SKKN Phát triển năng lực tự chủ cho học sinh THPT thông qua một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Giáo dục công dân

SKKN Phát triển năng lực tự chủ cho học sinh THPT thông qua một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Giáo dục công dân

Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Từ đó, tạo ra những con người được phát triển hài hòa về thể chất lẫn tinh thần, có những phẩm chất tốt đẹp (nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và những năng lực chung, cốt lõi (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo...) làm nền tảng cho sự phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân. Mục tiêu là quan tâm đến việc học sinh (HS) học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh (HS) làm được cái gì qua việc học.

Để đảm bảo được điều đó, dạy học phát triển năng lực không thể không quan tâm đến việc đổi mới phương pháp. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở trung học phổ thông (THPT) là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường, ở tất cả các hoạt động giáo dục cũng như các môn học.

Giáo dục công dân (GDCD) là một trong những môn dẫn đầu, luôn giữ vai trò chủ đạo, trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hành vi công dân. Thông qua các bài học về lối sống, pháp luật, kinh tế của bộ môn nhằm góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, GDCD là môn học có nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực tự chủ cho học sinh thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và các hoạt động học tập tích cực.

Thực tiễn dạy học môn GDCD cho thấy đa số GV đã thiết kế, tổ chức, triển khai thực hiện một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp và khẳng định đây là cách thức, hoạt động giáo dục mang lại nhiều hiệu quả. Bên cạnh đó, vẫn có một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức, dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết, cách tổ chức còn mang tính hình thức, những năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi bài học chưa thu được kết quả rõ ràng. Từ đó, làm cho học sinh thụ động trong việc học tập, khả năng hợp tác, sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống mà thực tiễn cuộc sống đặt ra còn hạn chế.

