SKKN Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học dự án bài “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)” - Lịch sử 11 - Chương trình cơ bản

Quán triệt quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” với đặc trưng cơ bản là: Mọi hoạt động dạy học hướng vào phát triển tối đa năng lực vốn có của người học, chú ý tới nhu cầu và hạnh phúc của người học. Trong đó, giáo viên đóng vai trò là người trọng tài, cố vấn, người hướng dẫn, người tổ chức, người kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh. Học sinh là người tự tổ chức, tự điều khiển, tự đánh giá hoạt động học tập của mình. Và theo hướng tiếp cận lý luận dạy học hiện đại, tôi chung quan điểm với các nhà nghiên cứu Phạm Viết Vượng, Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Trần Thị Tuyết Oanh, Thái Duy Tuyên, Đặng Thành Hưng … cho rằng: Dạy học là quá trình trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) của thầy, học sinh tự giác, tích cực, tự tổ chức, tự điều khiển, quá trình nhận thức nhằm đạt được các mục tiêu học tập.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra là xu hướng giáo dục quốc tế hiện nay. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể có nghĩa là:
Về phương pháp: Giáo viên chủ yếu là người tổ chức hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp. Chú trọng sử dụng các quan điểm phương pháp dạy học tích cực, các phương pháp dạy học thực nghiệm thực hành…
Về hình thức dạy học: Tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Kết quả học sinh với vai trò chủ thể đạt được là các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình đã được Bộ giáo dục quy định, trong đó chú trọng đến khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn và kết quả này có tính đến sự tiến bộ, thái độ trong quá trình học tập. Nói một cách khác kết quả học tập của học sinh đạt được là “bốn H”: Học để biết - Học để làm - Học để cùng chung sống và học để tự khẳng định.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn và nâng cao hứng thú cho người học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN BÀI “ CHIẾN TRANH THẾ GIỚ THỨ NHẤT (1914 -1918) ” - LỊCH SỬ 11 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN” Tác giả sáng kiến: Lê Thu Hà Mã sáng kiến: 31.57.02 Bình Xuyên, năm 2019 1 Bình Xuyên, năm2018 Bình Xuyên, năm 2018 học để phát triển cho học sinh các năng lực học tập và tăng cường hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử là cần thiết. Mặt khác, hiện nay chương trình lịch sử trung học phổ thông có nhiều đổi mới cả về cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức. Vì vậy, việc dạy và học bộ môn lịch sử cần nhiều đổi mới để phát huy được năng lực tư duy hệ thống, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực hợp tác của học sinh nhằm giải quyết các vấn đề tiếp thu được trong tài liệu sách giáo khoa và thực tiễn cuộc sống. Bình Xuyên là một trong những huyện của tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện học sinh trung học phổ thông thông qua tích cực đổi mới phương pháp dạy và học,trong đó, chú ý đối xử một cách bình đẳng giữa môn lịch sử với các môn học, môn thi khác, đưa lịch sử gắn liền với các hoạt động ngoại khóa để giáo dục học sinh và đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử . Song, tình trạng chán học lịch sử, ít quan tâm tới lịch sử vẫn còn tồn tại. Trong những năm vừa qua, đã có không ít những công trình, đề tài, hội thảo khoa học, bài báo khoa học (đăng trên các tạp chí như: Nghiên cứu lịch sử, Khoa học v.v, các báo: Tuổi trẻ, Dân trí, Giáo dục Việt Nam v.v) đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở nhà trường phổ thông hiện nay; tôi xin dẫn ra một số ví dụ tiêu biểu như: - Hội thảo khoa học về "Thực trạng việc dạy và học Lịch sử trong trường Phổ thông - nguyên nhân và giải pháp" do Hội Khoa học lịch sử, Bộ GD&ĐT, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), Đại học Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày 27/3/2008. - Phương pháp dạy học Lịch sử.Tập I +Tập II do GS.TS Phan Ngọc Liên, ĐHSP. HN chủ biên, xuất bản năm 2008. - “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” do