SKKN Phương pháp biện luận phản ứng tạo muối amoni trong hóa học vô cơ

SKKN Phương pháp biện luận phản ứng tạo muối amoni trong hóa học vô cơ

 Xã hội đã có nhiều thay đổi, nền giáo dục Việt Nam cũng có nhiều những đổi mới. Và hơn nữa hoá học cũng cần phải có những thay đổi cả về tư duy, hình thức lẫn nội dung cốt lõi. Hoá học ngày nay theo xu hướng vận động đã, đang và sẽ mãi là môn khoa học tự nhiên đóng góp nhiều thành tựu quan trọng cho cuộc sống con người. Để có như vậy người học hoá cần có những cách tiếp cận với những vấn đề, những đề tài của suộc sống một cách nhanh nhẹn và thông suốt tạo nên một luồng hệ thống tư duy. Tuy nhiên để người học phổ thông tiếp cận như vậy các sách tham khảo, các chuyên đề hoá học cho từng mảng vẫn chưa có nhiều và chưa đúc rút thành hệ thống.

 Đặc biệt hơn nữa trong hóa học vô cơ các bài toán khi cho các chất phản ứng với axit nitric tạo muối amoni là dạng toán bắt gặp ở hầu hết các đề kiểm tra mức độ tư duy của học sinh từ nhận biết cho tới mức độ vận dụng cao - Đặc biệt bắt gặp dạng toán này ở hầu hết các đề tuyển sinh Đại học cao đẳng trước đây và đề thi Trung học phổ thông quốc gia những năm gần đây của Bộ giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó bằng kiến thức hiện có cũng như những tìm tòi khám phá tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: ‘‘ Phương pháp biện luận phản ứng tạo muối amoni trong hóa học vô cơ’’ nhằm giúp học sinh phổ thông nhận ra các dạng bài tập thuộc phương pháp này từ đó đưa ra kết quả chính xác và nhanh nhất. Góp phần cho người học tạo nên luồng tư duy mạch lạc, có cái nhìn sâu hơn về hoá học – môn khoa học tự nhiên đã, đang và sẽ mãi có những đóng góp quan trọng cho cuộc sống con người.

 

doc 16 trang thuychi01 8130
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp biện luận phản ứng tạo muối amoni trong hóa học vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang 
I. MỞ ĐẦU 
I.1 Lí do chọn đề tài .2
I.2 Mục đích nghiên cứu ...2
I.3 Đối tượng nghiên cứu ......2
I.4 Phương pháp nghiên cứu .....2
I.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm .....3
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ..... .3
II.1.1 Một số tính chất hóa học cơ bản của axit nitric ......3
II.1.2 Các công thức tính nhanh ...3
II.1.3 Các phương pháp biện luận tạo muối amoni ..4
II.1.3.1 Dạng 1. Phương pháp định tính tạo muối amoni .4
II.1.3.2 Dạng 2. Phương pháp định lượng tạo muối amoni ..5
II.1.3.2.1 Trường hợp 1. Dựa vào khối lượng muối thu được ..5
II.1.3.2.2 Trường hợp 2. Dựa vào phương pháp bảo toàn electron ..7
II.1.3.2.3 Trường hợp 3. Dựa vào phương pháp bảo toàn nguyên tố N, H.......8
II.1.3.3 Bài tập vận dụng .....9
II.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ...12
II.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để 
giải quyết vấn đề .....12
II.4 Hiệu quả của sáng kiên kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ....13
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1 Kết luận .....14
III.2 Kiến nghị ....14
Tài liệu tham khảo ..15
Danh mục đề tài sáng kiến kinh nghiệm ...15
I. MỞ ĐẦU 
I.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Xã hội đã có nhiều thay đổi, nền giáo dục Việt Nam cũng có nhiều những đổi mới. Và hơn nữa hoá học cũng cần phải có những thay đổi cả về tư duy, hình thức lẫn nội dung cốt lõi. Hoá học ngày nay theo xu hướng vận động đã, đang và sẽ mãi là môn khoa học tự nhiên đóng góp nhiều thành tựu quan trọng cho cuộc sống con người. Để có như vậy người học hoá cần có những cách tiếp cận với những vấn đề, những đề tài của suộc sống một cách nhanh nhẹn và thông suốt tạo nên một luồng hệ thống tư duy. Tuy nhiên để người học phổ thông tiếp cận như vậy các sách tham khảo, các chuyên đề hoá học cho từng mảng vẫn chưa có nhiều và chưa đúc rút thành hệ thống.
