SKKN Phát triển năng lực hợp tác trong tổ chức dạy học Bài 11: "Nước biển và đại dương" - Địa lí 10 - Chương trình giáo dục THPT 2018 thông qua thiết kế, sử dụng học liệu số và tổ chức trò chơi

SKKN Phát triển năng lực hợp tác trong tổ chức dạy học Bài 11: "Nước biển và đại dương" - Địa lí 10 - Chương trình giáo dục THPT 2018 thông qua thiết kế, sử dụng học liệu số và tổ chức trò chơi

Chương trình GDTH PT 2018 kèm theo thông tư 32/2018/ Bộ GD-ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 nêu rõ mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Chươngtrình môn Địa lí giúp họcsinh hình thành, phát triển năng lực Địa lí - một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năngđịnh hướng nghề nghiệp để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các phương tiện, thiết bị dạy học Địa lí có chức năng kép: vừa là nguồn tri thức địa lí, vừa là phương tiện minh hoạ nội dung dạy học. TBDH có chức năng là nguồn tri thức phương tiện dạy học của các TBDH và tổ chức, hướng dẫn để HS biết khai thác, chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học này. Để nâng cao hiệu quả sử dụng, cần có phương pháp và quy trình khai thác kiến thức hợp lí từ các TBDH. Cùng với sự phát triển của internet, học liệu số đã tạo ra sự ưu việt trong nguồn TBDH như làm tăng tính đa dạng, có tính động và tính cập nhật trong nguồn TBDH. Đồng thời tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng và đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả kho học liệu số hóa toàn ngành giáo dục, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung và đóng góp vào hệ tri thức Việt số hóa quốc gia” theo Chỉ thị số 2919/CT-BG-ĐT ngày 10 tháng 8 năm 2018. Vì vậy việc thiết kế, sử dung học liệu số vào tổ chức dạy học là biện pháp hữu hiệu làm tăng hiệu quả dạy học.

docx 63 trang Thu Kiều 10/10/2024 501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực hợp tác trong tổ chức dạy học Bài 11: "Nước biển và đại dương" - Địa lí 10 - Chương trình giáo dục THPT 2018 thông qua thiết kế, sử dụng học liệu số và tổ chức trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................................2
4. Giả thuyết khoa học...............................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3
8. Dự kiến đóng góp của đề tài..................................................................................4
PHẦN 2 .....................................................................................................................5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...........................5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................................5
1.1.1. Tổng quan về học liệu số trong dạy học và giáo dục.......................................5
1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................14
1.2.1. Khảo sát về mức độ sử dụng, kĩ năng sử dụng, mức độ quan tâm học liệu số 
và tổ chức trò chơi trong dạy học của GV trong dạy học Địa lí..............................14
CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG 
DẠY HỌC BÀI 11: "NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG" THÔNG QUA THIẾT KẾ, 
SỬ DỤNG HỌC LIỆU SỐ VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI.........................................17
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung bài 11: "Nước biển và đại dương" .............................18
2.2. Thiết kế học liệu số phục vụ giảng dạy bài 11: "Nước biển và đại dương".........18
2.2.1. Thông tin về thiết kế ........................................................................................18
2.3. Vận dụng quy trình sử dụng học liệu số và trò chơi trong dạy học bài 11:
"Nước biển và đại dương" để tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác .....20
2.3.1. Phân tích mục tiêu cần đạt bài 11: "Nước biển và đại dương" .........................21
2.3.2. Thiết kế các nhiệm vụ học tập và tổ chức dạy học sử dụng học liệu số, trò 
chơi trong bài 11: "Nước biển và đại dương" nhằm phát triển năng lực hợp tác cho 
học sinh....................................................................................................................21
Bảng kiểm quan sát các tiêu chí đánh giá NLHT của HS ......................................37
2.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.................................38
2.4.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................................38
2.4.2 Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát ..................................................38
