinh làm quen, hứng thú tiếp cận hóa hữu cơ đó là Đại cương hữu cơ. Do đó tôi chọn đề tài: “Phương pháp dạy học theo chủ đề nhằm nâng cao hiệu quả dạy họcphần Đại cương về hóa học hữu cơ -Hóa học 11”làm nền tảng cho học sinh học tập môn Hóa học hữu cơ.

 

docx 35 trang thuychi01 9921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học theo chủ đề nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần đại cương về hóa học hữu cơ – Hóa học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
------o0o------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ – HÓA HỌC 11
Người thực hiện: Lê Thị Nhiễu
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Hóa học
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1.
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2.
NỘI DUNG
4
2.1
Cơ sở lí luận và thực trạng của vấn đề
4
2.2
Dạy học theo chủ đề dạy phần Đại cương hóa học hữu cơ
6
2.3
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục
1 . MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài
	Nằm trong lộ trình đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, trong đó dạy học theo Chủ đề cũng được lựa chọn. 
	Khác với chương trình hiện hành, nội dung Chương trình môn Hóa học cấp trung học phổ thông đổi mới không thiết kế theo bài/tiết, sắp xếp xen kẽ giữa các mạch nội dung mà theo hệ thống chủ đề, nghiên cứu các kiến thức cơ sở hóa học chung làm nền tảng, làm cơ sở lý thuyết chủ đạo để giúp học sinh có kỹ năng vận dụng sáng tạo các kiến thức cơ bản nhất vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề yêu cầu của môn học.
	Với những lí do trên đủ để tôi thấy rằng phải nghiên cứu dạy học từng vấn đề thật tốt để học sinh dễ học nhất và dễ nhớ nhất, và đặc biệt là có thể tự học được, cầm được đề thi là có thể hình dung được cách làm. 
Qua quá trình dạy học cho học sinh khối lớp 11 tôi thấy các em rất sợ học hóa hữu cơ vì các hợp chất này khó nhớ, công thức phức tạp nên các em thường không có hứng thú khi học phần hóa hữu cơ. Qua thời gian giảng dạy tôi đã rút ra được việc học của học sinh đối với hóa hữu cơ, từ đó tôi cũng rút ra được nội dung căn bản đầu tiên để tôi giúp học sinh làm quen, hứng thú tiếp cận hóa hữu cơ đó là Đại cương hữu cơ. Do đó tôi chọn đề tài: “Phương pháp dạy học theo chủ đề nhằm nâng cao hiệu quả dạy họcphần Đại cương về hóa học hữu cơ -Hóa học 11”làm nền tảng cho học sinh học tập môn Hóa học hữu cơ.
1.2 - Mục đích nghiên cứu
	- Xây dựng, tổ hợp lại kiến thức chung nhất về Hóa học hữu cơ, giúp học sinh có được kiến thức chung, kiến thức nền móng của Hóa học hữu cơ.
	- Giúp học sinh nâng cao kĩ năng tư duy hiểu biết, vận dụng sáng tạo trong cách học.
	- Giúp giáo viên có thể giảng dạy, ôn tập liền mạch và hơn nữa khi dạy các bài học cụ thể về hợp chất hữu cơ được dễ dàng hơn.
1.3 - Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng giáo án dạy theo chủ đề phần đại cương về hóa học hữu cơ
1.4 - Phương pháp nghiên cứu
	1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
	Nhóm các khái niệm cơ bản, các phương pháp tính, các công thức tính.
	2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
	Kết quả đánh giá kĩ năng làm bài của học sinh
	Kết quả đánh giá sự vận dụng của học sinh vào việc giải quyết bài tập trong chủ đề
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1.1. Vấn đề cốt lõi của việc dạy học hóa học hữu cơ
Đặc điểm cốt lõi của vấn đề dạy học sinh học tập nghiên cứu hợp chất hữu cơ
Dạy học sinh biết:
- Biết nhận ra hợp chất hữu cơ với hợp chất vô cơ.
- Đặc điểm liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
- Lập CTPT hợp chất hữu cơ từ những thông số định lượng.
- Các phản ứng đặc trưng của chất hữu cơ là: phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa.
- Các chất hữu cơ là đồng đẳng của nhau hay là đồng phân của nhau.
- Viết CTCT các chất hữu cơ từ CTPT.
- Suy ra tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ từ đặc điểm cấu tạo, từ đó sẽ viết được PTHH của các phản ứng xảy ra.