 Đặc biệt hơn nữa trong hóa học vô cơ các bài toán khi cho các chất phản ứng với axit nitric tạo muối amoni là dạng toán bắt gặp ở hầu hết các đề kiểm tra mức độ tư duy của học sinh từ nhận biết cho tới mức độ vận dụng cao - Đặc biệt bắt gặp dạng toán này ở hầu hết các đề tuyển sinh Đại học cao đẳng trước đây và đề thi Trung học phổ thông quốc gia những năm gần đây của Bộ giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó bằng kiến thức hiện có cũng như những tìm tòi khám phá tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: ‘‘ Phương pháp biện luận phản ứng tạo muối amoni trong hóa học vô cơ’’ nhằm giúp học sinh phổ thông nhận ra các dạng bài tập thuộc phương pháp này từ đó đưa ra kết quả chính xác và nhanh nhất. Góp phần cho người học tạo nên luồng tư duy mạch lạc, có cái nhìn sâu hơn về hoá học – môn khoa học tự nhiên đã, đang và sẽ mãi có những đóng góp quan trọng cho cuộc sống con người.
I.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với đề tài sáng kiến kinh nghiêm ‘‘ Phương pháp biện luận phản ứng tạo muối amoni trong hóa học vô cơ’’ được triển khai với mong muốn đáp ứng được nhu cầu học tập của các em học sinh THPT giải quyết các bài tập biện luận tạo muối amoni trong hóa học vơ cơ. Học sinh hiếu được bản chất sự việc và tìm ra các biến đổi có tính quy luật, hệ thống trong các bài tập tạo muối amoni từ đó đưa ra phương pháp giải cho các bài tập có tính hệ thống đáp ứng được sự đổi mới học tập như hiện nay.
I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Tính chất hóa học đặc trưng của axit nitric và các hợp chất cơ bản chứa nitơ ở cấp THPT.
- Các bài tập vô cơ cả về định tính và định lượng tạo muối amoni trong hóa học vô cơ.
- Một số công thức tính nhanh trong các bài tập vô cơ.
I.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thông qua các kiến thức khoa học hóa học đã được kiểm chứng trong thực tiễn của khoa học tự nhiên.
- Thông qua phân tích một số thí dụ cụ thể có tính khái quát cao về bài tập tạo muối amoni. Có sự so sánh, phân tích trong việc tìm ra kết quả từ đó đưa ra thành hệ thống có tính tổng quát về cả phương pháp định tính và định lượng.
- Chia thành từng dạng, từng trường hợp cụ thể tạo muối amoni trong phản ứng hóa học vô cơ.
I.5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Phân dạng các trường hợp tạo muối amoni trong hóa học vô cơ.
- Các công thức tinh nhanh trong các dạng bài tập tương ứng tạo muối amoni trong hóa học vô cơ.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
II.1.1 MỘT SỐ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA AXIT NITRIC 
- Axit nitric là một trong các axit có tính oxi hóa mạnh. Tùy thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử mà HNO3 có thể bị khử đến một số sản phẩm khử khác nhau của nitơ.
* Với kim loại 
- Trong dung dịch HNO3 ion NO3- có khả năng oxi hóa mạnh hơn ion H+, nên HNO3 oxi hóa được hầu hết các kim loại, kể cả kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag,trừ Au và Pt. Khi đó các kim loại bị oxi hóa và tạo muối nitrat.
- Khi các kim loại có tính khử yếu như Cu, Pb, Ag, HNO3 đặc bị khử đến NO2, còn HNO3 loãng bị khử đến NO.
- Khi tác dụng với kim loại có tính khử mạnh như Mg, Zn, Al,HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2 , hoặc NH4NO3.
- Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong HNO3 đăc, nguội. 
* Như vậy ta có thể tổng hợp thành sơ đồ sau: 
- Trong phản ứng hóa học giữa kim loại với dung dịch HNO3 ta có thể mô tả thành sơ đồ sau:
 M(kim loại) + HNO3 à Muối + sản phẩm khử của N+5(NO2, NO, N2O, N2, . NH4NO3) + H2O
Để tạo sản phẩm khử là muối amoni thì trong X thường chứa những kim loại có tính khử mạnh như Mg, Zn, Al,
Lưu ý : 
+ Kim loại phản ứng trên có thể thêm oxit kim loại hoặc các muối của kim loại.
