SKKN Phát triển nguồn nhân lực ở trường THPT Ngô Gia Tự trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng và giải pháp

Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển linh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan
trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Theo tổ
chức lao động quốc tế thì:
“Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”.
Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai
của đất nước.
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc biệt '', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tinh chiến lược , là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm 2. GD-ĐT: Giáo dục đào tạo 3. THPT: Trung học phổ thông 4. UBND: Ủy ban nhân dân 5. ĐH-CĐ: Đại học-Cao đẳng 6. GDCD: Giáo dục công dân 7. KTCN: Kỹ thuật công nghiệp 8. KTNN: Kỹ thuật nông nghiệp 1 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0982124928 E_mail: tranhai.tran@gmail.com 4. Chủ đầu tư sáng kiến: Trần Văn Hải – Phó hiệu trưởng trường THPT Ngô Gia Tự 5. Lĩnh vực áp dụng: Công tác quản lý + Đề tài làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực; phân tích những nhân tố tác động đến nguồn nhân lực này. + Phân tích thực trạng của việc phát triển nguồn nhân lực ở trường THPT Ngô Gia Tự trong giai đoạn hiện nay; chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu và các nguyên nhân của nó. + Đưa ra những quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 05 tháng 9 năm 2010 3 sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc biệt '', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tinh chiến lược , là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. 7.1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chính là nguồn lực con người. Chủ nghĩa xã hội do con người và vì von người. Do vậy, hình thành mới quan hệ đúng đắn về con người về vai trò của con người trong sự phát triển xã hội nói chung, trong xã hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được của thế giới quan Mác - Lênin. Để khẳng định cho tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, Mác đã nói tới việc lấy sự phát triển toàn diện của con người làm thước đo chung cho sự phát triển xã hội, Mác cho rằng xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội bao gồm con người và những công cụ lao động do con người tạo ra, sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, tự nó đã nói lên trình độ phát triển của xã hội qua việc con người đã chiếm lĩnh xã hội và sử dụng ngày càng nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động sống của chính con người và quyết định quan hệ giữa người với người trong sản xuất. Sản xuất ngày càng phát triển tính chất xã hội hoá ngày cnàg tăng. Việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất do nó mang lại sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới. Những con người có năng lực phát triển toàn diện và đến lượt nó, nền sản xuất sẽ tạo nên những con người mới, sẽ làm nên những thành viên trong xã hội có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển của mình theo Mác "phát triển sản xuất vì sự phồn vinh của xã hội, vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội và phát triển con người toàn diện là một quá trình thống nhất để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội" để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện hơn nữa, Mác coi sự kết hợ chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và phát triển con người là một trong những biện pháp mạnh mẽ để cải biến xã hội. 7.1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người. Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối 5 7.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. - Nguồn nhân lực của trường phổ thông là lực lượng giáo viên, cán bộ, giáo viên với năng lực chuyên môn của từng người tham gia vào các hoạt động của nhà trường. - Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, là vốn quý nhất để phát triển nhà trường. Tập hợp, tạo cơ hội cho mọi thành viên của trường phát huy hết khả năng cho hoạt động của trường là huy động được nguồn lực lớn nhất cho sự phát triển của nhà trường. Các quốc gia hiện nay đi vào nền kinh tế tri thức trước bối cảnh toàn cầu hoá đều xác định chiến lược con người, chiến lược nguồn lực con người. Chiến lược này phải bắt đầu từ chiến lược toàn diện. Đất nước chúng ta rất may mắn trong khi thực hiện chiến lược này chúng ta đã có di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Những gợi ý và những lời dạy của Người chính là kim chỉ nam cho chúng ta thực hiện chiến lược này. Chiến lược con người Việt Nam mới mà Hồ Chủ tịch đã vạch ra, đặt trên nền tảng giá trị đạo làm người. Hệ giá trị này kết tinh từ đạo lý của dân tộc và cập nhật các quan điểm, nhân cách của thời đại mới. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quy mô giáo dục ngày càng được mở rộng, trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, những học sinh dự Olimpic quốc tế đều được giải cao, thế hệ trẻ đã cập nhật được các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Ban Bí thư có Chỉ thị số 40 về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Từ chỉ thị này, ngày 11/01/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 09/2005/QĐ - TTg về việc phê duyệt đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010, với mục tiêu tổng quát là: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước." Trong các nhiệm vụ nêu ra đã lưu ý việc: "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tuỵ với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài." Sứ mệnh của giáo viên, đội ngũ giáo viên có ý nghĩa cao cả đặc biệt. Họ là bộ phận lao động, tinh hoa của đất nước. Lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển bền vững. Trong những năm gần đây đội ngũ nhà giáo đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Đa số các nhà giáo đều yên tâm công tác mặc dù xã hội chịu ảnh hưởng lớn của cơ chế thị trường nhưng đội ngũ cán bộ giáo viên vẫn có lập trường kiên định trong công cuộc trồng người của mình. 7 7. 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂNNGUỒN NHÂN LỰC Ở TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ 7.2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HUYỆN LẬP THẠCH. Tháng 12/1978 huyện Lập Thạch tách khỏi Tam Dương trở về huyện cũ Lập Thạch, Là một huyện ở phía Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc. Lập Thạch là huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang với dãy núi Tam Đảo, phía đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương cùng tỉnh, phía nam giáp huyện Vĩnh Tường, phía tây giáp huyện Sông Lô (được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Lập Thạch cũ kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2008) và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Hiện nay huyện Lập Thạch có diện tích đất tự nhiên là 32.302,2 ha, 123.664 người với mật độ 714,4 người/km². Huyện Lập Thạch hiện có 20 đơn vị hành chính phụ thuộc: 02 thị trấn: Thị trấn Lập Thạch (huyện lỵ), thị trấn Hoa Sơn. 18 xã: Bàn Giản, Bắc Bình, Đình Chu, Đồng Ích, Hợp Lý, Liên Hòa, Liễn Sơn, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Sơn Đông, Tiên Lữ, Thái Hòa, Triệu Đề, Tử Du, Văn Quán, Vân Trục, Xuân Hòa, Xuân Lôi. Nền kinh tế huyện Lập Thạch đang từng bước phá thế độc canh, song tỷ trọng thu nhập chủ yếu vẫn từ kinh tế nông nghiệp. Ngoài ra, các cây lương thực, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, mía vẫn được duy trì và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần được thu hẹp về diện tích để nhường chỗ cho các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như thanh long ruột đỏ, nhãn, vải, hồng, xoài... Bên cạnh những nỗ lực tìm hướng đi trong việc phát triển tối ưu cây trồng trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện, các vùng chiêm trũng ven sông, các hồ trong huyện đang được chú trọng phát triển chăn thả thủy sản, chủ yếu là cá. Với phong trào cải tạo đồng chiêm trũng nuôi thả cá vụ, những năm gần đây Lập Thạch luôn duy trì ở mức ±1.200 ha mặt nước. Ngoài gia súc, gia cầm là vật nuôi truyền thống, một số động vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuất với quy mô tương đối rộng như bò sữa, dê, ong mật. Phát triển đa dạng sản phẩm hàng hóa và quy mô sản xuất, quy mô hộ gia đình và nhóm hộ gia đình gắn với nông nghiệp nông thôn. Khôi phục và đầu tư chiều sâu các ngành nghề truyền thống, ưu tiên phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, sơ chế, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, sửa chữa cơ khí, điện, điện tử là những mục tiêu ưu tiên của chính quyền huyện. Những mặt hàng truyền thống về mây, tre đan ở Triệu Đề sẽ là một trong những thế mạnh của huyện nếu có được thị trường ổn định và sự quan tâm đầu tư đúng mức. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hạ tầng điện – đường - trường - trạm đã mang lại cho giáo dục huyện nhà nhiều sự quan tâm, đổi mới. 9
Tài liệu đính kèm:
skkn_phat_trien_nguon_nhan_luc_o_truong_thpt_ngo_gia_tu_tron.doc