- Suy ra CTCT chất hữu cơ từ phản ứng hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ đó.
2.1.2. Một số điểm khó khăn của học sinh trong việc học tập nghiên cứu hợp chất hữu cơ.
	Thời gian nghiên cứu ngắn, so với đại cương và vô cơ học sinh được học từ lớp 8 trải dài đến lớp 12 qua 5 năm học tập. Nó chỉ bị ngắt quãng trong khoảng thời gian 1 năm từ cuối học kì 1 của lớp 11 đến cuối học kì 1 của lớp 12. Tuy nhiên lại được kiểm tra đánh giá thường xuyên.
	Ở chiều ngược laị: Hóa học hữu cơ được nghiên cứu rất sơ lược ở lớp 9, và nó được viết lại (hay nói cách khác là học lại từ đầu)
	Về kiểm tra đánh giá: Hóa học hữu cơ chỉ kiểm tra đánh giá chủ yếu ở học kì 2 lớp 11 và học kì 1 lớp 12 còn lại là không kiểm tra đánh giá dẫn đến tình trạng lãng quên.
	Nhận thấy học sinh khi giải bài tập mức độ 4 trong đề thi thường giải được bài toán vô cơ còn hữu cơ thì gần như không.
	Một vài bài tập trong sách giáo khoa còn khó so với kĩ năng hiểu biết của học sinh khi học bài học đó. Ví dụ như: Bài 6 trang 102 SGKHH11-NXBGD
Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử như sau: C2H6O, C3H6O, C4H10.[3]
Lời giải:
a/Với công thức C2H6O 
 CH3CH2OH ; CH3OCH3
b/ với công thức C3H6O: 
CH3CH2CHO ; CH3COCH3 ; CH2=CH- CH2 -OH
c/ Với công thức C4H10
CH3CH2CH2CH3; CH3CHCH3
 Thấy ngay được: C2H6O và C4H10 là dễ dàng, cơ bản nhưng C3H6O thì quá khó để học sinh hoàn thành trọn vẹn.
Vì: - Chưa biết được sự tồn tại của các chức
 - Viết công thức cấu tạo còn trùng lặp
 - Mất thời gian nhiều cho việc viết CTCT
2.1.3. Điểm mạnh của việc dạy học chủ đề, và chủ đề Đại cương hữu cơ.
Ưu điểm với học sinh:
Học sinh được ghi chép kiến thức liền mạch, không gián đoạn; biết được hết kiến thức chung,  có thể vận dụng nó cho việc học tập khi nghiên cứu các tài liệu như đề thi, 
Ưu điểm với giáo viên:
Dạy liền mạch, lí thuyết đến bài tập, lí thuyết kết hợp với bài tập
Có thể chia theo mức độ nhận thức của học sinh để bố trí thời gian, lượng đơn vị kiến thức phù hợp mà không phải chia thành nhiều giáo án
2.1.4. Các phương pháp kĩ thuật thường dùng trong dạy học chủ đề “Đại cương về hóa học hữu cơ”.
1. PP thuyết trình nêu vấn đề
2. Đàm thoại (vấn đáp) tìm tòi
3. Làm việc với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo khác
4. Phương pháp dạy học theo nhóm
5. Phương pháp dạy học theo dự án
6. Sử dụng bài tập để luyện tập
7. Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan [2]
2.1.5. Thực trạng của việc dạy học theo chủ đề ở các trường phổ thông
Năm học 2018-2019, dạy học theo chủ đề đã được sử dụng, tuy nhiên số lượng chủ đề còn ít. 
Đa số giáo viên ngại thay đổi nên vẫn dạy theo phân phối chương trình đã ban hành.
2.2. DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ- LỚP11
Thời lượng dạy học: 6 tiết (lớp không có Tự chọn); 9 tiết (lớp có Tự chọn) ; 3 tuần tìm hiểu học ở nhà(trong đó có 5 tiết hình thành kiến thức mới) 
2.2.1. Chuẩn 
1. Kiến thức
Biết được :
- Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.
- Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ (chưng cất, chiết, kết tinh).
- Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất), nhóm chức, theo đặc điểm liên kết giữa C với C. 
- Danh pháp hợp chất hữu cơ : Tên thông thường, tên hệ thống (tên gốc - chức, tên thay thế). 
- Phương pháp phân tích nguyên tố : Phân tích định tính (xác định các nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, halogen), phân tích định lượng (định lượng các nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ và nguyên tố khác).