+ Dung dịch HNO3 có thể mở rộng cho dung dịch chứa ion NO3- trong mối trường H+. 
II.1.2 CÁC CÔNG THỨC TÍNH NHANH
1. Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 không tạo muối amoni
n(NO3-) muối kim loại = ne(nhận) = 3nNO + nNO2 + 8nN2O +10nN2
mmuối = mkl + 62(3nNO + nNO2 + 8nN2O +10nN2)
n(HNO3)phản ứng = 4nNO + 2NO2 + 10nN2O +12nN2
n(HNO3)bị khử = nNO + NO2 + 2nN2O +2nN2
Chú ý: Nếu hỗn hợp ban đầu có cả oxit kim loại phản ứng với HNO3 tạo sản phẩm khử không tạo muối amoni ta có công thức tính nhanh sau:
n(NO3-) muối kim loại = ne(nhận) = 3nNO + nNO2 + 8nN2O +10nN2 +2nO(oxit)
mmuối = mkim loại + 62(3nNO + nNO2 + 8nN2O +10nN2 + 2nO(oxit))
Hoặc:
mmuối = mmuối kim loại 
n(HNO3)phản ứng = 4nNO + 2NO2 + 10nN2O +12nN2 +2nO(oxit)
n(HNO3)bị khử = nNO + NO2 + 2nN2O +2nN2
2. Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 tạo muối amoni
n(NO3-) muối kim loại = ne(nhận) = 3nNO + nNO2 + 8nN2O +10nN2 + 8nNH4+
mmuối = mkim loại + 62(3nNO + nNO2 + 8nN2O +10nN2 + 8nNH4+ ) + mNH4NO3
Hoặc:
mmuối = mmuối kim loại + mNH4NO3
n(HNO3)phản ứng = 4nNO + 2NO2 + 10nN2O +12nN2 + 10nNH4+
n(HNO3)bị khử = nNO + NO2 + 2nN2O +2nN2 + nNH4+
Ghi chú: Do khuôn khổ đề tài nên tác giả không đưa ra cách chứng minh các công thức tính nhanh mà chỉ sử dụng nó trong việc triển khai các nội dung chính khác của đề tài. Phần chứng minh sẽ được đề cập trong các chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm khác.
II.1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỆN LUẬN TẠO MUỐI AMONI
II.1.3.1 DẠNG 1. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH TẠO MUỐI AMONI
PHÂN TÍCH
Khi gặp các bài tập trong hóa học vô cơ việc nhận biết phản ứng có tạo muối amoni ta có phương pháp định tính sau :
DẤU HIỆU 1
 Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch kiềm đun nóng, nếu thấy có khí bay lên và có một số tính chất sau:
- Mùi khai (xốc).
- Làm quỳ tím ẩm hóa xanh.
- Làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
- Tạo khói trắng khi tiếp xúc với khí hiđroclorua
Ta khẳng định khí thoát ra là amoniac (NH3) và dung dịch sau phản ứng có chứa ion amoni (NH4+).
DẤU HIỆU 2
Cho kim loại M tan hết vào dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được dung dịch mà không thấy khí thoát ra.
Kết luận : Phản ứng có tạo muối amoni.
DẤU HIỆU 3
Cho n kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 dư sau phản ứng thu được (n + 1) muối trong dung dịch.
Kết luận : Phản ứng có tạo muối amoni.
Thí dụ 1 
Cho m gam Zn tan hết trong dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch X và 6,72 lit khí NO (đktc). Có dung dich NaOH dư vào dung dich X đun nóng thấy thoát ra 4,48 lit (đktc) khí mùi khai, làm xanh quỳ tím ẩm. Giá trị của m là
A. 29,25.	B. 81,25.	C. 22,75.	D. 94,25.
Lời giải
nNO = 0,3 mol
Do cho dung dịch NaOH dư vào dung dich X đun nóng thấy thoát ra khí mùi khai, làm xanh quỳ tím ẩm à Phản ứng tạo muối NH4NO3:
NH4+ + NO3- à NH3 + H2O
nNH3 = 0,2 mol.