Ngô Minh Oanh Chủ biên, 2006. - “Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT” do GS.TS Phan Ngọc Liên Chủ biên, 2008. - “Các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục hiện đại và vấn đề đổi mới dạy học ở Việt Nam”, Lê Vinh Quốc, Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2008. - “Phương pháp dạy học, Giáo dục hoc”, Phan Thị Hồng Vinh, Đại học sư phạm Hà Nội, 2007. - Khóa luận "Dạy học lịch sử theo nhóm ở trường THPT hiện nay : thực trạng, giải pháp và cách tiến hành", Võ Minh Tập, Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2009. - “Dạy học nhóm - phương pháp dạy học tích cực” do Nguyễn Trọng Sửu viết, đăng trên Tạp chí Giáo dục, 2007. 3 7.1.1. Cơ sở lí luận 7.1.1.1. Cơ sở lí luận về dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh * Dạy học theo hướng phát triển năng lực Quán triệt quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” với đặc trưng cơ bản là: Mọi hoạt động dạy học hướng vào phát triển tối đa năng lực vốn có của người học, chú ý tới nhu cầu và hạnh phúc của người học. Trong đó, giáo viên đóng vai trò là người trọng tài, cố vấn, người hướng dẫn, người tổ chức, người kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh. Học sinh là người tự tổ chức, tự điều khiển, tự đánh giá hoạt động học tập của mình. Và theo hướng tiếp cận lý luận dạy học hiện đại, tôi chung quan điểm với các nhà nghiên cứu Phạm Viết Vượng, Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Trần Thị Tuyết Oanh, Thái Duy Tuyên, Đặng Thành Hưng cho rằng: Dạy học là quá trình trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) của thầy, học sinh tự giác, tích cực, tự tổ chức, tự điều khiển, quá trình nhận thức nhằm đạt được các mục tiêu học tập. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra là xu hướng giáo dục quốc tế hiện nay. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể có nghĩa là: Về phương pháp: Giáo viên chủ yếu là người tổ chức hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp. Chú trọng sử dụng các quan điểm phương pháp dạy học tích cực, các phương pháp dạy học thực nghiệm thực hành Về hình thức dạy học: Tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Kết quả học sinh với vai trò chủ thể đạt được là các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình đã được Bộ giáo dục quy định, trong đó chú trọng đến khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn và kết quả này có tính đến sự tiến bộ, thái độ trong quá trình học tập. Nói một cách khác kết quả học tập của học sinh đạt được là “bốn H”: Học để biết - Học để làm - Học để cùng chung sống và học để tự khẳng định. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn và nâng cao hứng thú cho người học. * Năng lực hợp tác Trước khi tìm hiểu khái niệm năng lực hợp tác, chúng ta cần phải hiểu khái niệm năng lực và khái niệm hợp tác. Có rất nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về năng lực. 5 Cũng giống như khái niệm năng lực, khái niệm hợp tác cũng được các nhà nghiên cứu tìm hiểu trên những khía cạnh khác nhau để đưa ra những định nghĩa khác nhau về hợp tác. Theo từ điển Tiếng Việt (1997), hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ nhau trong một công việc, trong một lĩnh vực hoạt động nào đó nhằm đạt được mục đích chung. Theo từ điển Tâm lý học (2008), hợp tác là hai hay nhiều bộ phận trong một nhóm cùng làm việc theo cùng một cách thức để tạo ra một kết quả chung. Các tác giả Johnson D, Johnson R và Holubee E. (1990), Johnson D.W và Johnson R.T (1991), Nguyễn Thanh Bình (1998) cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau về hợp tác. Các định nghĩa về hợp tác đều thống nhất về nội hàm với những dấu hiệu cơ bản sau đây: Có mục đích chung trên cơ sở mọi người cùng có lợi; công việc được phân công phù hợp với năng lực của từng người; bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ nguồn lực và thông tin, tự nguyện hoạt động; các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau, trên cơ sở trách nhiệm cá nhân cao và cùng chung sức, giúp đỡ hỗ trợ, khích lệ tinh thần tập thể và bổ sung cho nhau. Như