 Các loại công thức của hợp chất hữu cơ
- Cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử.
- Nội dung thuyết cấu tạo hoá học, chất đồng đẳng, chất đồng phân. 
- Các loại liên kết trong hợp chất hữu cơ, các loại công thức cấu tạo. 
- Đồng phân hợp chất hữu cơ, phân loại đồng phân
- Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (cách biểu diễn phân tử hữu cơ trong không gian).
- Phân loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Thế, cộng, tách dựa vào sự biến đổi hợp chất hữu cơ tham gia phản ứng.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử, theo nhóm chức.
- Phân biệt được hợp chất hữu cơ theo đặc điểm liên kết C với C
- Gọi tên một hợp chất cụ thể theo danh pháp gốc - chức và danh pháp thay thế.
- Giải được bài tập: Tính thành phần phần trăm khối lượng của C, H, O, N căn cứ vào các số liệu phân tích định lượng; Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi; Xác định được công thức đơn giản nhất và công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm, một số bài tập khác có nội dung liên quan.
	- Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể. 
	- Biểu diễn được đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể của một số chất hữu cơ.
	- Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân (dựa vào công thức cấu tạo cụ thể).
- Nhận biết được loại phản ứng theo các phương trình hoá học cụ thể.[1]
3. Thái độ: Học sinh có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc trong học tập, trong nghiên cứu, trong hoạt động nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực:
	Giúp học sinh phát triển các năng lực:
	Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Năng lực hợp tác.
	Năng lực tính toán hóa học
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. [2]
2.2.2. Các nội dung chính trong chủ đề dạy học: Đại cương hữu cơ
Nội dung 1. Một số vấn đề chung của Hóa học hữu cơ. (2 tiết)
	+ Khái niệm về Hợp chất hữu cơ, Hóa học hữu cơ.
	+ Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ.
	+ Các loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ.
	+ Thuyết cấu tạo hóa học.
	+ Hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.
	+ Phân tích nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.
	+ Phương pháp tách loại các hợp chất hữu cơ.
	+ Các loại công thức của hợp chất hữu cơ.
	+ Các loại phản ứng của hợp chất hữu cơ.
Nội dung 2. Phân loại và danh pháp hợp chất hữu cơ. (1 tiết)
Nội dung 3. Đồng phân của hợp chất hữu cơ. (1 tiết)
Nội dung 4. Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ. (1 tiết)
* Trọng tâm của chủ đề: 
+ Phân loại hợp chất hữu cơ.
+ Danh pháp hợp chất hữu cơ.
+ Đồng phân hợp chất hữu cơ, viết đồng phân cấu tạo.
+ Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
- Phần phân loại và tên gọi chất hữu cơ giúp học sinh có cơ sở ban đầu biết đến hợp chất hữu cơ có thể ở trong bài học nhưng cũng có thể khi cầm đề thi, từ đó học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu về tính chất của chúng.
- Biết được CTCT có thể giúp học sinh suy ra được tính chất hóa học của nó, trung tâm phản ứng của chất đó, phản ứng xảy ra như thế nào.
2.2.3. Mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội dung
Nhậnbiết
Thônghiểu
Vậndụng
Vậndụngcao
1. MộtsốvấnđềchungcủaHóahọchữucơ
Hợpchấthữucơ (HCHC).
ĐặcđiểmchungcủaHCHC.
Thuyếtcấutạohóahọc.
Cácloạiliênkếttrongphântử HCHC.
Phươngphápphântíchnguyêntố.
Cácphươngpháptáchloạichấthữucơ
Cácloạicôngthứccủachấthữucơ.
Cácphảnứngđặctrưngcủa HCHC
Xácđịnhchấtđồngđẳng, chấtđồngphân.
Tínhsốliênkết σ, π.
Xácđịnhđượccácnguyêntốtrong HCHC
Cơsởcácphươngpháptáchloại
Ý nghĩacácloạicôngthức.
Hìnhthứccủacácphảnứng
Xácđịnhđược mol, khốilượng hay % khốilượngcácnguyêntốtrong HCHC.
Mốiquanhệgiữa CTPT và CTĐGN.
Táchđượcmộtsốchấthữucơ ra khỏinhau.
Viếtmộtsố PTHH củachấthữucơ
Địnhlượngcácnguyêntốtrong HCHC theocácđịnhluậtbảotoàn
Vậndụngkiếnthứctrongthựchànhthínghiệmphântíchđịnhtính, địnhlượng, táchloạichấthữucơ.