Bảo toàn e: 2nZn = 3nNO + 8nNH4NO3 = 2,5 mol. à nZn = 1,25
mZn = 81,25(g). à 
Chọn đáp án B.
Nhận xét 
Tùy theo nhận xét, biện luận đã biết , học sinh có thể bỏ qua phương pháp lập luận từ đó đưa ra kết quả có thể nhanh chóng hơn.
Thí dụ 2 
Cho a mol kim loại Mg phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa b mol HNO3 thu được dung dịch chứa hai muối và không thấy khí thoát ra. Vậy a, b có mối quan hệ với nhau là
A. 2a = 5b.	B. 8a = 3b.	C. 5a = 2b.	D. 2a = 3b.
Lời giải
Do tạo 2 muối à là : Mg(NO3)2 và NH4NO3. 
 nHNO3 = 10nNH4NO3 
nNH4NO3 = 0,1b.
Bảo toàn e : 2nMg = 8nNH4NO3 à 5a = 2b
Chọn đáp án C.
Thí dụ 3
Cho 10,8 gam Al tan vừa đủ trong dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối và thoát ra 4,48 lít khí NO (đktc). Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
A. 91,2.	B. 85,2.	C. 129,6.	D. 98,4.
Lời giải
nAl = 0,4 ; nNO = 0,2
Bảo toàn e: 3nAl = 3nNO + 8nNH4NO3 
nNH4NO3 = 0,075
mmuối = mkim loại + 62(3nNO + 8nNH4+ ) + mNH4NO3
 = 91,2 (g)
Chọn đáp án A.
II.1.3.2 DẠNG 2. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TẠO MUỐI AMONI
II.1.3.2.1
 TRƯỜNG HƠP 1: DỰA VÀO KHỐI LƯỢNG MUỐI THU ĐƯỢC
DẤU HIỆU 
Khối lượng muối thu được lớn hơn khối lượng muối của ion kim loại:
mmuối > mmuối kim loại
Kết luận : Phản ứng có tạo muối amoni.
Thí dụ 1 
Hoà tan hoàn toàn 0,38 mol Mg vào dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít khí X (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thì được 57,84 gam muối khan. X là
A. NO.	B. N2.	C. N2O.	D. NO2.
Lời giải
nMg(NO3)2 = nMg = 0,38 ; nX = 0,2
mMg(NO3)2 = 56,24 < 57,84
Phản ứng tạo NH4NO3 có nNH4NO3 = (57,84 - 56,24)/80 = 0,02
Bảo toàn e: 2nMg = x.nX + 8.nNH4NO3 à x = 3. Vậy khí X là NO
Chọn đáp án A.
Nhận xét 
Tùy theo nhận xét, biện luận đã biết , học sinh có thể bỏ qua phương pháp lập luận từ đó đưa ra kết quả có thể nhanh chóng hơn.
Ta có thể giải : 
nNH4NO3 = (mMuối cô cạn - mMg(NO3)2 )/80 = 0,02
Bảo toàn e: 2nMg = x.nX + 8.nNH4NO3 à x = 3. Vậy khí X là NO
Chọn đáp án A.
Thí dụ 2 
Hoà tan 4,55 gam kim loại Zn vào V lít dung dịch HNO3 0,25M vừa đủ thu được dung dịch X và 0,168 lít một chất khí Y duy nhất, nguyên chất. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 14,03 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 0,7.	B. 0,8.	C. 1,2.	D. 1.
Lời giải
 NZn = 0,07 ; nY = 0,0075
mZn(NO3)2 = 13,23 < 14,03
Phản ứng tạo NH4NO3 có nNH4NO3 = (14,03 - 13,23)/80 = 0,01
Bảo toàn e: 2nZn = x.nY + 8.nNH4NO3 à x = 8. Vậy khí X là N2O
nHNO3 (p/ư)= 10nN2O +10nNH4+ = 0,175 à V = 0,7 (l).
Chọn đáp án A.
Thí dụ 3
Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là
 A. 25,5%	B. 18,5%	C. 20,5%	D. 22,5%
Lời giải
- Khi cho 21,5 gam X tác dụng với 0,43 mol H2SO4 thì : 
- Ta có 
- Xét hỗn hợp X ta có: 
Chọn đáp án C.
