SKKN Phát triển năng lực sáng tạo, hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật cho học sinh lớp 11 thông qua Chuyên đề: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật

SKKN Phát triển năng lực sáng tạo, hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật cho học sinh lớp 11 thông qua Chuyên đề: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật

Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nhà trường phải tạo ra những con người lao động năng động, sáng tạo làm chủ đất nước, tạo nguồn nhân lực cho một xã hội phát triển.

Ngay từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa đã xác định: “Phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Định hướng này đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục năm 2005: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

 Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế kĩ thuật ”.

Công Nghệ 11 là môn khoa học ứng dụng, thiết thực phục vụ cuộc sống và nghiên cứu xã hội. Tuy nhiên, môn học không thi tốt nghiệp hay đại học nên đa phần các em tỏ thái độ thờ ơ, chưa đầu tư vào môn học. Vì thế các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của tính ứng dụng thực tiễn cũng như không vận dụng được kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

 

doc 24 trang thuychi01 6421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực sáng tạo, hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật cho học sinh lớp 11 thông qua Chuyên đề: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nhà trường phải tạo ra những con người lao động năng động, sáng tạo làm chủ đất nước, tạo nguồn nhân lực cho một xã hội phát triển. 
Ngay từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa đã xác định: “Phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. 
Định hướng này đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục năm 2005: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. 
 Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế kĩ thuật ”. 
Công Nghệ 11 là môn khoa học ứng dụng, thiết thực phục vụ cuộc sống và nghiên cứu xã hội. Tuy nhiên, môn học không thi tốt nghiệp hay đại học nên đa phần các em tỏ thái độ thờ ơ, chưa đầu tư vào môn học. Vì thế các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của tính ứng dụng thực tiễn cũng như không vận dụng được kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. 
 	Qua thực tế giảng dạy môn Công Nghệ 11 ở trường THPT, tôi nhận thấy đây là môn học có có nhiều thuận lợi để phát triển năng lực sáng tạo , hình thành ý tưởng thiết kế kỹ thuật cho các em. Đặc biệt là kiến thức phần Bản vẽ kỹ thuật, thực hành bản vẽ nhà và thiết kế kỹ thuật – một vấn đề thu hút được sự chú ý của học sinh, kích thích được học sinh chủ động, sáng tạo, hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật vào giải quyết các vấn đề cải tiến kỹ thuật. Chính vì vậy tôi xây dựng đề tài: “Phát triển năng lực sáng tạo, hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật cho học sinh lớp 11 thông qua chuyên đề: “Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật””.
Tôi hy vọng rằng đề tài này giúp ích được phần nào cho các quí đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy và các em học sinh trong quá trình học tập và vận dụng môn Công nghệ lớp 11.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Làm quen với phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Tìm cho mình một phương pháp tạo không khí hứng thú và lôi cuốn nhiều học sinh tham gia học tập và phát huy được năng lực sáng tạo, hình thành và thiết kế kỹ thuật vào đời sống hàng ngày của các em.
- Nghiên cứu đề tài này giúp học sinh có khả năng phát triển năng lực sáng tạo, hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật để giải quyết vấn cải tiến kỹ thuật và phát minh trong thực tiễn.
- Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức về thiết kế, bản vẽ xây dựng (đặc biệt là bản vẽ nhà), rèn luyện được một số kỹ năng: tự học, thu thập thông tin, liên hệ thực tế
- Việc nghiên cứu đề tài này góp phần phát triển một số năng lực của học sinh: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực đánh giá và triển khai công nghệ, năng lực sáng tạo, năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật  
- Việc nghiên cứu đề tài này góp phần kích thích niềm đam mê và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục nói chung và môn Công nghệ nói riêng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp, định hướng phát triển năng lực.
	- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên công nghệ 11. Xác định mục tiêu định hướng phát triển năng lực trong phần vẽ kỹ thuật ứng dụng (bản vẽ nhà) để xây dựng một số chuyên đề, bài giảng phát huy tính tích cực, chủ động tư duy, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, học sinh có thể vận dụng kiến thức của môn học vào thực tiễn.
	- Thực nghiệm dạy học công nghệ 11 qua chuyên đề “Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật”.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Đề tài được thực hiện dựa trên tổ hợp các phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp nghiên cứu lí luận dạy học: Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục nói chung và môn công nghệ nói riêng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp, định hướng phát triển năng lực.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Nghiên cứu thu thập thông tin về các thiết bị cải tiến kỹ thuật trong đời sống hàng ngày. 
	- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Tiến hành điều tra thực tế, phỏng vấn giáo viên và HS về thực trạng phát triển năng lực thông qua bài giảng trong trường THPT. 
	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Xây dựng kế hoạch dạy học chuyên đề “Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật” theo mục tiêu phát triển năng lực sáng tạo, hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật, tiến hành giảng dạy, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG 
CƠ SỞ LÍ LUẬN 
1. Cơ sở lí luận giáo dục theo định hướng phát triển năng lực
a. Khái niệm về năng lực:
* Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống
*Đặc điểm của năng lực:
- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội, ) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này với người khác.
- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động.
- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý bản thân, ) Vậy không tồn tại năng lực chung chung.
* Phân loại năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Một số năng lực cốt lõi của học sinh THPT: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và TT, năng lực sử dụng ngôn ngữ , năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,Một số năng lực chuyên biệt môn công nghệ: Năng lực sáng tạo kỹ thuật, năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật, năng lực đánh giá và triển khai công nghệ...
b. Kỹ thuật dạy học theo định hướng năng lực:
- Kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Kỹ thuật khăn trải bàn
- Kỹ thuật các mảnh ghép
- Kỹ thuật học tập hợp tác
c. Hình thức tổ chức dạy học theo định hướng:
 Chính khoá, ngoại khoá.
2. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực
2.1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh:
Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,...
2.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: phương pháp giải bài tập vật lí, các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toán học,...). Cần rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen... để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ.
2.3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
2.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thiết lập sự liên hệ nội dung học với thực tiễn
 	Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài học hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tiễn giữa kiến thức môn học với đời sống hàng ngày. Môn Công nghệ là môn khoa học ứng dụng nên có rất nhiều phần nội dung kiến thức có thể liên hệ được với vấn đề sáng tạo và hình thành ý tưởng cải tiến kĩ thuật trong cuộc sống hàng ngày của các em.
THỰC TRẠNG 
Thực trạng vấn đề dạy học môn Công nghệ trong trường THPT
 Công Nghệ 11 là môn khoa học ứng dụng, một môn học thiết thực phục vụ cuộc sống và nghiên cứu xã hội. Tuy nhiên, một phần môn học không thi tốt nghiệp hay đại học nên đa phần các em tỏ thái độ thờ ơ, chưa đầu tư vào môn học. Một phần, giáo viên chưa tâm huyết với môn học, với nghề nên chưa đầu tư, chưa tìm ra phương pháp dạy học lôi cuốn học sinh, chưa làm cho học sinh nhận thức được tính ứng dụng của môn học trong thực tế. Vì thế các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của tính ứng dụng thực tiễn cũng như không vận dụng được kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn xung quanh cuộc sống. 
Thực trạng vấn đề tiếp thu và triển khai tinh thần đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ trong trường THPT