2. Phânloạivàdanhpháphợpchấthữucơ
Cơsơđểphânloạihợpchấthữucơ.
Cácloạidanhphápcủa HCHC.
Cácloạihợpchấthữucơ.
Quytắcgọitênchấthữucơtheodanhphápgốc-chứcvàdanhphápthaythế
Gọitêncáchợpchấthữucơ
3. Đồngphâncủahợpchấthữucơ.
Hóatrịcácnguyêntốtrongphântử HCHC
Cácloạiliênkếtgiữacácnguyêntử.
Hóatrịcácnguyêntố
KhungmạchCacbon
Cáchsửdụngđộbộiliênkết.
Cấutạovàcấutrúcphântử HCHC
Biểudiễnđược CTCT, cấutrúcphântửchấthữucơ
Viếtđồngphâncấutạo
Viếtđồngphâncấutạo HCHC
4. Lập CTPT HCHC
Côngthứctínhcácđạilượngcủanguyêntốnhưsố mol, khốilượng, % khốilượng,  
Phươngphápsửdụngđểlập CTPT
- Tínhđược KLPT chất.
- Tínhgiátrịđịnhlượngnguyêntốnhư mol, khốilượng, % khốilượng, ..
- Lậpđược CTPT 
- Địnhlượngnguyêntốtheođịnhluậtbảotoàn. 
- Lập CTPT theonhiềucách
2.2.4. Câuhỏivàbàitậpmôtảmứcđộnhậnthứccủahọcsinhsaukhihọcchủđề
Loạicâuhỏi/bàitập
Nhậnbiết
Thônghiểu
Vậndụng
Vậndụngcao
Câuhỏi/bàitậpđịnhtính
Câuhỏikháiniệm
Phânloạiđượcchất.
Gọitênchấthữucơ.
Viếtđượcđồngphâncấutạo
Câuhỏi/bàitậpđịnhlượng
Tính KLPT.
Lập CTĐGN.
Lập CTPT.
Địnhlượngnguyêntốtheođịnhluậtbảotoàn, hoặc qua nhiềuphảnứng.
Lập CTPT chấthữucơ.
Câuhỏi/bàitậpthựchành
Cácphươngpháptáchloạichấthữucơ
Cáchđịnhtínhnguyêntố
Địnhlượngnguyêntố
Táchloạiđượcchấtcụthể
Giảiquyếttìnhhuốngthựctiễn.
2.2.5. Phươngpháp, hìnhthứctổchứcdạyhọcchủđề
1. Hìnhthứctổchứcdạyhọc: Dạyhọctrênlớpkếthợpdạyhọcdựán
2. Phươngphápdạyhọc: Sửdụngphốihợpcácphươngphápsau:
- Dạyhọchợptácnhóm
- Dạyhọctheodựánnhỏ (giaonhiệmvụcho HS thựchiện, sauđóbáocáotrướclớp)
- Đàmthoại
3. Chuẩnbịcủagiáoviênvàhọcsinh
- Giáoviên: Máychiếu, máy vi tính, phiếuhọctập, 
- Họcsinh: Tìmhiểucácnhiệmvụtheoyêucầucủagiáoviên, bàibáocáosảnphẩm.
2.2.6. Kếhoạchthựchiệnchủđề
Nội dung
Hìnhthứctổchứcdạyhọc
Thờilượng
Thờiđiểm
Thiếtbị DH, Họcliệu
Ghichú
ND1. MộtsốvấnđềchungcủaHóahọchữucơ
Dạyhọctrênlớp
2 tiết
Tháng 12/2018
Máychiếu, máytính, Phiếuhọctập.
ND2. Phânloạivàdanhpháp HCHC
Dạyhọctrênlớpvàdạyhọctheodựán
1 tiếttrênlớp
1 tuần ở nhà
Tháng 12/2018
Máychiếu, máytính, Phiếuhọctập.
ND3. Đồngphâncủa HCHC
Dạyhọctrênlớpvàdạyhọctheodựán
1 tiếttrênlớp
1 tuần ở nhà
Tháng 12/2018
Máychiếu, máytính, Phiếuhọctập.
ND4. Lập CTPT HCHC
Dạyhọctrênlớpvàdạyhọctheodựán
1 tiếttrênlớp
1 tuần ở nhà
Tháng 12/2018
Máychiếu, máytính, Phiếuhọctập.