II.1.3.2.2
 TRƯỜNG HƠP 2: DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON
DẤU HIỆU 
Tổng số mol e nhường của kim loại lớn hơn tổng số mol e nhận tạo sản phẩm khử dạng khí của N+5 :
Kết luận : Phản ứng có tạo muối amoni.
Thí dụ 1 
Cho 1,92 gam Mg tác dụng với dd HNO3 loãng, dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,672 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
A. 12,69 gam.	B. 12,34 gam.	C. 7,5 gam.	D. 12,54 gam.
Lời giải 
nMg = 0,08 (mol) ; nNO = 0,03(mol).
Nhận xét : ne nhường = 2.nMg = 0,16 > ne nhận tạo khí = 3.nNO = 0,09
Phản ứng tạo muối amoni:
nNH4NO3 = (0,16 - 0,09)/8 = 0,00875 (mol)
 mmuối = mkim loại + 62.(3nNO + 8nNH4+ ) + mNH4NO3
 = 12,54 (g).
Chọn đáp án D.
Nhận xét 
Khi học sinh đã quen phương pháp tính toán biện luận tạo muối amoni, ta có thể bỏ qua một số bước và việc tìm ra kết quả sẽ nhanh chóng rất nhiều.
Ta có thể giải thí dụ trên lại như sau:
Bảo toàn e: 2nMg = 3.nNO + 8.nNH4NO3 
nNH4NO3 = (0,16 - 0,09)/8 = 0,00875 (mol)
 mmuối = mkim loại + 62.(3nNO + 8nNH4+ ) + mNH4NO3
 = 12,54 (g).
Chọn đáp án D.
Thí dụ 2
Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 107,88.	B. 106,38.	C. 97,98.	D. 34,08.
Lời giải 
nAl = 0,46 (mol) ; nN2O = x, nN2 = y.
Ta có : x + y = 0,06
 44x + 28y = 18.2.0,06
 x = 0,03 ; y = 0,03
Bảo toàn e: 3nAl = 8.nN2O + 10.nN2 + 8.nNH4NO3 
nNH4NO3 = 0,105
mmuối = mkim loại + 62(8nN2O +10nN2 + 8nNH4+ ) + mNH4NO3 = 106,38 (g).
Chọn đáp án B.
Thí dụ 3 
Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 60,272.	B. 51,242.	C. 46,888.	D. 62,124.
Lời giải
Qui hỗn hợp X về Al; Fe; O 
Có 
=> mmuối = mKL + mNO3 muối KL + = 46,888 (g).
Chọn đáp án C.
II.1.3.2.3 TRƯỜNG HƠP 3. DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ N, H
Thí dụ 1 
Cho m gam Mg tan hết trong dung dịch chứa 0,56 mol HNO3, sau phản ứng thu được 0,03 mol khí N2 duy nhất và dung dịch X. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch X?
A. 10,08.	B. 5,52.	C. 6,72.	D. 7,68.
Lời giải
nHNO3phản ứng = 12nN2 + 10nNH4NO3
 nNH4NO3 = 0,02
Bảo toàn e: 2nMg = 10.nN2 + 8.nNH4NO3 
nMg = 0,28 à mMg = 6,72(g).
Chọn đáp án C.
Thí dụ 2 
Cho 5,6g hỗn hợp X gồm Mg, MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 4 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa HCl và KNO3. Sau phản ứng thu được 0,224 lit khí N2O (dktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch Y cẩn thận thu được m gam muối. Giá trị của  m là :
 A. 20,51.         	 B. 23,24.    	C. 24,17.    	D. 18,25.
Lời giải 
nMg = 0,1 ; nMgO = 0,08 mol ; nN2O = 0,01 mol
Bảo toàn e : 2nMg = 8nN2O + 8nNH4+ => nNH4+ = 0,015 mol
Vì dung dịch chỉ chứa muối clorua là : MgCl2 ; KCl ; NH4Cl
Bảo toàn nguyên tố : nKNO3 = nKCl = 2nN2O + nNH4+ = 0,035 mol
Vậy Y gồm : 0,035 mol KCl ; 0,18 mol MgCl2 ; 0,015 mol NH4Cl
 m = 20,51(g).
Chọn đáp án A.