	Hàng năm Sở Giáo Dục và Đào tạo có triển khai các đợt tập huấn chuyên môn về đổi mới PPDH, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh... Tuy nhiên, các đợt tập huấn diễn ra ngắn ngày (thường là 3 ngày), số GV môn công nghệ công nghiệp ở mỗi trường rất ít so với các môn học khác (từ 1 đến 2 GV, có trường còn chưa có giáo viên công nghệ đào tạo đúng chuyên ngành), gây khó khăn cho việc trao đổi và thảo luận trong quá trình triển khai hoặc áp dụng vào giảng dạy theo tinh thần của chuyên đề. Vì vậy tồn tại một thực tế là, tinh thần đổi mới hoặc nội dung các chuyên đề được triển khai theo ý kiến chủ quan cá nhân mà không có sự thảo luận, góp ý của đồng nghiệp. Điều này dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao, chưa đồng bộ ở các trường THPT trong tỉnh. 
3. Thực trạng của việc định hướng phát triển năng lực sáng tạo, hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật trong phần Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật
“Thiết kế và bản vẽ kỹ” thuật là phần kiến thức tương đối rộng và có nhiều khả năng phát triển năng lực sáng tạo, hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật của học sinh. Từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày của học sinh. Nhưng nếu dạy theo phương pháp cũ, học sinh tiếp nhận đơn vị kiến thức này lại chỉ chú trọng vào kiến thức môn học chứ chưa liên hệ được vào trong đời sống của mình. Nếu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, học sinh sẽ tự tin, mạnh dạn trình bày ý tưởng sáng tạo, hình thành ý tưởng kỹ thuật nhằm cải tiến kỹ thuật những vật dụng hàng ngày để phù hợp với nhu cầu cuộc sống ngày nay.
III. GIẢI PHÁP 
	Người giáo viên phải nắm bắt được tâm lí của học sinh và điều chỉnh phương pháp dạy học để các em nhận thấy vai trò, ý nghĩa thực tiễn của môn công nghệ. Sự điều chỉnh phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn. Đồng thời giáo viên phải tổ chức được các hoạt động tự học tập cho học sinh nhằm thông qua bài giảng, học sinh phát triển được những năng lực cụ thể, đặc biệt là năng lực sáng tạo, hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật. Để giải quyết được vấn đề, tôi đã thực hiện đồng thời các giải pháp sau: 	
Giao nhiệm vụ cho học sinh
	Để phát triển năng lực sáng tạo, hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật cho học sinh, tôi xây dựng chuyên đề “Thiết kế và Bản vẽ kỹ thuật”. Đây là bài giảng mang tính tích hợp, học sinh phải vận dụng kiến thức nhiều phần, kiến thức hiểu biết về khoa học đời sống nhằm phát huy có hiệu quả các năng lực. Để tổ chức thực hiện giảng dạy chuyên đề này, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị tìm hiểu các vấn đề sau:
- Tìm hiểu nội dung bài 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật – SGK Công nghệ 11.
- Ôn tập kiến thức phần bản vẽ xây dựng và thực hành bản vẽ xây dựng (bản vẽ nhà)
- Tìm hiểu một số sản phẩm sáng tạo trong đời sống thực tiễn:
Hình ảnh chiếc ghế gia đinh
Hình ảnh chiếc giá treo ban công tiện dụng
Chiếc ôtô đồ chơi được làm từ phế liệu Chiếc giỏ xách được làm từ nắp chai bó đi
Chiếc kẹp đựng cốc cà phê cạnh bàn Chiếc kéo nhiều lưỡi diệu kỳ
 làm việc
Chiếc đồng hồ kiêm hộp bút tiện dụng Chiếc hộp lấy kem đánh răng tự động
Máy lọc nước không dây này giúp bạn Dụng cụ lấy ráy tai phát sáng thông minh
loại bỏ chiếc máy lọc nước cồng kềnh.
Ba lô có mũ đội tiện dụng Dép đi trong nhà kiêm chức năng lau sàn
Ổ điện có nơi treo dây và phích cắm Bộ bàn ghế “siêu” tiết kiệm không gian
gọn gàng
Bộ ghế sôpha đa chức năng
Bàn phím chống thấm nước
Chiếc vali vali tự động CX-1 sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, lập bản đồ điện tử để theo dõi chuyển động của chủ sở hữu và tự động di chuyển theo họ qua sân bay.
Quy trình thiết kế chổi quét nước bằng cách tận dụng các vỏ nhựa.
Khay đựng đồ dùng cá nhân, bình trang trí và lợn tiết kiệm từ vỏ chai nhựa.
Đèn ngủ sáng tạo làm từ vỏ chai nhựa.
Mô hình tưới tự động cho hệ thống trồng rau sạch trong nhà
Kế hoạch dạy học
	Chuyên đề được thiết kế với thời lượng 2 tiết, có nội dung tích hợp kiến thức phần thiết kế, bản vẽ nhà, thực hành bản vẽ nhà theo mục tiêu định hướng phát triển năng lực. Được sắp xếp gần cuối trong chương 2: Vẽ kĩ thuật ứng dụng, sau đó là tiết ôn tập phần Vẽ kĩ thuật (Về cơ bản các em đã được trang bị kiến thức về Bản vẽ nhà, thực hành đọc bản vẽ nhà).
Mục tiêu
 Kiến thức:
- Về môn Công nghệ: Biết được quy trình thiết kế, cụ thể hóa quy trình thiết kế sản phẩm bằng bản vẽ kỹ thuật; 
- Về môn Toán: Sử dụng phép toán để tính toán số liệu kỹ thuật của một ngôi nhà, đồng thời thống kê so sánh các phương án thiết kế, cũng như tính toán kinh tế khi xây dựng mô hình theo ý tưởng thiết kế.