docx 76 trang Thu Kiều 14/10/2024 3442
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực tự chủ cho học sinh THPT thông qua một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 ✰ 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Tên đề tài:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ CHO 
HỌC SINH THPT THÔNG QUA MỘT SỐ 
 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 
 TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Lĩnh vực: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Năm học: 2022- 2023 MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ..................................................2
4. Tính mới, đóng góp của đề tài...............................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG .............................................................................................4
1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4
1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................................4
1.2.Chương trình định hướng phát triển năng lực. ....................................................5
1.3. Nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ......................................6
1.4. Các năng lực thành phần và tiêu chí của năng lực tự chủ...................................6
1.5. Vai trò của phương pháp dạy học tích cực đối với sự phát triển năng lực tự
chủ cho học sinh trong dạy học môn GDCD.............................................................9
2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................9
2.1. Thực trạng về phát triển năng lực tự chủ của học sinh THPT hiện nay .............9
2.2. Thực trạng phát triển năng lực tự chủ cho học sinh thông qua sử dụng hương 
pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT..............................................................10
3. Một số giải pháp góp phần phát triển năng lực tự chủ cho học sinh thông qua
sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong môn GDCD cấp THPT ........13
3.1. Trao một phần quyền cho học sinh ở việc lựa chọn hình thức học tập thích
hợp trong quá trình triển khai các phương pháp dạy học tích cực...........................13
3.2. Sử dụng phương pháp giải quyết tình huống nhằm bồi dưỡng năng lực tự 
chủ cho học sinh trong việc khai thác chiếm lĩnh tri thức, tìm kiếm và xử lý 
thông tin...................................................................................................................25
3.3. Sử dụng phương pháp dự án góp nhằm hình thành và phát triển năng lực tự 
chủ cho học sinh trong việc tự tìm hiểu, liên hệ với thực tiễn đời sống..................28
4. Kết quả đạt được..................................................................................................41
4.1. Kết quả đánh giá năng lực tự chủ của học sinh ................................................41
4.2. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất...........43
4.3. Hiệu quả đóng góp và ý nghĩa của đề tài..........................................................47
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................48
1. Phạm vi và mức độ ứng dụng của đề tài..............................................................48
2. Kết luận và kiến nghị...........................................................................................48 DANH MỤC VIẾT TẮT
1. GV: Giáo viên
2. HS: Học sinh
3. HS THPT: Học sinh trung học phổ thông
4. THPT: Trung học phổ thông
5. PPDH: Phương pháp dạy học
6. PP DHTC: Phương pháp dạy học tích cực
7. GDCD: Giáo dục công dân
8. GDKT&PL: Giáo dục kinh tế và pháp luật Vinh và Hưng Nguyên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm đề tài“Phát triển 
năng lực tự chủ cho học sinh THPT thông qua một số phương pháp dạy học tích 
cực trong môn Giáo dục công dân”. Đây là một đề tài hoàn toàn mới, cho đến 
nay chưa có công trình nào nghiên cfíu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
 Thiết kế và vận dụng phù hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực 
 nhằm: Tạo niềm vui, sự hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức một cách nhẹ 
 nhàng, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, từ đó hình thành 
 và phát triển năng lực tự chủ cho HS; Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, 
 nâng cao chất lượng dạy học và rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên.
 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
 Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, từ đó đề ra các giải pháp về 
 việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực tự chủ 
 cho học sinh THPT.
3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
 - Đối tượng: Đề xuất các giải pháp về thực hiện đề tài ở bộ môn GDCD cấp 
 THPT
 - Khách thể: Đối chứng, thực nghiệm tại trường THPT tại trường THPT Lê Viết 
 Thuật. Áp dụng thực hiện ở một số trường như: THPT Huỳnh Thúc Kháng, 
 THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Hà Huy Tập, THPT Diễn Châu 4, THPT 
 Nghi Lộc 4
 -Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm: Đề tài được nghiên cứu từ năm học 
 2017-2018 đến nay.
 - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài vận dụng những phương pháp nghiên cứu 
 thường quy là phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp thực tiễn như 
 phương pháp điều tra; phương pháp phỏng vấn, hỏi chuyên gia, phương pháp 
 quan sát, phương pháp xử lý toán thống kê và phương pháp thực nghiệm sư 
 phạm.
4. Tính mới, đóng góp của đề tài
 - Là đề tài hoàn toàn mới. Đây là tâm huyết mà bản thân tôi đã đúc kết lại trong 
quá trình giảng dạy của mình, đã được kiểm định qua thực tế và được áp dụng 
thực hiện tại trường THPT Lê Viết Thuật cũng như các trường THPT trên địa bàn 
thành phố Vinh.
- Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề 
xuất các giải pháp có tính giáo dục, tính khả thi và tính thực tiễn góp phần phát 