Ôntậpchủđề
Dạyhọctrênlớp
1 tiết
(4 tiếtlớpcótựchọn)
Tháng 12/2018
Phiếuhọctập
2.2.7. Thiếtkếtiếntrìnhhọctập: 
Hoạtđộng 1: Khởiđộng
1. Mụctiêu: Họcsinhnghĩđến HCHC, nókhácgì so với HCVC, TìmhiểuTưliệu “Hóahọchữucơ ra đờikhinào”
2. Nhiệmvụcủahọcsinh: 
Tìmhiểunhữngchấthữucơtrongđờisốngthựctiễn, côngthứchóahọccủacácchấtđó, ..
TìmhiểuTưliệu “Hóahọchữucơ ra đờikhinào”
TìmhiểusốlượngHợpchấthữucơ so vớisốlượnghợpchấtvôcơ
3. Cáchthứctiếnhành:
Đàmthoạivớihọcsinh
Hoạtđộng 2: Hìnhthànhkiếnthứcmới
1. MộtsốvấnđềchungvềHóahọchữucơ
1. Mụctiêu: Họcsinhbiếtnắmđược :
- Hợpchấthữucơ, đặcđiểmchungcủacáchợpchấthữucơ.
- Cácloạiliênkếttrongphântử HCHC (σ, π, ─, =, ≡)
- Nội dung thuyết cấu tạo hoá học, chất đồng đẳng, chất đồng phân, các loại đồng phân. 
- Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ (chưng cất, chiết, kết tinh).
- Phương pháp phân tích nguyên tố : Phân tích định tính (xác định các nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, halogen), phân tích định lượng (định lượng các nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ và nguyên tố khác).
- Các loại công thức của hợp chất hữu cơ.
- Phân loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Thế, cộng, tách dựa vào sự biến đổi hợp chất hữu cơ tham gia phản ứng.
2. Nhiệm vụ của học sinh
Tìm hiểu qua tài liệu sách giáo khoa Hóa học 11 về các nội dung sau:
	+ Khái niệm về Hợp chất hữu cơ, Hóa học hữu cơ.
	+ Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ.
	+ Các loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ.
	+ Thuyết cấu tạo hóa học.
	+ Hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.
	+ Phân tích nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.
	+ Phương pháp tách loại các hợp chất hữu cơ.
	+ Các loại công thức của hợp chất hữu cơ.
	+ Các loại phản ứng của hợp chất hữu cơ.
3. Cách thức tiến hành
	+ GV phát phiếu học tập
	+ HS hoàn thành phiếu học tập
	+ Đàm thoại giữa GV với HS, giữa HS với HS
2. Phân loại, danh pháp hợp chất hữu cơ
1. Mục tiêu:
- Phân loại được hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất), theo nhóm chức, theo đặc điểm liên kết giữa C với C. 
- Danh pháp hợp chất hữu cơ : Tên thông thường, tên hệ thống (tên gốc - chức, tên thay thế). 
2. Nhiệm vụ của học sinh:
Tìm hiểu qua tài liệu sách giáo khoa Hóa học 11,12 hoặc tài liệu hóa hữu cơ về các nội dung sau:
	+ Phân loại hợp chất hữu cơ được dựa trên những cơ sở nào, trên cơ sở đó HCHC được chia như thế nào.
	+ Hợp chất hữu cơ được gọi theo những danh pháp nào? Cho biết quy tắc chung và lấy ví dụ minh họa.
3. Cách thức tiến hành:
	+ GV phát phiếu học tập theo dự án (cho HS tìm hiểu ở nhà)
	+ HS hoàn thành phiếu học tập, báo cáo trước lớp một số nội dung chính.
	+ Đàm thoại giữa GV với HS, giữa HS với HS
	+ GV giao cho HS tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, nắm chắc hơn nữa khi học ở nhà.
3. Đồng phân của hợp chất hữu cơ.
1. Mục tiêu:
HS biết được các loại đồng phân của hợp chất hữu cơ.
HS viết được đồng phân cấu tạo hợp chất hữu cơ.
2. Nhiệm vụ của học sinh:
Nắm rõ các bước để viết đồng phân cấu tạo được tốt.
Viết đồng phân cấu tạo của một số chất có CTPT cho trước.
3. Cách thức tiến hành:
	+ GV phát phiếu học tập tại lớp và cũng giao bài tập về nhà (dự án rèn luyện kĩ năng viết đồng phân cấu tạo).
	+ HS hoàn thành phiếu học tập.