Thí dụ 3 
Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí).Phần trăm khối lượng Mg trong R gần với giá trị nào sau đây ?
 A. 31,28.	B. 10,8.	C. 28,15.	D. 25,51.
Lời giải 
- Hỗn hợp khí X gồm 0,2 mol H2 và 0,05 mol NO.
- Xét hỗn dung dịch muối và hỗn hợp R có :
Chọn đáp án C.
II.1.3.3 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Cho 0,4 mol Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu được dung dich X và không có khí thoát ra. Kết luận nào sau đây đúng:
A. Phản ứng tạo 1 muối.	
B. Dung dich X tác dụng với dung dich NaOH đun nóng thì có khí thoát ra.
C. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là 85,2 gam.
D. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là 1,3.
Câu 2. Cho a mol kim loại Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa b mol HNO3 thu được dung dịch chứa hai muối và không thấy khí thoát ra. Vậy a, b có mối quan hệ với nhau là
A. 15a = 4b	B. 16a = 3b	C. 5a = 2b	D. 2a = 3b
Câu 3. Cho m gam Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được 0,02 mol NO duy nhất thoát ra và dung dịch A. Lấy toàn bộ dung dịch A tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2,4 M. Giá trị của m là
A. 0,72. B. 2,64. C. 3,2.	D. 2,4.
Câu 4. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO(đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là 
A. 8,88 gam.	B. 13,92 gam.	C. 6,52 gam.	D.13,32 gam.
Câu 5. Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Số mol HNO3 đã phản ứng là
 A. 0,28.	 B. 0,32. C. 0,36. D. 0,34.
Câu 6. Hỗn hợp A gồm Al và Zn. Hòa tan hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí (ở đktc). Mặt khác, nếu đem hòa tan 22,2 gam hỗn hợp A trên vào dung dịch HNO3 loãng dư thấy thoát 2,24 lít khí X (đktc) và tổng khối lượng muối trong dung dịch thu được là 79 gam. Khí X là:
 A. N2O.	B. NO. C. N2. D. NO2.
Câu 7. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2 mol Mg và 0,03 mol MgO bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 0,896 lít một chất khí Z nguyên chất duy nhất. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 34,84gam muối khan. Công thức phân tử của Z là
 A. N2. B. NO2. C. N2O. D. NO.
Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 18,63 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X và 2,016 lít khí (ở đktc) hỗn hợp 2 khí N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
 A. 162,48.	 B. 159,57.	C. 38,34.	 D. 146,97.
Câu 9. Hoà tan hoàn toàn 4,05 gam Al bằng dd HNO3 loãng (dư), thu được dd X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là NO và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18,5. Cô cạn dd X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
 A. 35,13.	 B. 33,15	C. 31,95.	 D. 31,59.
Câu 10. Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,4 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đượcc 0,224 lít khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 47,92 gam muối khan. Khí X là
 A. NO2.	 B. N2O.	C. NO.	 D. N2.
Câu 11. Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là
	A. 16,085.	 B. 14,485.	 C. 18,300.	 D. 18,035.
Câu 12. Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870 ml dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,06 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,667. Giá trị của m là
	 A. 42,55.	 B. 42,95. C. 40,55. D. 54,95.
Câu 13. Chia hỗn hợp gồm Mg và MgO thành 2 phần bằng nhau:
 - Phần 1 cho tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 3,36 lít H2(đktc), dung dịch sau phản ứng chứa 42 gam muối
 - Phần 2 cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu dược 0,448 lít khí X nguyên chất (đktc). Cô cạn cẩn thận và làm khô dung dịch sau phản ứng thu được 52,8 gam muối. Công thức phân tử của khí X là:
 A. NO2.	 B. N2.	 C. NO.	 D. N2O.
Câu 14. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,20.	 B. 97,20.	 C. 98,75.	 D. 91,00.
Câu 15. Hoà tan hết 18,1 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO, 0,05 mol N2O. Cô cạn Y thì thu được 75,9 gam hỗn hợp muối khan. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là
 A. 0,9 mol. B. 0,225 mol. C. 0,2 mol. D. 1,15 mol.
Câu 16. Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Mg, Fe trong 800 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y chỉ chứa 52 gam muối và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 18. Cho Y tác

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_bien_luan_phan_ung_tao_muoi_amoni_trong_hoa.doc