triển năng lực tự chủ cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD.
 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm liên quan
 1.1.1. Năng lực
 - “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, 
 giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá 
 nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở vận dụng hiểu biết, kỹ năng, 
 kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” (theo Benrd Meier, 
 Nguyễn Văn Cường).
 - “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn 
 có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các 
 kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý 
 chí,... Thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong 
 muốn trong những điều kiện cụ thể” (theo Chương trình giáo dục phổ thông 
 tổng thể)
 - Năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, 
thái độ,... phù hợp với lứa tuổi và kết nối chúng một cách hợp lí vào thực hiện 
thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho 
chính các em trong cuộc sống.
 1.1.2. Tự chủ
 Tự chủ là tự làm việc, tự điều chỉnh hành vi, đưa ra các quyết định sáng suốt 
xuất phát từ chính bản thân, không bị ép buộc bởi bất kỳ ai.
 Tự chủ trong học tập là là sự thực thi trách nhiệm của người học đối với 
việc học của mình; hay quyền của người học được quyết định về việc học của 
mình; là những kỹ năng có thể học và ứng dụng để học tự định hướng (theo các 
tác giả Benson và Voller (1997) ).
 1.1.3. Phát triển năng lực
 Là phát triển những khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, phát triển nhân 
cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết 
định. Phát triển sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân 
trong hoạt động thực tiễn. Phát triển khả năng thực hiện thành công hoạt động 
trong bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và phát 
triển các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí Phát triển các 
năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của học sinh.
 1.1.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
- Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới mục 
tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức tổ 
chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ 
chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên. Trong mô hình này, người học có 
thể thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình. Điều đó có nghĩa 
là người học phải chứng minh mức độ nắm vững và làm chủ các kiến thức và kỹ 
năng (được gọi là năng lực); huy động tổng hợp mọi nguồn lực (kinh nghiệm, kiến
 4 Giáo viên, tổ chuyên môn, nhà trường chủ động phát triển chương trình giáo dục 
nhà trường phổ thông; xây dựng kế hoạch giáo dục; chủ động thực hiện chương 
trình và kế hoạch giáo dục.
1.3. Nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực
 Dạy học phát triển năng lực và phẩm chất là hướng dẫn, hỗ trợ để mỗi học 
sinh có thể khám phá và tự rèn luyện những năng lực còn tiềm ẩn, đồng thời tích tụ 
ở học sinh các phẩm chất (theo GS.TS. Nguyễn Đức Chính - Đại học Giáo dục, Đại 
học Quốc gia Hà Nội). Vì vậy, dạy học cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
 Thứ nhất, lấy việc học làm gốc, người học là chủ thể của quá trình dạy học. 
HS có thể học được những gì mình muốn dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các 
môn học cũng như tổ chức thực hiện chương trình, phương pháp dạy học và kiểm 
tra, đánh giá phải quan tâm tới việc học của từng học sinh. Người học là chủ thể, 
xác định mục tiêu, tự tổ chức, chỉ đạo việc học của bản thân mới đem lại hiệu quả.
 Thứ hai, kiến thức và năng lực bổ sung cho nhau. Kiến thức là cơ sở để hình 
thành năng lực, tạo nguồn để học sinh có được các giải pháp tối ưu hoặc có cách 
ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. Những kiến thức có ích để rèn luyện năng 
lực là những kiến thức mà học sinh tự kiến tạo. Mức độ năng lực phụ thuộc vào 
mức độ phù hợp của kiến thức mà học sinh huy động vào giải quyết vấn đề đó. 
Rèn luyện năng lực được tiến hành theo đường xoắn ốc, trong đó các năng lực có 
trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới, và đến lượt mình, kiến thức mới đặt 
cơ sở để hình thành những năng lực mới. Như vậy, năng lực chỉ được hình thành 
khi quá trình dạy học lấy việc học làm gốc.
 Thứ ba, chỉ dạy học những vấn đề cốt lõi. Trong quá trình học tập, HS phải 
rèn luyện, kiến tạo những năng lực theo yêu cầu của chương trình để thích nghi với 
môi trường sống luôn thay đổi. Vì vậy phải xác định được các năng lực xuyên suốt 
chương trình đào tạo với tư cách là công cụ để học tập suốt đời.
 Thứ tư, học tích hợp, phương pháp luận và học cách kiến tạo kiến thức. Mức 
độ năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế đó cũng ngày càng tăng. Vì vậy, học 
sinh phải học tích hợp, học phương pháp luận, học cách kiến tạo kiến thức để rèn 
luyện khả năng kết hợp các nguồn kiến thức khác nhau để có khả năng giải quyết 
các vấn đề phức tạp trong cuộc sống lao động sau này.
 Thứ năm, đánh giá thúc đẩy quá trình học. Kiểm tra, đánh giá phải được tích 
hợp vào quá trình dạy học để giúp học sinh có động lực học tập và không ngừng 
tiến bộ trong suốt quá trình học tập.
1.4. Các năng lực thành phần và tiêu chí của năng lực tự chủ
 Cấu trúc năng lực tự chủ của học sinh trong dạy học GDCD gồm các năng 
lực thành phần: tự lực; tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình; thích 
ứng với cuộc sống; định hướng nghề nghiệp; tự hoàn thiện. Để việc đánh giá 
năng lực tự chủ chính xác và khách quan thì ngoài việc sử dụng các bài kiểm tra 
kiến thức, kĩ năng thì cần phải kết hợp với việc quan sát biểu hiện của HS ứng với 
những tiêu chí cụ thể cũng như việc tự đánh giá về năng lực tự chủ.
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_tu_chu_cho_hoc_sinh_thpt_thong_qua.docx
  • pdfNguyễn Thị Hằng- Trường THPT Lê Viết Thuật- GDCD.pdf