	+ Đàm thoại giữa GV với HS, giữa HS với HS
	+ GV giao cho HS tiếp tục hoàn thiện kĩ năng viết đồng phân hơn nữa khi có thời gian học ở nhà.
4. Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ:
1. Mục tiêu:
Học sinh giải được bài tập: 
+ Tính các thành phần định lượng của chất, của nguyên tố như số mol, khối lượng, phần trăm khối lượng của C, H, O, N căn cứ vào các số liệu phân tích định lượng; 
+ Tính được phân tử khối của chất hữu cơ;
+ Xác định được công thức đơn giản nhất và công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm, một số bài tập khác có nội dung liên quan.
2. Nhiệm vụ của học sinh:
	+ Nắm được các công thức tính các đại lượng cơ bản của hóa học như mol, khối lượng, khối lượng phân tử, ....
	+ Nắm được các phương pháp lập CTĐGN, CTPT.
	+ Lựa chọn sử dụng phương pháp cách thức phù hợp nhất, đơn giản hơn trong việc lập CTĐGN và CTPT.
3. Cách thức tiến hành:
	+ GV phát phiếu học tập (làm tại lớp)
	+ GV phát phiếu theo dự án (cho HS làm ở nhà)
	+ HS hoàn thành phiếu học tập tại lớp.
	+ HS nộp bản báo cáo bài làm đã giao về nhà. 
	+ Đàm thoại giữa GV với HS, giữa HS với HS.
	+ GV cùng HS trao đổi chỉnh sửa cho dự án ở nhà.
	+ GV giao cho HS tiếp tục hoàn thiện hơn nữa kĩ năng làm bài khi học ở nhà.
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục tiêu: 
Học sinh hoàn thành được các bài tập ở mức độ thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao đó là:
+ Viết được đồng phân cấu tạo rồi gọi tên và làm ngược lại.
+ Học sinh lập được CTPT của chất hữu cơ dựa trên thành phần định lượng.
+ Học sinh lập được CTPT của chất hữu cơ dựa vào sự các yếu tố biện luận.
2. Nhiệm vụ của học sinh:
+ Nắm rõ phương pháp viết đồng phân cấu tạo để viết đồng phân.
+ Nắm rõ các quy tắc gọi tên chất hữu cơ để gọi tên chất hữu cơ cho đúng.
+ Nắm rõ các phương pháp lập CTPT chất hữu cơ, vận dụng cho phù hợp với đặc điểm bài toán.
3. Cách thức tiến hành:
Giáo viên giao cho học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập được chuẩn bị sẵn.
Hoạt động 4: Vận dụng
1. Mục tiêu: 
Học sinh hoàn thành được các bài tập ở mức độ thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao đó là:
+ Viết được đồng phân cấu tạo rồi gọi tên và làm ngược lại.
+ Học sinh lập được CTPT của chất hữu cơ dựa trên thành phần định lượng.
+ Học sinh lập được CTPT của chất hữu cơ dựa vào sự các yếu tố biện luận.
2. Nhiệm vụ của học sinh:
+ Nắm rõ phương pháp viết đồng phân cấu tạo để viết đồng phân.
+ Nắm rõ các quy tắc gọi tên chất hữu cơ để gọi tên chất hữu cơ cho đúng.
+ Nắm rõ các phương pháp lập CTPT chất hữu cơ, vận dụng cho phù hợp với đặc điểm bài toán.
3. Cách thức tiến hành:
	Giáo viên giao cho học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập dự án được chuẩn bị sẵn.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
1. Mục tiêu: Học sinh biết
+ Nhận ra các loại chất hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông.
+ Cách gọi tên các chất hữu cơ trong chương trình phổ thông.
+ Có thể biết các chất hữu cơ đó có được phản ứng gì, với chất nào.
+ Biết lập CTPT chất hữu cơ từ các bài tập trong đề thi THPTQG, trong tài liệu tham khảo.
2. Nhiệm vụ của học sinh:
+ Tìm hiểu hết và nắm rõ toàn bộ các chức hữu cơ trong chương trình phổ thông
+ Giải toán lập công thức phân tử chất hữu cơ từ các thông số định lượng trong bài toán hữu cơ.
+ Nắm rõ đặc điểm cấu tạo của những chất hữu cơ có được từ tài liệu tham khảo.
+ Từ đặc điểm cấu tạo của chất mà hình dung được những phản ứng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_day_hoc_theo_chu_de_nham_nang_cao_hieu_qua.docx