2.4.3. Đối tượng khảo nghiệm: ................................................................................39
2.4.4.Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.........39
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................................45
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................49
1. Kết luận ...............................................................................................................49
2. Kiến nghị .........................................................................................................5048
 1 Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Chương trình GDTH PT 2018 kèm theo thông tư 32/2018/ Bộ GD-ĐT ngày 
26 tháng 12 năm 2018 nêu rõ mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát 
triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm 
mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, 
tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; 
phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển 
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo 
vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, 
phát triển năng lực Địa lí - một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp 
phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm 
chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ 
bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi 
trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp để hình thành nhân cách 
công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Các phương tiện, thiết bị dạy học Địa lí có chức năng kép: vừa là nguồn tri 
thức địa lí, vừa là phương tiện minh hoạ nội dung dạy học. TBDH có chức năng là 
nguồn tri thức phương tiện dạy học của các TBDH và tổ chức, hướng dẫn để HS 
biết khai thác, chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học này. Để nâng cao 
hiệu quả sử dụng, cần có phương pháp và quy trình khai thác kiến thức hợp lí từ 
các TBDH. Cùng với sự phát triển của internet, học liệu số đã tạo ra sự ưu việt 
trong nguồn TBDH như làm tăng tính đa dạng, có tính động và tính cập nhật trong 
nguồn TBDH. Đồng thời tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng và đưa vào sử 
dụng, khai thác có hiệu quả kho học liệu số hóa toàn ngành giáo dục, ngân hàng 
câu hỏi trực tuyến dùng chung và đóng góp vào hệ tri thức Việt số hóa quốc gia” 
theo Chỉ thị số 2919/CT-BG-ĐT ngày 10 tháng 8 năm 2018. Vì vậy việc thiết kế, 
sử dung học liệu số vào tổ chức dạy học là biện pháp hữu hiệu làm tăng hiệu quả 
dạy học.
 Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm có vị trí và tầm quan trọng 
đặc biệt trong dạy học, nhất là trong tiến trình đổi mới chương trình, nội dung và 
phương pháp dạy học hiện nay. Nó tạo điều kiện trực tiếp cho người dạy và người 
học huy động các năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao tính 
khách quan khoa học của kiến thức, trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên, học sinh 
được trình bày, nêu ý kiến về nhận thức của mình thông qua việc thảo luận, trong 
đó biện pháp tổ chức trò chơi học tập sẽ góp phần đắc lực cho việc hình thành và 
rèn luyện các kiến thức, kỹ năng cơ bản, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho lao 
động sư phạm hiệu quả hơn, đồng thời giúp học sinh phát triển các giác quan, tạo 
điều kiện để phát triển kiến thức mới, tăng khả năng ghi nhớ, tạo tâm thế chủ động 
cho học sinh trong quá trình học tập.
 1 Nếu kết hợp việc khai thác sử dụng học liệu số và tổ chức trò chơi trong quá 
trình dạy học bài 11 “Nước biển và đại dương” chương trình Địa lý 10 - GD THPT 
2018 hợp lý thì có thể phát triển được năng lực hợp tác cho học sinh.
5. Phạm vi nghiên cứu
 - Phạm vi nội dung: Khai thác sử dụng học liệu số và tổ chức trò chơi để phát 
triển năng lực hợp tác cho học sinh.
 - Phạm vi thực hiện:
 + Thời gian tiến hành: Nghiên cứu và thực nghiệm vận dụng trong quá trình 
giảng dạy, tiến hành báo cáo kinh nghiệm trong năm học 2022 - 2023.
 + Địa điểm thực hiện: Tổ chức dạy học bài 11 “Nước biển và đại dương” chương 
trình Địa lý 10 - GD THPT 2018 để hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh 
tại trường THPT Thái Lão và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế, sử dụng học liệu số 
trong dạy học để nâng cao hiệu quả trong học tập.
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng tổ chức trò chơi 
nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
 - Phân tích nội dung kiến thức bài 11 “Nước biển và đại dương” chương trình 
Địa lý 10 - GD THPT 2018 để làm cơ sở xác định những nội dung tổ chức hoạt 
động nhằm phát triển năng lực hợp tác.
 - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
7. Phương pháp nghiên cứu
 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 - Nghiên cứu công cụ và quy trình thiết kế video mô phỏng.
 - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý thuyết cho đề tài: Lý luận dạy 
học Địa lí, các tài liệu hướng dẫn dạy học, các tài liệu dạy học tích cực,
 - Nghiên cứu nội dung bài 11 “Nước và đại dương” chương trình Địa lý 10 - 
GD THPT 2018” để thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học.
 - Nghiên cứu các tài liệu liên quan khác: Các bài báo về phương pháp dạy học 
phát triển năng lực hợp tác, tài liệu về nước biển và đại dương.
 7.2. Phương pháp điều tra sư phạm
 - Khảo sát, dự giờ các tiết học môn Địa lý ở trường THPT.
 - Trao đổi trực tiếp với các GV và HS về việc áp dụng phương pháp dạy học 
tích cực để phát triển năng lực hợp tác trong dạy học Địa lý THPT.
 3 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Tổng quan về học liệu số trong dạy học và giáo dục
 1.1.1.1. Khái niệm về học liệu số
 Học liệu số (hay học liệu điện tử) là tập hợp các phương tiện điện tử 
phục vụ dạy và học, bao gồm: giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài 
liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng 
dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm 
dạy học, thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác.
 1.1.1.2. Phân loại học liệu số
 - Phân loại theo dạng thức kĩ thuật, học liệu số bao gồm các phần mềm máy 
tính (kể cả các phần mềm thí nghiệm mô phỏng), văn bản (text), bảng dữ liệu, âm 
thanh, hình ảnh, video và hỗn hợp các dạng thức nói trên.
 - Phân loại theo mục đích sử dụng học liệu số trong các bước của hoạt động 
học, học liệu số có thể được chia thành: học liệu số nội dung dạy học, giáo dục, 
gồm hình ảnh, video, bài trình chiếu, thí nghiệm ảo; học liệu số nội dung kiểm tra 
đánh giá, gồm bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, phiếu khảo sát Việc 
phân loại học liệu số nên nhằm mục đích sử dụng hay vận dụng thế nào trong dạy 
học, giáo dục để đạt được mục tiêu, yêu cầu cần đạt.
 1.1.1.3. Vai trò của học liệu số trong dạy học và giáo dục
 Học liệu số có vai trò rất quan trọng bởi đây là “nguồn tiềm lực” để khai thác 
và sử dụng trong dạy học, giáo dục. Thực tế cho thấy, khó có thể tách rời khi nói về 
vai trò của thiết bị công nghệ và học liệu số trong dạy học, giáo dục. Bên cạnh đó, cần 
thấy rằng học liệu số chính là thành phần của thành tố thiết bị dạy học và học liệu 
nói chung, vì thế có thể phân tích vai trò của chúng từ cách tiếp cận tổng thể sau:
 a. Tác động đến các thành tố của quá trình dạy học, giáo dục
 Các thành tố xét theo quá trình có thể đề cập: mục tiêu, nội dung, phương 
pháp và kĩ thuật, phương tiện và học liệu, phương pháp và công cụ kiểm tra đánh 
giá... Học liệu số và thiết bị công nghệ tác động một cách toàn diện đến từng thành 
tố này, có thể phân tích một số nội dung sau:
 - Tác động đến mục tiêu dạy học
 Mục tiêu dạy học bậc phổ thông ở Việt Nam hiện nay là phát triển các phẩm 
chất và năng lực ở HS được quy định trong chương trình GDPT 2018. Việc sử 
dụng học liệu số để triển khai hoạt động học không những giúp HS phát triển năng 
lực đặc thù của môn học, các năng lực chung mà còn góp phần phát triển năng lực 
tin học. Qua đó, HS có thêm cơ hội thích nghi và hội nhập với thời kì cách mạng
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_hop_tac_trong_to_chuc_day_hoc_bai_1.docx
  • pdfPhạm Thị Lành, Nguyễn Thị Tâm, Phan Đăng Sơn - THPT Thái Lão - Lĩnh vực Địa lý.pdf