 - Về môn Giáo dục công dân: Tuyên truyền niềm đam mê, khơi gợi sự sáng tạo, xây dựng niềm tin và sự tự tin cho các em HS trình bày ý tưởng thiết kế. 
Kỹ năng
	- Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình 
 - Rèn luyện kĩ năng giải thích, tự nghiên cứu và làm việc nhóm 
 - Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực
	- Rèn luyện kỹ năng thực hành
- Thiết kế được một sản phẩm đơn giản phục vụ cho cuộc sống và sản xuất
- Nhận biết được các loại bản vẽ kĩ thuật
 Thái độ
Sau bài học:
	- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
	- Học sinh định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, đam mê theo đuổi chuyên ngành thiết kế.
	- Qua bài học giúp HS có tính quan sát thực tiễn, nắm được nhu cầu cải tiến kỹ thuật của các sản phẩm trong đời sống.
	- Đặc biệt qua bài học, khả năng sáng tạo của HS được kích thích, học sinh dần hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật, giúp các em tự tin trình bày ý tưởng, cụ thể hóa ý tưởng.
	- Tuân thủ an toàn lao động; tự giác tìm hiểu để thiết kế sản phẩm phục vụ cho cuộc sống và sản xuất
Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung
	- Năng lực giao tiếp.
	- Năng lực hợp tác.
	- Năng lực tự học.
	- Năng lực giải quyết vấn đề.
b) Năng lực riêng
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
	- Năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật.
	- Năng lực sáng tạo kỹ thuật.
	- Năng lực lựa chọn, đánh giá và triển khai công nghệ.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 Chuẩn bị của giáo viên
	- Giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trước (mục III.A ở trên).
	- Tìm hiểu, nghiên cứu SGK và Sách giáo viên Công nghệ 11.
	- Tìm hiểu về kiến thức của các môn học khác mà học sinh có thể vận dụng để giải quyết vấn đề trong bài giảng.
	- Tìm hiểu một số loại vật liệu xây dựng ở địa phương hay sử dụng.
	- Tìm hiểu một số loại vật liệu mới.
	- Xây dựng kế hoạch dạy học.
	- Chuẩn bị tranh giáo khoa và tài liệu phục vụ bài giảng: mục III.A
Chuẩn bị của học sinh
	- Tìm hiểu kiến thức phần Bản vẽ xây dựng (bản vẽ nhà).
	- Thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên đã giao trước.
Tiến trình dạy học
 Hoạt động khởi động: Tìm hiểu các sản phẩm sáng tạo
- Mục tiêu: 
	+ Tạo tâm thế học tập cho HS, hứng thú học bài mới
	+ Kích thích được sự sáng tạo cho HS.
	+ Giúp HS hình thành thói quen quan sát và nắm bắt nhu cầu cải tiến kĩ thuật các sản phẩm trong thực tiễn.
- Phương pháp dạy học:
	+ Pháp vấn, tình huống có vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động:
	+ Làm việc cả lớp.
	+ Làm việc nhóm.
- Phương tiện dạy học:
	- Máy chiếu, các slide hình ảnh các sản phẩm sáng tạo.
Nội dung kiến thức cần đạt được
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Mỗi một sản phẩm ra đời đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và phải trải qua quá trình thiết kế.
-Mỗi một sản phẩm sáng tạo đều có ít nhất một điểm mới (còn gọi là cải tiến kĩ thuật) so với sản phẩm ra đời trước nó.
- GV: Trình chiếu các sản phẩm sáng tạo. 
- GV: Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chọn một sản phẩm để nghiên cứu theo những vấn đề sau:
+ Sản phẩm này có công dụng chính là gì?
+ Ngoài công dụng chính ra thì sản phẩm còn có thêm công dụng gì nữa? 
+ Tính tiện dụng của sản phẩm?
- GV: Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- GV: Yêu cầu HS kết luận vấn đề:
+ Mỗi sản phẩm ra đời dựa trên yếu tố nào?
+ Mỗi sản phẩm ra đời phải trải qua quá trình gì?
- GV: Vậy thiết kế là gì? (Đặt vấn đề để chuyển hoạt động).
- HS quan sát.
- HS phân nhóm.
- HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm còn lại lắng nghe và góp ý.
- HS lắng nghe và nêu ý kiến trả lời để kết luận vấn đề.
Hoạt động hình thành kiến thức:
- Mục tiêu:
	 HS nắm được khái niệm thiết kế và các giai đoạn của quá trình thiết kế.
- Phương pháp dạy học: Pháp vấn, tự học, làm việc nhóm
- Hình thức tổ chức hoạt động: Chia nhóm, hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, hình vẽ 8.1/SGK.
Nội dung kiến thức cần đạt được
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Thiết kế:
-Trong sản xuất, muốn chế tạo một sản phẩm công nghiệp hay thi công một công trình xây dựng trước tiên phải thiết kế nhằm xác định hình dạng kích thước, kết cấu và chức năng của chúng
- Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế.
- Các giai đoạn thiết kế
2. Bản vẽ kĩ thuật:
là các thông ti

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_sang_tao_hinh_thanh_y_tuong_va_thie.doc