vậy, năng lực hợp tác là một trong các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh, nhất là học sinh ở bậc trung học phổ thông. Năng lực hợp tác được hình thành và phát triển thông qua dạy học hợp tác của giáo viên và học tập hợp tác của học sinh. Năng lực hợp tác được biểu hiện cụ thể: Thứ nhất, chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp. Thứ hai, biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công. Thứ ba, nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp. Thứ tư, chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. Thứ năm, biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm. * Dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác Trên cơ sở hiểu dạy học theo định hướng phát triển năng lực và năng lực hợp tác, tôi cho rằng dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác là quá trình dạy học trong đó dưới sự chủ đạo của người dạy (tổ chức, cố vấn, tham gia, kiểm tra, đánh giá, ), người học được chia thành những nhóm nhỏ tích cực cùng nhau tiến hành các hoạt động học tập hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập, qua đó vừa nắm được kiến thức vừa hình thành các kỹ năng học tập hợp tác. 7 Thứ tư, dạy học phải đảm bảo các kỹ năng học tập hợp tác. Trong dạy học hướng vào phát triển năng lực hợp tác, yêu cầu tất cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học phải cùng phát huy cộng hưởng phát triển được các kĩ năng học tập hợp tác như xác lập vị trí cá nhân trong nhóm, kỹ năng giao tiếp, chia sẻ, giải quyết các quan điểm bất đồng trong học tập để tất cả học sinh có thể gắn kết, tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau nhằm tiến hành nhiệm vụ học tập có hiệu quả. Thứ năm, đảm bảo có phản hồi và điều chỉnh trong dạy học. Kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên nhằm phản hồi những thông tin cho cả người học và người dạy. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ dựa trên nội dung tri thức mà cả thái độ, kỹ năng hợp tác. Nhóm hợp tác phải được đánh giá trong những hoạt động mà họ đã thực hiện. Quá trình này giúp duy trì và củng cố, hoàn thiện các quan hệ giữa các thành viên trong nhóm nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời điều chỉnh các hoạt động không hiệu quả trong quá trình hoạt động học tập hợp tác. 7.1.1.2. Cơ sở lí luận về dạy học dự án Dạy học dự án là một trong những phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực hợp tác. * Khái niệm dạy học dự án Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học dự án. Dạy học dự án được nhiều tác giả coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án, có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng. Dạy học dự án là phương pháp dạy học mà người dạy và người học cùng nhau giải quyết không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về mặt thực tiễn một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp, tạo điều kiện cho người học cùng nhau và tự quyết trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra được một sản phẩm hoạt động nhất định. Là phương pháp dạy học mà người dạy đóng vai trò là người định hướng các nhiệm vụ học tập, định hướng quá trình thực hiện cũng như quá trình tạo ra sản phẩm, người học trực tiếp thực hiện các giai đoạn của dự án học tập. Là phương pháp dạy học mà người học không thụ động tiếp nhận kiến thức từ người dạy mà chủ động tìm tòi, khám phá các kiến thức cần thiết thông qua các nhiệm vụ thực tế liên quan đến bài học. Dạy học dự án là hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Sản phẩm này có thể là các báo cáo khoa học, mô hình, phần mềm, mẫu vật, tư liệu sưu tầm. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Trong dạy học theo dự án, người học thường phải giải quyết các vấn đề khá lớn, qua nhiều công đoạn. Vì vậy, làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án. Người học thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua quá trình hợp tác với người dạy và bạn bè trong nhóm cũng như thu thập thông tin từ thực tế và nhiều nguồn khác nhau. 9
Tài liệu đính kèm:
skkn_phat_trien_nang_luc_hop_tac_cho_hoc_sinh_thong_qua_day.docx